LINH MỤC GIÁO PHẬN NHƯ LÒNG MONG ƯỚC

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 13th, 2012. Posted in Linh mục, LM giáo phận như lòng mong ước, Lm. Trần Minh Huy, Việt Nam, Xuân Bích Việt Nam

 Micae-Phaolô Trần Minh Huy, pss

LINH MỤC GIÁO PHẬN

NHƯ LÒNG MONG ƯỚC

 

 

 

BẢN THẢO

2012

 

LỜI GIỚI THIỆU

Không còn nghi ngờ gì nữa, Linh mục đóng một vai trò quan trọng, nếu không nói là thiết yếu, trong đời sống của Giáo hội, đặc biệt trong việc loan báo Tin mừng. Vì thế việc đào tạo Linh mục luôn là mối ưu tư hàng đầu của Giáo hội. Để nói lên mối ưu tư đó, người ta thường ví von: “Chủng viện là con ngươi của Đức Giám mục”. Tuy quan trọng, nhưng là một vấn đề nhiêu khê, nên sách vở viết về việc này tương đối hiếm hoi.

Vì thế tôi thật vui mừng nhận được quyển Linh mục giáo phận như lòng mong ước của cha Micae-Phaolô Trần minh Huy, pss. Đọc quyển sách tôi có ngay ba ấn tượng tốt đẹp.

Ấn tượng thứ nhất về tác giả. Cha Micae-Phaolô là một nhà đào tạo tâm huyết thuộc hội các Linh mục Xuân bích, là hội chuyên lo về đào tạo. Chuyên môn của ngài đáng tin cậy sau bốn mươi năm kinh nghiệm trong chức vụ linh mục. Kinh nghiệm đó càng thêm phong phú đa dạng vì đã kinh qua nhiều môi trường địa lý khác biệt, từ Huế đến Hà nội, từ Bùi chu đến Thái bình.

Ấn tượng thứ hai về công trình nghiên cứu. Phải nói đây là một tác phẩm nghiêm túc vừa đúc kết những kinh nghiệm thực tế của một nhà đào tạo chuyên nghiệp, vừa tham khảo đối chiếu những tài liệu chính thức của Giáo hội, đặc biệt dựa trên nền tảng Thánh Kinh.

Ấn tượng thứ ba về tấm lòng của nhà đào tạo. Nội dung thật phong phú đề cập đến mọi góc cạnh có thể có trong đời một linh mục. Nhà đào tạo như muốn đồng hành với các linh mục trong mọi cảnh huống từ khi còn trong chủng viện cho đến khi mãn trường, từ khi còn hăng say đến khi gặp khó khăn, từ khi sống đến khi qua đời, để có thể giúp linh mục điều chỉnh các mối tương quan với Chúa, với bề trên, với anh em, với gia đình, với xã hội, với giáo dân, với chính quyền, với tôn giáo bạn, và nhất là giúp linh mục vượt qua các cơn khủng hoảng không thể tránh khỏi. Có thể nói quyển sách là một người bạn thân thiết muốn ở bên cạnh để phục vụ các linh mục trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đó quả là một tâm nguyện chân thành.

Tôi trân trọng giới thiệu quyển “Linh mục Giáo phận như lòng mong ước” với niềm tin tưởng quyển sách sẽ mau chóng trở thành bạn tốt của các linh mục.

 Châu sơn ngày lễ Đức Mẹ Guadalupe 2012

 

                                                        

 

TGM Giuse Ngô quang Kiệt 

Nguyên Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Hà Nội

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

Tôi nhận ra một thực tế thiết yếu này, – sau nhiều năm chia sẻ với các ứng sinh linh mục, tu sĩ thuộc nhiều giai đoạn được đào tạo và tự đào tạo,[1] và từ những gì tôi đã học hiểu và trải nghiệm bản thân, kể cả những thăng trầm va vấp trong gần suốt 73 tuổi đời và 40 tuổi linh mục,-  là trước hết chúng ta phải cùng nhau học hỏi với vị thầy đích thực là Chúa Giêsu Kitô Mục Tử Nhân Lành, như chính Ngài đã bảo “Hãy học với Tôi[2] để trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài mỗi ngày một hơn: “hiền lành và khiêm nhường thật trong lòng;” vì thật ra, “càng biết về Chúa Giêsu, chúng ta càng muốn nói về Ngài; càng thưa chuyện với Chúa Kitô, chúng ta càng khao khát để nói về Ngài; càng để Chúa Giêsu chiếm đoạt mình, chúng ta càng khao khát lôi kéo người khác về với Ngài.”[3]

Tiếp đến, là học với các lãnh đạo Giáo Hội, học với Đức Thánh Cha, học với các Giám Mục, học với các linh mục đàn anh, học với nhau, học với các đàn em, học với các tu sĩ nam nữ, học với giáo dân, học với người già, học với người trẻ, học với em bé, học với người tốt để làm điều tốt như họ, học với người xấu để tránh làm điều xấu của họ, học với mọi người để canh tân đổi mới mỗi ngày hầu hướng dẫn mọi người và cùng mọi người tìm về với Chúa.

Mong muốn của tôi là cố gắng theo sát ánh sáng Lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội, đặc biệt đào sâu, hiểu đúng và thực hiện đúng những văn kiện của Công Đồng Vaticanô II và Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo như ĐTC Biển Đức XVI mong muốn cho Năm Đức Tin (2012-2013), để nhìn vào thực tế đang diễn ra trong Giáo Hội và thế giới, đặc biệt trong bối cảnh Giáo Hội và Xã hội Việt Nam, hầu giúp các ứng sinh linh mục can đảm đối mặt với thực tế của đời mình, và từ thực tế đó mà định hướng hay tái định hướng đời sống và sứ vụ ơn gọi của mình theo đúng bản chất đích thực của lý tưởng linh đạo linh mục giáo phận mà Chúa và Giáo Hội mong muốn, thế giới và con người ngày nay đang chờ đợi, với mục đích kép là vừa học cho mình sống hôm nay trong Chủng viện vừa chuẩn bị hành trang cho sứ vụ linh mục của mình mai ngày giữa lòng Giáo Hội và thế giới.

Mong muốn ấy thúc đẩy và gợi hứng cho tôi soạn tập tài liệu “LINH MỤC GIÁO PHẬN NHƯ LÒNG…[4] MONG ƯỚC” này. Tôi thiết nghĩ tài liệu này cũng hữu ích cho cả cộng đồng Dân Chúa, không những cho các linh mục trong lãnh vực thường huấn và cuộc sống sứ vụ [có nắm vững mô hình và các đặc trưng của linh đạo linh mục giáo phận, linh mục mới có thể tự kiểm sẵn sàng để được đào tạo và tự đào tạo nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô], mà cả cho các tu sĩ và giáo dân nam nữ nữa, vì có thấu hiểu bản chất, căn tính và sứ vụ linh mục như thế nào mới cảm thông nâng đỡ linh mục cũng như đòi hỏi, sửa sai uốn nắn linh mục nên mục tử đích thực như lòng Chúa và Giáo Hội mong ước.[5] Chính Công Đồng Vaticanô II mời gọi giáo dân nhận biết bổn phận đối với linh mục của mình, và bằng chia sẻ ân cần, tinh thần lẫn vật chất, kính trọng và dè dặt gìn giữ, bảo vệ, giúp đỡ, cầu nguyện, thương yêu và tận tâm cộng tác, ngõ hầu linh mục vượt qua được những khó khăn, giới hạn và yếu đuối nhân loại của mình mà chu toàn sứ vụ giảng dạy, thánh hóa và điều khiển Dân Chúa cách hiệu quả.[6]

Quả thế, ĐTC Biển Đức XVI nhắc nhở: “Giáo Hội cần đến những linh mục được chuẩn bị tốt, đầy khôn ngoan nhờ tình bạn thân thiết với Chúa Giêsu, liên lỉ chạy đến bàn tiệc Thánh Thể và nguồn mạch không thể lay chuyển của Phúc Âm. Từ hai nguồn mạch bất khả thay thế này, các con hãy biết múc lấy sự nâng đỡ thường xuyên và sự gợi hứng cần thiết cho đời sống và thừa tác vụ của các con, cũng như cho lòng chân thành yêu mến chân lý mà hôm nay các con được mời gọi đào sâu, nhất là qua việc học hành và nghiên cứu khoa học để rồi mai ngày các con có thể chia sẻ với nhiều người khác.[7]

Trong thư bổ nhiệm ĐHY Ivan Dias, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, làm đặc sứ đến chủ sự lễ Bế mạc Năm Thánh Việt Nam 4-6/1/2011 tại Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc Lavang, Ngài cũng đã định hướng con đường phải đi cho chúng ta qua lời ủy thác: “Hiền đệ hãy nhắn nhủ mọi người canh tân lòng nhiệt thành tông đồ, để nhờ niềm hy vọng nảy sinh từ đức tin, lòng yêu mến đối với Thiên Chúa hằng được mọi người chúc tụng, vì lòng từ bi của Ngài tồn tại muôn đời (Spe salvi, 37). Để cho toàn dân Việt Nam được thịnh vượng hơn, Tôi nhắn nhủ cộng đoàn Công Giáo tại Việt Nam, được xây dựng theo nghĩa vừa nói, hãy tăng cường tình hiệp nhất giữa các vị Chủ Chăn với nhau, cũng như giữa các vị Chủ Chăn với các tín hữu, thăng tiến việc đào tạo nhân bản và tu đức cho các ứng sinh linh mục, việc thường huấn cho các linh mục và tu sĩ nam nữ, cũng như chuẩn bị thích hợp cho các giáo dân.[8]

Vấn đề thật cần thiết và hữu ích, nhưng vượt quá tầm sức mình, nên tôi coi đây mới là “BẢN THẢO.” Phải, đây mới chỉ là bản thảo, nghĩa là chưa xong, chưa đầy đủ, chưa tốt, cần phải được liên tục sửa chữa, hiệu đính, cập nhật cái mới, bỏ đi cái cũ hay không còn thích hợp. Tôi tha thiết xin mọi người, nhất là các bậc Thầy, các bậc Đàn Anh lão thành giúp chỉ giáo và sửa chữa cho tôi, vì lợi ích lớn hơn của các ứng sinh đang học làm linh mục và sẽ thực sự sống tư cách linh mục trong sứ mệnh của Giáo Hội giữa lòng thế giới không ngừng biến chuyển, đặc biệt trong bối cảnh Giáo Hội và Xã Hội Việt Nam hôm nay. Tôi chân thành cám ơn tất cả mọi người, nhất là các tác giả và dịch giả mà tư tưởng và bài vở được vận dụng trong sách này, dù có khi không được chú thích rõ ràng và đầy đủ nguồn.

Nguyện xin Chúa Thánh Thần tiếp tục cho đến hoàn thành tốt đẹp những gì Ngài đã thương khởi sự cho chúng ta, với chúng ta và qua chúng ta, nhờ lời cầu bàu mạnh thế của Mẹ Maria Lavang và Thánh Cả Giuse.

Thái Bình, Lễ Mẹ Dâng Mình 2012                                               

Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss

 

 

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.. 5

MỤC LỤC.. 12

CHƯƠNG MỘT

NHỮNG YẾU TỐ  ĐỂ LINH MỤC GIÁO PHẬN   TRỞ NÊN MỤC TỬ TỐT NHƯ LÒNG MONG ƯỚC

A

ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT  :
TỰ NGUYỆN SỐNG LUẬT ĐỘC THÂN LINH MỤC

B

MÔ HÌNH LINH MỤC HÔM NAY

B.1. Linh mục là người được Chúa Thánh Thần tác động, chiếm hữu và hướng dẫn   37

B.1a. Mẹ Maria đầy Chúa Thánh Thần. 37

B.1b. Một số nhân vật PÂ được đầy Chúa Thánh Thần. 38

B.1c. Linh mục với Chúa Thánh Thần. 39

B.1d. Bảy ơn Chúa Thánh Thần trong đời sống linh mục. 43

B.2. LM là người của siêu nhiên và cầu nguyện.. 47

B.3. Linh mục là người của linh thánh.. 49

B.4. LM là người có nền tảng K.Thánh vững chắc. 51

B.5. Linh mục là người mở ra với hiệp thông.. 53

B.6. Linh mục là người hăng say truyền giáo.. 56

B.7. Linh mục là người của đối thoại 61

B.8. Linh mục là người của truyền thông xã hội 67

B.9. LM là người nhạy bén với các thay đổi xã hội 72

B.10. Linh mục là người của sứ vụ tiên tri 76

C

LINH MỤC GIÁO PHẬN TRỞ NÊN ĐỒNG HÌNH ĐỒNG DẠNG  VỚI CHÚA KITÔ MỤC TỬ NHÂN LÀNH

C.1. C Thập Giá (Cross) 81

C.2. H Nhân Ái (Humanity) 85

C.3. R Hòa Giải (Reconciliation) 88

C.4. I Đời Sống Nội Tâm (Interiority) 92

C.5. S Tinh Thần Phục Vụ (Servanthood) 94

C.6. T Thầy Dạy (Teacher) 97

D

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
CỦA  LINH ĐẠO LINH MỤC GIÁO PHẬN

D.1. Việc nhập tịch trong một Giáo hội địa phương   99

D.2. Linh mục giáo phận sống mối hiệp thông phẩm trật 106

D.3. Linh mục giáo phận luôn luôn ở với Chúa  113

D.4. Linh mục giáo phận sống Bí tích Thánh Thể  120

D.5. Linh mục giáo phận hăng say truyền giáo   126

D.6. Linh mục giáo phận trở nên mục tử như Chúa Kitô   133

D.7. Linh mục giáo phận sống Hy tế Thập Giá  141

D.8. Linh mục giáo phận yêu mến Mẹ Maria Vô Nhiễm    145

D.9. Lm Gp khôn ngoan sống tương quan với người nữ   149

D.10. LM giáo phận sống đức nghèo khó Tin  Mừng   159

D.11. Linh mục giáo phận sống chiều kích hôn ước  164

D.12. LM giáo phận nhạy bén với các thay đổi xã hội 172

D.13. Linh mục giáo phận sống sứ vụ Hoà giải 175

D.13a. Tầm quan trọng và nhu cầu cấp bách
của Bí tích Hòa Giải 175

D.13b. Thừa tác viên và việc cử hành Bí tích Hòa Giải 178

D.13c. Giá trị sư phạm của Bí tích Hoà giải 180

D.13d. Giá trị của việc xưng tội cá nhân   181

D.13e. Không được xưng tội và giải tội qua điện thoại 183

D.14. Thánh Gioan Maria Vianney,  mẫu gương của linh đạo linh mục giáo phận.. 184

D.14a. Điển hình cho linh đạo linh mục giáo phận   184

D.14b. Những ngày thơ ấu   185

D.14c. Thách đố trên hành trình ơn gọi linh mục  185

D.14d. Được bổ nhiệm làm cha sở họ Ars  187

D.14e. Thành công và thử thách của Vianney  191

D.14f. Những ngày cuối đời và phần thưởng   194

D.15. Linh mục giáo phận nghĩ tới thời gian hưu trí 196

D.15a. Tình hình chung hiện nay  196

D.15b. Ngày Đền Ơn Đáp Nghĩa và quỹ tương trợ LM   198

D.15c. LM giáo phận nghĩ tới ngày được Chúa gọi về  202

CHƯƠNG HAI

A

LINH MỤC GIÁO PHẬN NÊN THÁNH                              
QUA CÁC MỐI TƯƠNG QUAN MỤC VỤ

 A.I. TỔng quát vỀ các mỐi tương quan
cỦa linh mỤc giáo phẬn.. 211

A.I.1. tương quan nền tảng với Chúa. 214

A.I.2. Tương quan với tha nhân.. 215

A.I.3. Tương quan với chính mình.. 220

A.I.4. Tương quan với môi trường thiên nhiên.. 223

A.I.5. Tương quan với “tứ chung” 229

A.II. CÁC MỐI TƯƠNG QUAN MỤC VỤ.. 234

A.II.1. Tương quan với Giám Mục Bản Quyền.. 234

A.II.1a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 234

A.II.1b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 236

A.II.2. Tương quan với các LM đàn anh, nhất là cha sở.. 237

A.II.2a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 237

A.II.2b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 238

A.II.3. Tương quan với các LM đàn em, nhất là cha phó. 240

A.II.3a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 240

A.II.3b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 241

A.II.4. Tương quan với các chủng sinh, dự tu, lễ sinh.. 242

A.II.4a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 242

A.II.4b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 246

A.II.5. Tương quan với các tu sĩ nam nữ.. 247

A.II.5a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 247

A.II.5b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 248

A.II.6. Tương quan với nữ tu lớn tuổi và có trách nhiệm.. 249

A.II.6a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 249

A.II.6b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 250

A.II.7. Tương quan với nữ tu bằng tuổi và có trách nhiệm.. 251

A.II.7a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 251

A.II.7b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 252

A.II.8. Tương quan với các nữ tu trẻ. 253

A.II.8a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 253

A.II.8b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 256

A.II.9. Tương quan với các đệ tử và mầm non ơn gọi tu sĩ 257

A.II.9a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 257

A.II.9b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 259

A.II.10. Tương quan với giáo dân nói chung. 259

A.II.10a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 259

A.II.10b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 262

A.II.11. Tương quan với Ban Hành Giáo. 263

A.II.11a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 263

A.II.11b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 264

A.II.12. Tương quan với các đoàn thể. 265

A.II.12a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 265

A.II.12b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 267

A.II.13. Tương quan với người già cả, bệnh tật và hấp hối 268

A.II.13a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 268

A.II.13b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 269

A.II.14. Tương quan với các góa phụ, nhất là góa phụ trẻ. 270

A.II.14a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 270

A.II.14b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 271

A.II.15. Tương quan với giới trẻ. 272

A.II.15a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 272

A.II.15b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 273

A.II.16. Tương quan với giới thiếu nhi 275

A.II.16a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 275

A.II.16b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 276

A.II.17. Tương quan với người giúp nhà xứ, nhất là cô bếp. 278

A.II.17a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 278

A.II.17b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 279

A.II.18. Tương quan với Chính Quyền.. 280

A.II.18a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 280

A.II.18b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 281

A.II.19. Tương quan với tôn giáo bạn,
nhất là các vị lãnh đạo. 283

A.II.19a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 283

A.II.19b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 284

A.II.20. Tương quan với lương dân.. 285

A.II.20a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 285

A.II.20b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 286

A.II.21. Tương quan với giới giàu có. 287

A.II.21a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 287

A.II.21b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 288

A.II.22. Tương quan với giới nghèo. 289

A.II.22a. Những gì nên cư xử, nói và làm.. 289

A.II.22b. Những gì không nên cư xử, nói và làm.. 291

B

NHỮNG TRÔNG ĐỢI

B.1. Linh mục trông đợi 292

B.1a. Nơi Giám Mục và Linh mục đoàn. 292

B.1b. Nơi bản thân mỗi linh mục. 292

B.1c. Nơi cha xứ.. 293

B.1d. Nơi Cha phó. 293

B.1e. Nơi Thầy Xứ.. 294

B.1f. Nơi Giáo dân. 295

B.1g. Nơi Chính quyền. 296

B.2. Giáo dân trông đợi 296

B.2a. Trong tương quan linh mục với giáo dân. 296

B.2b. Trong căn tính linh mục. 297

B.2c. Trong đời sống tri thức. 299

B.2d. Trong tác phong linh mục. 299

B.2e. Trong các tương quan. 300

C

LINH MỤC GIÁO PHẬN

TRONG TƯƠNG QUAN VỚI GIA ĐÌNH

C.I. Những tác động tích cực và tiêu cực của gia đình đối với việc nuôi dưỡng và chọn lựa ơn gọi linh mục trong thời kỳ tiền chủng viện và đại chủng viện. 302

C.I.1.  Trong thời kỳ tiền chủng viện. 303

C.I.1a. Tác động tích cực trên ứng sinh tiền chủng viện. 303

C.I.1b. Tác động tiêu cực lên ứng sinh tiền chủng viện. 305

C.I.2. Trong thời gian học tại Đại chủng viện. 307

C.I.2a. Những tác động tích cực. 307

C.I.2b. Những tác động tiêu cực. 308

C.I.3. Những việc nên làm và điều nên tránh. 309

C.I.3a. Những việc nên làm.. 309

C.I.3b. Những điều nên tránh. 311

C.II. Những hỗ trợ và khó khăn gia đình có thể mang lại cho LM trong thời gian sung sức thi hành sứ vụ mục vụ. 313

C.II.1. Những hỗ trợ từ phía gia đình bà con. 313

C.II.1a. Về phương diện tinh thần. 314

C.II.1b. Về phương diện vật chất 316

C.II.2. Những khó khăn. 316

C.II.2a. Khó khăn từ phía gia đình. 316

C.II.2b. Khó khăn từ phía anh chị em, bà con. 318

C.II.3. Một Định Hướng. 319

C.III. Những hỗ trợ và khó khăn gia đình có thể mang lại cho linh mục trong thời gian gặp thử thách, đau ốm và yếu đuối. 321

C.III.1. Những hỗ trợ từ phía gia đình. 321

C.III.1a. Khi linh mục gặp thử thách. 321

C.III.1b. Khi linh mục bị đau ốm.. 322

C.III.1c. Khi linh mục yếu đuối hoặc sa ngã. 322

C.III.2. Những khó khăn từ phía gia đình. 323

C.III.2a. Khi linh mục gặp thử thách. 323

C.III.2b. Khi linh mục bị đau ốm.. 323

C.III.2c. Khi linh mục yếu đuối hoặc sa ngã. 324

C.IV. Những hỗ trợ và khó khăn gia đình có thể mang lại cho linh mục trong thời gian tuổi già, hưu dưỡng, lâm chung và sau khi đã qua đời. 325

C.IV.1. Những hỗ trợ do gia đình, bà con cho linh mục. 326

C.IV.1a. Trong thời gian tuổi già: 326

C.IV.1c. Trong thời gian lâm chung. 328

C.IV.1d. Thời gian sau khi qua đời 329

C.IV.2. Những khó khăn do gia đình gây ra cho linh mục. 329

C.IV.2a. Trong thời gian tuổi già: 329

C.IV.2b. Trong thời gian hưu dưỡng. 330

C.IV.2c. Trong thời gian lâm chung. 331

C.IV.2d. Trong thời gian sau khi qua đời 331

Bài đọc thêm : TỔ ẤM HOÀNG HÔN   332

C.V. Những gì LM nên làm và không nên làm cho gia đình, nhất là ông bà cố, cũng như con cái bảo trợ và linh tông. 337

C.V.1. Đối với gia đình bà con, đặc biệt là ông bà cố. 337

C.V.1a. Những điều nên làm.. 337

C.V.1b. Những điều không nên làm.. 340

C.V.2. Đối với con cái bảo trợ.. 341

C.V.2a. Những điều nên làm.. 341

C.V.2b. Những điều không nên làm.. 343

C.V.3. Đối với anh chị em linh tông. 344

C.V.3a. Những điều nên làm.. 344

C.V.3b. Những điều không nên làm.. 345

CHƯƠNG BA

LINH MỤC GIÁO PHẬN VƯỢT LÊN KHỦNG HOẢNG VÀ TÁI ĐỊNH HƯỚNG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ ƠN GỌI

A

NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT

B

LỜI CHÚA MỜI GỌI VƯỢT LÊN KHỦNG HOẢNG  VÀ TÁI ĐỊNH HƯỚNG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ

 Với Ê-phê-xô: 354

 Với Xi-miếc-na: 355

 Với Péc-ga-mô: 355

 Với Thy-a-ti-ra: 355

 Với Xác-đê: 355

 Với Phi-la-đen-phi-a: 356

 Với Lao-đi-ki-a: 356

C

CÁC KHỦNG HOẢNG CÓ THỂ XẢY RA  TRONG ĐỜI SỐNG SỨ VỤ LINH MỤC GIÁO PHẬN

C.1. Các cơn khủng hoảng có thể. 358

C.1a. Khủng hoảng tự nhiên về thể lý và sinh lý. 359

C.1b. Khủng hoảng đức tin. 360

C.1c. Khủng hoảng trong các tương quan. 364

C.1c.1) Khủng hoảng quyền bính. 364

C.1c.2) Khủng hoảng tình cảm.. 373

C.1c.3) Khủng hoảng tình huynh đệ. 379

Bài đọc thêm :  TÌNH BẰNG HỮU CHÂN THẬT,
HOÀN HẢO VÀ VĨNH VIỄN.. 386

C.2. Các dấu hiệu khủng hoảng trong đời sống và sứ vụ của linh mục giáo phận   390

C.3. Phản ứng cần thiết để vượt lên cơn khủng hoảng. 391

D

LINH MỤC GIÁO PHẬN TÁI ĐỊNH HƯỚNG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ

D.1. Định hướng tổng quát 394

D.2. Giá trị của việc xưng tội cá nhân.. 399

E

LINH MỤC GIÁO PHẬN TÁI ĐỊNH HƯỚNG  ĐỜI SỐNG
VÀ SỨ VỤ TRONG VIỄN ẢNH QUYỀN BÍNH,
VÂNG LỜI VÀ CHỈ BẢO HUYNH ĐỆ

E.1. Trong Viễn Ảnh Quyền Bính Đích Thực. 403

E.2. Trong viễn ảnh đức Vâng Lời Đích Thực. 408

E.3. Trong viễn ảnh chỉ bảo huynh đệ đích thực. 415

F

LINH MỤC GIÁO PHẬN TÁI ĐỊNH HƯỚNG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ BẰNG VIỆC TÌM CHÚA 
HƠN LÀ CÔNG VIỆC CỦA CHÚA

F.1. Sống kinh nghiệm nền tảng CHÚA LÀ TẤT CẢ   425

F.2. Kinh nghiệm sống sứ vụ tông đồ: 
Sống trải nghiệm về CÔNG VIỆC CỦA CHÚA.. 429

F.3. Sự điều hợp giữa CHÚA và CÔNG VIỆC CỦA CHÚA   434

F.4. CHÚA GIÊSU là nguyên lý của đời sống và sứ vụ ơn gọi 436

F.5. NGẮM NHÌN CHÚA GIÊSU SỐNG LẠI 439

F.5.1. Nhận định về ý nghĩa Phục Sinh: 439

F.5.2. Hình dung và sống biến cố Phục Sinh   442

F.5.2a. Với Đức Mẹ. 442

F.5.2b. Với bà Maria Mađalêna. 443

F.5.2c. Với thánh Phêrô tông đồ Cả. 444

F.5.2d. Với hai môn đệ trên đường Êmau. 445

F.5.2e. Với các Tông đồ trong Nhà Tiệc Ly. 446

F.5.2f. Với bảy tông đồ bên bờ hồ Galilê. 447

F.6. SỐNG SỨ ĐIỆP CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI 450

1) Trước khi Chúa Giêsu lên trời, 450

2) Khi Chúa Giêsu lên trời, 450

3) Sau khi Chúa Giêsu lên trời, 452

F.7. SỐNG SỨ ĐIỆP CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG   454

1) Sống Ngôn ngữ Tình Yêu Hiệp Nhất 454

2) Sống tha thứ và bình an. 455

3) Đón nhận ơn đổi mới của Chúa Thánh Thần. 456

G

LINH MỤC GIÁO PHẬN THAM GIA THƯỜNG HUẤN CŨNG LÀ CÁCH DUY TRÌ, NUÔI DƯỠNG VÀ CANH TÂN VIỆC TÁI ĐỊNH HƯỚNG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ

G.1. Yêu sách của Huấn quyền về thường huấn.. 459

G.2. Những năm đầu đời linh mục. 460

G.3. Những năm về sau cao tuổi cuộc đời linh mục. 463

G.4. Hoạt động tương tác giữa các thành phần liên hệ. 464

 

 

CHƯƠNG MỘT

 NHỮNG YẾU TỐ ĐỂ LINH MỤC GIÁO PHẬN  TRỞ NÊN MỤC TỬ TỐT NHƯ LÒNG MONG ƯỚC

 

A

ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT:   TỰ NGUYỆN SỐNG LUẬT ĐỘC THÂN LINH MỤC

  Trong xã hội tục hóa hôm nay, ảnh hưởng của tinh thần tôn sùng vật chất đang thao túng mãnh liệt. Địa vị, tiền bạc và lạc thú được đại đa số xem như là tất cả hạnh phúc của con người. Sự phóng túng tình dục và chủ nghĩa hưởng lạc cuốn hút bao trái tim và đầu óc, nhất là của người trẻ. Do đó, độc thân khiết tịnh, nhất là nơi giới đàn ông, bị nghi ngờ và coi là không thể.

Nhưng đối với Giáo Hội Công giáo Rôma, đời sống độc thân linh mục là một thực hành bắt buộc rất cựu trào dựa vào  truyền thống Tông Đồ, chẳng hạn vào thế kỷ IV, Công Đồng Carthage (năm 390) đã nói: “Những người phục vụ các mầu nhiệm thánh phải hoàn toàn tiết dục hầu cho những gì các Tông Đồ đã giảng dạy và người xưa gìn giữ thì nay chúng ta cũng tuân giữ nó.” Từ Công đồng Latêranô I (1123), luật độc thân được áp dụng trong Giáo Hội Công Giáo đối với mọi linh mục theo lễ nghi Latinh. Công đồng Trentô (1543) là một cuộc canh tân thiêng liêng sâu xa và bền bỉ về chức linh mục và thừa tác mục vụ của linh mục.

Thời đại chúng ta chứng kiến nhiều cuộc tranh luận về vấn đề kỷ luật này. Một số người đã cho rằng chẳng mấy hữu lý khi đòi buộc những người sẽ chịu chức linh mục phải sống bậc độc thân; họ vịn cớ cả Chúa Giêsu lẫn thánh Phaolô không trình bày bậc độc thân như là một thực hành bắt buộc đối với các môn đệ. Một ít người còn đi xa hơn nữa đổ lỗi cho bậc độc thân phải chịu một phần trách nhiệm về cuộc khủng hoảng ơn gọi linh mục và những gương mù giới tính đã xảy ra tại nhiều nước Bắc Mỹ và Âu Châu.[9]

Dù vậy, qua Sắc lệnh Chức vụ và Đời sống linh mục của Công đồng Vatican II, Giáo Hội vẫn duy trì truyền thống không thay đổi, và nhấn mạnh đặc biệt đến mối liên hệ chặt chẽ giữa  độc thân khiết tịnh và đức ái mục tử vì Nước Trời của chức linh mục thừa tác của linh mục.[10] Đức Phaolô VI trong Sacerdotalis Coelibatus khẳng định: “Luật độc thân thánh, mà Giáo Hội canh giữ từ nhiều thế kỷ nay như một viên ngọc quý rạng ngời, bảo tồn toàn bộ giá trị của nó cả ở thời đại chúng ta vốn tiêu biểu bằng một sự biến đổi sâu xa các não trạng và các cơ cấu.[11] THĐGMTG năm 1971 khẳng định sự cần thiết phải duy trì luật độc thân linh mục trong Giáo Hội Latinh, với việc giải thích nền tảng, các động cơ và điều kiện ủng hộ nó mà linh mục thi hành với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô.[12]

Bộ Giáo luật 1983 lặp lại: “Các Giáo sĩ buộc phải giữ tiết dục hoàn toàn và vĩnh viễn vì Nước Trời, và vì thế phải tuân giữ luật độc thân, ân sủng đặc biệt Thiên Chúa ban, nhờ đó các thừa tác viên chức thánh có thể kết hiệp dễ dàng hơn với Đức Kitô bằng một tâm hồn không chia sẻ, tự hiến trọn vẹn và tự do hơn cho việc phục vụ Chúa và con người.[13]

Tông huấn hậu THĐGMTG Pastores Dabo Vobis trình bày luật độc thân như một đòi hỏi căn bản trong toàn cảnh bốn chiều kích đào tạo nhân bản, thiêng liêng, tri thức và mục vụ.

Sách Giáo lý Công giáo số 1599 lặp lại: “Trong Giáo Hội Latinh, thường chỉ truyền chức linh mục cho các ứng viên tự nguyện sống độc thân và công khai biểu lộ ý muốn này vì yêu mến Nước Trời và phục vụ tha nhân.

Trong cuộc họp với lãnh đạo các Bộ của Giáo triều ngày 16/11/2008, ĐTC Biển Đức XVI đã tái khẳng định giá trị của chọn lựa đời sống độc thân của các linh mục, hợp với truyền thống Công Giáo chưa bị gián đoạn và lập lại đòi buộc phải có một đào tạo nhân bản và Kitô giáo vững vàng, cho cả các chủng sinh lẫn các linh mục đã chịu chức.

Chỉ Nam cho thừa tác vụ và đời sống linh mục năm 1994 của Bộ Giáo sĩ khẳng định: “Xác tín vào những động cơ thần học và mục vụ sâu xa làm cơ sở cho mối tương quan giữa sự độc thân và chức linh mục, được soi sáng bằng chứng tá còn giá trị ngày hôm nay của rất nhiều cuộc đời linh mục vững mạnh về mặt thiêng liêng và Phúc Âm, mặc dầu xảy ra nhiều trường hợp đau thương, Giáo Hội đã tái xác nhận, qua Công đồng Vatican II và giáo huấn của các Giáo hoàng về sau, ‘ý muốn mãnh liệt duy trì luật đòi buộc tình trạng độc thân vĩnh viễn tự do chọn lựa cho các ứng viên linh mục theo nghi lễ Latinh,[14] xác tín rằng đó là ân huệ mang lại thiện ích cho Giáo Hội và thế giới.[15]

Từ thời các tông đồ, Giáo Hội đã muốn bảo tồn ơn tiết dục vĩnh viễn của giáo sĩ và hướng về giải pháp chọn ứng viên chức thánh nơi những người độc thân.[16] Sự dấn thân ơn gọi linh mục được lựa chọn cách tự do và quảng đại là lời đáp trả hồng ân quảng đại của Thiên Chúa.[17] Và thực tế hiện nay, để được thụ phong linh mục, ứng viên chức thánh phải lớn tiếng tuyên hứa với Giám Mục chủ phong trước mặt cộng đoàn vâng lời Giám Mục Bản Quyền và sống độc thân linh mục.

Độc thân linh mục được ghi tạc ngay tại nội tâm của một tương quan đối thoại liên lỉ giữa Thiên Chúa và mỗi linh mục. Qua việc cho đi chính đời sống mình bằng cách chọn đời sống độc thân, linh mục càng ngày càng sống cho Thiên Chúa và tha nhân hơn, lột bỏ liên lỉ như một sự “tự hủy” (Ph 2,7), làm cho mình “nhỏ bé đi để cho Chúa lớn lên” (Ga 3,30) và góp phần vào sự tăng trưởng của Giáo Hội. Độc thân linh mục không thể tách rời khỏi toàn bộ đời sống kitô “không còn là tôi sống, nhưng chính Đức Kitô sống trong tôi” (Gal 2,19-20), và linh mục luôn cố gắng nên đồng hình dạng với Chúa Kitô Mục Tử “ban sự sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11).

Chính trong khung cảnh đó mà sự tự do của linh mục không ngừng được củng cố và trưởng thành để luôn sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa và dân Ngài. Chấp nhận sống độc thân, linh mục gặp được kho báu hàm chứa việc “mang trong thân xác sự chết của Chúa Giêsu, để sự sống của Ngài cũng được bày tỏ trong thân xác mình” (2 Co 4,10), nhờ đó học biết ban phát sự sống mình cho đoàn dân được trao phó cho mình, được thúc đẩy loan báo Tin Mừng “lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (2 Tim 4,2).

Mỗi thời đại diễn tả và thực hành đức tin trong não trạng văn hóa riêng và tùy theo mức độ được đâm rễ chắc chắn trong Truyền Thống mà chúng ta sống nhờ đó. Giáo huấn của Giáo Hội cung cấp cho linh mục những căn bản cần thiết để suy nghĩ và định hình lời đáp trả của mình với hồng ân của Thiên Chúa trong bậc độc thân. Cuộc sống độc thân khiết tịnh tự bản chất là liên hệ, liên hệ với Thiên Chúa, liên hệ với con người và thế giới. Nó định phẩm căn tính linh mục là một con người của liên hệ, nhất là với Giám Mục và linh mục đoàn giáo phận mình. Nó mời gọi linh mục nhận rõ sự bổ túc của mình với các bậc sống khác và những mối liên hệ mình phải duy trì với họ. Nó cũng cho phép linh mục thiết lập các liên hệ nhân bản, kể cả các liên hệ bạn hữu chân chính với người nam lẫn người nữ.

Nói cách khác, nhờ đời sống độc thân thánh thiện, linh mục giáo phận thực sự trở nên người của Thiên Chúa[18] người cho con người, qua những điểm giáo huấn nổi bật sau đây:[19]

Sống độc thân linh mục là một cách thức yêu mến và hiện hữu với tha nhân. Nó khai mở một cuộc sống không đóng kín nơi chính mình, nhưng khai sáng những liên hệ và đời sống cộng đồng, tôn trọng phẩm giá những người mình gặp gỡ, kêu gọi mọi người cùng nhau tìm kiếm sự thánh thiện và làm cho Nước Chúa ngự đến.

Sống độc thân khiết tịnh hệ tại sự dấn thân tất cả cuộc đời: Nhờ bí tích Truyền Chức, lời hứa sống độc thân linh mục đâm rễ sâu xa vào chính thực thể con người linh mục và phải được nhắc lại trong suốt chiều dài đời sống linh mục, đặc biệt trong Lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh.

Đời sống độc thân linh mục tìm được tất cả ý nghĩa của nó trong liên hệ với các lời khấn khác, được diễn tả ra hay hiểu ngầm, mang dấu ấn cuộc sống giản dị và hướng tới một đời sống cầu nguyện chuyên cần, vì đây là một hồng ân phải nhận lãnh và làm mới lại không ngừng, khuôn mình cách mật thiết với những mầu nhiệm mình cử hành.

Đời sống độc thân linh mục giả thiết một khổ hạnh, dù ngày nay ít được nhấn mạnh, nhưng vẫn là thiết yếu. Sự thận trọng, dè dặt, tỉnh thức, từ bỏ, chấp nhận mọi thánh giá trong suốt cả đời sống, và những yếu tố khác cùng loại, làm thành bấy nhiêu phương diện của một quan niệm toàn vẹn về cuộc sống độc thân khiết tịnh.[20]

Chọn lựa sống độc thân linh mục là trao hiến đời sống mình để nhắm tới một sự phong phú đặc biệt.[21] Linh mục chọn sống độc thân phải có một quan niệm lành mạnh về tình phụ tử và danh hiệu “cha” mà những người được trao phó thường gọi mình. Đời sống của ngài phải hoàn toàn quy hướng về sự tăng trưởng của họ trong đức tin, đức cậy và đức mến.

Linh mục càng suy tư và cầu nguyện Thánh Kinh càng thấu hiểu căn bản Phúc âm của bậc độc thân linh mục: kỷ luật của Giáo Hội Roma không chỉ thuộc về sự gắn bó với truyền thống lâu đời không hề xa lạ với Thánh Kinh, mà còn mặc lấy một hình thức bắt buộc, cho dù không được đặt định trong Tân Ước. Nhưng bằng nhiều cách, Tân Ước vẫn làm vang lên lời mời gọi vào bậc độc thân linh mục.

Đời sống độc thân linh mục phải tựa trên nền tảng thần học nghiêm chỉnh và sâu xa cho phép hiểu rõ ý nghĩa Kitô học, Giáo hội học, Thánh Kinh học, ý nghĩa hôn ước và tông đồ, cũng như tính “thích hợp” của bậc độc thân với chức vụ linh mục mà sắc lệnh Chức vụ và đời sống linh mục nói đến.

Ngoài ra còn phải lưu ý đến tầm quan trọng của cộng đồng giáo dục như là yếu tố căn bản của việc đào tạo khởi đầu về đời sống độc thân linh mục, nhờ sự phân định và quân bình giữa những thời gian trao đổi và trầm mặc, những chia sẻ giữa chủng sinh và nhà đào tạo, trong sự tương tác với các cộng đồng khác, là những cộng đồng tự nhiên như gia đình hoặc cộng đồng Giáo hội như giáo xứ.

Như thế, độc thân linh mục phải là một chọn lựa dấn thân tự do và tự nguyện được Giáo Hội chuẩn nhận, chứ không phải là một gánh nặng áp đặt từ bên ngoài. Giáo Luật nhắc nhở: “Đương sự phải được tự do hoàn toàn, tuyệt đối không được cưỡng bách bằng bất cứ cách nào và vì bất cứ lý do gì, cũng không được ngăn cản người đủ khả năng xứng hợp theo Giáo luật.”[22] Và kỷ luật độc thân trở nên như một sự che chở bảo vệ và một gánh nhẹ nhàng làm cho linh mục càng được thăng tiến và triển nở,[23] nhờ đó linh mục thống nhất được đời sống nội tâm và hoạt động tông đồ, là điều kiện tất yếu để thành công, hạnh phúc và thánh thiện.

Để minh họa khẳng định đó, xin mượn cuộc phỏng vấn thú vị của Zenith với Đức ông Rossetti, tác giả cuốn “Tại sao các linh mục hạnh phúc” phát hành ngày 12/10/2011. Đức ông Rossetti là một nhà tâm lý học chuyên sâu, trước đây là Chủ tịch và Giám đốc điều hành trung tâm điều trị và giáo dục dành cho hàng giáo sĩ và tu sĩ, hiện là Phó Giám đốc các chương trình hội thảo và sứ vụ tại các Đại học Công giáo Mỹ.[24]

Các linh mục thuộc nhóm những người hạnh phúc nhất?

Một số nghiên cứu ở Mỹ trong vài năm qua phát hiện khoảng 90% các linh mục nói rằng họ hạnh phúc. Trong khảo sát của Đức Ông Rosetti với 2.500 linh mục, tỉ lệ này cao tới 92,4%. Các yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất cho hạnh phúc của linh mục là sự “an bình nội tâm.” Nếu chúng ta cảm thấy an bình nội tâm, thì cũng cảm thấy được hạnh phúc với những gì xung quanh. Nhưng đây cũng là một thách đố: Nếu chúng ta không hạnh phúc với cuộc sống của mình, thì đừng chỉ trích bên ngoài, nhưng hãy nhìn vào nội tâm chúng ta. Yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất của an bình nội tâm là mối quan hệ của ta với Thiên Chúa. Khi ta có mối quan hệ vững chắc với Thiên Chúa, ta sẽ có an bình nội tâm. Chúa Giêsu hứa ban cho chúng ta ơn này: “Thầy để lại bình an của Thầy cho anh em, Thầy ban bình an của Thầy cho anh em.” Chúng ta chỉ tìm thấy sự bình an đích thực và lâu dài trong Thiên Chúa. Đời sống thiêng liêng của chúng ta là một đóng góp mạnh mẽ cho an bình nội tâm lẫn hạnh phúc cá nhân. Chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy an bình nội tâm và niềm vui cho đến khi thực sự có mối quan hệ cá nhân với Thiên Chúa. Hầu hết các linh mục đã tìm thấy mối quan hệ như vậy, và họ là những người đàn ông hạnh phúc.

Vai trò của các mối quan hệ liên nhân vị trong hạnh phúc của linh mục?

– Yếu tố góp phần vào mối quan hệ tích cực với Thiên Chúa là có các người bạn thân. Việc phát triển mối quan hệ lành mạnh với người khác giúp chúng ta kết nối với Thiên Chúa. Nhiều lần Phúc Âm đã nói về việc mến Chúa yêu người như là hai mặt của một thực tại: “Người nào không yêu thương anh em mà mình nhìn thấy thì không thể yêu Chúa mà mình không nhìn thấy.” Kết quả thống kê đã khẳng định giáo huấn Tin Mừng này: yêu thương người lân cận và xây dựng mối quan hệ bác ái với bạn bè, gia đình và người lân cận giúp chúng ta yêu mến Thiên Chúa, và ngược lại. Điều này thật quan trọng để trở thành người hạnh phúc. Sự cô lập gây ra bất hạnh. Cần phải liên kết với các người khác. Điều đáng mừng là trên 90% các linh mục báo cáo là có tình bạn vững chắc với các linh mục khác và giáo dân. Con số các linh mục hạnh phúc đã gia tăng, và có thể sẽ tăng lên cao hơn, chỉ có 3,1% linh mục đôi khi nghĩ đến việc rời khỏi chức linh mục.

Đời sống độc thân liên quan đến hạnh phúc của linh mục thế nào?

Linh mục nào cảm thấy được Thiên Chúa kêu gọi sống đời độc thân và cảm nghiệm sống đời độc thân như là một ân sủng cá nhân, bất chấp những thách đố của nó, thì họ là người đàn ông hạnh phúc. Thật vui là trên 75% linh mục đã thấy đời độc thân là một phần tích cực của cuộc sống họ. Tỉ lệ này có khả năng tăng cao hơn trong tương lai. Chính các linh mục trẻ tuổi nhất là người mạnh mẽ ủng hộ việc sống độc thân bắt buộc. Nhưng đây là một thách thức: chấp nhận việc sống độc thân như là một phần cần thiết của đời sống linh mục đòi hỏi một mức độ sâu sắc hơn về tâm linh để cảm nghiệm đời độc thân như một ơn ban của Thiên Chúa, và là một ân sủng cá nhân.

ĐHY Claudio Hummes lúc còn là Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ đã nhận định lạc quan, hy vọng và đầy an ủi: “tuyệt đại đa số các linh mục là những người rất xứng đáng, toàn tâm toàn ý cho thừa tác vụ linh mục, những người chuyên tâm cầu nguyện và làm việc bác ái mục vụ, đặt cả cuộc đời vào việc thực hiện ơn gọi và sứ mệnh của mình Giáo Hội muốn nói trước hết với các linh mục rằng Giáo Hội hãnh diện biết bao về các linh mục của Giáo Hội; Giáo Hội yêu mến, tôn kính, ngưỡng mộ họ dường nào và nhìn nhận với lòng tri ân công tác mục vụ của họ và cuộc đời chứng nhân của họ.” [25]

B

MÔ HÌNH LINH MỤC HÔM NAY

 Tây phương có câu ngạn ngữ “trong khi rèn, người ta trở thành thợ rèn.” Cũng thế, càng sống đời chủng sinh càng trở nên chủng sinh hơn, càng sống đời linh mục càng trở nên linh mục hơn. Nhưng con đường đạt tới lý tưởng linh mục qua công cuộc được đào tạo và tự đào tạo còn nhiều gian nan, cần ơn Chúa và cố gắng bản thân, cùng sự giúp đỡ tận tình của những người có trách nhiệm và toàn thể cộng đồng Dân Chúa như Giáo Luật dạy.[26] Vậy đâu là mẫu người linh mục đích thực như lòng Chúa và Giáo Hội mong muốn?

Trước hết, người ta có thể nhìn thấy hình ảnh linh mục nơi thánh Gioan Tông đồ, người môn đệ được Chúa Giêsu yêu. Thánh Gioan đã thể hiện một tình thân thiết đặc biệt với Chúa Giêsu, tiêu biểu nhất là tư thế tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu và mặt hướng ra bên ngoài. Hình ảnh ấn tượng này nói lên tình thân thiết và việc lắng nghe. Khi kề tai vào ngực ai đó, ta có thể nghe thấy nhịp đập trái tim người ấy. Cũng thế người môn đệ Chúa Giêsu yêu là người đã nghe được nhịp đập trái tim Ngài và từ hướng nhìn ra ngoài đó, ông hướng lòng ra với thế giới. Như vậy, trở thành môn đệ của Chúa Giêsu là có đôi tai bắt nhịp được với nhịp đập trái tim Ngài, cùng Ngài dõi nhìn ra thế giới bên ngoài để mang ơn cứu độ cho nhân loại. Khi thực hành điều này như thánh Gioan, người linh mục hiện tại cũng như tương lai sẽ luôn đứng về phía tình yêu Chúa Giêsu, có những hướng nhìn đúng đắn, và có dũng khí để hành động theo Chúa Thánh Thần dẫn lối trong đời sống và sứ vụ linh mục của mình, ở cả hai chiều kích dưỡng giáo và truyền giáo.

Muốn được thế, linh mục phải biến tất cả cuộc sống mình thành việc phục vụ Giáo Hội, nghĩa là việc phục vụ Giáo Hội là sứ mạng nền tảng của linh mục, bên kia sự đa dạng của các hình thức thừa tác vụ. Cái nguy hiểm lớn nhất là định nghĩa và giới hạn linh mục trong việc thực thi các nhiệm vụ đặc biệt riêng rẽ. Không, linh mục sống sứ vụ nền tảng phục vụ Giáo Hội của mình bằng những cách thức khác nhau thôi, như cha sở, cha tuyên uý, giáo sư…, thậm chí có người theo đuổi một nghề nghiệp nào đó để xích lại gần với người đương thời (như linh mục thợ chẳng hạn). Mỗi thời mỗi thế, chúng ta không sao chép quá khứ hay bắt chước cách máy móc, nhưng chúng ta xem xét quá khứ và không để bị cắt đứt khỏi quá khứ, vì nhờ những hình thức sống sứ vụ của những người đi trước mà chúng ta đang được như là hôm nay.[27] Quả vậy, thánh chức linh mục không phải chỉ là những gì mà chúng ta đang thực hiện; thánh chức linh mục là một Ơn gọi, không phải là một sự nghiệp; không chỉ đơn giản là một thừa tác vụ, nhưng là một Con Đường Sống thiêng liêng; không phải là một phận vụ chức năng, nhưng là một giao ước suốt đời; không phải một vai trò phục vụ tạm thời, nhưng là một căn tính đang hình thành, đang trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, Mục Tử Nhân Lành. Vì thế, linh mục được mời gọi luôn ở lại với Chúa, tuân theo ý Chúa, ra đi với Chúa, tỉnh thức cùng với Chúa và bền đỗ với Chúa.[28]

Mới đây, ngày 26/1/2012, tại Rôma, ĐTC Biển Đức XVI dạy: “Bối cảnh văn hóa hiện nay cần một nền đào tạo triết học và thần học vững chắc cho phép hiểu biết cấu trúc nội tại của đức tin trọn vẹn và trả lời cho những vấn nạn của con người hiện đại… Tuy nhiên, việc nghiên cứu thần học phải luôn mật thiết gắn liền với đời sống cầu nguyện… Do đó cần thiết phải hội nhập hài hòa giữa thừa tác vụ, hoạt động mục vụ và đời sống thiêng liêng của linh mục. Điều ấy rất quan trọng đối với linh mục, vì nó sẽ là tất cả cuộc sống của ngài: đặt quân bình con tim và trí óc, lý trí và tình cảm, thân xác và linh hồn, nghĩa là tất cả những gì trọn vẹn là con người… Vì thế, cần phải rất chú ý chiều kích nhân bản của các ứng viên… để linh mục thực sự là người của Thiên Chúa trước mặt mọi người… Mối tương quan với Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô phải là nền tảng trong thời gian đào tạo cũng như suốt cả đời sống linh mục.” Ngài lặp lại lời Đức Gioan XXIII khuyến cáo rằng “trước khi là linh mục học thức, hùng biện, thức thời, thì cần phải là linh mục thánh thiện và là người thánh hóa kẻ khác… Đó là những quyết tâm luôn luôn thời sự vì hơn bao giờ hết Giáo Hội cần những chứng nhân đáng tin cậy chuyển tải sự thánh thiện bằng chính cuộc sống của mình.[29]

Chúng ta cùng ngắm xem mô hình mà các linh mục hôm nay đang nỗ lực xây dựng cho đời sống và sứ vụ của mình.

B.1. Linh mục là người được Chúa Thánh Thần tác động, chiếm hữu và hướng dẫn[30]

B.1a. Mẹ Maria đầy Chúa Thánh Thần

Mẹ Maria là mẹ và kiểu mẫu mọi thời cho linh mục nào chịu để cho mình được Chúa Thánh Thần tác động, chiếm hữu và hướng dẫn. Trình thuật truyền tin tô đậm nét cho xác quyết này:

  • ‘Việc ấy sẽ xảy ra cách nào được, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!’
  • ‘Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa’
  • “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”
  • “Này tôi là nữ tỳ của Chúa, Xin Vâng như lời sứ thần Chúa truyền.” (Lc 1, 34-35,37-38)

Nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, Mẹ Maria mang thai Chúa Giêsu, và nhờ Mẹ Maria mang Chúa đến thăm, bà Êlisabét được đầy Chúa Thánh Thần: “Bà Êlisabét vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần.”[31]

B.1b. Một số nhân vật Phúc Âm được đầy Chúa Thánh Thần

  • Gioan Tẩy Giả: “Vì em bé sẽ nên cao cả trước mặt Chúa…và ngay khi còn trong lòng mẹ, em đã đầy Thánh Thần”[32]
  • Dacaria: “Dacaria, được đầy Thánh Thần, liền nói tiên tri rằng…” [33]
  • Thánh Giuse được thiên thần loan báo về Chúa Giêsu sinh ra [34]
  • Simêon: “là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Israel, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. Ông đã được Thánh Thần linh báo là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Kitô của Chúa: được Thánh Thần thúc đẩy, ông lên đền thờ…”[35]
  • Đặc biệt Chúa Giêsu:

–         Được Isaia báo trước: “Thần khí của Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa, một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta; Người sai tôi đi yên ủi mọi kẻ khóc than…”[36]

–         Chính Chúa Giêsu khẳng định về mình ở Hội đường Nazareth: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa… Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”[37]

B.1c. Linh mục với Chúa Thánh Thần

Cũng như mọi người, linh mục đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần và trở nên đền thờ Ngài ngự khi chịu bí tích Rửa tội; và còn nhận lãnh Thánh Thần đầy đủ hơn trong Bí tích Thêm sức và Truyền chức linh mục (với quyền tha tội). Vài đoạn Kinh Thánh nói rõ điều đó:

  • Mc 1,8 “Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần.”
  • Lc 3,16 “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa.”
  • Ga 1,33 “Tôi đã không biết Người, nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần.”
  • Ga 3,5 Chúa Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí.”
  • Cv 1,5 “Ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần.”
  • Cv 6,2-4 “Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống là điều không phải. Vậy, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa.”

Hơn ai hết linh mục phải để Chúa Thánh Thần hướng dẫn, như Ngài đã làm với chính Chúa Giêsu:

  • Mt 4,1 Bấy giờ Chúa Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu ma quỷ cám dỗ.
  • Mc 1,12 “Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa.”
  • Lc 4,1 “Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần, từ sông Giođan trở về.”
  • Ga 14,26: Chúa Thánh Thần dạy dỗ và nhắc nhở mọi điều Chúa Giêsu đã dạy: “Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.”
  • Lc 12,11-12: Thánh Thần cũng sẽ dạy cho biết phải nói gì: “Khi người ta đưa anh em ra trước hội đường, trước mặt những người lãnh đạo và những người cầm quyền, thì anh em đừng lo phải bào chữa làm sao, hoặc phải nói gì, vì ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói.”
  • Mt 10,20; Mc 13,11: Thánh Thần còn nói thay cho nữa –“Thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em.” “Khi người ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói điều ấy: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thánh Thần nói.”

Chúa Thánh Thần giúp kiện toàn đời sống và sứ vụ linh mục bằng 7 ơn của Ngài: Khôn ngoan, thông hiểu, lo liệu, sức mạnh, suy biết, đạo đức và kính sợ Chúa. Chính Ngài đã ngự xuống trên các tông đồ dưới hình những lưỡi lửa, cho họ nói các thứ tiếng khác nhau, biến đổi họ nên can đảm rao giảng Chúa Kitô Phục Sinh và hôm ấy có khoảng ba ngàn người theo Đạo.[38] Linh mục phải luôn trung thành và ngoan ngoãn nghe theo ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, vì “chính ơn Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta có khả năng thi hành sứ mạng và củng cố chứng tá của chúng ta,”[39] nhờ đó linh mục mang lại hoa trái tồn tại, không những cho mình mà cho mọi người: Bác ái, vui mừng, bình an, nhẫn nại, tế nhị, tốt bụng, quảng đại, hòa nhã, trung tín, khiêm tốn, tự chủ và thanh khiết.

Hoạt động của Chúa Thánh Thần rất đa dạng và phong phú: Ngài dùng môi miệng ta mà nói điều Chúa muốn nói;  Ngài soi sáng trong trí khôn cho ta viết lại; Ngài cũng có thể nắm tay giúp ta viết lên điều Ngài muốn; hoặc Ngài viết ra trên vách cho ta xem mà chép lại, như trường hợp Danien giải thích cho vua Bensatsa:[40]Thiên Chúa đã cho bàn tay đến viết hàng chữ kia: MƠ-NÊ, TƠ-KÊN, PƠ-RẾT. Và đây là lời giải thích những chữ đã được viết ra:

  • MƠ-NÊ có nghĩa là đếm: Thiên Chúa đã đếm và chấm dứt những ngày của triều đại ngài;
  • TƠ-KÊN có nghĩa là cân: ngài đã bị đặt trên bàn cân và thấy là không đủ;
  • PƠ-RẾT có nghĩa là phân chia: vương quốc của ngài đã bị phân chia và trao cho các dân Mêđi và Batư.

Và vì tất cả những lẽ đó, thánh Phaolô nhắc nhở mọi người, nhất là linh mục đừng làm phiền lòng Chúa Thánh Thần,[41] đừng dập tắt Thần Khí.[42] Còn Chúa Giêsu thì khẳng định rằng ai phạm đến Chúa Thánh Thần thì chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau.[43] Và ĐHY Filoni, Tổng trưởng Bộ Phúc Âm Hóa các Dân Tộc, khuyến khích các nhà đào tạo, các giáo sư và các chủng sinh tìm cách cởi mở hết sức có thể cho sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần để có thể trả lời cách thích đáng cho những mong đợi của nhân loại. Ngài tuyên bố: “Ơn gọi để trở thành linh mục hay đã là một linh mục không phải là một chọn lựa mà mỗi người trong chúng ta đã làm, nhưng đó là một lời mời gọi của chính Chúa mà chúng ta đã chấp nhận và đáp trả bằng tiếng ‘xin vâng’ của chúng ta… Công việc của Chủng viện là giúp trải nghiệm hoạt động của Chúa Thánh Thần và hiểu những sự của Thánh Thần Thiên Chúa. Cần thiết phải đi vào tương quan thân mật với Chúa Thánh Thần để các ý định của Chúa trên cuộc đời chúng ta trở nên rõ ràng.”[44]

B.1d. Bảy ơn Chúa Thánh Thần trong đời sống linh mục

Trong buổi tiếp kiến ngày 12/2/2011, ĐTC Biển Đức XVI nhắc nhở “Cũng như toàn thể Giáo Hội, đời sống linh mục cần được canh tân liên lỉ, để tìm thấy lại trong cuộc sống của Chúa Giêsu những hình thức thiết yếu nhất của con người mình.” Linh mục chỉ có thể tìm được tác nhân khởi động, tiếp tục và kiện toàn sự canh tân liên lỉ đó ở nơi Chúa Thánh Thần. Chính Ngài giúp linh mục biến đổi và kiện toàn đời sống và sứ vụ qua bảy ơn của Ngài:

1)     Ơn Kính Sợ là hồng ân giúp linh mục không dám làm bất cứ điều gì khả dĩ làm mất lòng Chúa. Đây là một sự tế nhị của người đang yêu: tế nhị khác sợ hãi, cậu bé Saviô dóc lòng “thà chết chứ không phạm tội trọng” và mẹ vua thánh Louis luôn nhắc nhở con “thà mẹ nhìn thấy con chết trước mắt mẹ hơn là thấy con phạm tội trọng mất lòng Chúa.” Như thế, điều quan trọng trong đào tạo kitô giáo là gây nên nơi tín hữu một ý thức sợ tội, vì con người ngày nay mất dần cảm thức về tội. Chính vì vậy, thành công của công việc đào tạo tín hữu, nhất là đào tạo linh mục và tu sĩ, là biết làm cho người thụ huấn có được lòng kính sợ Thiên Chúa, không dám phạm tội mất lòng Chúa.

2)     Ơn Đạo Đức giúp linh mục nhận ra mối tương quan yêu thương giữa linh mục với Thiên Chúa, và tương quan yêu thương giữa linh mục với mọi người, trong tinh thần siêu nhiên và đức tin.

3)     Ơn Suy Biết giúp linh mục có thể đánh giá các sự vật ở trên bậc thang giá trị đích thực. Đừng hiểu lầm Lời Chúa (ví dụ Lc 9,59-62; 14,26), Chúa không bao giờ bảo linh mục ghét cha mẹ, gia đình hay bản thân, nhưng là biết đặt nó vào đúng vị trí của nó trên bậc thang giá trị, ví dụ linh mục có bổn phận thảo kính và mến yêu cha mẹ, nhưng cha mẹ lại không thể được đặt cao hơn Chúa và tình yêu đối với Chúa…

4)     Ơn Sức Mạnh là ơn giúp linh mục can đảm vượt lên những chướng ngại để chọn lựa như Chúa muốn và sống theo ý Chúa, ví dụ tấm gương của thánh Françoise de Chantal, khi đã góa chồng và đã nuôi dưỡng 4 con trưởng thành, bà gặp thánh Françoise de Salle, biết được lời mời gọi và ý muốn của Chúa nên muốn đi tu, bốn đứa con ngăn cản nằm dài trên lối đi, bà đã can đảm tay cầm khăn vừa gạt nước mắt vừa bước qua từng người con để từ bỏ gia đình ra đi lập dòng Visitadines.

5)     Ơn Lo Liệu là ơn giúp linh mục tìm ra những phương thế và cách sống nào thích hợp nhất để thực hiện điều Chúa muốn, đúng theo bậc sống của mình.

6)     Ơn Thông Hiểu giúp đưa linh mục vào sự thật viên mãn khi đọc Lời Chúa.[45] Nhiều linh mục giáo phận có thói quen xin ơn Chúa Thánh Thần mỗi khi soạn bài và giảng cho giáo dân: Xin Chúa Thánh Thần tiếp tục tác động, biến đổi và thánh hóa tâm hồn con cùng tâm hồn những người sẽ lắng nghe con, xin Chúa dùng môi miệng con mà nói điều Chúa muốn nói. Tông huấn Verbum Domini số 85-87 gợi cho linh mục 3 câu hỏi trước khi dọn và giảng: Sứ điệp Lời Chúa hôm nay là gì? Lời Chúa dạy gì riêng cho tôi hôm nay? Lời Chúa hôm nay dạy gì cho những người sắp nghe tôi? Có thế thì bài giảng mới đưa Lời Chúa vào thực tiễn cuộc sống và biến đổi cuộc sống được.

7)     Ơn Khôn Ngoan mang lại ơn chiêm niệm, ơn thần bí, ơn cảm nếm được sự dịu ngọt và khôn ngoan của Thiên Chúa.[46] Thánh Phaolô trong 2 Cr 12, 2-10 đã kể lại việc ngài đã được ơn này như thế nào: không còn biết đến thế giới vật chất này nữa, không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian nữa, “ở trong thân xác hay ngoài thân xác” ngài đều không biết. Cụ già Simêon được ơn này lúc bồng Chúa Hài Nhi trên cánh tay cằn cỗi của mình, nhưng mãn nguyện thốt lên “xin để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an, vì mắt tôi đã nhìn thấy Ơn cứu độ.” Linh mục hãy đặc biệt cầu xin ơn này trong đời sống kết hiệp nội tâm với Chúa.

Chúa luôn đổi mới lời mời gọi của Ngài trong từng hoàn cảnh sống của linh mục, thì linh mục cũng phải đổi mới luôn lời đáp trả của mình sao cho phù hợp. Chúa Giêsu đã khẳng định rằng người cha trần thế vốn xấu ác mà còn biết lựa của tốt cho con cái, vậy Cha trên trời sẽ ban ân huệ quí giá nhất là Chúa Thánh Thần cho những ai kêu xin Người. Linh mục càng cầu xin Chúa Thánh Thần đến sửa lại mọi sự trong ngoài đời sống và sứ vụ của mình, đặc biệt trong việc tìm kiếm và xây dựng tình yêu thương hiệp nhất: Tháp Babel vì ngôn ngữ bất đồng mà thất bại; Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ban cho các tông đồ nói thứ ngôn ngữ mà mọi dân nước đều hiểu được. Sách Công vụ Tông đồ thuật lại việc Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các tông đồ dưới hình những lưỡi lửa, cho họ nói thứ tiếng mà các dân tộc khác nhau đều hiểu được trong tiếng mẹ đẻ của mình, biến đổi họ nên can đảm rao giảng Chúa Kitô Phục Sinh và hôm ấy có khoảng ba ngàn người theo Đạo.[47] Đó là ngôn ngữ chung của Tình Yêu? Vì chỉ có tình yêu mới có khả năng biến đổi như thế và Thiên Chúa là Tình Yêu.

B.2. Linh mục là người của siêu nhiên và cầu nguyện

Linh mục phải thực sự là một con người của đạo đức và cầu nguyện, nghĩa là có đời sống thông hiệp cá nhân sâu xa với Chúa Ba Ngôi. Hơn là chỉ nói với Thiên Chúa, khi cầu nguyện là linh mục mở rộng cõi lòng và trí óc ra cho Ngài, để Ngài hành động ở trong linh mục và qua linh mục. Linh mục cầu nguyện là đi vào cuộc sống của Chúa Kitô và trở nên một với Ngài. Điều ấy được biểu lộ rõ nét trong mối tương quan với tha nhân: linh mục sẽ suy nghĩ với đầu óc của Chúa, nhìn thấy với con mắt của Chúa, và yêu thương với con tim của Chúa, hoạt động với sức mạnh của Chúa…

Đời sống cầu nguyện làm cho linh mục có khả năng ý thức về chính mình và sự lệ thuộc đời sống ơn gọi của mình vào Thiên Chúa. Thánh Augustinô cầu nguyện mỗi ngày “Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con.” Linh mục luôn ý thức sự hiện diện và hoạt động của Chúa trong cuộc sống hằng ngày của mình bằng sự trao hiến trọn vẹn chính mình và lụy phục hoàn toàn nơi Chúa, noi gương Chúa Giêsu Kitô, vì đời sống nội tâm và cầu nguyện làm cho linh mục trở nên trọn vẹn thuộc về Chúa Kitô và trọn vẹn thuộc về Giáo Hội. Đồng thời, đời sống cầu nguyện giúp linh mục tìm thấy Chúa Giêsu nơi tha nhân, đặc biệt nơi những người đau khổ, bệnh tật, nghèo hèn, ở bên lề, bị áp bức, và thấp cổ bé miệng,… ngõ hầu yêu thương và phục vụ họ, như Chúa Giêsu đã dạy và đã làm gương.

Linh mục phải là người sống cao độ hai chiều kích của cầu nguyện: cầu nguyện độc hữu và cầu nguyện liên lỉ. Chớ gì khi giáo dân cần tìm linh mục thì đều tìm thấy ngài đang cầu nguyện ở nhà thờ, trước Thánh Thể hay đang đàm đạo  cùng với hối nhân nơi tòa giải tội. Nhưng sứ vụ mục vụ của linh mục triều còn đẩy ngài ra giữa lòng đời với những hoạt động truyền giáo và dưỡng giáo đa dạng, nên ngài phải thấm nhuần chiều kích cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, để ngài và Chúa Giêsu luôn hành động cùng nhau. Nhiều linh mục có thói quen luôn luôn mời Chúa Giêsu cùng đi, cùng làm, cùng gặp gỡ tiếp xúc, cùng sống với mình trong mọi lãnh vực từ tự nhiên thấp hèn đến siêu nhiên thánh thiêng cao cả. Dân chúng mong đợi nhìn thấy linh mục là người của Chúa, sống mật thiết với Chúa, có kinh nghiệm cầu nguyện và dạy cho họ biết làm thế nào để cầu nguyện, vì cầu nguyện là lẽ sống của người tín hữu. Cầu nguyện là cả cuộc sống con người đối với Thiên Chúa: thờ phượng, yêu mến, ca ngợi, cảm tạ, đền tạ và xin ơn, mà ơn trọng nhất là Chúa Thánh Thần.[48]

Lời cầu nguyện của linh mục phải có tính cách chuyển cầu cho toàn thể Giáo Hội và thế giới, cho nhân loại và cả tạo thành. Lời cầu nguyện của linh mục càng đi đôi với hy sinh hãm mình và khổ chế càng có hiệu quả, giống như Mosê giang tay cầu nguyện ở trên núi trong khi ông Giôsuê đánh với quân Amalếch.[49]

Trong đời sống cầu nguyện này, linh mục phải đặc biệt lưu ý đến Phụng vụ, vì hành động phụng vụ là sự biến đổi lời cầu nguyện và lòng đạo đức cá nhân thành sự thờ phượng chung của cộng đoàn Giáo Hội dâng lên Chúa. Hành động phụng vụ đòi hỏi linh mục phải có một thái độ sẵn sàng đối với Chúa, một ý thức nội tâm thống nhất toàn bộ con người, thân xác và linh hồn, cùng hợp với thân mình thiêng liêng của Hội Thánh thông công trên thiên quốc, tại trần gian và trong chốn luyện hình, vì toàn bộ cuộc đời linh mục phải được thấm nhập và ghi dấu ấn bởi phụng vụ và các bí tích.

B.3. Linh mục là người của linh thánh

Linh mục phải nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, tiếp tục sứ vụ của Chúa Giêsu, Đấng đã được Chúa Cha thánh hóa và sai đến trong trần gian để cứu độ trần gian,[50] nghĩa là phải qua những thực tại trần thế này mà biểu lộ những thực tại thần thiêng. Nhưng càng ngày linh mục càng phải đối diện với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nền văn hóa trong đó linh mục sống ngày càng bị thống trị bởi thế giới quan khoa học và vật chất, đánh giá cái thật và cái đúng dựa trên những gì thấy được, sờ được và xác minh được thông qua nghiên cứu và thực nghiệm. Điều đó càng đòi hỏi linh mục phải để mình được đào tạo và tự đào tạo trở thành con người của linh thánh, bởi vì linh mục là “người của Chúa, thuộc về Chúa và làm cho dân chúng nghĩ tới Chúa, đồng thời giúp dân chúng trở về với Chúa và đạt tới Chúa.[51]

Yếu tố linh thánh này rất quan trọng và nổi bật trong các tôn giáo truyền thống Á Châu. Nó có khả năng trợ giúp sứ mệnh khơi dậy niềm tin được canh tân và tràn đầy sức sống tại Việt Nam. Đây cũng là mục tiêu và ý nghĩa của Năm Đức Tin 2012-2013. Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu (Ecclesia in Asia) nhấn mạnh rằng dân chúng Á Châu muốn nhìn thấy nhà tu là “những con người mà tâm trí luôn hướng về những sự cao siêu của Thánh Thần.”[52]

Các sư sãi và ni cô Phật giáo có một kỹ luật tu đức nhấn mạnh đến tự chế, bỏ mình và thanh thoát khỏi thế trần, hầu chiến đấu chống lại các cám dỗ để say mê tìm kiếm giải thoát. Sự kiện này thách thức tín hữu công giáo, nhất là linh mục và tu sĩ, đào sâu tu đức của mình; nếu không, chứng tá của linh mục trong xã hội Việt Nam sẽ giảm bớt khả năng thuyết phục. Linh mục cần học hỏi ở họ lối sống như cửa mở vào cõi thiêng và phương tiện hiệp thông với linh thánh, đồng thời củng cố đời sống nội tâm tông đồ truyền giáo của mình. Nếu linh mục thực sự sống cách vui tươi, hạnh phúc và trung thành nếp sống Phúc Âm và các nhân Chúa Kitô giáo (đặc biệt vâng lời, khó nghèo, thanh khiết), chứng tá và sứ vụ của linh mục sẽ rất hữu hiệu. “Điều đó rất đúng với bối cảnh Á Châu, nơi mà dân chúng cảm thấy được thuyết phục bởi đời sống thánh thiện hơn là bởi những tri thức lý sự.[53] Đức Phaolô VI bảo rằng thời đại này tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào các thầy dạy thì bởi vì các thầy dạy đó là những chứng nhân.

Ở trong Giáo Hội, linh mục có đủ mọi phương tiện thích hợp, tự nhiên cũng như siêu nhiên, để trở nên con người của linh thánh. Việc quan trọng nhất là có kiên trì thực hành hay không các phương thế ấy trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là đời sống đức tin và việc phượng tự: tuyên xưng linh hồn và thể xác được gặp gỡ các thực tại thần linh, được ca hát với các thiên thần và các thánh trên trời, được đón nhận Mình thật và Máu thật của Chúa Giêsu, Đấng đã chết và sống lại, và hằng ở cùng linh mục mọi ngày cho đến tận thế.

B.4. Linh mục là người có nền tảng Kinh Thánh vững chắc

Sống trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian, linh mục được mời gọi biến đổi thế gian, chứ không phải để bị thế gian biến đổi. Linh mục kín múc được sức mạnh biến đổi thế giới đó từ Lời Chúa và Thánh Thể Chúa.

Ma quỉ đã dùng lời Kinh Thánh để cám dỗ Chúa Giêsu trong sa mạc, Chúa Giêsu cũng đã dùng Lời Chúa mà chiến thắng và xua đuổi ma quỉ. ĐTC Biển Đức XVI đã nói rằng “câu trả lời tốt nhất cho sự chống phá Giáo Hội hiện nay là sự trung tín lớn lao với Lời Chúa.”[54] Chính đức tin tín trung của linh mục vào Chúa khởi động quyền năng vô biên của Ngài.[55] Đức tin là điều kiện để được Chúa Giêsu làm phép lạ cho: đức tin nhỏ bé của con người khởi động và làm giải tỏa quyền năng vô biên của Thiên Chúa, nhưng phép lạ do quyền năng vô biên của Thiên Chúa thực hiện lại gia tăng và củng cố đức tin còn yếu kém của con người. Do đó, hơn ai hết, linh mục phải là một con người đức tin, được đức tin tác động mãnh liệt, với một nền tảng Thánh Kinh vững chắc, vì mọi cuộc khủng hoảng đều do thiếu đức tin mà ra. Đây cũng là lý do ĐTC Biển Đức XVI ra Tông Thư Cánh Cửa Đức Tin mở ra Năm Đức Tin (2012-2013) để tái khám phá hành trình đức tin bằng việc đào sâu, hiểu đúng và thực hành đúng các văn kiện của Công Đồng Vaticanô II và Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo. Thánh Kinh là một trong bốn cột trụ chống đỡ đời sống linh mục: Chúa Giêsu, Phúc Âm, Tình huynh đệ bí tích và Kiên trì chu toàn sứ vụ linh mục.

Tuy nhiên, linh mục cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa và tâm thức xã hội, chính trị, kinh tế như tinh thần tục hóa, hưởng thụ, bất công, thiếu bác ái, không có sự thật và công lý… Vì thế, việc đào tạo và tự đào tạo hôm nay cần ghi nhớ các yếu tố này trong khi nỗ lực xây dựng và phát triển sức mạnh siêu nhiên hầu thăng tiến và hoàn thiện tự nhiên. Ngoài ra cũng phải ý thức về trình độ trưởng thành nhân bản và thiêng liêng của từng người, để sống và đào tạo thích hợp như thánh Phaolô nói: “Tôi cho anh em ăn sữa chứ không phải thức ăn cứng, vì anh em chưa đủ sức, và cho đến nay anh em vẫn chưa thể.”[56] Chúa Giêsu cũng nhắc các tông đồ tương tự: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn.”[57]

Với nền tảng Thánh Kinh vững chắc, linh mục sẽ vượt lên được những thách đố và chiến đấu trăn trở về tự do và phục tùng với bộ ba “quyền phục, lý phục và tâm phục hay tâm bất phục” hoặc “bằng mặt mà không bằng lòng” và “vâng mà không phục” để sống đức vâng lời trọn vẹn trong đức tin và tinh thần siêu nhiên. Vâng lời chính là lắng nghe, thấm nhuần và sinh hiệu quả tốt: “Cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.” Sự vâng lời sẽ dễ dàng và tốt đẹp khi mọi người giúp nhau cùng lắng nghe Chúa, cùng tìm ý Chúa và tuân phục ý Chúa.[58] Quả thế, với đức tin mạnh mẽ và đâm rễ sâu trên nền tảng Thánh Kinh vững chắc, đặt trọng tâm vào Chúa Giêsu, vào Phúc Âm, vào Giáo Hội, vì các linh hồn, cầu nguyện và biện phân dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, linh mục sẽ giữ lời hứa vâng phục khi chịu chức cách sẵn lòng và siêu nhiên đối với các vị lãnh đạo và cơ cấu của Giáo Hội, không phải như những con người và cơ cấu nhân loại, nhưng là Ý Chúa ở trong và qua những con người và cơ cấu này.

B.5. Linh mục là người mở ra với hiệp thông

Hiệp thông và hiệp nhất là lời cầu nguyện tha thiết của Chúa Cứu Thế cho các môn đệ của Ngài.[59] Mối hiệp thông này bắt rễ trong Chúa Ba Ngôi và từ Chúa Ba Ngôi: sự hiệp thông và trao đổi tình yêu vĩnh cửu giữa ba ngôi vị trong chiều kích hướng nội (ad intra); Ba Ngôi hoạt động riêng biệt nhưng trong một thể thống nhất cho con người và mọi loài thụ tạo theo chiều kích hướng ngoại (ad extra).

Linh mục phải sống mối hiệp thông trọn vẹn của Hội Thánh phổ quát trong tâm tình vâng phục thảo hiếu, để xây dựng nhiệm thể toàn vẹn của Chúa Kitô.[60] Thánh Phaolô nói đến các yếu tố đa dạng xây dựng nên thân mình Chúa Kitô là Hội thánh, mà trước hết là các ân sủng;[61] tiếp đến là các bộ phận trong một thân thể, sánh ví với các loại người và các chức năng trong Hội Thánh, tuy nhiều nhưng hiệp thông với nhau nên một duy nhất,[62] và sự hiệp thông cao nhất và trọn vẹn nhất là trong bí tích Thánh Thể: ngàn hạt lúa miến làm thành tấm bánh và muôn trái nho ép thành chén rượu, các tín hữu hiệp thông với nhau trong đức ái kết dệt nên một thân mình Hội Thánh duy nhất mà Chúa Kitô là đầu.

Theo tinh thần Tông huấn Giáo Hội tại Á Châu số 43, linh mục còn phải sống và làm việc trong tinh thần hiệp thông và cộng tác để làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa, góp phần xây dựng mối hiệp thông của toàn thể nhân loại và thế giới được tạo thành vẫn hằng ngóng chờ ngày được giải thoát.[63] Vì đối với sứ vụ của Giáo Hội, hiệp thông và truyền giáo luôn song hành và kết nối không thể tách lìa nhau,[64] bởi trước khi nói về Chúa, thì linh mục phải sống hiệp thông mật thiết với Chúa, nói với Chúa và nghe Chúa nói đã: không ai có thể cho cái mình không có! “Chỉ khi chúng ta yêu mến Chúa, chúng ta mới có khả năng dẫn dắt con người về với Chúa và mở lòng trí họ ra với tình yêu thương nhân từ của Chúa và như thế mở thế giới nầy ra với lòng thương xót của Thiên Chúa.”[65]

Nhưng sự hiệp thông đó ngày nay đang bị đe dọa, linh mục phải nỗ lực xây dựng và bảo vệ nó. Cha Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh nói rằng đối với ĐTC Biển Đức XVI thì sự hiệp thông trong Hội Thánh là ưu tiên hàng đầu. Ngài đã đích thân và với hết sức lực dấn thân vào việc khử độc và lành mạnh hoá các căng thẳng vì sự không hiểu biết và thiếu cảm thông đang làm cho cộng đồng lo lắng đau khổ. Những nguy hiểm và các cám dỗ nghiêm trọng nhất đối với Hội Thánh ở ngay trong lòng Hội Thánh. Trong những thời kỳ khó khăn như những thời kỳ chúng ta đang trải qua, những căng thẳng từ bên ngoài đưa vào tạo điều kiện cho những căng thẳng bên trong nỗi lên, góp phần vào việc gieo rắc thêm hỗn loạn và bất ổn. Ngài nhấn mạnh rằng trong giai đoạn xung khắc và ngờ vực nầy, thế giới đang chờ đợi nơi các Kitô hữu một chứng từ về sự hoà thuận nẩy sinh từ cuộc gặp gỡ của họ với Chúa Kitô Phục Sinh, là căn nguyên sự tương trợ của họ, để xã hội nầy cũng tìm thấy được con đường đúng đắn của nó cho tương lai.[66] Chính trong chiều hướng đó mà ĐTC chọn chủ đề cho Ngày Truyền Giáo 2010 “Xây dựng sự hiệp thông Giáo Hội là chìa khóa của việc truyền giáo.”[67]

B.6. Linh mục là người hăng say truyền giáo

Chúa Giêsu là nhà truyền giáo được Chúa Cha thánh hóa và sai đi đầu tiên.[68] Đức Mẹ thực hiện sứ mệnh truyền giáo khi mang Chúa Giêsu đến thăm bà Elizabeth. Các tín hữu sơ khai đã hăng say truyền giáo, dù phải chịu bách hại: “Hồi ấy, Hội Thánh tại Giêrusalem trải qua một cơn bắt bớ dữ dội. Ngoài các Tông Đồ ra, mọi người đều phải tản mác về các vùng quê miền Giuđê và Samari… những người phải tản mác này đi khắp nơi loan báo lời Chúa.”[69] Chúng ta cần có một cái nhìn lạc quan như dấu chỉ thời đại của Chúa Quan Phòng về hiện tượng di dân ngày nay dưới bất cứ hình thức nào, kể cả việc “bách hại cách tinh vi” xé nát các cộng đồng tín hữu kỳ cựu để “phân sáp” đi khắp nơi như một cơ may thể hiện mệnh lệnh truyền giáo của Chúa Cứu Thế.[70] Điều quan trọng là liệu các tín hữu và các lãnh đạo của họ có sống một đức tin vững mạnh có sức truyền lây như các tín hữu đầu tiên khi bị bách hại hay không? Và cuộc sống của họ có là chứng tá đức ái có sức thuyết phục, có là men làm bột dậy men hay không?

ĐTC Biển Đức XVI nói với giới trẻ trong Sứ Điệp Ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2013 rằng: “Cha cũng nghĩ về những nhóm di dân gồm hàng triệu người, và thường là những người trẻ. Họ di chuyển đến vùng khác hay quốc gia khác vì lý do tài chính và xã hội. Trong những địa hạt này, chúng ta cũng hãy đón lấy cơ hội để chia sẻ Tin Mừng. Các con đừng sợ làm chứng cho Tin Mừng trong những bối cảnh này. Thật là một món quà quý giá đối với những ai gặp gỡ các con nếu họ nhận được nơi các con, sự sẻ chia niềm vui của cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu.[71]

Công Đồng Vaticanô II, đặc biệt qua Sắc lệnh Ad Gentes, giúp Giáo Hội tái khám phá căn tính truyền giáo của mình. Truyền giáo là bản chất, là cảm thức và lẽ sống, là ý nghĩa, là nguồn gốc và mục đích của Giáo Hội.[72] Do đó, vừa tiếp nối sứ mệnh của Chúa Giêsu vừa lãnh nhận lệnh truyền của Ngài,[73] linh mục là nhà truyền giáo tự bản chất và phải luôn hăng say truyền giáo. Nếu không thế, linh mục sẽ không còn là linh mục nữa và đánh mất căn tính của mình: “Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng Phúc Âm.”[74]

Đấng Cứu Thế đã sinh ra ở Á Châu, nhưng Kitô giáo ở Á châu ngày nay vẫn còn là một thiểu số tuyệt đối ở cái lục địa rộng lớn nhất địa cầu này, với gần 2/3 dân số thế giới.[75] Vậy linh mục phải có trong trí óc và con tim lời kêu gọi khẩn thiết tiếp tục sứ vụ của Chúa Giêsu cho đồng bào mình, với ước vọng nồng cháy làm cho Ngài được nhận biết và yêu mến. Chúng ta phải “tự vấn lương tâm – trong tư cách cộng đồng Giáo Hội cũng như trong tư cách cá nhân – chúng ta có thể sống đức tin thế nào cho tốt hơn và có thể thực hành khá hơn sứ mệnh chúng ta đã nhận lãnh từ Chúa Giêsu, Chúa chúng ta: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”(Mt 28, 19-20). Huấn lệnh này ngày nay rất khẩn trương và nghiêm khắc hạch hỏi lương tâm chúng ta, khi chúng ta nghĩ đến 94% người Việt Nam chưa biết Chúa Giêsu.[76]

Trong nỗ lực này, lời khuyên của thánh Phaolô cho Timôthêô vẫn luôn còn là thời sự và nặng ý nghĩa cho linh mục hôm nay: “Anh hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ. Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường.”[77]

Vatican II mở rộng tầm nhìn của chúng ta ra với Nước Thiên Chúa (lớn hơn là Giáo Hội mà chúng ta thường quan niệm) và thúc đẩy chúng ta truyền giáo, tin tưởng rằng Chúa Thánh Thần đã khơi dậy một tinh thần truyền giáo thực sự nơi con tim của nhiều người. ĐTC Biển Đức XVI dùng hình ảnh ngôi nhà chung của mọi dân tộc để diễn tả Nước Thiên Chúa này trong ý hướng truyền giáo như sau: “Trong một xã hội đa sắc tộc càng ngày càng kinh nghiệm những hình thức cô độc và dửng dưng đầy quan ngại, các kitô hữu phải học biết đề nghị những dấu chỉ hy vọng và trở nên những người anh em đại đồng, bằng việc vun trồng những lý tưởng lớn lao biến đổi lịch sử, và không ảo tưởng sai lạc hay sợ hãi vô ích, dấn thân biến hành tinh này thành ngôi nhà chung của mọi dân tộc.”[78]

Giáo Hội tại Á châu ngày càng thao thức sứ mệnh của mình: Tháng 10/2006 một Hội nghị được tổ chức tại Thái Lan với đề tài “Kể lại câu chuyện của Chúa Giêsu tại Á châu. Hãy đi và nói với mọi người;” và từ 30/8 đến 5/9/2010 có Hội nghị Giáo dân Á châu tại Séoul, Nam Hàn với đề tài “Loan báo Chúa Giêsu tại Á châu hôm nay.” Thông cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội nghị như sau: “Sáng kiến của đại hội này muốn là một cử chỉ ân cần truyền giáo đối với một châu lục giàu các truyền thống văn hóa và tôn giáo, một châu lục chắc chắn đang nổi lên trên trường thế giới, trên bình diện chính trị nhưng cũng trên bình diện kinh tế, giữa những biến chuyển to lớn đủ loại.”[79]

Có một tương tác chặt chẽ giữa phụng vụ đích thực và truyền giáo. Đỉnh cao của Phụng vụ là Thánh Thể.[80] Truyền giáo là để đưa mọi người vào hiệp thông với Thiên Chúa hằng sống trong phụng vụ Thánh Thể. Và chính kinh nghiệm hiệp thông với Thiên Chúa sẽ thúc đẩy chúng ta truyền giáo. Phụng vụ mang lại cho chúng ta lòng nhiệt thành truyền giáo và thánh hóa thế giới. Việc dùng ngôn ngữ địa phương trong phụng vụ đã khuyến khích người giáo dân tham dự cách ý thức, tích cực và năng động sáng tạo, không chỉ trong phụng vụ mà còn trong mọi khía cạnh của sứ vụ của Giáo Hội. Phụng vụ Thánh Thể còn được kết thúc bằng dấu chỉ truyền giáo: “Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an,” nghĩa là chúng ta được sai đi, được trao sứ vụ chia sẻ với tất cả mọi người kho tàng chúng ta đã khám phá trong thánh lễ qua hai bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể.[81]

Nhưng truyền giáo không chỉ nhắm tới lương dân, nhằm đưa người ngoài vào trong Giáo Hội, mà còn nhằm thăng tiến người ở trong Giáo Hội, nhằm làm cho Phúc Âm thấm nhuần đời sống người tín hữu, đời sống và mọi hoạt động của Giáo Hội và xã hội. Từ đó, chúng ta có cụm từ tái Phúc Âm hóa[82] và có thể liên kết với bất cứ phạm trù nào, ví dụ tái Phúc Âm hóa Phụng vụ, tái Phúc Âm hóa nhân sự, tái Phúc Âm hóa cơ cấu, tái Phúc Âm hóa cộng đoàn, tái Phúc Âm hóa giảng thuyết v.v… Và chính việc tái Phúc Âm hóa này làm cho chúng ta có đủ nội lực và khả năng thực hiện công cuộc truyền giáo hiệu quả, như thánh Phaolô quả quyết “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách tôi” khiến “tôi có thể làm đuợc mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi.[83]

Chúng ta có quyền hy vọng vào tương lai phát triển của Giáo Hội khởi đi từ Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới kỳ XIII (7-28/10/2012) với chủ đề “Tân Phúc Âm hóa để loan truyền đức tin Kitô giáo” nhằm tái khám phá những cách thức mà các cá nhân đến được với Chúa Giêsu, tin tưởng vào ơn linh ứng và sức mạnh của Thần Khí, Đấng sẽ dạy chúng ta những gì chúng ta cần nói và những gì chúng ta cần làm, kể cả trong những thời khắc khó khăn nhất để đem người ta đến với Chúa Kitô. Trong Sứ Điệp cho Dân Chúa, THĐ nói riêng với Giáo hội tại Á châu: “Là thiểu số nhỏ trong châu lục chiếm gần 2/3 dân số thế giới, sự hiện diện của anh chị em là hạt giống tốt được giao phó cho quyền năng Chúa Thánh Linh, phát triển trong đối thoại với các nền văn hóa khác nhau, với các tôn giáo truyền thống và với vô số người nghèo… Mặc dù thường bị xã hội ruồng bỏ và ở nhiều nơi còn bị ngược đãi, Giáo hội Á châu với niềm tin vững chắc là nơi hiện diện quan trọng của Tin Mừng Đức Kitô công bố công lý, sự sống và hòa hợp.[84]

B.7. Linh mục là người của đối thoại

Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu và Liên Hiệp Các Hội Đồng Giám Mục Á Châu đã chỉ rõ con đường hiện diện mới của Giáo Hội với ba chiều kích đối thoại: đối thoại với các nền văn hóa, đối thoại với các tôn giáo khác, và đối thoại với người nghèo. Con đường đối thoại bắt rễ trong Thiên Chúa và bắt đầu từ Thiên Chúa, Đấng luôn duy trì cuộc đối thoại cứu rỗi đầy yêu thương với nhân loại,[85] đặc biệt với người nghèo, người bị áp bức, người bị bỏ rơi… Là chứng tá của Tin Mừng, linh mục giáo phận phải là một con người của đối thoại, với cả bên ngoài lẫn bên trong Giáo Hội. Đáng buồn là lắm khi cuộc đối thoại bên trong Giáo Hội và cộng đoàn không mấy dễ dàng!

Đối với Á Châu, cái nôi của nhiều truyền thống văn hóa, tôn giáo lớn và đại đa số người nghèo của thế giới, sứ mệnh đối thoại và truyền giáo lại còn thích hợp và cấp bách hơn. Do đó, linh mục cần được đào tạo và tự đào tạo tốt các kỹ năng đối thoại. Điều tiên quyết là phải nắm vững đạo lý của mình trong tinh thần phục thiện khiêm tốn nhưng cương quyết: nhìn nhận cái chủ quan thiếu sót của mình mà sửa chữa và thừa nhận cái khách quan đúng của người mà học hỏi, hầu đi tới chỗ gặp gỡ được nhau, đồng thời đưa ra và cố gắng thuyết phục người ta đón nhận cái chủ quan đúng và chân lý của mình.

Đối thoại nhằm đi tới một sự thật có thể khác hơn mình nghĩ, nên các bên tham gia phải sẵn sàng thay đổi cách hiểu cách nhìn chủ quan của mình để có thể đi tới một sự thật cao hơn. Nếu thiếu sự sẵn sàng đó thì không thể nào đối thoại được. Phải không ngừng phát triển và thăng tiến cuộc đối thoại theo mô hình biện chứng pháp tiến lên để đôi bên ngày càng hiểu nhau hơn (chính đề tương phản với phản đề làm phát sinh ra một hợp đề; hợp đề này trở thành một chính đề mới và bộ ba biện chứng mới lại bắt đầu; rồi cứ như thế mà tiến triển không ngừng).

Chúng ta cần, không chỉ đối thoại ba chiều như đường lối hiện hữu và truyền giáo mới của Giáo Hội, nhất là tại Á Châu; nhưng trong bối cảnh đặc biệt của Việt Nam, chúng ta còn cần đến chiều kích đối thoại thứ tư, đối thoại với người Cộng Sản.[86] Đối thoại với con người hơn là đối thoại với chủ nghĩa ý thức hệ, một cuộc đối thoại được mô tả là cuộc đối thoại giữa hai người điếc vì những khác biệt nền tảng. Chỉ có thể đối thoại khi có phần truyền cảm, chứ không chỉ có phần truyền tin, nghĩa là cả người nói và người nghe đều biết và tôn trọng nội dung của nhau để có thể hiểu nhau và thông cảm nhau. Dù cái khác biệt tận căn hữu thần và vô thần không thể nào vượt qua được, hãy để thời gian và con người thử nghiệm: bất cứ cái gì đi ngược lại hay không đáp ứng được khát vọng sâu xa của con người sẽ bị đào thải, loại bỏ. Cuộc đối thoại với con người này bao gồm hai khía cạnh:

  • Đối thoại bằng cuộc sống là sống tinh thần cởi mở và thân thiện, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, những vấn đề nhân sinh và những mối bận tâm vì công lý, nhân quyền, hòa bình và tình thương.
  • Đối thoại bằng hành động là hợp tác lành mạnh[87] vì sự phát triển toàn diện con người và lợi ích của cộng đồng, nhất là bằng việc làm chứng tá cho tình yêu Thiên Chúa: một tình yêu lớn hơn vượt thắng một tình yêu nhỏ hơn và những lôi cuốn của nó, nhằm tới một giá trị chung lớn hơn.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Quả thế, “sự gần gũi và chứng tá của các con có thể giúp Thiên Chúa đụng chạm đến con tim của họ. Công bố Chúa Giêsu Kitô thì không chỉ dùng lời nói, nhưng là một điều gì đó bao gồm toàn thể đời sống và được chuyển tải thành dấu chỉ của tình yêu. Chính tình yêu Chúa Giêsu đổ tràn trong tim chúng ta làm cho chúng ta trở thành những người công bố Tin Mừng, và mỗi ngày trở nên giống Đức Kitô hơn. Chúng ta phải luôn sẵn sàng, như người Samaria nhân hậu, lưu tâm đến những người chúng ta gặp, lắng nghe, thấu hiểu và giúp đỡ họ. Nhờ đó, chúng ta có thể dẫn những người đang tìm kiếm chân lý và ý nghĩa cuộc đời đến với ngôi nhà của Thiên Chúa và Giáo Hội, nơi hy vọng và ơn cứu độ hằng cư ngụ (x. Lc 10, 29-37)”[88]

Tình yêu ấy biến đổi mọi sự, một sự biến đổi từ bên trong của mỗi cơ cấu. Với ý thức về quyền sống làm người của nền văn hóa nhân loại ngày nay, không ai còn tìm cách loại trừ và tiêu diệt người khác, kể cả là kẻ thù không đội trời chung của nhau trước đây, mà mong đợi một sự tiến hóa và biến đổi từ nội bộ của mỗi phía hơn.[89] Theo một tác giả nọ thì “Cuộc đối thoại ngày nay là đối thoại giữa những người có quan điểm khác biệt nhưng phải nhắm tới cái tốt đẹp chung cho xã hội trong tổng thể. Cuộc đối thoại này phải tiến về phía trước và phát triển lên một cách linh động và thường xuyên.” [90]

Đức Hồng y John Tong Hon của Hồng Kông, một trong ba đại diện chủ tọa tại THĐGMTG lần XIII (7-28/10/2012) về Tân Phúc âm hóa nhắc lại rằng từ lâu một trong những mục tiêu của Liên Hội đồng Giám mục Á châu là thúc đẩy ba cuộc đối thoại: đối thoại với các nền văn hóa, đối thoại với các tôn giáo và đối thoại với người nghèo đói. Ngài cũng nhấn mạnh cần tiến hành đối thoại giữa Tòa Thánh và chính quyền Trung Quốc, và phải tiếp tục nỗ lực xúc tiến cuộc đối thoại này.[91] Có ý kiến lạc quan đề cao các cuộc làm việc giữa phái đoàn Tòa Thánh với Chính quyền Việt Nam như một mô hình gương mẫu.[92]

Nhưng trước hết, chúng ta phải bắt đầu, bắt đầu lại, và luôn tiếp tục cuộc đối thoại đại kết bên trong lòng Giáo Hội[93] vì lắm khi cuộc đối thoại với bên trong lòng Giáo Hội còn khó khăn hơn cuộc đối thoại với bên ngoài, như chúng ta thấy những tai tiếng và thiệt hại trong những thập niên gần đây! Nếu trong nhà có được hiểu nhau, yêu thương và hợp nhất với nhau thì nội lực mạnh mẽ đó sẽ đem lại thành công trong đối thoại hay bất cứ một hoạt động nào đối với bên ngoài. Sắc lệnh Chức vụ và đời sống linh mục (Presbyterorum Ordinis) nói nhiều đến các cuộc đối thoại đó: Đối thoại giữa Giám mục và linh mục, cũng như giữa linh mục với Giám mục (x. PO số 7); đối thoại giữa linh mục với linh mục: giữa già và trẻ, giàu và nghèo, mạnh và yếu (x. PO số 8); đối thoại giữa linh mục với giáo dân, và cả với lương dân (x. PO số 9) và đối thoại với người đương thời (x. PO số 19).

Trong tất cả mọi nỗ lực đó, ĐTC Biển Đức XVI ao ước: “Tôi mời gọi tất cả hãy cầu nguyện, bằng mọi hình thức, luôn phục vụ để thiết lập một cuộc đối thoại chân thành với tha nhân, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe và chia sẻ.”

B.8. Linh mục là người của truyền thông xã hội

Công đồng Vaticanô II ngày 4/12/1963 đã ban hành Sắc lệnh Inter Mirifica (Giữa Những Khám Phá Kỳ Diệu) về các phương tiện truyền thông: “Giữa những khám phá kỹ thuật kỳ diệu mà con người, với ơn Chúa giúp đỡ, đã khai thác được từ các tạo vật nhờ tài năng của mình, Giáo Hội đón nhận và theo dõi với lòng ưu ái của người mẹ, những gì có liên hệ trực tiếp đến khả năng thiêng liêng của con người và cung cấp cho con người những phương thế khả dĩ mở rộng để truyền thông dễ dàng các tin tức đủ loại, các ý kiến và định hướng.”[94] Ngày nay, không ai phủ nhận vai trò quan trọng và ảnh hưởng vạn năng của truyền thông đại chúng, với những lợi ích và những tác hại của nó, trong đời sống của con người, “đặc biệt cuộc sống của thế hệ trẻ được sinh ra và lớn lên trong một thế giới bị điều kiện bởi truyền thông đại chúng,[95] mà đa số là thiếu tư duy và óc biện phân, vì tư duy và phán đoán rất cần đến thinh lặng và những kỹ năng về lý luận và phương pháp.

Quả thế, “các phương tiện truyền thông xã hội là một quyền lực thực sự trong thế giới hôm nay. Chúng tạo ra dư luận, chi phối dư luận, kiểm soát cuộc chuyện trò trao đổi công cộng. Điều đó cũng có nghĩa là một cách nào đó chúng cũng chi phối cách suy nghĩ, chọn lựa và hành động của mỗi người chúng ta. Chúng ta bị “thống trị”một cách êm ái dễ chịu vì chúng biết sử dụng những kỹ thuật khéo léo đến nỗi chúng ta không còn ý thức về điều đó nữa. Chúng là “một thứ chủ nghĩa đế quốc mềm” (soft imperialism). Chính “vì thế mà người công giáo cần phải biết tin tức được loan đi như thế nào và ai làm việc đàng sau hậu trường.[96]

Trong Sứ điệp Ngày quốc tế giới trẻ 2013 công bố ngày 16/11/2012, ĐTC Biển Đức XVI căn dặn giới trẻ: “Hãy học để sử dụng các mạng truyền thông một cách khôn ngoan. Để ý đến những nguy cơ tiềm ẩn trong đó, đặc biệt là nguy cơ nghiện nó, nguy cơ từ chối thế giới thực và thay thế những cuộc gặp gỡ và đối thoại trực tiếp và liên vị bằng các tương giao trên thế giới mạng.[97] Do đó, linh mục trong thời đại chúng ta phải học cách sử dụng hợp pháp các phương tiện truyền thông, tuy không thành thạo như các chuyên gia nghề nghiệp thuộc lãnh vực này, ngõ hầu sử dụng và hướng dẫn kẻ khác, nhất là giới trẻ, làm sao sử dụng cách đúng đắn các phương tiện truyền thông trong cuộc sống hằng ngày, nghĩa là dạy cho biết cách làm chủ đối với truyền thông, biết cách nhìn thấy cái gì đằng sau khúc phim hay tấm hình, biết cách đọc được ý nghĩa của các dòng chữ: người truyền thông tin phải chân thật, đúng sự kiện, đúng ý nghĩa và mục đích, công bằng và bác ái; người nhận thông tin phải biện phân đúng sai, thật giả với sự hoài nghi trí thức “sao lại thế? có thể như thế thật ư?...” và tìm cách kiểm chứng chính xác rồi mới thông tin lại cho người khác. Về vấn đề này, cha Federico Lombardi, Tổng giám đốc Đài phát thanh Vatican, trích dẫn một loạt các tài liệu rò rỉ gần đây từ Vatican, thật hay giả, đã khuấy động sự quan tâm của báo chí Ý và thu hút phần nào sự chú ý của các phương tiện truyền thông quốc tế, để nhắc lại người làm truyền thông phải có tinh thần yêu mến và ý thức nghĩa vụ đối với sự thật: “Tất cả chúng ta đều phải biết chống lại, không rơi vào tâm trạng hoang mang do những người thiếu thiện ý gây ra, hơn nữa phải luôn biết dùng khả năng mà suy luận cho đúng đắn.[98]

Kể thật đáng buồn việc viên quản gia Paolo Gabriele của ĐTC đã đánh cắp tài liệu nhạy cảm của Tòa Thánh chuyển cho nhà báo mà Văn phòng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh bảo là hành động đó của Gabriele vừa làm tổn thương cá nhân ĐTC và làm phương hại Tòa Thánh, vừa gây sốc giới Công giáo và làm trì trệ công việc yên ổn của nhân viên Vatican. Gabriele bị bắt hôm 23/5/2012, bị tòa án hình sự Vatican, sau một tuần xử, hôm 4/10/2012 tuyên phạt 18 tháng tù giam và chính thức bắt đầu thụ án hôm 25/10/2012. Điều cũng đáng suy nghĩ và cảnh tỉnh là việc luật sư của Gabriele yêu cầu ủy ban hồng y đặc biệt do ĐTC chỉ định điều tra vụ Vatileaks chất vấn hai hồng y, dù đã bị tòa án Vatican bác bỏ.[99] Chúng ta phải can đảm và tuyệt đối tin tưởng vào Chúa như ĐTC ngay khi sự việc mới xảy ra: “Những biến cố xảy ra trong những ngày này về Giáo triều Roma và các cộng sự viên của tôi đã làm cho tâm hồn tôi đau buồn, nhưng không hề làm lu mờ xác tín vững chắc rằng mặc dù có những yếu đuối của con người, những khó khăn và thử thách, Giáo Hội vẫn được Chúa Thánh Linh hướng dẫn và không bao giờ Chúa để cho Giáo Hội thiếu ơn phù trợ của Người, hầu nâng đỡ Giáo Hội trong hành trình.”[100]

Hơn ai hết, linh mục ngày nay phải biết sử dụng các phương tiện tân tiến của Truyền thông xã hội, như những dụng cụ hữu hiệu để sống mối hiệp thông con tim và khối óc của toàn thể Giáo Hội, để cập nhật các hiểu biết về thần học và mục vụ, cũng như những giáo huấn về xã hội và luân lý của Giáo Hội, để truyền thông sứ điệp Phúc Âm, và để thăng tiến đời sống thiêng liêng của mình. Chính vì thế mà ĐGH Gioan Phaolô II khuyên rằng giáo dục truyền thông cần phải là một phần không ngừng gia tăng trong công cuộc đào tạo linh mục, chủng sinh, tu sĩ, giáo lý viên, giáo dân chuyên nghiệp, sinh viên… theo những chỉ dẫn mục vụ của Aetatis Novae,[101] với sự lưu tâm thích hợp tới những hoàn cảnh hiện hành ở Á Châu và Việt Nam.[102] Quả thế, Công Đồng Vatican II kêu gọi mọi thành phần của Giáo Hội đều phải góp sức, thiện ý và lòng nhiệt thành để biến các phương tiện truyền thông thành những dụng cụ hữu hiệu phục vụ cho sứ mạng tông đồ.[103]

ĐTC Biển Đức XVI, trong Sứ Điệp Hoà Bình Thế Giới 2011, dạy: “Trong xã hội ngày nay, truyền thông đại chúng giữ một vai trò đặc biệt: không chỉ thông tin mà còn định hình tinh thần cho người tiếp nhận, vì thế còn có thể đóng góp đáng kể vào việc giáo dục người trẻ. Điều quan trọng là đừng bao giờ quên giữa giáo dục và truyền thông có mối liên hệ rất chặt chẽ. Quả thật, giáo dục diễn ra qua các phương tiện truyền thông, truyền thông có ảnh hưởng, tích cực hoặc tiêu cực, đến sự đào luyện con người.[104]

Người ta tính hiện nay có khoảng 34% dân số thế giới sử dụng internet. Vì vậy, các trang mạng xã hội là một công cụ rất mạnh mẽ cho công cuộc Tân Phúc âm hóa. Chuyên gia mạng xã hội, giáo sư José Luis Orihuela, thuộc Đại học Navarra (Tây Ban Nha), nói rằng nếu Giáo hội chỉ hiện diện trên các trang web thì chưa đủ… Ông tin rằng Vatican và các tổ chức Công giáo cần có một cơ quan đặc trách cổ võ các mạng xã hội của mình… Kết nối với công chúng qua các mạng xã hội là việc cần phải được thực hiện… Giáo hội hiểu được điều đó và bằng chứng là Giáo hội đã có mặt cả trên Twitter và Facebook. Bây giờ không chỉ những người Công giáo bình thường mới lập các trang mạng xã hội, nhưng cả các Hội đồng Giám mục, các Hồng y, các Giám mục, các linh mục, các Dòng tu và các Phong trào cũng đang tiến bước vào thế giới kỹ thuật số.[105]

B.9. Linh mục là người nhạy bén với các thay đổi xã hội

Mọi sự đang thay đổi và tiếp tục thay đổi đến chóng mặt. Linh mục phải là những người bắt nhịp hài hòa với tình hình hiện nay của một thế giới đang thay đổi; phải luôn sẵn sàng và bén nhạy để đọc được các thời triệu, chấp nhận các mới mẻ của những đổi thay, và can đảm thích nghi chính mình cách khôn ngoan sáng suốt với những bước chân của Chúa Thánh Thần, Đấng hằng làm cho mọi sự nên mới.[106]

Sự nhạy cảm này giúp chúng ta hiểu rõ hơn các nhu cầu của dân chúng, nhận thức được những vấn nạn không lời của họ, đáp ứng các thỉnh nguyện, chia sẻ những hy vọng, những trông đợi, những niềm vui và những gánh nặng của họ.[107] Trong bài diễn văn bế mạc Công Đồng Vatican II năm 1965, Đức Phaolô VI tuyên bố: “Có lẽ chưa bao giờ như tại Công đồng này, Giáo Hội đã cảm thấy nhu cầu phải hiểu biết, đến gần, thông cảm, thấm nhập, phục vụ và Phúc Âm hóa xã hội bao quanh mình. Giáo Hội đã không chỉ lo lắng suy nghĩ về chính mình, nhưng Giáo Hội cũng quan tâm nhiều tới con người… Một làn sóng mến yêu dâng lên ngập Công đồng, lan tràn trên thế giới của con người hiện đại. Các giá trị của nó không những được nhìn nhận mà còn được quý mến, các nỗ lực của nó được thanh lọc và được chúc lành.”

Tông huấn Lời Chúa[108] nhắc nhở rằng việc mục vụ của Giáo Hội phải cho thấy rõ Thiên Chúa lắng nghe những nhu cầu và tiếng kêu của con người như thế nào để mang lại cho con người hạnh phúc vĩnh cửu trọn vẹn.[109] ĐTC Biển Đức XVI kêu gọi tình liên đới của mọi người trước những thiên tai xảy ra dồn dập trên khắp thế giới: “Tâm trí Cha đặc biệt hướng về những dân tộc lúc nầy đang chịu những thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng, gây ra những thương vong về người, và thiệt hại về tài sản, khiến nhiều người trở thành vô gia cư. Cha cầu xin Chúa cho các nạn nhân và Cha bày tỏ sự gần gũi tinh thần với tất cả những ai đang chịu những tình huống khốn khó nầy. Cha cầu xin Thiên Chúa an ủi họ trong những đau khổ và nâng đỡ họ trong những cơn khốn khó.[110]

Khi nhậm chức Tổng Giám Mục Manila, Philippines, Đức Cha Luis Antonio Tagle nói về phương pháp truyền giáo mới hướng đến sự biến đổi não trạng: “Mặc lấy tư tưởng và cách nhìn của Thiên Chúa, chúng ta thấy được sự khác biệt. Một em bé, nhất là còn trong bụng mẹ, không được xem là một gánh nặng nhưng là một tặng phẩm. Giới trẻ không phải là vấn đề nhưng là triển vọng. Phụ nữ không phải là món hàng mà là con người. Người lao động chân tay không phải là cái máy nhưng là đối tác; và người nghèo không phải là phiền toái mà là kho báu, và mọi thụ tạo không phải là đối tượng để thao túng, nhưng là dấu chỉ tình yêu vô biên của Thiên Chúa.”[111] Và mới đây, một trong những phát biểu đầu tiên trước công chúng, qua đài phát thanh Vatican, với tư cách là người được ĐTC Biển Đức XVI chọn làm Hồng Y, ngài kêu gọi Giáo Hội nói ít hơn và lắng nghe người dân nhiều hơn: “Tôi nhận thấy đau khổ của người dân và những câu hỏi khó do họ nêu lên là lời mời gọi trước hết phải liên đới với họ, chứ đừng giả vờ rằng chúng ta có sẵn hết các giải pháp.[112]

Hơn ai hết, linh mục phải nhạy cảm để suy nghĩ với đầu óc của Chúa Giêsu, nhìn sự việc với con mắt của Chúa Giêsu, hành động với sức mạnh của Chúa Giêsu, phán đoán với sự khôn ngoan của Chúa Giêsu, sử dụng biện pháp với lòng nhân hậu của Chúa Giêsu, yêu thương với con tim của Chúa Giêsu, đào tạo với sư phạm của Chúa Giêsu, nhẫn nại với sự nhẫn nại của Chúa Giêsu, tha thứ với lòng thương xót của Chúa Giêsu. Tắt một lời là làm sao để giáo dân phải luôn nhận ra được nơi linh mục “tiếng nói của Chúa Chiên Nhân Lành.[113] Có thế thì linh mục mới sống trọn vẹn và thành công trong đời sống và sứ vụ linh mục giáo phận của mình, như lòng Chúa và Giáo Hội mong muốn. Thánh Phaolô đã nói rõ đường lối đó: “Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó.”[114] Vì vậy, Công Đồng Vaticanô II thúc bách các môn đệ Chúa Kitô không ngừng hoàn thiện các hiểu biết về những sự của Thiên Chúa và những sự của con người, ngõ hầu đi vào đối thoại cách thích đáng với những người đương thời.

Sự nhạy bén này sẽ gợi ý và hướng dẫn những đổi thay trí não và con tim hướng tới cuộc trở lại liên lỉ với Chúa và với tha nhân, nhất là khi gặp phải những thương tổn bất công, bằng việc “cho qua đi và để Chúa liệu” vì Ngài thay đổi công việc chứ không thay đổi ý định. Đặt Chúa vào giữa thì mọi sự sẽ đến cùng nhau, với cái nhìn tích cực (thấy khía cạnh tốt của những gì xảy đến), với lòng cảm thông (Chúa có kế hoạch của Ngài, có lẽ tha nhân không muốn thế, nhưng Chúa bắt phải làm thế), biết ơn Chúa và tha nhân (nhờ đó mà ta được biến đổi và lớn lên).[115]

Luật của sự sống và sinh trưởng là thay đổi, và mỗi chặng đường sinh trưởng của con người đều được ghi dấu bằng những thay đổi quyết định, từ lúc được sinh ra cho đến lúc chết đi, trải qua tích cực cũng như tiêu cực: “Mai nam, trưa nắng, chiều nồm; trời còn luân chuyển huống mồm thế gian.” Chúa luôn đổi mới lời mời gọi của Ngài, xuyên qua Phúc Âm, các dấu chỉ thời đại, các biến cố thăng trầm của cuộc sống mỗi ngày, thì những người theo Chúa Giêsu cũng phải đổi mới sự đáp trả của mình sao cho tương xứng. Mọi việc Chúa Kitô làm đều mang dấu ấn của thay đổi, thay đổi từ cũ sang mới, từ điều được trông đợi đến điều bất ngờ: Ngài ngồi ăn với người tội lỗi, nói chuyện với người Samaria, vượt quá luật ngày Sabát, yêu thương kẻ thù, và hy sinh mạng sống vì người khác. Mọi hành động ấy đều là những thay đổi. Qua những thay đổi ấy, Hội Thánh được sinh ra, và hôm nay cũng qua những thay đổi như thế mà Hội Thánh tồn tại, tiếp tục sống và hoạt động cho phần rỗi nhân loại. Trong chiều hướng này, linh mục được mời gọi trở thành những con người phục vụ khiêm tốn trong bất cứ cái gì, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, và bất cứ thế nào, mà dân chúng cần đến.

B.10. Linh mục là người của sứ vụ tiên tri

Với chức linh mục thừa tác, linh mục giáo phận bị thúc bách sống sứ vụ tiên tri, một trong ba chức năng của Chúa Kitô (tư tế, tiên tri và vương đế). Để thực hiện sứ vụ tiên tri của mình, Chúa Giêsu đã nói đến Bát Phúc, người con hoang đàng, người Samaritanô tốt bụng… Ngài đã đến với người tội lỗi, gái điếm, ngoại tình, bị bỏ rơi, nghèo hèn, ở bên lề và bị loại trừ, dù Ngài bị chỉ trích là điên khùng, phản động, phạm thượng, đi lại và ăn uống với phường thu thuế và tội lỗi. Linh mục giáo phận phải thực thi sứ vụ tiên tri của mình giũa đoàn chiên và cho đoàn chiên của mình, với tất cả con tim, với tất cả linh hồn, và với tất cả sức mạnh của mình, cùng với ơn Chúa, trong hai khía cạnh:

  • Loan báo và sống tình yêu nồng cháy của Chúa Giêsu đối với Thiên Chúa, Nước Chúa, và đối với dân chúng.
  • Tố cáo thói giả hình, bất công, áp bức,… dù phải trả với giá đắt của thập giá và cái chết: Giám mục Oscar Romero[116] và Mục sư Martin Luther King[117] là những chứng tá hùng hồn hiện đại cho sứ vụ tiên tri này.[118]

Linh mục giáo phận luôn có cơ hội để tuyên bố và trình bày cho thế giới và Dân Chúa sứ điệp yêu thương của Chúa, tại đây và lúc này; đồng thời cũng phải nhắc nhở dân chúng về mối liên hệ giao ước của họ với Thiên Chúa.

Tuy sứ vụ tiên tri là một nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm, nhưng vì “kiến nghĩa bất vi bất nghĩa,” linh mục giáo phận phải đóng vai trò chỉnh sửa ở trong Giáo Hội cũng như ở ngoài Xã Hội, khi có quá nhiều áp bức bất công xã hội, chính trị, kinh tế và tôn giáo cực đoan, ý thức rằng chân lý không luôn luôn thuộc về số đông và kẻ có quyền. ĐHY Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, nhắc nhở các Giám mục phải mạnh dạn giảng dạy giáo huấn của Giáo Hội, không được im lặng trong tính toán cân nhắc các phản ứngvà còn phải gắn bó sâu xa với giáo huấn đó, mới có sức mạnh của sự xác tín.”[119]

Điều đó cũng áp dụng cho cả linh mục giáo phận. Đức thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Cả dạy: “Khi thinh lặng, người lãnh đạo phải khôn ngoan, khi nói năng phải liệu sao cho hữu ích, để khỏi nói ra khi cần giữ kín, hay không làm thinh khi cần lên tiếng. Một lời nói thiếu thận trọng lôi kéo người ta vào con đường lầm lạc. Cũng vậy, sự thinh lặng thiếu khôn ngoan khiến người ta tiếp tục sống trong lầm lạc, đang khi lẽ ra họ có thể được soi sáng. Thật thế, nhiều khi các vị lãnh đạo không biết lo xa, sợ không được lòng người đời, nên ngại không dám thẳng thắn nói ra sự thật. Họ không nhiệt thành chăm sóc đoàn chiên theo lời Đấng là Sự Thật, cho đúng với nhiệm vụ mục tử, mà chỉ chăn dắt như người làm thuê, vì khi ẩn mình làm thinh thì chẳng khác gì họ xa chạy cao bay khi chó sói đến… Quả vậy, đối với người mục tử, làm thinh không dám nói sự thật vì sợ hãi, lại chẳng phải là quay lưng chạy trốn hay sao? … Lời sửa dạy là chìa khóa mở cửa cho thấy, bởi vì lời quở trách giúp khám phá ra điều sai lỗi mà ngay cả chính người đã sai lỗi thường cũng không biết… Tiến tới chức linh mục là nhận nhiệm vụ của người loan tin, tức là lớn tiếng kêu để báo trước rằng vị thẩm phán uy hùng sắp ngự đến. Vậy làm linh mục mà không biết giảng thì có khác gì người loan tin mà lại câm, liệu người đó sẽ kêu như thế nào? Vì thế, Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các vị mục tử đầu tiên dưới hình lưỡi lửa… biến họ thành những con người biết nói” (trích sách Quy Luật Mục Vụ của thánh Grêgôriô Cả – Bài đọc 2 Kinh Sách CN. 27 B TN).

Và trong mọi tình huống, linh mục phải theo nguyên tắc của thánh Phêrô: “Các ông nghĩ thế nào cho phải lẽ trước mặt Chúa, vâng lời các ông hay là vâng lời Chúa hơn… chúng tôi vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời con người.”[120] Dĩ nhiên chỉ khi nào linh mục sống được cái đức dũng này “Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất,” (giàu sang không ham, bần hèn không thay đổi lòng, và bạo lực không khuất phục được), vì đã có Chúa làm gia nghiệp vĩnh cửu.

C     

 LINH MỤC GIÁO PHẬN  TRỞ NÊN ĐỒNG HÌNH ĐỒNG DẠNG  VỚI CHÚA KITÔ MỤC TỬ NHÂN LÀNH     

 “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Chúa Giêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người.”[121]

Linh mục giáo phận được mời gọi trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, đặt Chúa Kitô làm trọng tâm đời sống và sứ vụ của mình. Chúng ta sẽ nói tới đời sống và sứ vụ đó lần lượt theo các mẫu tự làm nên danh hiệu Chúa Kitô: C H R I S T[122]

C.1. C Thập Giá (Cross)

Chức linh mục cắm rễ sâu nơi Thập Giá. Chúa Giêsu đã minh định rất rõ rằng chỉ có một con đường duy nhất để đi theo Ngài. Đó là con đường Thập Giá: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta.”[123] Không có con đường nào khác để bước theo Thầy. Tất cả những cái gọi là con đường tắt cuối cùng đều sẽ chẳng dẫn đến đâu cả, bởi vì người môn đệ đích thực phải là người bước đi trên con đường Thập Giá và theo Thầy cho đến đồi Canvê. Thập Giá gắn kết không rời với Chúa Giêsu, ngay cả sau khi Ngài sống lại vinh quang thì các dấu đinh từ cuộc khổ nạn của Ngài vẫn không bị xóa nhòa: “Tôma, hãy đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy, đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy.”[124] Do đó, linh mục không tránh né Thập Giá, cũng không được tìm cách che chắn Thập Giá: “Nếu Chúa Kitô mà chúng ta mường tượng không phải là ‘Chúa Kitô Khổ Nạn’, thì đấy là chúng ta đang mường tượng một ai đó khác, chứ không phải là Chúa Kitô thực”[125]

Thập giá có nghĩa là bỏ mình và trần trụi, thập giá gắn liền với hy sinh và giũ bỏ ý riêng, thập giá đòi phải chấp nhận Thánh Ý Chúa Cha dù phải trả bằng giá nào đi nữa, thập giá đòi phải sẵn sàng uống cạn chén đắng đến giọt cuối cùng, và thập giá có nghĩa là vâng phục cho đến chết. Người linh mục không thể đi con đường nào khác hơn là con đường của Chúa Kitô, Đấng đã vâng phục cho đến chết trên Thập giá. Nhiều người dễ có nguy cơ nuôi dưỡng một ‘tinh thần hảo ngọt’ mà kết quả là tìm kiếm chính mình nơi Thiên Chúa, chứ không phải tìm kiếm Thiên Chúa nơi chính mình! Không được xem thập giá như một gánh nặng phải vác trong cuộc hành trình tông đồ nơi trần thế, mà đúng hơn phải xem đó là “một chiếc gậy giúp mình bước đi dễ dàng và nhẹ nhàng hơn bội phần.”[126] Có những lúc thập giá như phủ trùm bóng tối trên cuộc đời và sứ vụ linh mục giáo phận, nhưng chớ gì ngài  hiểu được rằng đó là bóng bàn tay Chúa Giêsu ân cần đưa ra che chở ngài.

Cám dỗ thường xuyên của con người ngày nay là kiếm tìm một Chúa Giêsu không thập giá, là muốn một ‘thứ Kitô giáo’ dễ dãi nào đó, là khát khao một ‘thứ Tin Mừng’ không nhuốm nước mắt và đau khổ. Giống như Phêrô, nhiều khi linh mục cũng muốn kéo Chúa Giêsu ra ngoài và can ngăn về chuyện Ngài tuyên bố quá rõ ràng về thập giá, về chuyện Ngài lên đường đi Giêrusalem chịu khổ nạn. Và có lẽ cũng đáng bị những lời quở trách “Satan, hãy xéo đi!” bởi vì những lúc đó linh mục không ủng hộ ý muốn của Thiên Chúa mà đang ủng hộ ý muốn của loài người.[127]

Tin Mừng của Chúa Giêsu là một thứ Tin Mừng khổ lụy, không những phải được rao giảng mà còn phải được thực thi. Nếu chúng ta cố tìm một Chúa Giêsu không có thập giá, chúng ta sẽ gặp thập giá mà không có Chúa Giêsu! Thập giá là một trong những nghịch lý lạ lùng của Kitô giáo. Sự khôn ngoan và sức mạnh của thập giá chỉ được hiểu một khi ta đảm nhận nó và trực tiếp kinh nghiệm nó: Liều đánh mất mạng sống chính là để đạt được sự sống, đành chịu bất lực chính là để trở nên mạnh mẽ. Thập giá không phải là kết điểm của con đường, mà là cánh cổng dẫn vào sự sống: thất bại chuyển hóa thành chiến thắng, chính chỗ sự sống bị tước đoạt lại trở thành nơi sự sống được phục hồi.

Giáo Hội không bao giờ che giấu thập giá, trái lại biểu dương và suy tôn thập giá: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, nó sẽ trổ sinh nhiều bông hạt.”[128] Đời sống linh mục càng cắm rễ sâu trong thập giá càng trổ sinh nhiều hoa trái thiêng liêng hơn. Chính khi đi đến cùng con đường tự hủy, trút bỏ đến trở thành trống không, là lúc mà công cuộc của Chúa Giêsu đạt đến mức tuyệt đỉnh: cứu vớt nhân loại khỏi tội lỗi và được giải hòa với Thiên Chúa. Đời linh mục được sắc nét khi tựa vào thập giá, bởi vì chức linh mục thừa tác là chức phận hy tế của Đấng “đã tự thể hiện mình là tư tế, là bàn thờ, và là con chiên bị sát tế” và nhờ “việc chấp nhận chết, Ngài đã tiêu diệt sự chết nơi chúng ta, và nhờ sống lại, Ngài đã phục hồi sự sống cho chúng ta.”[129]

Hằng ngày linh mục nhân danh Chúa Kitô cử hành Lễ Tạ Ơn là chính trung tâm cuộc sống và sứ vụ của mình, và trở thành chính điều mà mình cử hành, như nghi thức truyền chức căn dặn: “Con hãy nhận lấy lễ phẩm của dân thánh, hiểu biết những điều con làm… và hãy làm cho cuộc sống con nên tương hợp với mầu nhiệm thập giá của Chúa.”  Việc cử hành Thánh Thể là một sự lặp lại hy tế Canvê, thể hiện và đào sâu sự đồng hóa linh mục với Chúa Kitô trong hy tế thập giá, qua đó linh mục được thách đố trao ban chính thân thể mình, chính máu thịt mình cho đoàn chiên.

Nhiều người trong chúng ta cũng đã, hay sẽ trèo lên con đường dốc đứng đó, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Con đường thập giá của Giáo Hội và của linh mục vẫn kéo dài mãi. Những người bách hại còn đó hay đã qua đi, hoặc đã thay đổi, nhưng thập giá vẫn không thay đổi và vẫn còn đè nặng trên vai chúng ta. Ngày xưa ông Simon đã giúp Chúa Giêsu vác thập giá, thì ngày nay chính Chúa Giêsu chịu đóng đinh và sống lại đang giúp linh mục vác thập giá của mình. Đau khổ của linh mục là đau khổ của Ngài, hy tế của linh mục là hy tế của Ngài. Chúa Giêsu thấu hiểu những yếu đuối, những thất bại, những cảm giác ngã lòng, những lo sợ và cô đơn của linh mục, vì chính Ngài cũng đã trải nghiệm những khó khăn này. Linh mục trèo lên con đường thập giá đến tận đỉnh đồi Golgotha, đến tận một Chúa Kitô toàn thể, vừa với thập giá và mão gai trên đồi Golgotha, vừa với vinh quang trên núi Tabôrê và chiến thắng phục sinh vinh hiển. Sứ mạng của linh mục là hướng dẫn những con người phải đau khổ vì đối nghịch và hận thù để họ không quay lưng lại với nhau, nhưng nhìn vào mắt nhau trong sự cảm thông tương hổ.

Đường thập giá là trường dạy linh mục sống. Chúa Giêsu ngã xuống rồi lại chỗi dậy. Ngài chịu đựng nỗi cô đơn. Ngài chịu hành hạ và lăng nhục, nhưng Ngài luôn tha thứ.  Đường thập giá cũng là trường dạy linh mục sống thánh theo gương Mẹ Maria. Mẹ bước đi theo Con Mẹ trong thinh lặng. Cái nhìn của hai Mẹ Con bắt gặp nhau; hai Mẹ Con nhìn nhau tận trong sâu thẳm tâm hồn. Mẹ và Con kết hiệp với nhau bởi tình yêu bao la, sâu thẳm và trong trắng. Tình yêu này sẽ làm thế giới thay đổi. Mẹ Maria đã theo Chúa Giêsu trên đường núi Sọ, xin Mẹ luôn đồng hành với linh mục. Một người mẹ đã nói với con mình rằng: “Dù con lớn bao nhiêu tuổi, con vẫn là con của Mẹ; dù con có đi tới cùng trời cuối đất, thì lòng Mẹ vẫn hằng theo con.” Chớ gì linh mục luôn cảm nhận sâu sắc Mẹ Maria luôn đồng hành với linh mục, luôn đứng bên thập giá của linh mục và che chở linh mục.

C.2. H Nhân Ái (Humanity)

Khi đọc và suy gẫm Tin Mừng, chúng ta dễ có ấn tượng sâu đậm về lòng nhân ái của Chúa Giêsu. Ngài bồng ẵm các em bé vào lòng, chúc lành cho chúng, nhắc nhớ rằng Nuớc Thiên Chúa thuộc về những người giống như chúng.[130] Ngài có các bạn hữu ở Bêtania mà Ngài yêu mến và năng ghé thăm, Ngài có một tương giao thân tình nồng nhiệt với họ. Ngài đã cảm thương bạn hữu mình đến độ sa nước mắt, như điều đã xảy ra bên mồ Ladarô.[131] Ngài cũng nếm cảm nỗi đói khát, cô đơn và buồn sầu. Ngài là Thiên Chúa và là con người trọn vẹn, và thần tính của Ngài không hề làm nhân tính của Ngài bị sút giảm đi chút nào. Lòng nhân ái của Chúa Kitô được nhìn thấy rõ rệt nhất nơi tấm lòng trắc ẩn của Ngài.

Trắc ẩn không chỉ có nghĩa là thương hại người ta, mà đúng hơn, trắc ẩn là cảm nếm nỗi đau khổ nơi người ta, cùng chịu đau khổ với người ta và tìm cách giúp họ như việc Chúa Giêsu đã làm khi cảm nhận cơn đói mệt của đám đông đi theo Ngài trong hoang địa.[132] Trái tim trắc ẩn của Ngài đã hoàn toàn đồng cảm với và mang lấy gánh buồn đau của người góa phụ đang khóc thuơng vì mất đứa con trai duy nhất của mình.[133] Người góa phụ này đã không xin Chúa Giêsu làm phép lạ, mà chính Ngài quyết định làm thế. Phải chăng Ngài nhìn thấy trước nơi người góa phụ ấy hình ảnh chính Mẹ yêu dấu của Ngài, khi Mẹ sẽ đón nhận vào vòng tay Mẹ tấm thi thể tan nát của chính Ngài sau này? Ngài cảm nhận được lòng thống hối của người đàn bà tội lỗi đang sa nước mắt rửa chân Ngài và lấy tóc nàng mà lau như dấu chứng của một trái tim chứa chan lòng mến. Lòng trắc ẩn của Ngài đã thúc đẩy Ngài đi đến gặp gỡ và ngay cả đụng chạm đến những người phung hủi mà xã hội loại trừ và liệt vào hạng ô uế không thể đụng chạm đến được.[134]

Lòng nhân ái của Chúa Giêsu đã làm cho Ngài có thể đi vào trong mối quan hệ cá nhân với tất cả mọi người: những người đau ốm và những người khốn khổ, những người nghèo hèn và những người bị áp bức, những người tội lỗi cũng như những người thánh thiện. Mặc dù tiếp xúc với đám đông quần chúng, Ngài vẫn không bao giờ quên các cá nhân và nhu cầu của họ: Ngài dừng lại với anh chàng ăn xin mù Bartimê;[135] bị cả một đám đông chen lấn xô đẩy, nhưng Ngài vẫn cảm nhận được đức tin của người phụ nữ đang cố kín đáo chạm đến mép áo Ngài để được chữa lành chứng bệnh băng huyết của chị.[136] Ngài đã cảm kích bởi lòng quảng đại của bà góa nghèo dâng cúng hai đồng bạc, tức trọn số tiền mà bà đang có để sống, vào hòm tiền của Đền Thờ.[137]

Để nên giống Chúa Kitô, linh mục phải có lòng nhân ái và trắc ẩn như Ngài, phải biết cảm xúc với người ta, vì người ta và trong người ta, nhất là những người đau khổ trong thân xác cũng như trong tâm hồn, phải cảm nhận “những vui mừng và hy vọng, những ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là những người nghèo và những người đau khổ…”[138] Linh mục không thể vô cảm, vô can, hay lãnh đạm đối với bao nỗi đau buồn và bao nỗ lực đấu tranh của những người mà ngài có bổn phận phục vụ: Niềm vui và nỗi khổ của họ phải có một âm vang trong cõi lòng ngài. Linh mục được gọi nên giống Chúa Kitô để trở thành người Samaritanô Nhân Hậu, bởi vì “dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu thuộc về Tin Mừng khổ lụy. Nó vạch ra cho chúng ta thấy mối tương quan giữa chúng ta và những anh chị em đau khổ xung quanh đời mình phải như thế nào.”[139]

Nhờ cuộc sống độc thân, linh mục hoàn toàn có tự do để yêu thương, quan tâm và chăm sóc mọi người. Linh mục là của mọi người, và mọi người có quyền đòi hỏi linh mục không thuộc về riêng một ai cả: “Linh mục được mời gọi bắt chước gương Chúa Kitô và mang trọn tấm lòng đồng cảm của Ngài đến cho những người ốm đau tật nguyền… Linh mục không giống được với Chúa Kitô ở chỗ linh mục không có quyền năng để chữa lành các anh chị em đau yếu, tuy nhiên, linh mục có thể đem lại cho họ sự an ủi về mặt luân lý và tâm linh, nâng đỡ họ trong cơn thử thách và ngay cả có thể giúp họ mau chóng bình phục hơn.”[140] Có thể linh mục không xóa tan được nỗi thống khổ của tha nhân, nhưng chính sự hiện diện của linh mục trong nỗi thống khổ của họ sẽ đem lại cho họ niềm hy vọng và sự chữa lành.

Linh mục không chỉ thực thi sứ vụ phục vụ những người bệnh tật và đau khổ, mà ngược lại linh mục đồng thời cũng nhận được sự nâng đỡ lớn lao từ nơi họ; linh mục không chỉ hướng dẫn và chăm sóc họ mà còn được họ chăm sóc và hướng dẫn: Sự hy sinh và lòng kiên nhẫn chịu đựng của họ là một nguồn nghị lực nâng đỡ linh mục; sứ vụ đối với những người bệnh tật, đau khổ, nghèo túng… có sức khích lệ tinh thần linh mục và làm cho linh mục giàu tính người hơn và trở nên giống Chúa Kitô hơn.

C.3. R Hòa Giải (Reconciliation)

“Vì thế, từ đây chúng tôi không còn biết một ai theo quan điểm loài người. Và cho dù chúng tôi đã được biết Chúa Kitô theo quan điểm loài người, thì giờ đây chúng tôi không còn biết Người như vậy nữa. Cho nên, phàm ai ở trong Chúa Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi. Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Chúa Kitô mà cho chúng ta được hoà giải với Người, và trao cho chúng tôi chức vụ hoà giải. Thật vậy, trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải với Người. Người không còn chấp tội nhân loại nữa, và giao cho chúng tôi công bố lời hoà giải.”[141] Chúa Kitô đã đến để giải hòa con người với Chúa Cha và với nhau. Ngài là sự giao hòa và là sự bình an, vì “trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đã giao hòa thế gian với chính Ngài…”[142]

Tin Mừng cho thấy hình ảnh một Chúa Giêsu không ngừng tìm kiếm và cứu vớt những gì lạc mất, đến độ Ngài tự nguyện đến dùng bữa tại nhà Zakêu và Lêvi, dù bị tiếng là thường giao du, ăn uống với những người tội lỗi và những người thu thuế.[143] Ngay cả trong cơn đau quằn quại trên Thập Giá, Ngài cũng đã giao hòa người trộm lành qua việc bảo đảm thiên đàng cho anh ta.[144] Ngài đã hàn gắn tất cả những gì đổ vỡ, qui tụ tất cả những gì tản mác, hiệp nhất những gì phân rẽ. Ngài đã chịu chết để thu họp tất cả các con cái Thiên Chúa đang tan tác khắp nơi.[145] Ngài đã mang lấy gánh nặng lỗi lầm của chúng ta và trở thành giống như chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi.[146] Là nhà hòa giải, Chúa Giêsu là Pontifex thượng đẳng, là nhịp cầu nối kết không chỉ các cá nhân đang chia rẽ nhau, mà nhất là hiệp nhất lại những gì đã phân rẽ ở bên trong mỗi con người.

Cái gì gây phân rẽ ở ngay bên trong mỗi người? Cái gì gây phân rẽ ở giữa người với nhau? Đó không phải là gì khác ngoài tội lỗi và sự dữ. Tội lỗi chia cắt và làm con người tan rã. Trong tội lỗi, người ta không chỉ đoạn tuyệt mình khỏi Thiên Chúa, mà còn đoạn tuyệt mình khỏi người khác, và còn đoạn tuyệt mình với chính mình nữa. Sự xung đột giữa người với người chỉ chấm dứt khi mà sự xung đột bên trong bản thân mỗi người chấm dứt. Từ kinh nghiệm bản thân, chúng ta biết rằng cõi lòng mình là một bãi chiến trường của những xung đột cam go này. Chúng ta muốn tránh sự dữ, thế nhưng chúng ta lại sa vào làm mồi cho sự dữ. Chúng ta muốn làm điều tốt, nhưng chúng ta lại bị kéo lôi bởi điều xấu. Quả thật linh mục có thể thốt lên như Thánh Phaolô rằng “Khốn cho tôi! Ai sẽ kéo tôi ra khỏi tấm thân hay chết này? Xin tạ ơn Thiên Chúa nhờ Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta!”[147]

Linh mục vẫn thường nói về những cơ chế của tội lỗi trên thế giới, những cơ chế của bạo lực bất công, của xếp loại, phe cánh, kỳ thị và phân biệt đối xử… Nhưng những cơ chế ấy phát xuất từ đâu? Chúng ta dễ quên những cơ sở hạ tầng của tội lỗi bên trong chính mình. Những cơ chế bên ngoài của tội lỗi sẽ chỉ biến mất nếu những cơ chế tội lỗi đồn trú bên trong bản thân mỗi người bị giải thể. Có lẽ tội lớn nhất của thế giới chính là việc con người ngày nay đánh mất cảm thức về tội lỗi. Đây là căn bệnh mà chúng ta cần được giúp đỡ chữa trị. Chúa Giêsu cung ứng cho chúng ta sự chữa trị đó khi Ngài giải hòa chúng ta với chính mình, với nhau, và với Thiên Chúa. Linh mục là thừa tác viên và là sứ giả của sự hòa giải này, để nối lại các nhịp cầu và kiến tạo hòa bình. Linh mục cũng cần biết nhìn nhận rằng trong sâu thẳm con người mình, linh mục vẫn mang những mầm mống của tội lỗi và ích kỷ, rằng linh mục cần được hòa giải, ngay cả khi linh mục đem lại sự hòa giải cho người khác.

Mẹ Giáo Hội cung cấp cho chúng ta một phương thế để đón nhận sự hòa giải và niềm bình an ấy, đó là Bí Tích Hòa Giải. Chúng ta phải nhìn nhận tội lỗi và sự dữ ở bên trong chúng ta và đặt mình qui phục lòng thương xót và sự thiện hảo của Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao Giáo Hội hết sức nhấn mạnh tầm quan trọng của Bí Tích Hòa Giải. Nhờ bí tích này, chúng ta nhận lãnh không chỉ sự thứ tha tội lỗi mà còn nhận lãnh sức mạnh của ơn Chúa để có thể phá tan những cơ chế tội lỗi bên trong chính mình. Linh mục không những phải thực thi vai trò thừa tác viên của Bí Tích Hòa Giải, mà còn phải là người ân cần và đều đặn lãnh nhận bí tích này, để chính linh mục trở nên chứng nhân của lòng thương xót mà Thiên Chúa dành cho tội nhân. Vì thế, linh mục phải thành thật nhìn nhận thân phận tội lỗi của mình và mở lòng ra đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng luôn sẵn sàng tha thứ. Phải là một hối nhân mẫu mực thì linh mục mới có thể làm một cha giải tội mẫu mực được.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã trình bày một cách sắc bén trong Tông Huấn “Reconciliatio et Paenitentia” như sau: “Đời sống tu đức và mục vụ của linh mục muốn thực sự có chất lượng và sinh động, cần phải là một đời sống lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải thường xuyên và đầy ý thức. Việc cử hành Bí Tích Thánh Thể của linh mục và vai trò của ngài trong các bí tích khác, sự nhiệt tâm mục vụ của ngài, mối quan hệ của ngài đối với các tín hữu, mối hiệp thông của ngài đối với các anh em linh mục khác, sự cộng tác của ngài với Giám mục, đời sống cầu nguyện của ngài – nói tắt một lời: tất cả cuộc sống linh mục của ngài – sẽ lụn bại thảm khốc, nếu do cẩu thả hay do một lý do nào khác mà ngài không lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải một cách đều đặn với lòng tin và lòng sốt mến chân thành. Nếu một linh mục không còn bước đến tòa giải tội nữa hay không còn xưng thú tội lỗi của mình một cách nghiêm túc nữa, thì con người linh mục và sứ vụ linh mục của ngài chẳng mấy chốc sẽ gánh lấy hậu quả thê thảm, và hậu quả này sẽ tác động rõ ràng trên chính cộng đoàn mà ngài phụ trách,”[148]  như người ta thường nói “linh mục thế nào thì giáo xứ thế ấy.”

C.4. I Đời Sống Nội Tâm (Interiority)

Các trình thuật Tin Mừng khắc họa Chúa Giêsu là con người cầu nguyện. Ngài là con người của đám đông, nhưng cũng là con người ‘lên núi’ nữa. Ngài gắn bó với dân chúng, nhưng cũng trải qua những khoảng thời gian một mình cầu nguyện lâu giờ và hiệp thông với Chúa Cha. Sự gắn bó của Ngài với dân chúng là một cái gì trào ra từ sự hiệp thông của Ngài với Chúa Cha. Khi Ngài nhận thấy các tông đồ quá bận rộn đến đỗi thậm chí không có thời giờ để ăn uống, Ngài đã truyền cho các ông tách khỏi đám đông, lên thuyền và ra đi đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.[149]

Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ cầu nguyện bằng chính gương mẫu của Ngài. Trông thấy Ngài cầu nguyện, họ xin: “Thưa Thầy, xin Thầy dạy chúng con cầu nguyện.”[150] Ngài cầu nguyện khi Ngài được dân chúng nồng nhiệt ngưỡng mộ, như sau biến cố hóa bánh ra nhiều,[151] và khi Ngài vui mừng đón bảy mươi hai môn đệ trở về,[152] Ngài cầu nguyện khi Ngài buồn sầu và cô đơn ở vườn Giếtsêmani,[153] Ngài cầu nguyện trên Thập Giá tại đồi Canvê,[154] Ngài cầu nguyện cả khi Ngài trút hơi thở cuối cùng, phó thác chính mình trong tay Cha.[155]

Phải sống giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian, linh mục giáo phận phải vun xới đời sống nội tâm, vun xới một cuộc sống cầu nguyện, vun xới một khả năng chiêm niệm trong hành động: yêu mến cầu nguyện, dành ưu tiên cho giờ cầu nguyện hằng ngày, sắp xếp ngày sống sao cho có thể dành cho Chúa một thời gian chất luợng. Chính đời sống cầu nguyện sẽ làm cho linh mục luôn ở lại trong Chúa Giêsu như cành nho ở lại trong thân nho.[156] Sự ở lại này là bí quyết giúp linh mục sống một đời sống tâm linh sinh động và phong phú,nhất là khi sự ở lại này không bao giờ chấm dứt. Chính nhờ đời sống cầu nguyện này mà linh mục trở nên nhạy cảm hơn đối với Chúa Thánh Thần, trở nên ngoan ngoãn hơn trước những gợi ý và thúc đẩy của Ngài, đồng thời qui phục hoàn toàn con người mình theo Thánh Ý Thiên Chúa.

Nhiều giáo dân ngày nay rất trông mong linh mục cung cấp cho họ sự hướng dẫn tinh thần, dẫn dắt họ bước đi trên nẻo đường của cầu nguyện và của Thánh Thần. Đây cũng là một nhu cầu mục vụ thiết yếu. Linh mục phải đáp ứng cơn đói khát thiêng liêng này của giáo dân, nếu không muốn họ bị kéo lôi đến một chỗ khác để kiếm tìm sự hướng dẫn: “Chỉ có người mục tử cầu nguyện mới có thể chỉ bảo cho người ta biết cách cầu nguyện, và mới có thể đem ơn Chúa xuống cho những người mà mình chịu trách nhiệm săn sóc mục vụ… Chỉ có linh mục biết sống hằng ngày kinh nghiệm hoán cải và biết quan hệ thân mật với Chúa Kitô mới có thể thúc đẩy những bước tiến đáng kể trong công cuộc Phúc âm hóa đích thực và mới mẻ.”[157] “Linh mục không thể lãnh đạo và hướng dẫn người khác nếu chính bản thân linh mục lại xa lạ với những nẻo đường và những cách làm việc của Chúa Thánh Thần. Và nếu bản thân linh mục là người thiếu năng lực biện phân, thì ngài phá hỏng công cuộc của Chúa Thánh Thần nơi những tâm hồn mà linh mục dẫn dắt.”[158]

C.5. S Tinh Thần Phục Vụ (Servanthood)

Linh mục không thể không khao khát nên giống Thầy mình, Đấng “đã đến không phải để được phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người.”[159] Ở Á Châu và nhất là tại Việt Nam, linh mục vẫn còn được dân chúng khá trọng vọng và vẫn còn có một số uy lực nào đó: Xã hội cũng thường dành cho linh mục một sự nể nang, và giáo dân nói chung thường cung phụng linh mục. Vì vậy, linh mục cần điều chỉnh và sửa đổi nhãn quan của mình trong khía cạnh này. Thánh Bộ Giáo Sĩ nhắc nhở: “Linh mục có một uy thế giữa các tín hữu, và tại vài nơi, linh mục còn có những thẩm quyền dân sự nữa. Tuy nhiên, linh mục cần ý thức rằng uy thế đó phải gắn liền với lòng khiêm nhường và phải được sử dụng đúng đắn để thúc đẩy công cuộc cứu rỗi các linh hồn, trong khi không ngừng xác tín rằng chính Chúa Kitô mới là thủ lĩnh đích thực của dân Thiên Chúa.”[160]

Giống Chúa Giêsu, linh mục là người chăn chiên tốt lành sẵn sàng thí mạng sống mình vì đàn chiên.[161] Và sau khi đã chu toàn tất cả những gì được kỳ vọng nơi mình, linh mục phải biết tự nhận chính mình như một “tôi tớ vô dụng” chỉ làm những gì có bổn phận phải làm.[162] Linh mục được trao tác vụ không phải cho chính bản thân linh mục, nhưng cho cộng đoàn tín hữu, đặc biệt đối với linh mục giáo phận. Linh mục được trao tác vụ không phải để làm ông chủ sai khiến cộng đoàn, nhưng là để cống hiến cho cộng đoàn sự phục vụ vô vị lợi: “Tìm gặp Chúa Kitô nơi người khác, trong tình yêu ưu tiên đối với người nghèo, nơi họ, con mắt đức tin của chúng ta khám phá ra Chúa Giêsu và khám phá ra một tình yêu bao dung đối với tội nhân.”[163]

Tinh thần phục vụ của người tôi tớ sẽ làm cho linh mục biết vui tươi chấp nhận và dốc sức chu toàn những công việc bổn phận được giao phó cho mình, dù đó là những công việc vinh dự hay thấp hèn đến đâu đi nữa, dù đó là những công việc gắn liền với tên tuổi hay chỉ âm thầm trong bóng tối và không được ai biết đến. Tinh thần phục vụ của người tôi tớ sẽ cắt xén khỏi linh mục những dấu vết bội phản thuộc căn chứng sùng bái sự nghiệp phổ biến trong giới giáo sĩ trẻ ngày nay, một căn chứng có thể làm lệch lạc và thậm chí phá hỏng sứ vụ của mình: nhiều công trình giá trị của tiền nhân bị phá bỏ để xây dựng cái mới, có khi kém hơn, cả về chất lượng cả về giá trị văn hóa và mỹ thuật, chỉ vì muốn để lại dấu tích sự nghiệp của mình. Thật đáng tiếc!

Tại một trong những học viện dành cho các sinh viên linh mục ở Rôma, chân dung của các cựu sinh viên đã trở thành Giám mục và Hồng y được treo nhan nhãn dọc các hành lang và cầu thang của tòa nhà. Gần đây, các vị hữu trách thức thời đã quyết định tháo gỡ các khung ảnh ấy, bởi vì theo báo cáo cho biết, nhiều linh mục sinh viên mới vào trường đã có cảm nghĩ mãnh liệt rằng mình cũng phải phấn đấu để đạt đến những “tầm cao ấy”! “Các sinh viên phải hiểu rõ rằng tiêu điểm phấn đấu cho cuộc sống không phải là để đạt quyền cao chức trọng và thu vén danh dự, nhưng là tận hiến chính mình cho Thiên Chúa và cho sứ vụ mục vụ. Các sinh viên phải được đào tạo cách riêng về tinh thần vâng phục của linh mục, về tinh thần khó nghèo và từ bỏ, để họ có thể đảm nhận một cuộc sống theo khuôn mẫu của Chúa Kitô Khổ Nạn, để họ có thể sẵn sàng từ bỏ cả những gì mình đáng được hưởng, nhưng tự xét thấy là không phù hợp.”

C.6. T Thầy Dạy (Teacher)

Linh mục là thầy dạy Lời Chúa, nhân danh Chúa Kitô và nhân danh Giáo Hội. Ngài sẽ không dạy những cao trào hay lý thuyết tạm bợ và chóng qua nào đó. Sứ mạng và sứ điệp là của Chúa Kitô, linh mục chỉ là sứ giả của Ngài. Giáo Hội đặt Lời cứu độ trên môi miệng người rao giảng Tin Mừng, giải thích cho họ sứ điệp mà chính Giáo Hội là cơ quan gìn giữ. Giáo Hội trao cho họ bài sai mà chính Giáo Hội đã nhận lãnh từ Chúa Kitô. Linh mục sẽ không rao giảng về chính mình hay về những ý tưởng riêng của mình,[164] nhưng là rao giảng một Tin Mừng mà cả linh mục lẫn Giáo Hội đều không phải là chủ nhân tuyệt đối và do đó không thể uốn ép Tin Mừng ấy tùy theo ý muốn của mình, mà phải chuyển giao Tin Mừng ấy một cách tuyệt đối trung thành.[165] Thật vậy, việc rao giảng Lời Chúa là bổn phận trọng yếu của linh mục: “Trong tư cách là những cộng tác viên của Giám mục, bổn phận đầu tiên của linh mục là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa cho mọi người để xây dựng và phát triển Dân Thiên Chúa.”[166]

Nhưng muốn cho việc rao giảng này có tác dụng, thì nó phải được đặt điểm tựa trên đời sống cầu nguyện, và linh mục tiên vàn phải là con người cầu nguyện trước khi là con người rao giảng: Phải nói với Chúa và có Chúa đã, rồi mới có thể nói về Chúa và trao Chúa cho người khác, vì không ai có thể cho cái mình không có. Linh mục không phải là chủ nhân, nhưng là tôi tớ của Lời Chúa, không đọc Lời cách máy móc nhưng là lắng nghe Lời. Thật vậy, “tâm nguyện, lắng nghe và đáp trả, là hình thức cao nhất của cuộc tương phùng giữa Lời Chúa và cuộc sống mỗi người.” Không thể phủ nhận sự kiện rằng “có một mối tương quan thiết yếu giữa đời sống cầu nguyện cá nhân và việc rao giảng… Việc rao giảng hữu hiệu là một hoa trái khác của việc cầu nguyện cá nhân.”[167]

Đức Thánh Cha Phaolô VI đã diễn tả một cách sắc bén trong Tông huấn Loan Báo Tin Mừng ban hành ngày 8/12/195 như sau: “Con người thời nay thích lắng nghe các chứng nhân hơn là nghe những thầy dạy, và nếu họ lắng nghe những thầy dạy thì bởi vì những thầy dạy ấy là các chứng nhân.”[168] Bộ Giáo dục Công giáo cũng khẳng định: “Nhà giáo dục sống đời sống đức tin sống động sẽ dạy bằng chính con người mình nhiều hơn là bằng những gì mình nói.” Quả đúng như Ca dao Việt Nam chúng ta dạy: “Lời nói lung lay, gương lành lôi kéo.”

Tóm lại, một khi đã có bản vẽ, đã có mô hình, đã có mẫu thiết kế, chúng ta sẽ bắt tay vào thực hiện công trình. Cầu mong mỗi người chúng ta đều cố gắng hình thành cho mình một mẫu linh mục thích hợp, và nỗ lực xây dựng đời sống ơn gọi của mình theo cái mẫu đó, trong sự cộng tác tích cực và hữu hiệu giữa được đào tạo và tự đào tạo, theo đường lối của Giáo Hội, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Với sức con người lắm khi rất khó, nhưng với Chúa thì mọi sự luôn đều là có thể.

D  

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA  LINH ĐẠO LINH MỤC GIÁO PHẬN

D.1. Việc nhập tịch trong một Giáo hội địa phương[169]

Văn kiện “Hướng dẫn mục vụ dành cho linh mục giáo phận” của Bộ Truyền Giáo ban hành năm 1989 nói rằng “đời sống trong Thánh Thần làm cho linh mục trở nên dấu chỉ hiện thân và đặc trưng của Chúa Kitô trong việc phục vụ Giáo hội địa phương và phổ quát, hiệp thông với đặc sủng của Giám mục.”[170] Còn Sắc lệnh Chức vụ và đời sống linh mục tóm tắt “do chức thánh và sứ mệnh lãnh nhận nơi Giám mục, linh mục được đặc cử để phụng sự Chúa Kitô là Thầy, là Linh mục và là Vua; tham dự vào chức vụ của Người là ngày ngày kiến tạo Giáo hội ở trần gian thành Dân Chúa, Thân thể Chúa Kitô và đền thờ Chúa Thánh Thần,”[171] nghĩa là “linh mục được một bí tích riêng in dấu đặc biệt khi được Chúa Thánh Thần xức dầu, nên giống Chúa Kitô Linh mục, đến đỗi có quyền thay mặt Chúa Kitô là Đầu mà hành động.”[172]

Có người hỏi: “Các Dòng thường do một đấng sáng lập theo một đặc sủng và linh đạo cụ thể, còn các linh mục giáo phận do ai lập và linh đạo thế nào?” Với tất cả lòng xác tín, các linh mục giáo phận có thể trả lời rằng “chúng tôi được chính Chúa Giêsu Kitô lập và chúng tôi cũng có linh đạo riêng của mình.” Và nét đặc trưng đầu tiên của linh đạo linh mục giáo phận[173] là việc nhập tịch vào một Giáo Hội địa phương, hiệp thông với Giám mục kế vị các tông đồ, tạo nên một gia đình linh mục trong Giáo phận (linh mục đoàn), phục vụ lâu dài Giáo hội địa phương này, trong khi vẫn sẵn sàng phục vụ Giáo Hội phổ quát.

Như thế, linh đạo linh mục giáo phận (cũng gọi là linh mục triều) bao gồm “một sự gắn bó yêu thương hết lòng theo Chúa Kitô, Đấng được Chúa Cha sai đến và được Chúa Thánh Thần thánh hiến, hiệp nhất thân mật và quảng đại vâng phục Đức Giáo Hoàng và Giám mục Bản quyền, thân mật huynh đệ với Linh mục đoàn địa phương, phục vụ các tín hữu của Giáo hội địa phương và sẵn lòng trợ giúp các Giáo hội khác đang thiếu thốn, và Phúc âm hoá lương dân.[174] Ơn gọi, sự thánh hiến và sứ mạng của linh mục giáo phận là “tham dự vào thực thể của Chúa Kitô, được Thánh Thần thánh hiến, được Chúa Cha sai đi,[175] và hằng tiếp tục trong Giáo hội,[176] có Đức Maria luôn gần gũi nâng đỡ.

Nói cách khác, linh mục giáo phận nhập tịch vào một giáo phận, thuộc về giáo phận, trực tiếp ở dưới quyền và vâng lời Giám Mục giáo phận, hiệp nhất với linh mục đoàn, thi hành chức vụ linh mục và đảm nhận những công tác do Giám Mục Bản quyền chỉ định,[177] thường ở trong các giáo xứ thuộc giáo phận của mình. Đa số linh mục trên thế giới là linh mục giáo phận, sống giữa dân chúng trong thế gian và phục vụ giáo dân trong các giáo xứ.

Linh mục giáo phận không khấn giữ ba lời khuyên Phúc Âm như các linh mục Dòng hay tu sĩ, nhưng sống chúng một cách khác bằng việc hứa vâng lời Giám mục Bản quyền và sống độc thân khiết tịnh, được làm chủ và sử dụng của cải theo ý mình, trong nếp sống giản dị để việc phục vụ mọi tầng lớp dân chúng được hiệu quả, trong tinh thần thuộc trọn vẹn về Chúa Kitô và trọn vẹn thuộc về Giáo Hội mà mình được kêu gọi hiến dâng phục vụ, với một tình yêu không chia sẻ, như hôn phu trung thành chung thủy với hôn thê của mình.

Linh mục giáo phận luôn tỉnh thức tìm khám phá và sống căn tính của mình mỗi ngày một cao độ hơn, nhằm ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô mục tử nhân lành. “Sự nhập tịch” của một linh mục giáo phận vào một Giáo hội địa phương xác định căn tính của ngài. Ngài mang trong tim một cảm thức “thuộc về” Giáo phận của mình, thuộc về linh mục đoàn giáo phận, giáo dân của giáo phận, những điều kiện của giáo phận, lịch sử của giáo phận, những nét đặc trưng và linh đạo của giáo phận. Các ứng sinh được Ban Ơn Gọi của giáo phận tuyển chọn, đào tạo và được Giám mục Bản quyền gọi chịu chức là đương nhiên thuộc về giáo phận, không cần một thủ tục pháp lý nào khác, như một linh mục ở nơi khác đến xin nhập tịch vào giáo phận. “Cảm thức thuộc về giáo phận” này là nét độc đáo của linh mục giáo phận và phân biệt ngài với linh mục Dòng. Dĩ nhiên, các linh mục Dòng cũng “đóng góp những đặc sủng và những thừa tác vụ đặc biệt[178] làm phong phú cho giáo phận và thậm chí giúp đỡ giáo phận “mở rộng mạnh hơn đến Giáo hội trên toàn thế giới, bởi sự hiện diện của họ.”[179] Tuy nhiên cảm thức thuộc về và nguồn cội của các linh mục Dòng không phải ở trong một Giáo hội địa phương, nhưng ở trong một Hội Dòng vượt quá những biên giới của Giáo phận.

Nhưng đối với linh mục giáo phận, việc nhập tịch trong một Giáo hội địa phương “không bị giới hạn trong một ràng buộc hoàn toàn pháp lý, mà còn liên hệ đến một loạt thái độ cũng như những quyết định mục vụ và thiêng liêng giúp phát triển những đặc điểm đặc trưng của ơn gọi linh mục.”[180] Linh mục giáo phận “khám phá trong sự thuộc về và sự hiến dâng cho Giáo hội địa phương này một kho tàng ý nghĩa, tiêu chuẩn cho sự biện phân và hành động tạo hình cho cả đời sống mục vụ và thiêng liêng của ngài[181] đến mức độ thậm chí hy sinh mạng sống mình để xây dựng Giáo hội tại Giáo phận của mình.

Sự nhập tịch không giới hạn một linh mục giáo phận trong tính địa phương của một giáo phận riêng lẻ, bởi chính nhờ sự kiện được nhập tịch vào một Giáo hội địa phương, linh mục mở ra với Giáo Hội Phổ quát: “Tư cách thành viên và sự hiến dâng cho một Giáo hội địa phương không giới hạn hoạt động và cuộc sống của linh mục trong Giáo hội đó: Không thể có một sự hạn chế loại này, do chính bản chất của cả Giáo hội địa phương và của thừa tác vụ linh mục trong Giáo Hội phổ quát.”[182] Công Đồng Vat. II phát biểu rõ ràng rằng mỗi thừa tác vụ linh mục tham dự vào tính phổ quát của sứ mạng được Chúa Kitô uỷ thác cho các Tông đồ.[183] Do đó, đời sống thiêng liêng của linh mục giáo phận “được ghi dấu sâu xa bởi nhiệt tình và động lực truyền giáo[184] không bị hạn chế trong một Giáo phận riêng, nhưng bao trùm toàn thể Giáo Hội và toàn thể thế giới. Trong cùng xu hướng này, linh mục giáo phận có bổn phận “đào tạo cộng đoàn được trao phó cho mình trở nên một cộng đoàn truyền giáo thực sự,[185] hiệp nhất trong sự hiệp thông với tất cả các cộng đoàn khác trong Giáo phận, với tất cả các Giáo hội địa phương khác trên khắp thế giới và với Giáo hội Phổ quát dưới quyền lãnh đạo của Đức Thánh Cha.

Một yếu tố căn bản trong linh đạo của linh mục giáo phận là sự hiệp thông với Giám Mục Bản Quyền được diễn tả qua sự vâng lời Ngài. Linh mục giáo phận luôn nhớ rằng “mối quan hệ của ngài trong linh mục đoàn với Giám Mục, sự chia sẻ mối quan tâm về Giáo hội của Giám Mục, và lòng tận tuỵ săn sóc dân Chúa của Giám mục trong những điều kiện lịch sử và bối cảnh đặc trưng của một Giáo hội địa phương là những yếu tố phải được quan tâm khi phác hoạ hình dạng thích hợp của linh mục giáo phận và đời sống thiêng liêng của ngài.[186]

Sự vâng lời mà linh mục giáo phận hứa với Giám Mục Bản Quyền trong lễ phong chức có tính tông truyền: công nhận, yêu mến và phục vụ Giáo Hội trong cấu trúc phẩm trật của Giáo hội.[187] Thừa tác vụ linh mục thực sự bắt nguồn từ sự hiệp thông của linh mục với Giáo hội địa phương mà ngài thuộc về và với Giáo hội phổ quát, cùng hướng đến việc nâng đỡ, củng cố và xây dựng sự hiệp thông này. Sự quy phục và vâng lời này tuyệt nhiên không phải là một “sự hạ nhục,” nhưng phát sinh từ “tự do có trách nhiệm” và sự công nhận ‘ân sủng biện phân” được chính Chúa ban cho các Tông đồ và những Đấng kế vị, là các Giám mục, để trung thành bảo vệ mầu nhiệm của Giáo hội và phục vụ cấu trúc của cộng đoàn Kitô suốt con đường chung đi đến ơn cứu độ.[188]

Sự vâng lời của linh mục giáo phận đối với Giám Mục và ĐGH không chỉ như với những cá nhân, nhưng để duy trì Giáo hội trong sự hiệp nhất, hầu Giáo hội có thể là dấu chỉ và là người mang Vương quốc của Thiên Chúa. Nhờ sự vâng lời và cộng tác hài hòa với những kế hoạch và chính sách của Giám Mục Giáo phận, linh mục giáo phận duy trì sự hiệp nhất của cộng đoàn được trao phó cho ngài chăm sóc, sự hiệp nhất của linh mục đoàn và sự hiệp nhất của toàn thể Giáo hội địa phương. Nhờ sự hiệp nhất này, sự hiệp thông của Giáo hội phổ quát được kiến tạo.

Sự vâng lời này đòi hỏi “một tinh thần khổ chế,”[189] một ước muốn vượt lên trên cái tôi của mình, một sự sẵn sàng không tìm kiếm ý riêng của mình, nhưng luôn luôn tìm kiếm ý muốn của Thiên Chúa được diễn tả trong những chỉ thị của Giám Mục và của Giáo hội, gạt bỏ tất cả mọi hình thức ghen tương, đố kỵ, cạnh tranh và phe nhóm, luôn giữ cảm thức thuộc về trong sự liên đới với một linh mục đoàn duy nhất.[190] Sự vâng lời cũng có một “đặc tính mục vụ[191] khi nó hướng đến việc phục vụ giáo dân, khiến linh mục bị hao mòn bởi những nhu cầu và đòi hỏi của đàn chiên.[192]

Chúng ta có thể tóm tắt tất cả những gì được nói ở trên trong một câu là linh đạo của linh mục giáo phận đặt nền tảng trọn vẹn trên sự đồng hình đồng dạng có tính bí tích của linh mục với Chúa Kitô trong ba thừa tác vụ Tư tế, Tiên tri và Vương đế, phù hợp với ba chức năng thánh hoá, giảng dạy và lãnh đạo. Trong Giáo hội địa phương nơi ngài được nhập tịch, linh mục giáo phận luôn nỗ lực xây dựng sự hiệp thông của Giáo hội vì ích lợi cho sứ mạng của Giáo hội trong thế giới. Linh mục giáo phận phải chiêm ngắm nhiều hơn để đi vào trong mầu nhiệm này mỗi ngày, ngõ hầu đời sống và sứ vụ của ngài thực sự trở thành nguồn ân sủng cứu độ cho Giáo phận ngài thuộc về.

D.2. Linh mục giáo phận sống mối hiệp thông phẩm trật

Toàn thể Giáo Hội thông phần vào chức tư tế cộng đồng của Chúa Giêsu trong Chúa Thánh Thần. Hiệp thông với Chúa Kitô như là đầu của thân thể, chức tư tế thừa tác được trao ban cho các tông đồ trước tiên, tiếp đến được hiện hữu nơi các người kế vị là các Giám mục, rồi qua việc đặt tay truyền chức, các Giám mục thông truyền cho linh mục một phần chức linh mục trọn vẹn của mình.[193] Sắc lệnh Chức Vụ và Đời Sống Linh Mục viết: “Chúa Kitô đã sai các tông đồ như chính Người được Chúa Cha sai đi, và qua các tông đồ, Người đã làm cho các đấng kế vị là các Giám mục cũng được tham dự việc thánh hiến và sứ vụ của chính Người. Tác vụ này của Giám mục cũng được trao cho linh mục ở cấp độ tùy thuộc, để một khi đã gia nhập hàng linh mục, họ là những cộng sự viên của hàng Giám mục, chu toàn một cách tốt đẹp sứ vụ tông đồ do Chúa Kitô trao phó.[194]

Như thế, nhờ việc thánh hiến, linh mục được trao ban quyền bính thiêng liêng, thông phần vào quyền bính mà Chúa Kitô điều khiển Giáo Hội nhờ Chúa Thánh Thần, nghĩa là linh mục được thông hiệp cách riêng biệt và đặc thù với Thiên Chúa Ba Ngôi. Quả thế, bản chất và sứ vụ linh mục không thể được xác định nếu không có những tương quan bắt nguồn từ Chúa Ba Ngôi, được kéo dài trong sự hiệp thông của Hội Thánh và của toàn thể nhân loại.[195] Đời sống và sứ vụ của linh mục là tiếp nối đời sống và sứ vụ của Chúa Kitô. Căn tính linh mục liên quan thiết yếu với tình thương cứu độ của Chúa Cha, với sự tuyển chọn và kêu gọi đích danh của Chúa Kitô, và với ân huệ thông ban sự sống của Chúa Thánh Thần, nhờ đó linh mục giáo phận tìm được sức mạnh hướng dẫn cộng đoàn đã được trao phó cho mình, và gìn giữ cộng đoàn ấy trong sự hiệp nhất như Chúa muốn.[196]

Do bí tích truyền chức và thừa tác vụ lãnh nhận, linh mục giáo phận liên kết và hiệp thông phẩm trật với Giám mục đoàn phục vụ toàn thể Giáo Hội, nên chức linh mục cũng có tính cách phổ quát, và dù nhập tịch ở một Giáo Hội địa phương, linh mục giáo phận phải có con tim và não trạng thừa sai, luôn rộng mở cho mọi nhu cầu của Giáo Hội và thế giới.[197] Linh mục giáo phận phải luôn sống trong sự hiệp thông phẩm trật này: “Không có thừa tác vụ linh mục ở ngoài sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và Giám mục đoàn, đặc biệt với Giám mục giáo phận, trong lòng tôn kính như con thảo và sự tuân phục đã hứa khi thụ phong.”[198] Sự hiệp thông được diễn tả và củng cố qua cử hành Thánh Thể, nhất là thánh lễ đồng tế do Giám mục chủ sự với linh mục đoàn, cũng như qua sự hiệp nhất phẩm trật trong việc thi hành thừa tác vụ mục vụ:[199] Linh mục giáo phận không làm gì mà không có Giám mục, cũng như Giám mục không làm gì ngoài thánh ý Chúa.

Trong huấn từ dịp Ad limina 2002, Đức Gioan Phaolô II đã khuyên các Giám Mục Việt Nam hãy luôn gần gũi hơn với các linh mục, quan tâm tới đời sống hàng ngày của họ để nâng đỡ họ và đồng hành cùng họ, nhất là khi họ gặp thử thách vì thi hành sứ vụ; cung cấp cho họ một sự đào tạo thiêng liêng thích nghi với những thách đố trong việc truyền giáo mà họ phải đối diện.[200] Các Giám mục nên đi bước trước trong cuộc đối thoại thân hữu và thường xuyên với các linh mục trẻ, để họ có thể cởi mở và chân thành bàn cãi cách riêng tư, với sự hướng dẫn từ phụ của Giám Mục, về công việc, thành công và thất bại, kế hoạch và vấn đề, và về đời sống thiêng liêng của họ nữa.[201] Bù lại, THĐGMTG 1971 nhắc nhở rằng thái độ của linh mục giáo phận đối với Giám Mục phải là hợp tác, vâng lời, tình bạn, và nhìn thấy nơi Giám mục một người cha thực sự và vâng phục ngài với tất cả kính trọng. Sự vâng lời càng đến từ con tim (không phải bởi quyền lực hay lý lẽ), thì mối tương quan giữa Giám mục và linh mục giáo phận càng trở nên gần gũi và rồi mọi sự đều tốt đẹp.[202]

Tuy nhiên, ngày nay trong việc điều hành Giáo Hội, Giáo phận và giáo xứ, người ta nhấn mạnh nhiều về nguyên lý bổ trợ (subsidiary principle).[203] Chớ gì linh mục giáo phận quan tâm đưa vào thực hành nguyên lý này, chắc chắn sẽ có nhiều hiệu quả tốt đẹp và lớn lao hơn nữa so với những thành quả hiện có. Nhiều linh mục giáo phận có tính bao biện và cầu toàn, lấy lý do trình độ nữ tu và giáo dân thấp không làm được việc như ý mình mong muốn, rồi ôm đồm làm mọi thứ, không cho ai nhúng tay vào sợ hỏng việc, hoặc tín nhiệm ai thì giao cho người đó mọi việc, và khi không thích nữa thì tìm cách loại bỏ. Linh mục giáo phận nên theo nguyên tắc của người lãnh đạo tốt đào tạo cho có nhiều người làm việc, ban đầu chưa được sau sẽ được, qua tiến trình bốn bước: dạy cho người ta làm – giúp người ta làm – để cho người ta làm – rồi mình rút lui vì đã hoàn thành sứ mạng.

Về nguyên lý bổ trợ, chúng ta có một điển hình tuyệt vời trong Kinh Thánh: Ông Môsê ngồi xử kiện cho dân và dân phải đứng chờ bên ông từ sáng đến chiều. Nhạc phụ của ông thấy tất cả những gì ông đã làm cho dân thì nói: “Anh đang làm gì cho dân vậy? Tại sao chỉ có một mình anh ngồi xử, trong khi cả dân đứng chầu chực anh từ sáng đến chiều?” Ông thưa với nhạc phụ: “Ấy là vì dân đến với con để thỉnh ý Thiên Chúa. Khi họ có việc gì, họ đến với con; con phân xử cho đôi bên và cho biết những thánh chỉ và lề luật của Thiên Chúa.”

Nhạc phụ ông Môsê nói với ông: “Anh làm như thế không tốt đâu! Chắc chắn anh sẽ kiệt sức, và cả dân đang ở đây với anh cũng vậy; vì công việc quá nặng đối với anh, anh không thể làm nổi một mình. Bây giờ anh hãy nghe lời tôi khuyên: Cầu chúc Thiên Chúa ở với anh! Còn anh, anh hãy đứng ra thay mặt dân trước nhan Thiên Chúa: chính anh sẽ trình các việc lên Thiên Chúa, sẽ dạy cho họ các thánh chỉ, các lề luật, và cho họ biết đường lối phải đi và cách phải xử sự. Rồi anh hãy xem trong toàn dân những ai là người có tài, biết kính sợ Thiên Chúa, đáng tin cậy, không ham của bất chính, thì đặt họ làm người chỉ huy điều khiển một ngàn hay một trăm, năm mươi hay mười người. Họ sẽ thường trực xử kiện cho dân; việc nào lớn thì họ trình lên anh, còn việc nào nhỏ thì chính họ xử lấy: hãy làm như vậy để nhẹ gánh cho anh. Họ phải gánh việc đỡ anh. Nếu anh làm điều đó, thì Thiên Chúa sẽ chỉ bảo cho anh, anh sẽ có thể đứng vững, và hơn nữa cả đám dân này có thể về nhà bình an.” Ông Môsê nghe lời nhạc phụ và đã làm tất cả những điều ông ấy nói. Ông chọn trong toàn dân Israel những người có tài và đặt họ làm đầu dân, điều khiển một ngàn hay một trăm, năm mươi hay mười người. Họ thường trực xử kiện cho dân: việc khó thì họ trình lên ông, mọi việc nhỏ thì chính họ xử lấy.[204]

Mối hiệp thông của linh mục đoàn được thiết lập bởi đức ái tông đồ, thừa tác vụ và tình huynh đệ bí tích, diễn tả bằng việc đặt tay của linh mục đoàn trong nghi lễ truyền chức và việc nhập tịch hay nhập vụ vào một Giáo hội địa phương.[205] Sắc lệnh Chức vụ và Đời sống linh mục đã mô tả mối hiệp thông đó bằng những lời lẽ thắm tình rằng “Các linh mục nhiều tuổi hãy đón nhận những linh mục trẻ như những người em thực sự, giúp đỡ họ trong những công tác và gánh nặng đầu tiên của sứ vụ linh mục; gắng hiểu tâm trạng của họ và theo dõi các dự tính của họ với thiện chí. Còn các linh mục trẻ phải biết kính trọng tuổi tác và kinh nghiệm của các vị lớn tuổi; bàn hỏi với các ngài và sẵn lòng cộng tác với các ngài trong việc chăm sóc các linh hồn.”[206]

Trong sứ điệp gửi Dân Chúa, THĐGMTG kỳ XIII cũng ân cần nhắc các linh mục về mối hiệp thông này: “Trong giáo xứ, sứ vụ của linh mục như người cha và là mục tử của dân Chúa vẫn có tính chất chủ yếu. Các Giám Mục tại Thượng Hội Đồng Giám Mục này bày tỏ với tất cả các linh mục lòng biết ơn và sự gần gũi huynh đệ vì công việc không dễ dàng của các vị và mời gọi các linh mục hãy củng cố chặt chẽ hơn mối liên hệ trong hàng linh mục giáo phận, đào sâu đời sống thiêng liêng và thực hiện việc thường huấn để có thể đương đầu với những thay đổi.”[207]

Linh mục giáo phận còn sống hiệp thông với giáo dân, tu sĩ, những người sống đời thánh hiến, nỗ lực khơi dậy và phát triển sự đồng trách nhiệm trong cùng một sứ mạng cứu độ duy nhất của Giáo Hội.[208] Sắc lệnh Chức Vụ và Đời Sống Linh Mục nhắc nhớ rằng mọi tín hữu đều phải cùng nhau làm việc cho Nước Chúa, trong đó linh mục nhìn nhận và thăng tiến phẩm giá cùng sứ vụ của giáo dân, sẵn sàng lắng nghe giáo dân, coi trọng những ước vọng của giáo dân, nhìn nhận kinh nghiệm và chuyên môn của giáo dân trong các lãnh vực khác nhau của hoạt động nhân loại, tin tưởng vào phận vụ của giáo dân trong việc phục vụ Giáo Hội và Xã Hội, để giáo dân có đủ tự do và lãnh vực hoạt động, cũng như cơ hội thích hợp để gánh vác công việc theo sáng kiến của mình. Linh mục luôn cố gắng dẫn dắt giáo dân đi đến hiệp nhất, sự thật và công ích, hòa giải những khác biệt về tâm thức và trình độ, để không ai cảm thấy mình xa lạ ở trong cộng đồng Giáo Hội. Ngoài ra còn cố gắng tiếp tay với Chúa Thánh Thần để khơi dậy ơn gọi linh mục tiếp nối thừa tác vụ của mình.[209]

Cùng chiều hướng này, ĐTC Biển Đức XVI đề cao tinh thần đồng trách nhiệm: “Tinh thần đồng trách nhiệm đòi phải thay đổi não trạng, nhất là về vai trò của giáo dân trong Giáo Hội: không được coi giáo dân chỉ là những cộng tác viên của hàng giáo sĩ, nhưng như những người thực sự đồng trách nhiệm đối với cuộc sống và hoạt động của Giáo Hội. Vì thế, điều quan trọng là phải củng cố một hàng giáo dân trưởng thành và dấn thân, có khả năng đóng góp phần đặc thù của mình cho sứ mạng của Giáo Hội, trong niềm tôn trọng các thừa tác vụ và nghĩa vụ của mỗi người trong đời sống Giáo Hội và luôn luôn hiệp thông với các Giám Mục… Hãy đảm nhận và chia sẻ những chọn lựa mục vụ của các giáo dân và giáo xứ, tạo những cơ hội gặp gỡ và cộng tác chân thành với các thành phần khác trong Giáo Hội, kiến tạo những quan hệ quí mến và hiệp thông với các linh mục, để họp thành một cộng đồng sinh động, phục vụ và truyền giáo.[210]

Giáo Hội là một cộng đoàn gồm những con người hiệp thông với Chúa Ba Ngôi và hiệp thông với nhau. Sự hiệp thông này mang hai chiều kích: hiệp thông hướng nội và hiệp thông hướng ngoại. Hiệp thông hướng nội bao hàm sự hiệp nhất và bổ sung cho nhau ngay trong lòng Giáo Hội với ĐTC, với các Giám mục, các linh mục, những người sống đời thánh hiến và giáo dân để trở thành “Giáo Hội tham gia”, nghĩa là mọi người đều đảm nhận ơn gọi và vai trò riêng của mình trong lòng Giáo Hội. Hiệp thông hướng ngoại là sự hiệp thông của Giáo Hội với thế giới, với mọi người thuộc mọi tôn giáo và văn hóa khác nhau nhằm rao giảng Tin Mừng.

Các linh mục giáo phận luôn nỗ lực xây dựng một ý thức hiệp thông nhạy bén sâu sắc và một kinh nghiệm cá nhân sống động về việc xây dựng cộng đoàn, hiệp thông với Giám mục, với linh mục đoàn, với các tu sĩ, với các cộng sự viên, với giáo dân trong giáo xứ, hầu sống và làm việc trong hòa điệu và yêu thương, sẵn sàng đảm nhận những trách nhiệm và vai trò khác nhau trong cộng đồng Dân Thiên Chúa.

D.3. Linh mục giáo phận luôn luôn ở với Chúa

Tất cả bốn sách Tin Mừng kết thúc bằng việc Chúa Giêsu kêu gọi và sai các tông đồ ra đi hoàn thành sứ mệnh cứu độ, trong sự hiện diện trường cửu của Ngài: “Ngài kêu gọi những kẻ Ngài muốn, họ đến với Ngài, Ngài đã đặt một nhóm mười hai mà Ngài gọi là tông đồ, để họ ở với Ngài và để Ngài trao cho quyền năng trừ quỷ và sai đi rao giảng.[211] Ơn gọi của các tông đồ là vì sứ vụ, nhưng trước khi các ngài có thể ra đi loan báo Tin Mừng, các ngài cần có thời gian sống với Chúa Giêsu và thiết lập mối tương quan cá nhân với Ngài. ĐTC Bênêđictô XVI nói: “Tông đồ là người được sai đi, nhưng trước đó họ phải là ‘chuyên viên về Chúa Giêsu.[212] Tông đồ được sai đi làm “chứng nhân” cho Đấng Phục Sinh,[213] để mời gọi thính giả gặp gỡ Lời Thiên Chúa nhập thể. Cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu và kinh nghiệm sâu thẳm về Thiên Chúa trong Chúa Giêsu và qua Chúa Giêsu là nền tảng cho linh đạo và sứ vụ của linh mục giáo phận.

Chính nhờ việc “ở với Chúa Giêsu” mà các tông đồ trở nên người có linh đạo, có lối sống thiêng liêng. Các ngài gặp được Chúa Giêsu cầu nguyện và làm chứng cho lòng tín thác của Ngài dành cho Chúa Cha. Trọng tâm sứ vụ của Chúa Giêsu là kinh nghiệm và mặc khải về Thiên Chúa như Người Cha khả ái (Abba). Khi dạy cho các môn đệ gọi Thiên Chúa là “Cha,” Chúa Giêsu dạy cho họ sống phận làm con với Thiên Chúa như Cha. Việc phục vụ chính yếu của Giáo Hội là mặc khải Thiên Chúa như một người cha khả ái, một người cha của hết mọi người và tương quan với họ như với những người con. Do đó, kinh nghiệm về “Thiên Chúa là Cha” là đỉnh cao của linh đạo linh mục giáo phận, bởi vì nếu không liên kết với Chúa Cha nhờ Chúa Giêsu và trong Chúa Thánh Thần thì ngài không thể làm được gì.

Như Chúa Cha đã sai Ngài, Chúa Giêsu cũng sai chúng ta; và việc Chúa Cha sai Chúa Con trở thành kiểu mẫu giúp chúng ta hiểu sứ vụ linh mục giáo phận của mình: mọi lời nói và việc làm của Chúa Giêsu đều phản ánh những gì Ngài đã nghe, đã thấy nơi Chúa Cha, và nhiệm vụ của linh mục là trung thành làm chứng cho cuộc sống, giáo lý và tác vụ của Chúa Giêsu. Thánh Phaolô tóm tắt cốt lõi thừa tác vụ của chúng ta “là những cộng tác viên của Chúa Kitô,[214] Đấng đã tuyên bố rằng “Cha Ta đến nay hằng làm việc, thì Ta cũng làm việc,[215] và linh mục giáo phận cũng có thể nói “Chúa Giêsu hằng làm việc, thì tôi cũng làm việc.” Quả vậy, hoa trái do thừa tác vụ của linh mục giáo phận không tuỳ thuộc vào khả năng hay tài khéo của mình, nhưng lệ thuộc vào Đấng đã nói “Không có Thầy, các con không làm gì được.[216] Chúa Giêsu sinh nhiều hoa trái vì Ngài thường xuyên hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa Cha, với sự tùng phục trọn vẹn “cho đến đỗi chết trên thập giá.”

Để được sinh hoa trái giữa đàn chiên và cho đàn chiên, linh mục giáo phận phải cắm rễ trong cùng sự hợp nhất và tùng phục mến yêu nơi Ngài. Sống bên ngoài khung quy chiếu này là bước ra khỏi thực tại của chức linh mục, vốn là sự ở lại trong Chúa Giêsu: “Hãy ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong anh em. Như ngành nho không thể tự mình ra trái, anh em không thể sinh trái nếu không ở lại trong Thầy…[217] Việc thừa tác vụ linh mục tuyệt đối lệ thuộc vào Chúa nhắc linh mục luôn để Chúa chỉ đạo, và nỗ lực làm việc dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thần Khí Chúa Kitô. Linh mục hiện hữu để làm dấu chỉ giới thiệu Chúa Kitô bằng cuộc đời của mình.

Linh mục giáo phận cần hoán cải sâu xa để trở về kinh nghiệm môn đệ đích thực của các Tông đồ, là những người đã được gọi để “ở lại với Chúa Giêsu” trước khi được sai đi. Chính trong bối cảnh này mà gương mẫu về linh đạo linh mục chiêm niệm trong hoạt động và hoạt động trong chiêm niệm của thánh Gioan Maria Vianney trở thành nguồn cảm hứng sâu sắc cho linh mục giáo phận. Tất cả mọi người đều được kêu gọi nên thánh và linh mục giáo phận xác tín rằng mình được gọi để nên thánh và sự thánh thiện có trong tầm tay mình nhờ trung thành chu toàn việc chăm sóc đàn chiên Chúa giao phó: linh mục giáo phận nên thánh bằng các thừa tác vụ mục vụ của mình.

Chúa Kitô luôn ở cùng linh mục, dùng linh mục để tiếp tục Mầu Nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc. Ngài dùng bàn tay linh mục để chúc phúc và tha thứ, đôi môi linh mục để tiếp tục rao giảng; con người linh mục để tiếp tục đau khổ; con tim linh mục để tiếp tục yêu thương và cả cuộc đời linh mục để đổi mới cục diện Hội Thánh và thế giới, để thao thức tìm kiếm chiên lạc, để lau sạch nước mắt ưu phiền sầu khổ, để an ủi những con tim chán nản thất vọng buông xuôi, để đưa về sum họp những tâm hồn rời xa, để xây dựng chân lý, công bình, yêu thương và cứu độ. Linh mục phải phản ánh vẻ đẹp nhân từ của Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành “hết mình vì đàn chiên,’ gần gũi, thân thương với hết mọi người, trở nên như người cha, người bạn, người cố vấn, và là chỗ dựa vững chắc để các con chiên được củng cố đức tin, bàn hỏi, tâm sự, nâng đỡ, khích lệ…

Chỉ ở với Chúa và có Chúa ở với, linh mục giáo phận mới hoàn thành được những trách nhiệm của mình. Làm thế nào để dung hòa hai khía cạnh hoạt động và chiêm niệm của đời sống linh mục? Một cha sở bận rộn có lẽ không thể duy trì một “thời khoá biểu cố định” cho cuộc sống hàng ngày. Những nhu cầu mục vụ cấp bách có thể buộc ngài không có thời gian cố định cho việc cầu nguyện, ăn uống và những việc cần thiết cá nhân khác. Một cha sở bị áp lực của những trách nhiệm mục vụ lôi kéo có thể thấy khó cầu nguyện Phụng Vụ Các Giờ Kinh đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đối với linh mục giáo phận là không được quá đam mê ‘hoạt động’ và chìm ngập trong ‘sự bận rộn” mục vụ để trốn tránh những đòi hỏi khắt khe hơn của đời sống có kỷ luật: cầu nguyện, đọc sách, cập nhật hoá kiến thức, cùng thảo luận và suy tư với anh em linh mục khác, cũng như với giáo dân về những đề tài và vấn đề thích hợp với đời sống và sứ vụ của Giáo hội.

Thách đố lớn đối với một cha sở là ‘tạo ra’ thời gian để cầu nguyện Phụng Vụ Các Giờ Kinh, suy niệm, đọc sách thiêng liêng và nhất là Thánh lễ, không biến Thánh Lễ thành thói quen, hình thức, thủ tục máy móc, dù chỉ mất hơn 30 phút mỗi ngày để cử hành do nhu cầu của giáo dân thúc ép. Linh mục giáo phận phải học cách làm cho chính đời sống mục vụ trở thành lời cầu nguyện, trải nghiệm hiệp thông thần bí với Chúa Kitô Phục sinh và Mục Tử Nhân Lành. Trong đời sống của một cha sở, không có sự phân đôi giữa đời sống hoạt động và chiêm niệm. Cái này phải hoà vào cái kia một cách hài hòa. Linh mục giáo phận là một nhà hoạt động chiêm niệm và cũng là một nhà chiêm niệm hoạt động. Nếu thường xuyên ‘ở’ trong Chúa, thì mọi khoảnh khắc trong cuộc sống và hoạt động của linh mục giáo phận sẽ trở thành một thời khắc thần linh tràn đầy Thánh Thần như nó đã xảy ra trong cuộc sống của Chúa Kitô, Đấng ngài hằng cố gắng để nên đồng hình đồng dạng với.

Việc cử hành Thánh Lễ và Phụng Vụ Các Giờ Kinh liên kết nội tại với nhau: linh mục “tăng cường tình yêu của mình đối với vị Mục tử thần linh và làm cho Ngài hiện diện với các tín hữu, từ hiến tế trên bàn thờ đến việc cử hành Kinh Thần Vụ với toàn thể Giáo hội.” Đây là những hành vi thờ phượng công cộng nhân danh toàn thể Giáo Hội. Linh đạo linh mục giáo phận được đặt nền tảng trên sự gần gũi với chính con người của Chúa Kitô, được cử hành hoàn hảo trong Bí Tích Thánh Thể, là trung tâm và nguồn cội của toàn thể đời sống linh mục, để những gì diễn ra trên bàn thờ biến thành của linh mục[218] và thẩm thấu ngày càng sâu sắc vì linh mục được kêu gọi trở nên điều ngài cử hành trên bàn thờ, tức trở nên một với Chúa Kitô là tư tế và là của lễ.

Điều kiện thiết yếu để linh mục giáo phận thực sự ở với Chúa là làm sao kiến tạo được tương quan hài hòa giữa một cuộc sống thinh lặng và sự thinh lặng của cuộc sống. Triết gia Raimon Panikkar đã phân biệt chúng như sau: “Thinh lặng của cuộc sống không nhất thiết giống cuộc sống thinh lặng, như đời sống thinh lặng của các ẩn sĩ trong hoang mạc. Giữ cuộc sống thinh lặng là điều quan trọng để thấy rõ mục tiêu, vạch kế hoạch hành động, phát triển các mối quan hệ, nhưng nó khác với thinh lặng của cuộc sống. Thinh lặng của cuộc sống là nghệ thuật tạo lập thinh lặng cho các sinh hoạt của cuộc sống. Chúng ta thường hay đồng hóa đời sống với các sinh hoạt của nó. Chúng ta đồng hóa mình với các cảm xúc, ước muốn, ý định, với tất cả những gì chúng ta làm và những gì chúng ta có. Chúng ta công cụ hóa đời sống của mình mà quên chính nó là cùng đích. Lao mình vào các sinh hoạt của đời sống, chúng ta mất khả năng lắng nghe, và chúng ta tự làm cho bản thân mình xa cách gốc rễ thật của mình. Thinh lặng hiển hiện ngay tại giây phút này khi chúng ta đặt bản thân mình vào chính cội nguồn đích thực của sự sống là Thiên Chúa.

Linh mục giáo phận băng mình ra với các công tác mục vụ cho dân và với dân, nhưng cũng phải có những khoảng thời gian dành riêng cho cuộc sống thinh lặng: Khi xác thân, quả tim, tâm trí yên lặng đủ thì mới có thể cảm nhận và đụng chạm tới Thiên Chúa. Thinh lặng nội tâm và thinh lặng bên ngoài cần đến nhau, bổ túc và nuôi dưỡng nhau: ở đâu thinh lặng bên ngoài không hiện hữu thì thinh lặng nội tâm cũng vắng mặt, và ngược lại. Thinh lặng là bầu khí thiêng liêng và sống còn để cảm nhận sự hiện diện của Chúa. Nhờ thinh lặng, con người biết chỗ của mình ở trước mặt Chúa, đồng thời tỏ lộ lòng khiêm tốn và khả năng lắng nghe khi Chúa nói. Điều đó có nghĩa là linh mục giáo phận phải nỗ lực tạo cho mình có được sự thinh lặng của cuộc sống, nhờ những khoảnh khắc của cuộc sống thinh lặng, để nhận ra sự hiện diện của Chúa, lắng nghe và thấu hiểu Lời Chúa, sống với Chúa, ở với Chúa.

D.4. Linh mục giáo phận sống Bí tích Thánh Thể

Linh mục được phong chức để trở nên thừa tác viên bí tích trong Giáo Hội như là hiện thân của Chúa Kitô, mà Thánh Lễ là hình thức cầu nguyện cao nhất của đời sống phượng tự Kitô giáo, và là cái đặc trưng của chức linh mục. Thánh Thể là “suối nguồn và chóp đỉnh của đời sống và sứ vụ của Hội Thánh,” nên cũng phải là trung tâm đời sống và sứ vụ của linh mục, đặc biệt là linh mục giáo phận giữa đàn chiên Chúa. Linh mục tái hiện và cử hành những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm trong bữa Tiệc Ly, nhờ đó đời sống thiêng liêng của linh mục lớn lên tới độ “các sinh hoạt của đời sống hàng ngày của linh mục sẽ thực sự mang ý nghĩa và chiều kích Thánh Thể.”[219] Thiên Chúa tỏ lộ mầu nhiệm sứ điệp của Ngài trong phụng vụ Lời Chúa, mà linh mục phải liên kết với các thực tại của cuộc sống, ngõ hầu cuộc sống được chính Lời ấy biến đổi.[220] Linh mục công bố Lời và Ý Chúa mà mình đã tin và đang sống để tín hữu suy gẫm và hành động cách thích đáng hầu được hoán cải và biến đổi.

Khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng, Chúa Giêsu cần đến năm chiếc bánh và hai con cá của các môn đệ. Ngày nay Ngài cũng cần đến phần cộng tác ít ỏi và nhỏ bé của bản thân linh mục như giọt nước pha vào rượu nho dâng lên để được truyền phép.[221] Và như đã làm trong bữa tiệc ly với bánh, Chúa Giêsu cũng cầm lấy linh mục và chúc phúc cho linh mục, bằng việc kêu gọi và tuyển chọn linh mục giữa nhiều người khác trổi vượt hơn linh mục. Linh mục vui mừng và hạnh phúc tạ ơn Chúa vì tình yêu vô điều kiện Chúa dành cho, và vì may mắn được chọn làm linh mục, dù chưa chắc linh mục đã tốt hơn những người khác. Ước gì linh mục giáo phận sẽ không sợ bị cầm lấy và chúc phúc như thế, bởi Chúa và bởi đoàn chiên được trao phó, kể cả qua những gánh nặng, những khó khăn trong đời sống và sứ vụ của mình.

Như tấm bánh bị bẻ ra, linh mục giáo phận lắm khi cũng như bị bẻ ra, được trao ban và bị ăn bởi đoàn chiên như cha Chevrier nói “linh mục là người bị ăn.” Đôi khi còn bị bẻ ra vì hiểu lầm và đau khổ, vì sự cô đơn và những chiến đấu nội tâm chống lại những ước muốn tự nhiên và yếu đuối nhân loại bên trong, cùng các cơn cám dỗ tấn công từ bên ngoài. Qua việc bị bẻ ra và trao ban này, quyền năng Chúa làm cho thân xác nhân loại yếu hèn của linh mục trở nên một thân xác thánh thể như thân xác Chúa Giêsu. Chớ gì linh mục giáo phận thấu hiểu và sống ý nghĩa của đời sống bị bẻ ra vì Chúa và vì đàn chiên. Không dám tự nộp mình cho đến chết như Chúa Giêsu, nhưng linh mục giáo phận sẵn sàng hiến tặng thời giờ, của cải, sức khỏe, hạnh phúc, niềm vui, đau khổ và buồn phiền… của mình, nhưng những thứ đó cũng là chính cuộc sống và con người của linh mục, như Chỉ Nam 1994 nói: “Linh mục phải học biết kết hợp mật thiết với lễ vật, đặt trên bàn thờ hy lễ cả cuộc đời mình như dấu chỉ của tình yêu nhưng không và ân cần của Thiên Chúa.”[222]

Máu các thánh tử đạo đổ ra vì Chúa và vì Nước Trời chỉ có một lần thôi. Máu của linh mục giáo phận đổ ra cách này hay cách khác, mỗi ngày, từng giọt một, qua trách nhiệm và bổn phận mục vụ giữa đàn chiên trong thời đại này, từng ngày từng ngày thì cam go hơn, khó khăn hơn, nhưng cũng công nghiệp hơn: “Một lúc đổ cả máu đào, hay từng giọt một đằng nào công hơn?” Như Thánh Phaolô, mỗi ngày, linh mục giáo phận bổ khuyết nơi thân xác mình phần còn thiếu sót trong cuộc khổ nạn cứu thế của Chúa Giêsu, kể cả “bước theo Ngài giữa những cuộc bách hại không hề thiếu vắng trong Giáo Hội.”[223]

Bánh và rượu, tuy là vật chất, nhưng khi dâng lên sẽ được quyền năng Chúa biến đổi thành Mình và Máu Chúa Kitô, vậy khi linh mục giáo phận dâng bản thân, những tình cảm và tình yêu, những vấn đề, những băn khoăn lo lắng, đau khổ và hạnh phúc của mình, cả những người ghen ghét hãm hại linh mục, hay những người linh mục không thương và khó tha thứ, thì quyền năng ấy cũng sẽ biến đổi thành những gì tốt đẹp hơn, hữu ích hơn cho họ, cho đoàn chiên, cũng như cho chính bản thân linh mục. Đặc biệt, khi linh mục dâng những yếu đuối và tội lỗi của mình, Chúa sẽ tha thứ, biến đổi và thánh hoá cho, như Chúa Giêsu đã hiện ra nói với thánh Hiêrônimô “con hãy cho Cha cả tội lỗi của con nữa để Cha tha thứ cho con”, bởi vì với Chúa chẳng có tội gì là quá nặng đến đỗi Chúa không thể tha thứ được! Có người hỏi Chúa Giêsu về tội của một linh mục kia và Ngài đã trả lời: “Nhiều, nhiều lắm, nhưng Cha đã tha thứ và đã quên đi hết rồi.”

Qua việc cử hành Thánh Thể, sự hiệp nhất của Dân Chúa được biểu lộ và thể hiện, cũng như việc xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô được hoàn tất.[224] Máu Thánh Chúa Kitô lưu chuyển trong Giáo Hội, Mình Thánh Chúa Kitô được hiến dâng mang lại sự sống thần linh cho mỗi chi thể. Huấn thị Bí tích Cứu Độ nhấn mạnh: “Trong việc cử hành Bí tích Thánh Thể, các linh mục có trách nhiệm lớn là làm chứng và phục vụ sự hiệp thông, không những đối với cộng đoàn trực tiếp tham dự vào buổi cử hành, mà còn đối với Hội Thánh toàn cầu.”[225] ĐTC Biển Đức XVI cũng nhắc: “Bí Tích Thánh Thể là bí tích của sự hiệp nhất của Hội Thánh, bởi vì tất cả chúng ta hiệp thành một thân thể duy nhất của Hội Thánh mà Chúa Kitô là Đầu.”[226]

Cử hành và lãnh nhận Thánh Thể là cơ hội để hiệp nhất với nhau và hiệp nhất với Giáo Hội trên khắp thế giới: nhiều hạt lúa miến kết thành tấm bánh, nhiều trái nho ép thành ly rượu. Nhờ Thánh Thể mà mọi người được qui tụ lại trong ngôi nhà đức tin là Giáo Hội. Sự hiệp nhất này là nguồn mạch và là bằng chứng hữu hiệu cho sứ vụ loan báo Tin Mừng của Hội Thánh.[227] Nhờ việc cử hành thánh lễ mỗi ngày,[228] linh mục giáo phận hiểu hơn sức mạnh biến đổi của Bí tích Thánh Thể và tìm thấy nơi mầu nhiệm này nguồn can đảm và sức mạnh để đi theo Chúa Giêsu và phục vụ Ngài nơi tha nhân: “Các tư tế nên luôn tâm niệm rằng công cuộc cứu chuộc hằng được tiếp tục thi hành trong mầu nhiệm Hy Tế Thánh Thể; do đó, họ nên siêng năng dâng lễ, hơn nữa, rất đáng mong ước các tư tế dâng lễ mỗi ngày, cả khi các tín hữu không thể hiện diện, bởi lẽ Thánh Lễ là tác động của Chúa Kitô và của Giáo Hội, và chính khi cử hành Thánh Lễ mà các tư tế chu toàn nhiệm vụ chính yếu của mình.[229]

Linh mục giáo phận sẽ kín múc dồi dào nguồn sức mạnh từ Bí tích Thánh Thể, được cử hành trong thánh lễ mỗi ngày và được tôn thờ nơi Nhà Tạm mỗi khi đến viếng Mình Thánh Chúa,[230] như chính Chúa Giêsu mời gọi “hãy đến với Ta, hỡi những ai đang vất vả và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ và bổ sức cho các ngươi.[231] Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ nạp lại năng lượng và tăng thêm nhiệt huyết tông đồ, nên Huấn thị Bí tích Cứu Độ dạy: “Cha xứ phải chăm lo sao cho Bí tích Thánh Thể trở thành trung tâm của cộng đoàn giáo xứ; ngài phải cố gắng làm cho tín hữu được dẫn dắt và nuôi dưỡng bởi việc cử hành sốt sắng các bí tích và đặc biệt làm cho tín hữu thường xuyên đến với Bí tích Thánh Thể và Bí tích Thống Hối.[232]

Trong buổi triều yết chung ngày 24.11.2010, ĐTC Biển Đức XVI nói: “Thánh Thể là một hồng ân tình yêu phi thường, mà Thiên Chúa liên tục canh tân trong chúng ta, để dưỡng nuôi cuộc hành trình đức tin của chúng ta, tiếp thêm sức mạnh cho niềm hy vọng của chúng ta là khơi dậy tình bác ái của chúng ta để ngày càng trở nên giống Người hơn.”[233] Linh mục giáo phận nào cũng có không ít hơn một lần trải nghiệm những gánh nặng mục vụ và những thách đố trăn trở yếu đuối cá nhân, nên cần năng chạy đến với Thánh Thể: “Yếu hèn con đến Nhà Chầu, mở ra trao trút cả bầu tâm tư.  Đức Chân Phước Gioan Phaolô II chia sẻ với cảm xúc sâu xa chứng tá đức tin của chính ngài nơi Bí Tích Thánh Thể như là phương tiện đồng hành và tăng sức mạnh: “Lúc tôi dâng thánh lễ,… đôi mắt tôi chăm nhìn vào Mình Thánh và Chén Thánh, thời gian và không gian như cô đọng lại và thảm kịch đồi Golgota được tái hiện với sức mạnh, như đương xảy ra. Mỗi ngày, đức tin cho phép tôi nhận ra trong bánh và rượu đã được truyền phép Vị Lữ Hành Thần Linh ngày nọ đã đi đường với hai môn đệ Emau để mở mắt họ ra với ánh sáng và mở lòng họ ra với niềm hy vọng.”[234]

Việc cử hành Thánh lễ kết thúc, nhưng việc sống Thánh Thể vẫn tiếp tục trong cuộc đời mục vụ của linh mục giáo phận. Lễ xong ra đi để sống mầu nhiệm vừa cử hành, để sẻ chia những gì mình vừa lãnh nhận, để đem yêu thương cho mọi người trong cuộc lữ hành đức tin. ĐTC Biển Đức XVI dạy: “Thánh Thể không tách xa chúng ta khỏi những người đương thời với chúng ta; ngược lại, bởi vì Thánh Thể là cách diễn tả hay nhất của tình yêu Thiên Chúa, nó mời gọi chúng ta cộng tác với tất cả anh chị em mình để đương đầu với những thách đố hiện tại và làm cho hành tinh này thành một nơi tốt đẹp để sống.[235]

ĐHY Francis Arinze cũng nói: “Bí Tích Thánh Thể sai chúng ta đi để bày tỏ tình yêu và tình đoàn kết với anh chị em của chúng ta… Chúng ta cũng được sai đi để an ủi những người đang sầu khổ, để giúp giải phóng những người đang làm nô lệ, kể cả các nạn nhân của những hình thức đàn áp về phái tính, chủng tộc hoặc những hình thức đàn áp khác, để đem hy vọng đến cho những trẻ bụi đường, và giúp nâng cao các dân chưa được phát triển lên một mức độ xứng hợp với phẩm giá con người, nhất là những người đang đói khát và thiếu thốn về tinh thần: Họ đang đói khát Lời Thiên Chúa, đói khát Tin Mừng giải phóng của Chúa Giêsu Kitô, cho nên việc truyền giáo, dạy Giáo Lý dưới nhiều hình thức, cùng việc dẫn đưa người ta đến với Hội Thánh và các bí tích là những cách bày tỏ cần thiết của tình yêu thương tha nhân.”[236] Xin Chúa ban cho mọi linh mục được ơn dâng lễ mỗi ngày thật sốt sắng như có thể đấy là thánh lễ cuối cùng của cuộc đời mình vậy.

D.5. Linh mục giáo phận hăng say truyền giáo

Có một tương tác chặt chẽ giữa phụng vụ đích thực mà đỉnh cao là Thánh Thể[237] và truyền giáo. ĐTC Biển Đức XVI khuyên: “Cha khuyên các con hãy thực hành chầu Thánh Thể. Thời gian các con lắng nghe và thưa chuyện với Chúa Giêsu hằng hiện diện trong Mình Thánh, sẽ trở nên nguồn lực mới mẻ cho lòng hăng say mới trong truyền giáo.”[238] Truyền giáo là nhằm đưa mọi người vào hiệp thông với Thiên Chúa, và chính kinh nghiệm này sẽ thúc đẩy truyền giáo hơn. Phụng vụ Thánh Thể còn được kết thúc bằng mệnh lệnh truyền giáo: tín hữu được sai đi chia sẻ với tất cả mọi người kho tàng mình đã khám phá được trong thánh lễ qua hai bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể Chúa.[239]

Chúa Giêsu là nhà truyền giáo được Chúa Cha thánh hóa và sai đi đầu tiên.[240] Đức Mẹ thực hiện sứ mệnh truyền giáo khi mang Chúa Giêsu đến thăm bà Elizabeth. Các tín hữu sơ khai đã hăng say truyền giáo, dù phải chịu bách hại:“Hội Thánh tại Giêrusalem trải qua một cơn bắt bớ dữ dội. Ngoài các Tông đồ ra, mọi người đều phải tản mác về các vùng quê miền Giuđê và Samari… những người phải tản mác này đi khắp nơi loan báo lời Chúa.”[241] Trong hoàn cảnh nhiều người phải di dân và di cư hiện nay trên thế giới, ĐTC Biển Đức XVI coi hiện tượng di dân là một dịp may Chúa gởi đến để rao giảng Tin Mừng cho thế giới hôm nay… Chính di dân đóng vai trò đặc biệt trong công tác này, vì họ góp phần trở nên “sứ giả của Lời Chúa và chứng nhân của Đức Giêsu Phục Sinh, niềm hy vọng của thế giới.[242]

Công Đồng Vaticanô II, đặc biệt qua Sắc lệnh Ad Gentes, giúp Giáo Hội tái khám phá căn tính truyền giáo của mình. Truyền giáo là bản chất, là lẽ sống, là lý do tồn tại và là mục đích của Giáo Hội.[243] Do lãnh nhận lệnh truyền của Chúa Giêsu,[244] linh mục là nhà truyền giáo tự bản chất và phải luôn hăng say truyền giáo. Nếu không truyền giáo, linh mục sẽ không còn là linh mục nữa và đánh mất căn tính của mình, như thánh Phaolô quả quyết: “Đối với tôi, rao giảng Tin Mừng là một sự cần thiết bắt buộc phải làm. Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng Phúc Âm.”[245]

Nhà xã hội học Pierre Hegy nhận xét rằng “việc Công đồng Vaticanô II coi truyền giáo là bổn phận của tất cả mọi người đã được rửa tội xem ra chưa được thi hành triệt để.” Quả thật, ngày 31/10/2011 vừa qua, dân số thế giới đạt ngưỡng bảy tỷ người.[246] Số người trên thế giới gia tăng, nhưng sự tăng trưởng của Giáo hội Công giáo hiện nay không theo kịp sự tăng trưởng của thế giới. Người Hồi giáo trên thế giới đã nhiều hơn người Công giáo, và các Giáo hội đang phát triển ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh là các cộng đoàn Tin Lành. Hồi giáo và Tin Lành đang phát triển nhanh gấp hai lần Công giáo. Chúng ta phải tự hỏi tại sao những người khác đang làm nhiều hơn chúng ta trong việc chia sẻ đức tin của họ? Nếu chúng ta không truyền giáo, không còn thấy mình được sai đi nữa, chúng ta sẽ không còn là Giáo hội thực sự nữa.[247]

Đấng Cứu Thế đã sinh ra ở Á Châu, nhưng Kitô giáo ở Á châu ngày nay vẫn còn là một thiểu số tuyệt đối ở cái lục địa rộng lớn nhất địa cầu này, với gần hai phần ba dân số thế giới.[248] Vậy chúng ta phải có trong trí óc và con tim lời kêu gọi khẩn thiết tiếp tục sứ vụ của Chúa Giêsu cho đồng bào mình, với ước vọng nồng cháy làm cho Ngài được nhận biết và yêu mến. ĐHY Ivan Dias, đặc sứ của ĐTC nhắc nhở tại Lavang: “Chúng ta phải tự vấn lương tâm – trong tư cách cộng đồng Giáo Hội cũng như trong tư cách cá nhân – chúng ta có thể sống đức tin thế nào cho tốt hơn và có thể thực hành khá hơn sứ mệnh chúng ta đã nhận lãnh từ Chúa chúng ta: ‘Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.’[249] Huấn lệnh này ngày nay rất khẩn trương và nghiêm khắc hạch hỏi lương tâm chúng ta, khi chúng ta nghĩ đến 94% người Việt Nam chưa biết Chúa Giêsu.[250]

Công Đồng Vatican II mở rộng tầm nhìn của chúng ta ra với Nước Thiên Chúa, lớn hơn là Giáo Hội mà chúng ta thường quan niệm, và thúc đẩy chúng ta truyền giáo. ĐTC Biển Đức XVI dùng hình ảnh ngôi nhà chung của mọi dân tộc để diễn tả Nước Thiên Chúa này trong ý hướng truyền giáo như sau: “Trong một xã hội đa sắc tộc càng ngày càng kinh nghiệm những hình thức cô độc và dửng dưng đầy quan ngại, các kitô hữu phải học biết đề nghị những dấu chỉ hy vọng và trở nên những người anh em đại đồng, bằng việc vun trồng những lý tưởng lớn lao biến đổi lịch sử, và không ảo tưởng sai lạc hay sợ hãi vô ích, dấn thân biến hành tinh này thành ngôi nhà chung của mọi dân tộc.”[251]

Giáo Hội tại Á châu ngày càng thao thức sứ mệnh của mình: Tháng 10/2006 một Hội nghị được tổ chức tại Thái Lan với đề tài “Hãy đi và nói với mọi người câu chuyện của Chúa Giêsu tại Á châu” và từ 30/8-5/9/2010 có Hội nghị Giáo dân Á châu tại Séoul với đề tài “Loan báo Chúa Giêsu tại Á châu hôm nay” nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội nghị: “Sáng kiến của đại hội này muốn là một cử chỉ ân cần truyền giáo đối với một châu lục giàu truyền thống văn hóa và tôn giáo, một châu lục đang nổi lên trên trường thế giới, giữa những biến chuyển to lớn đủ loại.”[252]

Truyền giáo không chỉ nhắm tới lương dân hầu đưa người ngoài vào trong Giáo Hội, mà còn nhằm thăng tiến người ở trong Giáo Hội, nhằm làm cho Phúc Âm thấm nhuần đời sống người tín hữu, đời sống và mọi hoạt động của Giáo Hội và xã hội: phải có đủ nội lực và sức sống mới tiếp sức cho kẻ khác được. Trong nỗ lực này, lời khuyên của thánh Phaolô cho môn đệ Timôthêô vẫn luôn còn là thời sự và nặng ý nghĩa cho linh mục giáo phận hôm nay: “Anh hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ. Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, … mà sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường.”[253]

Từ đó, chúng ta có cụm từ tái Phúc Âm hóa[254] và có thể liên kết với bất cứ phạm trù nào, ví dụ tái Phúc Âm hóa Phụng vụ, tái Phúc Âm hóa nhân sự, tái Phúc Âm hóa cơ cấu, tái Phúc Âm hóa cộng đoàn, tái Phúc Âm hóa giảng thuyết v.v… Và chính việc tái Phúc Âm hóa này làm cho chúng ta có đủ nội lực và khả năng thực hiện công cuộc truyền giáo hiệu quả, như thánh Phaolô quả quyết “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách tôi” khiến “tôi có thể làm đuợc mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi.”[255]

Quả thế, chính khi linh mục giáo phận nỗ lực truyền giáo thì đời sống và sứ vụ của mình tìm được nguồn năng lực mới, như ĐTC Biển Đức nói trong Sứ điệp truyền giáo 2011: “việc không ngừng loan báo Tin Mừng cũng tái tạo sức sống cho Hội Thánh, sự nhiệt tình và tinh thần tông đồ của Hội Thánh; nó giúp đổi mới các phương pháp mục vụ của Hội Thánh để có thể luôn phù hợp hơn với các hoàn cảnh mới – cả những hoàn cảnh đòi hỏi một cuộc tân Phúc Âm hóa – và được sinh động hóa bằng nhiệt tình truyền giáo.”[256]

Trong chiều hướng này, ĐTC Biển Đức XVI đã triệu tập THĐGMTG lần thứ XIII, họp từ 7-28/10/2012 với đề tài “Tân Phúc âm hóa để truyền bá Đức Tin Kitô giáo” trong định hướng: mới trong nhiệt huyết, mới trong phương pháp, mới trong cách diễn tả, nhờ đặt Thiên Chúa ở trung tâm đời sống của chúng ta. Trong viễn tượng này, chúng ta được kêu gọi xét lại ơn gọi và sứ mệnh, nghiêm túc phản tỉnh về căn tính của mình, trở nên người Kitô hữu đích thực, cộng tác viên của Chúa Thánh Thần, để sức mạnh của Chúa Thánh Thần đổi mới toàn thể cộng đồng Kitô giáo.[257] Vì vậy trong Sứ điệp Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm 2012, ĐTC Biển Đức XVI, hướng đến ba biến cố: kỷ niệm 50 năm sắc lệnh Ad Gentes, khai mạc Năm Đức Tin và THĐGMTG về Tân Phúc Âm hóa, tái khẳng định ý muốn của Giáo Hội can đảm và hăng hái dấn thân hơn nữa trong sứ mạng đến với muôn dân để Tin Mừng đạt tới mọi chân trời góc bể.[258]

D.6. Linh mục giáo phận trở nên mục tử như Chúa Kitô

Đức Gioan Phaolô II bắt đầu Tông huấn Pastores Dabo Vobis bằng những lời của ngôn sứ Giêrêmia “Ta sẽ ban cho các ngươi những mục tử như lòng Ta mong ước.[259] Ngài đã chọn hình ảnh người mục tử trong Kinh Thánh, mà Chúa Giêsu đã dùng để diễn tả chính căn tính và sứ vụ của Người,[260] với hy vọng chỉ cho chúng ta con đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng căn tính linh mục. Ngài diễn tả ơn gọi nên thánh đặc thù của linh mục giáo phận bằng những lời sau đây: “Do tác dụng của việc thánh hiến, các linh mục được nên đồng hình dạng với Đức Giêsu Vị Mục Tử Nhân Lành và được mời gọi sao chép bằng cuộc sống đức ái mục tử của mình.[261] Sự thánh thiện của linh mục giáo phận hệ tại việc trung thành sống đức ái mục tử của Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành, vì linh đạo của linh mục giáo phận là trở nên đồng hình dạng với Chúa Giêsu Kitô “là Đầu, Mục Tử và Hôn Phu của Giáo Hội[262] nhờ tác động của Chúa Thánh Thần trong Bí tích Truyền Chức.

Trong các sách Tin Mừng, hình ảnh “mục tử” thể hiện Chúa Giêsu cách tốt nhất: là “mục tử nhân lành” hiến dâng mạng sống vì đàn chiên;[263] Ngài “chạnh lòng thương xót” đám đông vì “họ như chiên không người chăn giữ.[264] Ngài đã hoà nhập việc tự hy sinh chính đời mình với sứ mệnh và tác vụ của Ngài: “Con Người không đến để được hầu hạ, nhưng là để hầu hạ và thí ban mạng sống mình làm giá chuộc thay cho nhiều người.[265]

Khi đọc và suy gẫm Tin Mừng, chúng ta dễ có ấn tượng sâu đậm về lòng nhân ái của Chúa Giêsu: Ngài bồng ẵm các em bé vào lòng, chúc lành cho chúng, nhắc nhớ rằng Nước Thiên Chúa thuộc về những người giống như chúng;[266] Ngài yêu mến và ghé thăm các bạn hữu, tương giao thân tình nồng nhiệt với họ, cảm thương Ladarô đến độ sa nước mắt.[267] Ngài cũng nếm cảm nỗi đói khát, cô đơn và buồn sầu như ai khác. Ngài là Thiên Chúa và là con người trọn vẹn, và thần tính của Ngài không hề làm nhân tính Ngài bị sút giảm đi chút nào. Lòng nhân ái của Chúa Kitô được nhìn thấy rõ rệt nhất nơi tấm lòng trắc ẩn của Ngài. Trắc ẩn không chỉ có nghĩa là thương hại người ta, mà đúng hơn, trắc ẩn là cảm nếm nỗi đau khổ nơi người ta, cùng chịu đau khổ với người ta và tìm cách giúp họ như việc Chúa Giêsu đã làm khi cảm nhận cơn đói mệt của đám đông đi theo Ngài trong hoang địa.[268] Trái tim trắc ẩn của Ngài đã hoàn toàn đồng cảm với và mang lấy gánh buồn đau của người góa phụ đang khóc thương vì mất đứa con trai duy nhất.[269] Người góa phụ này đã không xin phép lạ, mà chính Chúa Giêsu đã quyết định làm như thế; phải chăng Ngài nhìn thấy trước nơi người góa phụ ấy hình ảnh của chính Mẹ yêu dấu của Ngài, khi Mẹ sẽ đón nhận vào vòng tay mình tấm thi thể tan nát của chính Ngài sau này? Ngài cảm nhận được lòng thống hối của người đàn bà tội lỗi đang sa nước mắt rửa và lấy tóc mà lau chân Ngài như dấu chứng của một trái tim chứa chan lòng mến.

Lòng trắc ẩn của Ngài đã thúc đẩy Ngài đi đến gặp gỡ và ngay cả đụng chạm những người phung hủi mà xã hội liệt vào hạng ô uế không thể đụng chạm đến được.[270] Lòng nhân ái của Chúa Giêsu đã làm cho Ngài có thể đi vào trong mối tương quan với từng người và với tất cả: những người đau ốm và những người khốn khổ, những người nghèo và những người bị áp bức, những người tội lỗi và những người thánh thiện. Mặc dù tiếp xúc với đám đông quần chúng, Ngài vẫn không bao giờ quên các cá nhân và nhu cầu của họ. Ngài dừng lại với anh ăn xin mù Bartimê.[271] Bị cả một đám đông chen lấn xô đẩy, nhưng Ngài vẫn cảm nhận được đức tin của người phụ nữ đang cố kín đáo chạm đến mép áo Ngài để được chữa lành chứng bệnh băng huyết của chị.[272] Ngài đã cảm kích bởi lòng quảng đại của bà góa nghèo dâng trọn số tiền mà bà đang có để sống vào hòm tiền của Đền Thờ.[273]

Để nên giống Chúa Kitô, linh mục giáo phận cần có lòng nhân ái và trắc ẩn như Ngài, biết cảm thông với người ta, vì người ta, nhất là những người đau khổ trong thân xác cũng như trong tâm hồn, cảm nhận “những vui mừng và hy vọng, những ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là những người nghèo và những người đau khổ…”[274] Linh mục giáo phận không thể vô cảm, vô can, hay lãnh đạm đối với bao nỗi đau buồn và bao nỗ lực đấu tranh của những người mà mình có bổn phận phục vụ. Niềm vui và nỗi khổ của họ có âm vang trong cõi lòng linh mục giáo phận.

Linh mục giáo phận được uỷ thác chăm sóc đời sống thiêng liêng, và cả đời sống vật chất của dân ngài. Thời gian không còn là của riêng ngài vì ngài sẵn sàng phục vụ dân chúng, đôi khi cả đến 24 giờ mỗi ngày. Mối quan tâm của ngài là hạnh phúc của đoàn chiên, chứ không phải là hạnh phúc riêng của ngài. Linh mục giáo phận là “cha” của tất cả mọi người, bởi vì ngài không có gia đình riêng và coi mỗi gia đình trong giáo xứ của ngài như là gia đình của mình. Ngài đồng hành với dân chúng ở mọi thời điểm khác nhau trong cuộc đời của họ, từ trong dạ mẹ đến nấm mộ. Bác ái mục tử đòi hỏi linh mục giáo phận tận tụy hy sinh, trao phó chính mình cho dân và họ có vị trí trung tâm trong cuộc sống của ngài. Linh mục giáo phận năng thăm viếng đoàn chiên và biết tên mỗi người; trong những lúc khủng hoảng và khó khăn, họ mong đợi có ngài đứng bên cạnh họ, cá nhân cũng như tập thể. Đặc biệt khi sứ vụ gắn liền với những vấn đề tìm kiếm công lý và nhân quyền, có lẽ linh mục giáo phận phải đối diện với nhiều chống đối từ những thế lực bên trong lẫn bên ngoài, khiến ngài có thể phải chịu nhiều thử thách gay go và đau khổ, tuy nhiên ngài không thể trốn tránh thách đố ấy nếu ngài thực sự là người mục tử nhân lành.

Sứ vụ tông đồ của linh mục giáo phận là cho tất cả mọi tầng lớp dân chúng, nhưng ngài được mời gọi bày tỏ chọn lựa ưu tiên cho người nghèo và người thiếu thốn được uỷ thác cho ngài chăm sóc,[275] cũng như quan tâm đặc biệt đến những người già yếu, bệnh tật và hấp hối.[276] Sứ mạng Phúc âm hoá của Giáo hội không phép linh mục giáo phận tách rời lãnh vực “giải phóng và thăng tiến con người” khỏi đời sống và hoạt động mục vụ của ngài, mặc dù phải luôn luôn nhớ là sứ mạng riêng của Giáo hội là rao giảng chân lý của quê hương trên trời, là cái vượt quá tất cả những gì mà trí khôn nhân loại có thể nghĩ tưởng.

Linh mục giáo phận cử hành Lời Chúa và các Bí tích cho giáo dân, đặc biệt bí tích Thánh Thể. Vì thế những chức năng tiên tri, tư tế và lãnh đạo của ngài quyện xoắn với nhau. Ngài là người rao giảng Tin Mừng chính yếu, người dạy giáo lý chính yếu, người thầy đầu tiên, người hướng đạo và người bạn của trẻ em, người trẻ, người già,[277] cũng như việc cổ võ ơn gọi linh mục và tu sĩ là một trách nhiệm thuộc về chính căn tính của ngài.[278]

Sự tự hiến trong đức ái mục tử có một ý nghĩa đặc biệt trong việc cử hành Hy tế Thánh Thể. Cử hành này đem lại cho linh mục giáo phận hứng khởi, động lực và sức mạnh để tự hiến hy sinh cho đoàn chiên: “Thánh Thể trình bày và làm cho hiện diện một lần nữa hiến tế Thập giá, quà tặng trọn vẹn của Chúa Kitô cho Giáo hội, món quà Thân xác được trao ban và Máu đổ ra, như chứng tá tối thượng sự kiện Ngài là Đầu và Mục tử, Đầy tớ và Hôn phu của Giáo hội. Do đó, đức ái mục tử của linh mục không chỉ bắt nguồn từ Thánh Thể mà còn khám phá trong cử hành Thánh lễ sự hiện thực cao nhất của nó, như là chính từ Thánh Thể mà ngài đón nhận ân sủng và nghĩa vụ trao ban toàn bộ cuộc đời của ngài.”[279] Tất cả hoạt động của linh mục giáo phận được hiệp nhất trong Thánh lễ và Thánh Thể trở nên nguyên lý động lực nội tại và nguồn mạch hứng khởi của đức ái mục tử của ngài, nó thống nhất và tạo sự hài hoà, cân bằng cái tôi nội tại và ngoại tại của ngài.[280]

            Linh mục giáo phận không chỉ chăm sóc, nhưng còn đào tạo cộng đoàn tín hữu gắn bó với Giáo hội địa phương cũng như Giáo Hội phổ quát.[281] Cộng đoàn này được xây dựng trên việc cử hành Thánh Thể, vốn là nền tảng của tinh thần cộng đoàn thực sự, được đánh giá bởi những công việc bác ái và những hình thức khác của chứng tá kitô mà cộng đoàn dấn thân, bởi nhiệt tâm và hoạt động truyền giáo mà cộng đoàn chứng minh, bởi sự sinh động của đời sống cầu nguyện và thờ phượng của cộng đoàn, bởi cách mà cộng đoàn này dẫn dắt các linh hồn đến với Chúa Kitô,”[282] và làm cho “con đường của những người chưa có niềm tin đến với Giáo hội trở nên dễ dàng hơn; đồng thời cũng khuyến khích, nâng đỡ và củng cố tín hữu trong những cuộc chiến đấu thiêng liêng của họ.[283]

Một chiều kích không thể thiếu trong sứ vụ tông đồ của linh mục giáo phận là cổ võ sự đại kết[284] để lời cầu nguyện “xin cho tất cả nên một[285] của Chúa Kitô có thể được trở nên hiện thực. Linh mục giáo phận luôn cố gắng xây dựng những mối liên hệ thân thiện với các tín hữu kitô khác, đặt nền tảng trên tình yêu kitô giáo và tư cách môn đệ chung của Chúa Kitô và theo giáo huấn của Giáo hội. Ngay cả với “những giáo phái cực đoan và không khoan nhượng, thường gây hấn với Công giáo,”[286] linh mục giáo phận cũng cố gắng đề xướng đối thoại và tìm hiểu những quan điểm của họ.

Chúng ta đang sống trong một thế giới đa tôn giáo và đa văn hoá, đối thoại với các tôn giáo khác “là một công việc quan trọng trong việc tông đồ của Giáo hội,”[287] linh mục giáo phận “nên cởi mở và có một kiến thức cân xứng về các tôn giáo khác, nhất là những giá trị chứa đựng “hạt giống Lời Chúa” và “sự chuẩn bị cho Tin Mừng.”[288] Tất cả mọi vấn đề liên hệ đến nhân loại như là hoà bình, công bằng, nhân quyền, sinh thái… đều thiết yếu đối với việc loan báo Nước Thiên Chúa và là những vấn đề Giáo Hội phải đối thoại với tất cả mọi người thiện chí, bởi vì tất cả mọi người đều là con cái Thiên Chúa và thuộc về cùng một gia đình nhân loại. Do đó, linh mục giáo phận có bổn phận huấn luyện giáo dân của mình tinh thần liên đới và cộng tác với tất cả mọi tôn giáo để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn dựa trên những giá trị thần linh và nhân bản thực sự.

Nhờ cuộc sống độc thân, linh mục giáo phận hoàn toàn có tự do để yêu thương, quan tâm và chăm sóc mọi người, và là của mọi người, bởi vì mọi người có quyền đòi hỏi linh mục giáo phận không thuộc về riêng một ai cả: “Linh mục được mời gọi bắt chước Chúa Kitô và mang trọn tấm lòng đồng cảm của Ngài đến cho những người ốm đau tật nguyền… Linh mục không giống được với Chúa Kitô ở chỗ linh mục không có quyền năng để chữa lành các anh chị em đau yếu, tuy nhiên, linh mục có thể đem lại cho họ sự an ủi về mặt luân lý và tâm linh, nâng đỡ họ trong cơn thử thách và ngay cả có thể giúp họ mau chóng bình phục hơn.[289]

Có thể cha xứ không xóa tan được nỗi thống khổ của người dân, nhưng chính sự hiện diện của cha xứ trong nỗi thống khổ của họ sẽ đem lại cho họ niềm hy vọng và sự chữa lành. Cha xứ không chỉ phục vụ những người bệnh tật và đau khổ, mà ngược lại cha xứ đồng thời cũng nhận được sự nâng đỡ lớn lao từ nơi họ; cha xứ không chỉ hướng dẫn và chăm sóc họ mà còn được họ chăm sóc và hướng dẫn: Sự hy sinh và kiên nhẫn chịu đựng của họ có sức đánh động và là nguồn nghị lực nâng đỡ cha xứ; sứ vụ đối với những người bệnh tật, đau khổ, nghèo túng… có sức khích lệ tinh thần cha xứ, làm cho cha xứ giàu tính người hơn và nên giống Chúa Kitô hơn, nhất là cảm nhận được ý nghĩa cứu độ của những giới hạn và bất lực của mình, như chính lúc Chúa Giêsu bị đóng chặt vào thập giá, không cựa quậy chi được nữa, là lúc Ngài hoàn tất công trình cứu độ: Khi không còn làm được việc của Chúa, chúng ta mới thực sự có được kinh nghiệm về chính Chúa: Chúa Là Tất Cả.

D.7. Linh mục giáo phận sống Hy tế Thập Giá

Mẹ của thánh Gioan Bosco đã nói với ngài khi ngài mới chịu chức linh mục: “Khi con bắt đầu bước lên bàn thánh tế lễ là con bắt đầu con đường thập giá.” Chính Chúa Giêsu đã mời gọi linh mục vác thập giá mà theo Ngài: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ chính mình, vác lấy thập giá của mình mà theo…”[290] Linh mục, Thánh Thể và Thánh giá luôn liên kết chặt chẻ với nhau. Linh mục đứng giữa bàn thờ và thánh giá: Thánh lễ tái hiện hy tế thập giá. Cùng với Chúa Giêsu, linh mục vừa là tư tế vừa là của lễ. Cuộc sống và sứ vụ mục vụ của linh mục giáo phận tìm được sức mạnh tình yêu từ Thánh Thể và thập giá Chúa Giêsu, vì chính từ thập giá mà tình yêu lớn nhất đã được bộc lộ: “Không ai có tình yêu lớn hơn tình yêu của người đã chết cho người mình yêu.”[291]

Linh mục giáo phận được mời gọi cách đặc biệt rảo qua con đường thập giá này. Mỗi ngày ngài dấn sâu vào mầu nhiệm thập giá, mầu nhiệm của hy tế, dù lắm khi thập giá trong đời sống mục vụ giáo xứ dường như quá nặng làm cho ngài dường như muốn qụy ngã. Nhưng mầu nhiệm thập giá không được hoàn tất bởi cái chết, song bởi đời sống mới của sự sống lại. Suốt dòng lịch sử, Giáo Hội hầu như luôn luôn bước đi trên con đường hy tế thập giá này. Nhiều nhà truyền giáo đã tiến bước suốt nhiều năm hướng về Golgotha, vác lấy thập giá hy sinh và bách hại. Nhiều linh mục giáo phận cũng đã hay đang trèo lên con đường dốc đứng đó, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, và vẫn tiếp tục vác thập giá mà đi. Con đường thập giá của linh mục giáo phận vẫn kéo dài mãi. Những người bách hại còn đó hay đã qua đi, hoặc đã thay đổi, nhưng thập giá vẫn không thay đổi và vẫn đè nặng trên vai ngài. Lắm lần ngài dường như bị oằn xuống dưới sức nặng của thập giá. Ngày xưa ông Simon đã giúp Chúa Giêsu vác thập giá, thì ngày nay chính Chúa chịu đóng đinh và sống lại đang đồng hành giúp linh mục vác thập giá của mình. Đau khổ của linh mục là đau khổ của Ngài, hy tế của linh mục là hy tế của Ngài. Chúa Giêsu thấu hiểu những yếu đuối, những thất bại, những cảm giác ngã lòng, những mệt mỏi, lo sợ và cô đơn của linh mục, vì chính Ngài cũng đã trải nghiệm những khó khăn này.

Đường thập giá của Chúa Giêsu đã là con đường đầu tiên, nhưng không phải là con đường cuối cùng, vì còn có linh mục và bao nhiêu tâm hồn tận hiến đang bước theo Ngài đến tận cùng trong con đường thập giá. Giáo Hội đã không quên con đường thập giá. Giáo Hội không bao giờ che giấu thập giá. Thập giá vẫn luôn có mặt trong Phụng vụ: Giáo Hội tán dương và suy tôn thập giá. Thập giá không chỉ là gánh nặng, nhưng phải được xem là cây gậy nâng đỡ trọng trách mục vụ, bệnh tật hay tuổi già sức yếu của linh mục. Cuộc sống linh mục giáo phận càng cắm rễ sâu vào thập giá càng sinh nhiều hoa quả. Vào mọi thời và ở mọi nơi, bao nhiêu người vẫn không ngừng hăm hở đến với thập giá, chiêm ngắm thập giá, yêu mến thập giá.

Đường thập giá là trường dạy linh mục sống ơn gọi và sứ vụ mục vụ của mình, theo gương Chúa Giêsu ngã xuống rồi lại chỗi dậy tiếp tục đi. Ngài chịu đựng nỗi cô đơn, chịu hành hạ và lăng nhục, nhưng Ngài luôn tha thứ. Đường thập giá cũng là trường dạy linh mục sống thánh: Trên con đường thập giá, Mẹ Maria đã đi theo Con Mẹ cho đến tận đỉnh đồi Canvê. Mẹ bước đi trong thinh lặng. Cái nhìn của hai Mẹ Con bắt gặp nhau; hai Mẹ Con nhìn nhau tận trong sâu thẳm tâm hồn. Mẹ và Con kết hiệp với nhau bởi tình yêu bao la, sâu thẳm và trong trắng. Tình yêu này sẽ làm thế giới thay đổi.

Xin cho linh mục được thấm nhuần tình yêu của Chúa và tình yêu của Mẹ Chúa, cũng là mẹ của linh mục. Mẹ đã đứng kề thập giá Chúa Giêsu, Mẹ cũng luôn đứng kề thập giá cuộc đời và sứ vụ linh mục giáo phận. Ngài tự hình dung dường như đang đứng ở trên đỉnh đồi Golgotha, dưới chân thập giá, nơi đã và đang mãi mãi tập trung sức mạnh lớn nhất của thế giới: tình yêu của Thiên Chúa cho thế giới trong con người của Con Ngài, Chúa Giêsu Kitô.[292] Tình yêu này của Thiên Chúa không bao giờ cạn kiệt, không bao giờ thôi là sức mạnh cứu độ của thế giới.

Bằng những lời “Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha,” Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha đời sống mình làm hy tế, và hy tế của Ngài đã được chấp nhận. Linh mục giáo phận cũng trao phó cuộc đời mình trong tay Chúa Cha cùng với Chúa Giêsu. Hy tế của Ngài trên thập giá là một sức mạnh bao la cho thế giới. Sức mạnh đó được gìn giữ trong Giáo Hội bởi Bí tích Thánh Thể, trung tâm tình yêu ở dưới thế gian này. Linh mục cử hành Thánh Lễ như một sức mạnh không thể cạn kiệt của tình yêu hằng giúp ngài trèo lên con đường thập giá đến tận đỉnh đồi Golgotha, đến tận Chúa Kitô, một Chúa Kitô toàn thể, vừa với thập giá và mão gai trên đồi Golgotha, vừa với vinh quang trên núi Tabôrê và chiến thắng phục sinh vinh hiển. Sứ mạng của linh mục giáo phận là hướng dẫn và giúp đỡ những con người phải đau khổ vì đối nghịch và hận thù để họ không quay lưng lại với nhau, nhưng nhìn vào mắt nhau trong sự cảm thông tha thứ hỗ tương.

Với rất nhiều linh mục giáo phận, bao nhiêu thời gian đã qua đi từ ngày chịu chức với bao nhiêu thay đổi: nhiệm sở, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, thử thách, đau khổ… nhưng trong thâm sâu chẳng có gì thay đổi, các ngài vẫn là linh mục của Chúa và của Giáo Hội, được hướng dẫn bởi đức tin và tình yêu, đồng thời sống sứ vụ ấy với cùng một niềm tín thác. Mẹ Maria đã theo Chúa Giêsu trên đường núi Sọ, xin Mẹ luôn đồng hành với linh mục. Một người mẹ đã nói với con mình rằng: “Dù con lớn bao nhiêu tuổi, con vẫn là con của Mẹ; dù con có đi tới cùng trời cuối đất, thì lòng Mẹ vẫn hằng theo con.” Chớ gì linh mục luôn cảm nhận sâu sắc Mẹ Maria luôn đồng hành với mình, luôn đứng bên thập giá của mình, luôn che chở bảo vệ và dắt dìu mình:

Hỏi rằng sao trả quá đắt,

Đồi cao thánh giá ai dắt ai dìu?

Dẫu rằng phải trả quá đắt,

Đồi cao thánh giá Mẹ dắt Mẹ dìu.

D.8. Linh mục giáo phận yêu mến Mẹ Maria Vô Nhiễm

Mẹ Maria hướng dẫn chúng ta tới Chúa Giêsu, Đấng đưa chúng ta đến với Chúa Cha. Mẹ chỉ cho chúng ta con đường hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa, bởi vì Mẹ là người phụ nữ được Thiên Chúa tuyển chọn để thực hiện chương trình cứu độ của Ngài với tư cách là người đồng tham dự vào những biến cố tột đỉnh của lịch sử cứu độ. Mẹ được kêu cầu là Mẹ của Hội Thánh và Mẹ của linh mục theo một đường lối đặc biệt, vì khi trên thập giá, vào lúc tột đỉnh của sứ mạng cứu độ nhân loại, Chúa Giêsu đã trao phó Mẹ mình cho Gioan và ký thác Gioan cho Mẹ[293]: “Chúng ta cũng hãy đón nhận Mẹ Maria vào trong nhà nội tâm của chức linh mục chúng ta.[294] Được sự che chở và hướng dẫn từ mẫu của Mẹ nâng đỡ và tăng sức mạnh, linh mục giáo phận có thể nhìn thấy mọi mối tương quan, nhất là đối với người nữ trong các giai đoạn đời sống và sứ vụ của mình, bằng đôi mắt mới, bằng trái tim và trí não mới, và luôn bước đi trên con đường thánh thiện cần thiết.

Linh mục giáo phận cần tăng cường lòng sùng kính đích thực đối với Mẹ Maria, vì đó là dấu chỉ và bảo chứng cho lòng trung tín với Chúa Giêsu Kitô. Sự hiện diện từ mẫu của Mẹ luôn là sự nâng đỡ cho linh mục. Mẹ đã luôn theo sát Chúa Giêsu Con Mẹ trên con đường trần thế của Ngài, bây giờ Mẹ vẫn tiếp tục đồng hành cùng linh mục, những Kitô khác. Linh mục học lắng nghe và thực hành những lời Mẹ đã nói với các môn đệ xưa kia và ngày nay vẫn còn nói với mình: “Hãy làm những gì Người bảo.

Ngay từ lúc khởi đầu sứ vụ Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã trao phó mỗi linh mục cho Mẹ và mong muốn mọi linh mục đều trao phó chính mình cho Mẹ, hướng về Mẹ với một tình yêu và niềm hy vọng đặc biệt. Bằng kinh nghiệm của mình, Ngài đã viết lên điều ấy trong bức thư gửi các linh mục. Ngài cầu mong: “Nguyện xin Đức Maria, Đấng mà tôi mời gọi anh em hãy luôn nuôi dưỡng lòng sùng kính con thảo, đồng hành với anh em và liên lỉ che chở anh em.” Đức Benedictô XVI mới đây cũng thôi thúc các linh mục: “Tôi khuyên anh em hãy vào trường Đức Maria để học biết yêu thương và bước theo Chúa Kitô trên hết mọi sự.”

Thật vậy, trong trường của Mẹ Maria, linh mục giáo phận học đặt Chúa Kitô vào chỗ nhất trong cuộc đời và sứ vụ, cũng như học hướng tư tưởng cùng hành động của mình theo Ngài. Đúng vậy, nơi trường của Mẹ Maria, linh mục học biết thinh lặng, biết lắng nghe và phục vụ khiêm tốn, đó là những điểm mấu chốt của đời sống người môn đệ. Mẹ Maria sẽ giúp linh mục tiến sâu vào mối tương quan nhân vị và đích thực hơn với Chúa Giêsu, để linh mục yêu mến Ngài và làm cho Ngài được yêu mến. Qua việc chiêm ngắm và lắng nghe Mẹ Maria, linh mục sẽ hiểu hơn sức mạnh nâng đỡ và biến đổi của Bí tích Thánh Thể, tìm lại được niềm an ủi và nguồn sức mạnh để bước theo Chúa Kitô và phục vụ Ngài trong anh chị em.

Chính với tinh thần ấy nên trong cuộc hành hương Đền thánh Đức Mẹ Lorettô ngày 4/10/2012, ĐTC nói: “Khi chiêm ngắm Mẹ Maria, chúng ta phải tự hỏi xem chúng ta có muốn mở ra cho Chúa hay không, có muốn dâng hiến cuộc sống chúng ta cho Ngài để trở thành một nơi ở cho Ngài hay không; hay là chúng ta sợ sự hiện diện của Chúa giới hạn tự do của chúng ta, phải chăng chúng ta muốn dành riêng cho mình một phần đời sống mình để nó chỉ thuộc về chúng ta mà thôi? Nhưng chính Thiên Chúa là Đấng giải thoát tự do của chúng ta khỏi sự co cụm vào mình, khỏi sự khát khao quyền lực, chiếm hữu, thống trị, và làm cho nó có khả năng cởi mở với chiều kích làm cho nó được sung mãn trọn nghĩa là hiến thân, yêu thương, phục vụ và chia sẻ.[295]

Liên quan đến đời sống độc thân linh mục đang “bị thế giới của thời đại chúng ta nghi ngờ giá trị và cho là không thể giữ được,” Đức Phaolô VI cậy dựa vào lòng sùng kính nồng nhiệt và tỏa sáng đối với Mẹ Maria. Lòng đạo đức này sẽ mang linh mục “đến nguồn suối của đời sống thiêng liêng đích thực, mà chỉ nó mới là nền tảng vững chắc cho việc giữ luật độc thân.”[296] Chọn lựa độc thân của linh mục cần được đặt nơi trái tim Mẹ Maria để khi gặp khó khăn trên con đường đã chọn, linh mục chạy đến cùng Mẹ. Là trinh nữ và là mẹ, Mẹ Maria hiểu rất rõ trái tim linh mục cần gì, và Mẹ biết làm thế nào để giữ cho linh mục được trung thành với lời cam kết của mình, nhất là đối với các linh mục giáo phận sống giữa lòng đời hôm nay sao cho “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” Linh mục sẽ tìm được ẩn náu an toàn nơi Mẹ Maria, người Mẹ trên trời của linh mục. Mẹ sẽ giúp linh mục thăng hoa trái tim và con mắt, để nhìn thấy Mẹ ở trong và qua những người con gái của Thiên Chúa chung quanh linh mục. Linh mục kêu xin Mẹ bảo vệ và biến đổi linh mục và những người nữ thân thiết với linh mục, như thánh Phaolô đã dạy  Timôtê “coi các phụ nữ lớn tuổi như mẹ và những người trẻ như chị em.[297]Linh mục sẽ không thiếu sự chở che, nâng đỡ của Mẹ Chúa Giêsu.”[298] Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, Chúa Thánh Thần sẽ gìn giữ sự độc thân trong trắng của linh mục như Ngài đã làm cho Mẹ Maria và Thánh Giuse. Vì thế, Đức Phaolô VI đã khuyên nhủ: “Anh em hãy hướng con mắt và trái tim, với niềm tín thác được đổi mới và lòng cậy trông con thảo, về Mẹ rất yêu dấu của Chúa Giêsu và Mẹ của Hội Thánh, hãy kêu xin sự cầu bầu vạn năng và hiền mẫu của Mẹ cho chức linh mục Công giáo.”[299]

Có một việc thật đơn giản nhưng rất quan trọng của lòng sùng kính Mẹ Maria là lần chuỗi Mân côi, một bản Phúc Âm tóm tắt.[300] Các anh em linh mục trẻ nên giữ sống động thói quen lần chuỗi Mân côi của các cha già và hãy khuyến khích giáo dân của mình lần chuỗi, một mình khi đi đường tới trường học, tới công sở, ra đồng ruộng, chợ búa… hoặc lần chuỗi chung với người khác, theo nhóm hay hội đoàn trong giáo xứ, đặc biệt là lần chuỗi trong gia đình, vì chuỗi Mân côi sẽ đốt nóng và làm mạnh thêm mối giây ràng buộc giữa các thành viên trong gia đình. Lời cầu nguyện này sẽ giúp chúng ta được mạnh mẽ hơn trong đức tin, bền vững hơn trong đức ái, kiên trì hơn trong niềm vui và hy vọng. Xin Mẹ Maria giúp chúng ta biết bắt chước Mẹ: Fiat (Xin Vâng), luôn chấp nhận không dè giữ với ý muốn và kế hoạch của Chúa; Magnificat (linh hồn tôi ca ngợi), luôn ca ngợi và cảm tạ về mọi ơn lành lớn nhỏ Chúa đã ban cho, và Stabat (Đứng thẳng dưới chân thập giá), luôn sống nhẫn nại và bền đỗ trong những thách đố và khó khăn của cuộc sống hằng ngày cho đến hơi thở cuối cùng.

D.9. Linh mục giáo phận khôn ngoan sống tương quan với người nữ

Do sứ vụ của mình, linh mục giáo phận sống tương quan với mọi người, trong đó có những người khác phái. Chúa Kitô, trong nhân tính của Ngài, đã làm bạn với người nữ để thăng tiến họ và cho họ cộng tác với Ngài trong công trình cứu độ nhân loại. Mẫu gương hoàn hảo trong tương quan đó của Chúa Giêsu vẫn còn giá trị cho những người theo Ngài, trong tất cả mọi chiều kích nhân bản và thiêng liêng của đời sống và sứ vụ ơn gọi. Nhưng một điều rất rõ ràng là sự yếu đuối và những nguy hiểm đã không đe dọa Chúa Giêsu, lại có thể đe dọa linh mục giáo phận trong các liên hệ ấy. Vậy, linh mục giáo phận phải khôn ngoan và cẩn trọng rất nhiều trong phong cách và bối cảnh sống đời tu, không bao giờ quên rằng mọi thân xác đều mang giới tính và bất cứ tương quan nam nữ nào cũng có yếu tố phái tính, và dữ kiện tâm sinh lý “hấp dẫn tính dục và bị hấp dẫn tính dục” có thể xảy ra ngay cả trong tương quan máu mủ[301]lẫn “thiêng liêng, linh tông” mà thánh Phaolô khuyến cáo là ‘khởi đầu trong tinh thần nhưng lại kết thúc trong xác thịt.’[302] Trong lãnh vực này, không ai được cả dám tự phụ cho rằng mình mạnh và sẽ không bao giờ vấp ngã!

Vì thế, quà tặng độc thân linh mục có thể bị nguy hiểm, nhất là trong quan hệ độc hữu, khi mà một người nam đơn độc ở với một người nữ đơn độc lâu giờ trong một nơi kín đáo cửa khóa then cài, chẳng ai biết và trông thấy, mà không có bất cứ khoảng cách nào về thể lý, tâm lý và thiêng liêng, nhất là ý thức về sự hiện diện thường hằng của Chúa. Linh mục giáo phận cần phải thiết lập cho được và sống thế quân bình siêu nhiên bằng đời sống cầu nguyện, mật thiết với Chúa, tình huynh đệ bí tích, tận tụy với sứ vụ, cảnh giác toàn bộ cách ứng xử và cảm xúc của mình, ý thức rằng mình “gìn giữ kho tàng ấy trong những chiếc bình sành[303] dễ vỡ. Sự thiếu quân bình tự nhiên nam nữ trong đời sống và sứ vụ cộng với những khó khăn, thử thách đau khổ, yếu đuối nhân loại bên trong và những cám dỗ lôi cuốn từ bên ngoài khiến người ta dễ đi tìm bù trừ mà vấp ngã. Kinh nghiệm cho thấy những người thất bại trong sứ vụ, gặp thử thách buồn phiền, lại bỏ đời sống cầu nguyện, thiếu tình huynh đệ và bỏ bê bổn phận sớm muộn gì cũng sẽ sa ngã, bỏ cuộc: vậy linh mục giáo phận đừng để mình rơi vào những hoàn cảnh bi đát, và cũng đừng làm cho ai phải buồn phiền quá đỗi. Để được vậy, ĐTC Biển Đức XVI khuyên “Hãy mạnh mẽ củng cố tình bạn với Chúa, nhất là qua lời cầu nguyện thường ngày, chăm chú trung thành và tích cực tham dự Thánh Lễ.” “Thánh Thể là một hồng ân tình yêu phi thường, mà Thiên Chúa liên tục canh tân trong chúng ta, để dưỡng nuôi cuộc hành trình đức tin, tiếp thêm sức mạnh cho niềm hy vọng và khơi dậy tình bác ái của chúng ta để ngày càng trở nên giống Người hơn.”[304]

Theo sách Sáng Thế[305] và quan niệm Á Đông về Âm-Dương, người nam và người nữ rất gắn bó với nhau, hấp dẫn nhau, cần nhau và bổ túc cho nhau. Điều này đã khởi sự cách tự nhiên ở trong gia đình ngay từ thời niên thiếu và sự sống quân bình, cả nhân bản và thiêng liêng, vẫn tiếp tục trải ra và phát triển. Sự việc cũng như thế với linh mục giáo phận và người nữ, nữ tu hay nữ giáo dân. Trong những mối tương quan này, có nhiều phương diện của cuộc sống thật ý nghĩa, đẹp đẽ và có nhiều công cuộc thật tuyệt vời. Tuy nhiên, người nữ không luôn luôn là trợ lực, nhưng lắm khi cũng là vấn đề và sa lầy không lối thoát cho một số linh mục: có khi vì một người đàn bà mà phải từ bỏ thừa tác vụ, nhất là trong bối cảnh hiện nay của nền văn minh tục hóa, hưởng thụ khoái lạc vật chất và nhục dục, lấy cái tôi cá nhân chủ nghĩa làm trọng tâm.

Trong tương quan với nữ tu, linh mục giáo phận hãy giữ trong trí óc và tâm hồn sự lệ thuộc của chính mình và sự lệ thuộc của họ đối với Thiên Chúa, luôn ý thức phải “trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa.”[306] Nhưng do lý tưởng hiến dâng và môi trường mục vụ chung, đôi bên có thể có mối tương quan thân mật, cởi mở tâm sự, hiểu nhau và chia sẻ sứ vụ, những thành công cũng như những khó khăn thất bại, tin tưởng nhau, cảm thông nhau, quan tâm và ân cần chăm sóc nhau. [Cũng phải kể đến những người nữ phục vụ trong nhà xứ, những người nữ cùng làm việc tông đồ trong các đoàn hội, hay ân nhân, bảo trợ, mạnh thường quân]. Chính từ sự thân mật này, một cảm nhận “yêu thương” có thể dễ dàng phát sinh và phát triển, rồi tình trạng có thể trở nên nguy hiểm hơn, với những hình thức muốn chiếm hữu – ghen tuông – và độc quyền được bộc lộ ra, nhiều trường hợp còn đi xa hơn trong chiều hướng tiêu cực. Không hiểu tại sao một số vị hữu trách cấp cao Giáo phận cũng như Dòng tu vẫn để tình trạng “chung cư” mà tiền nhân bao đời đã nhận định “lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy”?! Không ai trách lửa tại sao đốt cháy rơm, và cũng không ai trách rơm tại sao để bị lửa đốt cháy, mà trách người đã để rơm gần lửa. Nhiều trường hợp thương tâm đã và đang xảy ra đó đây, lẽ nào lại để tiếp tục xảy ra nữa sao?!

Linh mục giáo phận không quên lời khuyên tỉnh thức và cầu nguyện của Chúa Giêsu, vì tinh thần thì nhẹ nhàng chóng vánh nhưng xác thịt lại nặng nề yếu đuối:[307] làm linh mục rồi vẫn không thôi là con người với những yếu đuối nhân loại. Thánh Phaolô chia sẻ: “Có ai trong anh em yếu đuối mà tôi không cảm thấy yếu đuối, có ai trong anh em sa ngã mà tôi không cảm thấy như thiêu như đốt?”[308] Linh mục giáo phận ý thức sự thân mật là nhu cầu của con người, nhưng sự thân mật của linh mục không cần (và không được) biểu lộ có tính cách thể lý phái tính với những đòi hỏi tự nhiên. Sự thân mật này có mức độ thích hợp của nó và chính mức độ riêng biệt này cung ứng cho linh mục đủ tự do để yêu thương mọi người mà không vượt quá các giới hạn, lại can đảm vượt thắng và thánh hoá “tiếng gọi nhân loại” có thể chợt nghe vào một lúc nào đó, nhờ biết tôn trọng nơi chốn – thời gian và thời lượng – khoảng cách thể lý và tâm lý – sự có mặt của những người thứ ba, và nhất là ý thức sự hiện diện thấu suốt mọi bí ẩn của Thiên Chúa.

Linh mục giáo phận cần luôn rõ ràng và thành thật với chính mình, với người khác và với Chúa, không để những nghiêng chiều nguy hiểm của con tim được che giấu dưới cái bình phong của những cớ hợp pháp và chính đáng của các công tác và hoạt động tông đồ mục vụ. Và chớ gì đừng vì thế mà táo bạo ngây ngô (“thưa ông tôi ở bụi này”) can thiệp giữ lại hay cản trở việc thuyên chuyển chính đáng của Nhà Dòng, nhất là khi họ muốn rút về các nữ tu đang có vấn đề, hoặc vì quá ít người thiếu đời sống cộng đoàn, hoặc vì sợ tình trạng ở chung trong nhà xứ khi chưa có điều kiện xây dựng cơ sở cộng đoàn riêng biệt. Linh mục có thể làm cớ cho người khác vấp phạm, và người khác cũng có thể làm cớ cho linh mục vấp phạm. Chính Đức Giêsu cũng lo lắng khi quay lại bảo ông Phêrô “Satan, lui lại đàng sau Thầy! Con làm cớ cho Thầy vấp phạm, vì con không nghĩ đến việc của Thiên Chúa, mà chỉ nghĩ đến việc của loài người.[309]

Trong tương quan với phụ nữ đời thường, linh mục giáo phận nên nhớ rằng nếu những lưu ý về nơi chốn, thời gian và thời lượng, khoảng cách thể lý và tâm lý, sự có mặt của những người thứ ba của các cuộc gặp gỡ đã được nhắc đến trên kia với giới nhà tu vì những yếu đuối của con người, thì ở đây càng được nhấn mạnh hơn nữa, nhất là đừng bao giờ mời hay nhận lời đi riêng một mình mình với một mình họ đến khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, hay những nơi tương tự, vì bất cứ lý do gì. Nhiều trường hợp đã gặp phải những hậu quả thê thảm, đặc biệt khi uống quá chén, vì rượu làm mù quáng lý trí nhưng kích thích bản năng tình dục mạnh hơn [cẩn thận đề phòng bị sập bẫy bởi những thứ thuốc kích dục].

Ngoài ra, linh mục giáo phận cũng phải cẩn trọng đối với các goá phụ, nhất những góa phụ trẻ đẹp “mẹ dại con thơ” gặp khó khăn cần giúp đỡ, lòng trắc ẩn và sự chăm sóc lo lắng của linh mục đối với con cái họ hay chính bản thân họ sẽ là bẫy ngầm không ngờ đó! Để cho lòng bác ái trắc ẩn ấy khỏi bị hiểu lầm, nên giúp đỡ qua người khác hoặc cơ quan bác ái xã hội của giáo xứ, đừng thường xuyên đến nhà họ và cũng đừng để họ thường xuyên đến nhà mình. Cần quan tâm đến dữ kiện tâm sinh lý hấp dẫn tính dục. Có sức hấp dẫn tính dục [như Giuse Ai cập với vợ ông quan] hay bị hấp dẫn tính dục [như Đavít với vợ của Uria] đều là nguy hiểm, coi chừng kẻo bị tấn công.

Nên biết không chỉ các góa phụ có thể bị nhu cầu sinh lý đòi hỏi, mà một số phụ nữ có gia đình cũng không thể cưỡng lại những đàn ông có sức hấp dẫn tính dục, hoặc họ có sức hấp dẫn tính dục khiến người khác không thể cưỡng lại dục vọng của mình. Linh mục giáo phận cũng cần tỉnh táo với cạm bẫy mỹ nhân kế: Có những cạm bẫy tự đến với thân phận con người yếu đuối “trai tài gái sắc”; có những cạm bẫy được dàn dựng vì tiền; có những cạm bẫy được sắp đặt vì thù oán; có những cạm bẫy được dàn dựng cài đặt vì vấn đề chính trị, quyền lực; có những cạm bẫy được tổ chức để phá hại Giáo Hội.

Ngoài ra, do thời gian dài cùng học tập trước đây và do việc giao tế công tác, linh mục giáo phận cũng có những tương quan quen biết, bạn bè thân thiết với một số người nữ không công giáo, thì vấn đề tương giao sẽ khác hẳn. Việc khác biệt căn bản về Đạo: không có được mẫu số chung về đức tin và luân lý, về nhân đức và tội lỗi, về các qui tắc của Giáo Hội sẽ làm cho các mối tương quan trở nên phức tạp mà sự thua thiệt chắc chắn sẽ về phía linh mục. Dĩ nhiên trong cuộc đời có rất nhiều người tốt, nhưng cũng có những cái tốt tự nhiên tự nó lại không phù hợp cho người sống đời thánh hiến, mà còn trở nên xấu và tác hại cho đời tu, chỉ vì cách nhìn, cách hiểu, cách suy nghĩ không chung hướng đạo đức tôn giáo. Linh mục phải biết ứng xử thích đáng, sống và giữ đúng cương vị của mình, đừng làm cho họ hiểu sai và đánh giá sai về đời tu và về linh mục Công giáo. Đó là một gương xấu gây cản trở lớn lao cho chứng tá Tin Mừng và truyền giáo của Giáo Hội. Đừng để mối quan hệ vượt giới hạn sinh thiệt hại cho Giáo Hội và người có trách nhiệm cần cương quyết trong việc này: Vâng lời Chúa hơn là vị nể con người, phải nhớ đến sứ mệnh và nỗ lực truyền giáo là làm cho Chúa Kitô được nhận biết và yêu mến, mà vẫn không quên ‘nỗi lo sợ bị hư mất’ của thánh Phaolô.[310]

Linh mục giáo phận cần nắm vững những con đường tương quan tốt với người nữ, mà trước hết là với mẹ và chị em ruột của mình. Một linh mục tốt luôn giữ mối liên hệ mật thiết với mẹ và các chị em ruột thịt của mình, đặc biệt trong thời gian gặp thử thách, thất bại, bị hiểu lầm, đau ốm bệnh hoạn, buồn phiền chán nản, lại bị dao động tình cảm, bị cám dỗ và cả khi bị yếu đuối vấp ngã nữa. Tiếp đến là nhìn thấy hình ảnh Đức Maria nơi các người nữ, với lòng yêu thương và kính trọng như đối với mẹ và chị em mình,[311] như thánh Phaolô đã khuyên môn đệ  Timôthêô: “Con hãy coi các cụ bà như mẹ, các thiếu nữ như chị em, với tấm lòng hoàn toàn trong sạch.”[312] Đồng thời phải biết khám phá ra phẩm giá và ơn gọi của phụ nữ trong Giáo Hội và trong thế giới: Chúa Giêsu đã ân cần đón nhận sự cộng tác của nhiều phụ nữ theo giúp Ngài và cho họ một vị trí đặc biệt quan trọng, nhất là vai trò của Mẹ Maria và Maria Madalêna dưới chân thập giá, trong biến cố Phục sinh và thời kỳ đầu của Giáo Hội sơ khai. Có thể nói Giáo Hội dần dần lấy lại cái đã đánh mất hay lãng quên từ hai mươi thế kỷ nay:[313] ngày 21/1/2010 vừa qua, ĐTC Biển Đức XVI đã bổ nhiệm Cô Flaminia Giovanelli là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vị trí Phó Thư Ký của Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình.[314] Một nữ tu người Ý, Soeur Enrica Rosanna, hiện đang giữ cùng chức vụ tại Thánh Bộ Tu Sĩ. Hãng CWN ngày 22/1/2010 còn ghi thêm: “Một nữ giáo dân người Úc, Rosemary Goldie, cũng đã ở vị trí tương đương tại Hội Đồng Giáo hoàng về Giáo Dân từ 1966 đến 1976. Sự thăng tiến này làm cho người nam và người nữ cảm thấy bình đẳng và biết tôn trọng nhau trong mọi khía cạnh.

Hơn nữa, linh mục giáo phận cần học từ Chúa Giêsu cách thức quan hệ và ứng xử thế nào cho đúng mực với các phụ nữ. Chúng ta hãy xem các trường hợp:

  • Mẹ Maria, người mà Chúa Giêsu đã tỏ lòng yêu thương của một người con và hết lòng kính trọng vâng phục và Mẹ đã trở nên bản đối chiếu mật thiết của Ngài trong việc lắng nghe và thực thi ý Chúa;
  • Mattha và Maria ở Bêtania, nơi mà Chúa thường ghé qua trong cuộc hành trình truyền giáo và Ngài đã trở nên rất gần gũi với họ;
  • Người phụ nữ xứ Samaria, được hoán cải và đổi mới, đã giới thiệu Chúa Giêsu cho dân chúng vốn không biết đến căn tính đích thực của Ngài;
  • Maria Madalêna, người được cứu sống và hoàn toàn biến đổi nhờ Chúa Giêsu, cô đã gặp thấy Chúa Phục Sinh và nhận lãnh trực tiếp từ Ngài sứ vụ loan báo tin mừng sống lại;
  • Người phụ nữ vô danh đã lên tiếng ca tụng hạnh phúc của Mẹ Chúa và nhân đó Chúa đã dạy cho biết hạnh phúc lớn lao hơn là lắng nghe và thực hành lời Chúa;
  • Bà Vêrônica can đảm lau mặt Chúa và các con gái thành Giêrusalem đã theo khóc thương Chúa trên con đường khổ nạn.

Tóm lại, trong các mối tương quan với người nữ, linh mục giáo phận phải luôn qui hướng về Chúa Kitô, khiêm tốn nhìn nhận những điều kiện con người yếu đuối của mình, lắng nghe sự khôn ngoan và kinh nghiệm từng trải của kẻ khác, đừng bao giờ dám tự phụ cho mình là mạnh,[315] mà hãy khiêm tốn và bền bỉ cầu xin ơn trung thành, với ý thức sự dòn mỏng và giới hạn của mình tìm kiếm sự trợ giúp tự nhiên lẫn siêu nhiên. Hãy xem câu chuyện Samson-Dalila trong sách Thủ Lãnh và lấy đó làm gương răn mình.[316] Ngoài ra, phải phát huy tình huynh đệ bí tích linh mục: khi linh mục thực sự yêu thương nhau, ai cũng thỏa mãn được nhu cầu tâm lý căn bản tự nhiên yêu và được yêu của con người, thì chẳng ai thèm đi tìm bù trừ hay đón nhận một tình cảm nào khác.

Ai cũng có thể bị “vi-rút” tình cảm và tình dục tấn công. Vấn đề là cần có sức đề kháng tốt để tránh bị nhiễm bệnh. Sức đề kháng đó nằm ở chính sự kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu, tình huynh đệ bí tích của linh mục với nhau và sự kiên trì chu toàn bổn phận theo đấng bậc của mình cho các linh hồn được giao phó. Chân phước viện phụ Enrêđi đã nhắc đến tình bạn cao quí của Gionathan và Đavít: “Thế mới là tình bằng hữu chân thật, hoàn hảo, vững bền và vĩnh viễn: ghen tương không thể hủy hoại, nghi ngờ không làm suy giảm, tham vọng không hề phá tan. Bị thử thách đến vậy mà vẫn không nao núng, bị xô đẩy đến thế mà vẫn không ngã quỵ, bị nguyền rủa thế nào cũng không lay, bị lăng mạ ra sao cũng không chuyển.[317]

Linh mục giáo phận không được quên nhu cầu cầu nguyện, khổ chế, ăn chay và chiêm niệm. Nhưng trên hết, phải tin rằng tình yêu của Thiên Chúa lớn hơn tình yêu nhân loại (một tình yêu lớn hơn vượt thắng tình yêu nhỏ hơn và những hấp dẫn của nó); chỉ có Thiên Chúa mới làm thoả mãn được con tim linh mục và linh mục thế nào thì Ngài yêu thương linh mục thế ấy, và Ngài yêu thương linh mục cho đến tận cùng và linh mục cũng phải yêu thương Ngài đến tận cùng như vậy [sự chung thủy của giao ước nhiệm hôn]. Nếu không ý thức về tất cả những điều đó và không tựa vào ơn Chúa là tự chuẩn bị một cách vô thức cho sự sụp đổ của mình vậy. Chúng ta cảm tạ Chúa và vui mừng vì tuy sự yếu đuối của con người luôn vẫn có đó, nhưng tuyệt đại đa số linh mục luôn kiên trì giữ vững được đời sống và sứ vụ thánh thiện của mình. Chính họ thực sự là muối, là men sự thánh thiện của Chúa giữa trần gian và là chứng tá hùng hồn cho đời sống cánh chung mai hậu, lúc mọi người sẽ sống như con cái sự sáng của Thiên Chúa.

D.10. Linh mục giáo phận sống đức nghèo khó Tin  Mừng

Một số người nhận định tiêu cực rằng linh mục giáo phận là người có “não trạng tiền bạc,” tìm kiếm sự an toàn vật chất, biểu lộ một “tinh thần thế tục,” “thiếu chiêm niệm,” không phải là “những bậc thầy thiêng liêng,” lại hay “chửi” giáo dân trên toà giảng, độc đoán, pháp trị, quan liêu, thô lỗ và ngay cả ích kỷ. Có lẽ có chút sự thật nào đó trong những lời phàn nàn tiêu cực này, nhưng chắc chắn có nhiều hình ảnh tích cực của bao nhiêu linh mục giáo phận thánh thiện, là những mục tử của đoàn chiên và là những gương mẫu thực sự cho giới trẻ cũng như người già, như cha Gioan Maria Vianney chẳng hạn, nhất là khi đã trải qua các thăng trầm của cuộc sống mà kinh nghiệm được Chúa là Tất Cả.

Thật sự ra rất nhiều cha xứ rất ngại nói đến tiền bạc với giáo dân, nhưng cực lòng buộc phải nói thôi. Chẳng hạn mỗi năm cha xứ phải nhắc đi nhắc lại nào tiền truyền giáo (Ngày truyền giáo), tiền bác ái (Thứ sáu Tuần Thánh), tiền ơn gọi (Lễ Chúa Chiên Lành). Năm trước còn phải kêu gọi đóng góp theo đầu người xây dựng trụ sở HĐGMVN, rồi Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc Lavang. Nghe đâu mỗi Ủy ban Giám Mục trực thuộc HĐGMVN cũng muốn lên kế hoạch kêu gọi giáo dân đóng góp… Rồi lại các công trình của Giáo phận, giáo xứ, và những giáo xứ nghèo đến xin, cha xứ đều phải lên tiếng… hầu như không lễ Chúa Nhật nào mà cha xứ không nói đến tiền, thật tội nghiệp cho cha xứ và cũng tội nghiệp cho giáo dân… phải nghe mãi điệp khúc ấy và cũng phải mở hầu bao! Biết làm sao bây giờ?! Song phải làm thế nào để không bị mang tiếng là khai thác, “đào mỏ” giáo dân (cha mà mặc áo sư!),[318] hoặc ngược lại “bị lái và bị coi thường” bởi người có của, như có vài đại gia mới phất nói một cách ngạo ngược rằng “thí cho mấy ông linh mục đó vài trăm triệu thì muốn sai bảo thế nào tuỳ ý!”

Cũng nên thận trọng với những lời đề nghị đôi bên cùng có lợi để cho mượn tiền đầu tư kinh doanh kiếm lợi cho cá nhân linh mục hay tập thể giáo xứ, vì sẽ dễ bị mất tiền, mất người, mất tiếng tốt, có khi mất cả cuộc đời, ít nhất là sẽ bị động khi người ta không trả lại đúng hẹn. Nên rút kinh nghiệm của người khác hơn là phải đau khi tự mình kinh nghiệm lấy.

Ta có thể nói rằng chiều kích nghèo khó Tin Mừng mà Tông huấn Pastores Dabo Vobis coi như là một phần của “tính triệt để Phúc Âm[319] thách thức linh mục giáo phận phải nghiêm túc sống điều ngài rao giảng. Lời khuyên khó nghèo của Phúc âm áp dụng rất nhiều cho linh mục giáo phận, mặc dù ngài không có lời khấn công về vấn đề này. Nếu linh mục giáo phận được kêu gọi trở nên đồng hình đồng dạng mang tính bí tích với Chúa Kitô thì ngài cũng được kêu gọi bước theo dấu chân của Đấng khó nghèo không nơi gối đầu, Đấng “vốn giầu sang phú quí, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giầu có.[320]

Trong Pastores Dabo Vobis, Giáo Hội ngỏ lời với các linh mục giáo phận: “Tuy sống giữa thế gian nhưng phải luôn biết rằng mình không thuộc về thế gian,… sử dụng trần gian như không sử dụng, linh mục được tự do, sự tự do giải thoát ngài khỏi mọi lo lắng hỗn loạn và làm cho ngài ngoan ngoãn nghe theo tiếng Chúa trong đời sống hằng ngày. Từ sự tự do và ngoan ngoãn đó sẽ nảy sinh khả năng biện phân thiêng liêng để nhờ đó tìm ra thái độ đúng đắn đối với thế gian và của cải trần thế.”[321] Linh mục giáo phận là người thường xuyên “chiêm ngắm và sống mầu nhiệm Thiên Chúa như là sự thiện hảo tối thượng và duy nhất, như là kho tàng thực sự và cuối cùng,[322] vì thế ngài cũng là người có thể hiểu và thực hành sự khó nghèo, “không phải là khinh chê hay loại bỏ những của cải vật chất, nhưng là sử dụng những của cải này cách có trách nhiệm và yêu thương, đồng thời là khả năng từ bỏ chúng với tự do nội tâm lớn lao, vì Thiên Chúa và kế hoạch của Ngài.[323]

Tuy nhiên linh mục giáo phận không bị cấm sở hữu tiền bạc và có những sổ tiết kiệm ngân hàng, những tài sản trong những giới hạn được phép theo Giáo luật vì sự an toàn cần thiết. Một “sự an toàn tài chánh nào đó cần thiết cho các linh mục là những người phục vụ bàn thờ,[324] để họ có thể thi hành tác vụ của họ mà không có sự bận tâm hoặc sao lãng thái quá.”[325] Điều các linh mục giáo phận bị đòi hỏi là tinh thần khó nghèo, sự từ bỏ và lòng bác ái ngay cả trong việc sử dụng tiền bạc cá nhân, như những khách lữ hành không có một nơi ở vĩnh viễn trên trái đất này: “Vì vậy, các linh mục nên có linh đạo của người lữ khách: Sau khi đáp ứng những nhu cầu riêng của mình và trả công xứng đáng cho những người giúp mình, họ nên sử dụng những gì mình có để phục vụ Giáo hội và những công việc bác ái, không có thu góp cho riêng mình, trong niềm xác tín rằng bậc giáo sĩ không phải là một phương thế để cải thiện tình trạng tài chính của riêng mình,[326] cũng như của gia đình mình, noi gương lập trường Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII.

Có một chi tiết thực tiễn tế nhị mà nhiều linh mục giáo phận hay quên hoặc mắc phải là khi nhờ ai làm việc gì hay mua hộ cái gì không đưa tiền cho người ta. Người giàu có dư dật có thể làm hay mua hộ rồi cho luôn chẳng nói làm gì, còn người nghèo hơn làm hay mua hộ mà không trả lại hay quên trả lại, song họ tế nhị không dám đòi thì lần sau họ không dám làm hay mua hộ nữa, có khi buộc lòng nói dối “không tìm thấy” và việc của mình sẽ không đạt được. Phải cái tội là hạng người này “dễ sai” hơn! Vậy nên nói rõ trước và sớm trả lại sòng phẳng sau, hoặc tốt hơn nên “rộng rãi” giao tiền hay phương tiện đủ cho người ta làm việc cho mình, đó cũng là lẽ công bằng và khôn ngoan, như người đời vẫn nói “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn.”

Để trở nên những chứng nhân đáng tin của Phúc âm, các linh mục giáo phận bị đòi hỏi duy trì một đời sống điều độ, đơn giản, “không quyến luyến sự giầu có và bất cứ điều gì có vẻ phù hoa.”[327] Cùng với tinh thần khó nghèo và từ bỏ, các linh mục giáo phận cũng bị đòi hỏi là người quản trị có trách nhiệm những tài sản của giáo xứ, không bao giờ sử dụng chúng cho những mục đích hoàn toàn cá nhân, hay “cho những lợi ích của người thứ ba như thân nhân và bạn bè,[328] nhưng hoàn toàn “để thăng tiến việc thờ phượng và tông đồ, trợ giúp các vị mục tử, và giúp đỡ người thiếu thốn.”[329] Các ngài phải bảo tồn và cập nhật những sổ sách cũng như những tài khoản của giáo xứ, phải minh bạch trong vấn đề tiền bạc và nhờ những giáo dân thông thạo giúp đỡ quản trị tài sản, tài chánh và thiết lập một hội đồng tài chánh trong giáo xứ.[330]

Tuy nhiên, tinh thần khó nghèo không cấm linh mục giáo phận sử dụng những hệ thống bảo hiểm xã hội sẵn có của Xã Hội hoặc của Giáo Hội. Giáo phận nên có những quy định và một khỏan tài chánh cần thiết cho các linh mục giáo phận khi tuổi già (sẽ trình bày trong bài Tương Trợ Linh Mục).[331] Các linh mục giáo phận không nên coi thường sức khoẻ của mình, nhưng nên khám bệnh tổng quát định kỳ và thận trọng tránh những bệnh truyền nhiễm “đặc biệt trong những nơi có những điều kiện vệ sinh kém cỏi.”[332] Các linh mục giáo phận cũng được khuyên viết di chúc, “một nghĩa vụ liên hệ đến đức công bằng và khó nghèo.”[333] Trong di chúc, các ngài được khuyên để lại tài sản của mình cho người nghèo, chứ không phải “cho những người đã giầu có.[334]

Cần nhớ rằng linh mục giáo phận được khuyến khích duy trì những mối liên hệ với gia đình, và thậm chí nâng đỡ cha mẹ già yếu về tài chánh, nếu điều đó đòi hỏi, mà “không đánh mất tự do trong việc thi hành sứ vụ.[335] Các linh mục giáo phận cũng phải lo giáo dục Cộng đoàn tín hữu tinh thần tự lực để họ cung cấp cho các mục tử những nhu cầu cần thiết và cũng sẵn sàng chia sẻ của cải của họ cho người nghèo.

D.11. Linh mục giáo phận sống chiều kích hôn ước

Một tinh thần nghèo khó cao độ sẵn sàng cho đi tất cả cũng là một tiền đề giúp linh mục giáo phận sống chiều kích hôn ước. Tông huấn Pastores Dabo Vobis đã nhấn mạnh hình ảnh Chúa Kitô như Đấng Phu Quân của Giáo Hội: Chúa Kitô đã ban tặng chính mình cho Giáo hội trong tình yêu: “Quà tặng bản thân độc đáo đó được Chú Rể dâng tặng cho Cô Dâu.[336] Chúa Kitô là Đầu “đã yêu thương Giáo hội và hiến mình vì Giáo hội, thánh hoá và thanh tẩy Giáo hội bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người là một Giáo hội xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền.[337]

Mối quan hệ hôn nhân của Chúa Kitô với Giáo hội là nền móng linh đạo của linh mục giáo phận, vốn thường “được gọi là hình ảnh sống động của Chúa Kitô, Phu quân của Giáo hội.” Đây cũng là nền tảng cam kết của linh mục giáo phận với đời sống độc thân, trong đó đặc tính hôn nhân của nó lại có tính cách rất tích cực, nhờ đó ngài kết hôn với Giáo hội như Chúa Kitô là hôn phu của Giáo hội. Là thành phần tư tế thừa tác của Giáo Hội, Thân Thể và Hiền Thê của Chúa Kitô, Giám mục tham dự vào hôn ước của Chúa Kitô, được biểu thị qua nghi thức trao nhẫn trong lễ tấn phong Giám mục.[338] Cũng thế, được thông phần vào chức tư tế duy nhất của Chúa Kitô ở cấp độ thấp, linh mục giáo phận cũng thông phần một cách nào đó vào chiều kích hôn ước đối với Giáo Hội, nên phải hết lòng yêu mến Giáo Hội bằng cách cống hiến mọi năng lực và tự hiến trong đức ái mục tử đến độ hy sinh chính cuộc sống mình mỗi ngày cho đoàn chiên được trao phó.[339]

Đời sống độc thân không phải là phủ nhận hôn nhân, nhưng phải được hiểu trong liên hệ với Nước Trời: Đời sống độc thân có ý nghĩa và sẽ chỉ sinh hoa trái “trong viễn tượng hôn nhân thiên quốc và trong ánh sáng của vương quốc Thiên Chúa.[340] Trong ý nghĩa này, linh mục giáo phận được kêu gọi ‘trở nên chàng rể’ như người chồng dâng tặng toàn thể thân xác và tất cả những gì là mình cho vợ,[341] linh mục giáo phận cũng dâng tặng toàn thể những gì là mình cho Giáo Hội/Hôn thê của Chúa Kitô và cho vương quốc của Thiên Chúa, là toàn thể tạo thành đang “rên siết và quằn quại như sắp sinh nở, đang trông đợi ngày Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, và được cứu chuộc cả thân xác nữa.[342] Như thế, sự trao tặng bản thân của linh mục giáo phận cho Giáo hội trong đời sống độc thân có những chiều kích Cánh Chung học, Giáo hội học và Kitô học.

Đời sống độc thân là “một ân huệ quí giá Thiên Chúa ban cho Giáo Hội:”[343] linh mục giáo phận hiến dâng con tim không san sẻ và tính dục của mình cho Thiên Chúa “như dấu chỉ của Nước Trời không thuộc về thế gian này, một dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa cho thế giới và dấu chỉ của tình yêu không san sẻ linh mục dành cho Thiên Chúa và Dân Chúa.”[344] Đời sống độc thân linh mục là “ý muốn của Giáo hội[345] ở trong Bí tích Truyền Chức “làm cho các linh mục trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô là Đầu và Hôn phu của Giáo hội.”[346] Sự độc thân linh mục “là món quà bản thân diễn tả sự phục vụ của linh mục cho Giáo hội, trong Chúa Kitô và với Chúa Kitô.”[347] Tính hiệu quả của bác ái mục tử sẽ tùy thuộc nhiều vào sự trung thành của linh mục giáo phận với lời hứa độc thân. Do đó, lời cầu nguyện là vũ khí hiệu nghiệm nhất để kiên trì trong lời cam kết độc thân thanh khiết, cùng với những bí tích và những thực hành khổ chế của Giáo hội “sẽ đem lại hy vọng trong những khó khăn, tha thứ trong những sa ngã, tự tin và can đảm tái đảm nhận cuộc hành trình này.[348]

Việc làm chứng nhân cho tình yêu phu phụ của Chúa Kitô đòi hỏi linh mục giáo phận “có khả năng yêu mọi người với một con tim mới, quảng đại và trong sạch, với sự từ bỏ đích thực, với sự dâng hiến trọn vẹn, thường xuyên, trung thành và đồng thời với một loại ‘ghen tỵ thần linh,’[349] và thậm chí với tình thương âu yếm của người mẹ, có khả năng “quặn đau sinh ra một lần nữa” cho đến khi “Chúa Kitô được thành hình nơi người tín hữu.[350]

Sự đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô linh hoạt toàn thể cuộc sống và sứ vụ tông đồ của linh mục giáo phận. Ngài phải nhìn mình theo cách Chúa Kitô đã nhìn bản thân Ngài: Vị Mục tử nhân lành có con tim nồng cháy lòng yêu thương đoàn chiên và sẵn sàng hy sinh mạng sống cho họ bất cứ giá nào. Đó là đức ái mục tử, là “nguyên tắc nội tại, là sức mạnh tạo sinh khí và hướng dẫn đời sống thiêng liêng của linh mục giáo phận.”[351] Nội dung chính yếu của đức ái mục tử này là “quà tặng tất cả bản thân cho Giáo hội, theo gương mẫu Chúa Kitô.[352] Quà tặng bản thân này “là nguồn mạch và sức mạnh tổng hợp của đức ái mục tử[353] là “một sự lựa chọn yêu thương, nhờ đó Giáo Hội và các linh hồn trở thành mối quan tâm hàng đầu của linh mục giáo phận, nhờ đó ngài trở nên có khả năng yêu mến Giáo Hội phổ quát và một phần của Giáo Hội được uỷ thác cho ngài với tình yêu sâu xa của một người chồng dành cho người vợ.”[354]

Mối quan hệ này phát xuất trước hết và trên hết từ sự hiệp thông cá nhân của linh mục giáo phận với Chúa Kitô và với linh mục đoàn hiệp nhất cùng Giám mục:”[355]Đức ái mục tử đòi hỏi linh mục luôn làm việc trong mối dây hiệp thông với Giám mục và với các anh em linh mục, nếu không, những nỗ lực của ngài sẽ là vô ích.”[356] Đối với linh mục giáo phận, chiều kích này sẽ có ý nghĩa đặc biệt khi toàn bộ linh đạo của ngài xoay quanh tính thuộc về một linh mục đoàn duy nhất hiệp thông với Giám mục.

ĐTGM Charles Chaput, trong bài giảng nhậm chức Tổng Giáo phận Philadelphia ngày 8/9/2011, đã nói rất hay về cuộc hôn nhân của Giám mục với Giáo phận của mình, từ đó chúng ta cũng suy ra cuộc hôn nhân của linh mục giáo phận với giáo xứ được ủy thác cho mình.[357] Ngài nói: “Tương quan của một Giám Mục với Giáo Hội địa phương – Giáo Phận của ngài – cũng không khác gì một cuộc thành hôn. Chiếc nhẫn Giám mục đeo là một biểu tượng tình yêu của Giám Mục đối với Giáo Phận mìnhGiám Mục được mời gọi yêu thương Giáo Phận mình với hết cả tấm lòng như Chúa Kitô đã yêu thương và hiến mình cho Hội Thánh… Đối với bất kỳ cuộc hôn nhân nào, để thành công, cần có hai điều: yêu nhau và cùng nhau trổ sinh hoa trái. Đó là tất cả những gì chúng ta cần trao ban hôm nay – yêu nhau và cùng nhau trổ sinh hoa trái trong công cuộc Tân Phúc Âm hoá… Đức Kitô phải là trung tâm của đời sống chúng ta; Giáo Hội phải là Mẹ và Thầy của chúng ta. Mọi sự chúng ta làm phải bắt nguồn từ đó… những gì chúng ta bắt tay vào việc hôm nay chính là một cuộc hôn nhân… chúng ta sẽ cùng nhau làm nên một tổ ấm hạnh phúc. Vì thế, chúng ta hãy nhìn nhận nhau như những quà tặng. Điều này đòi buộc chúng ta có một cam kết, một hành vi của ý chí để yêu thương nhau, nhẫn nại với nhau và hy sinh mạng sống cho nhauVới tôi, cũng như với bao nhiêu linh mục khác, Đức Maria là nguồn hy vọng và chở che liên lỉ cho ơn gọi mình. Vì thế, tôi xin toàn thể Anh Chị Em cầu cùng Mẹ Thiên Chúa cho tôi để Ngài luôn bao bọc chúng ta với tình yêu và sự che chở của Ngài.[358]

Trong chiều kích hôn ước này, có một thực hành tất nhiên, cần thiết, nhưng đôi khi cũng tế nhị và không mấy dễ dàng, đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều chiều kích khác trong truyền thống Giáo hội, đó là việc đi xứ và chuyển xứ. Theo tư tưởng của ĐTGM Chaput thì đó là cuộc hôn nhân được sắp đặt, mà người mai mối là ĐTC đối với Giám Mục và là Giám mục đối với linh mục, tin tưởng rằng Chúa Thánh Thần hướng dẫn mọi quyết định và kết quả sẽ luôn tốt đẹp nếu mọi người cam kết hết lòng cộng tác với chương trình của Thiên Chúa.

Thông thường, với những cuộc hôn nhân được sắp đặt thì cách chung, trước hết người ta tìm biết nhau và sau đó là yêu nhau. Những ông mai bà mối tài giỏi luôn để ý đến gia đình dòng tộc của cả hai người và những yêu cầu riêng của họ. Và những ông mai bà mối khôn ngoan thật sự có thể bất ngờ đưa ra những chọn lựa tốt nhất, nghĩa là hai người sẽ cùng nhau làm nên một tổ ấm hạnh phúc. Trong thực tế, các cuộc hôn nhân được sắp đặt thường là thành công; nhưng cũng phải nhìn nhận có những cuộc hôn nhân được sắp đặt trải qua cuộc sống miễn cưỡng, nặng lòng, chịu đựng và đau khổ, thậm chí đỗ vỡ, nếu ông mai bà mối làm việc không khéo, thiếu trao đổi thích hợp và cứ phải tuyệt đối cha mẹ đặt đâu con phải ngồi đó theo não trạng gia trưởng.

Các cuộc chuyển xứ cũng tương tự như thế. Là linh mục giáo phận, ai cũng trải qua nhiều lần chuyển xứ. Có những cuộc đi xứ và chuyển xứ rất nhẹ nhàng êm xuôi và mở ra những cơ hội mới tốt đẹp cho cả linh mục lẫn giáo xứ, nhưng cũng có những cuộc chuyển xứ quả đúng là có đủ mọi khía cạnh của các cuộc hôn nhân được sắp đặt miễn cưỡng, ép buộc bởi quyền bính cứng cỏi khắt khe. Chúng ta cảm kích nhìn thấy nhiều linh mục giáo phận vui lòng đảm nhận những trạch cử và nhiệm vụ khó khăn, không phải do các ngài chọn chúng, nhưng đơn giản do Giáo Hội đòi hỏi các ngài làm như vậy. Chúng ta nghĩ đến những linh mục giáo phận sẵn sàng rời bỏ những nhiệm sở rất thoải mái và tiện nghi, để bắt đầu làm việc trong những giáo xứ nghèo nàn. Chúng ta nghĩ đến những linh mục giáo phận sẽ đảm trách những phận vụ bạc bẻo trong Giáo phận, không phải hy vọng một phần thưởng nào đó, nhưng đơn giản chỉ vì đó là công việc của Chúa và của Giáo Hội. Chúng ta nghĩ đến những linh mục giáo phận sẵn lòng nói lên sự thật Phúc Âm cho những kẻ mình phục vụ, mà không để mình bị tê liệt vì sợ làm như vậy người ta sẽ không ưa mình. Thật đáng khâm phục hơn nữa những linh mục vượt lên được mọi nỗi sợ hãi để “vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm.[359] Để kiện toàn sứ mệnh, linh mục được mời gọi dõi bước theo cùng một con đường Chúa Kitô đã đi qua; con đường đó dẫn đến thập giá, không thể tránh được. Dù vậy, ngài phải gắn bó với Giáo Hội trong tình thảo hiếu và vâng lời, nhất là khi sự vâng lời đòi hỏi can đảm tuân giữ kỷ luật Giáo Hội, và thích ứng với những yêu sách đặc biệt của từng hoàn cảnh cụ thể.

Đức Maria đâu có ngờ trước biến cố Truyền Tin, Ngài cũng không trông mong trở thành mẹ Đấng Cứu Thế. Vậy mà hành vi vâng phục của Ngài đã thay đổi tiến trình lịch sử, mở ra một kỷ nguyên mới dẫn đến một giao ước tình yêu và kết tinh hoa trái thật kỳ diệu của công trình cứu độ nhân loại. Nếu thiếu lời Xin Vâng đó, thiếu sự quy phục ý muốn và kế hoạch riêng của Mẹ cho Ý Muốn và Kế hoạch của Chúa thì cái gì đã xảy ra? Cầu mong tất cả mọi người được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong mọi sự và hết thảy mọi người cùng tìm đặt ý muốn và kế hoạch của Chúa lên trên ý muốn và kế hoạch riêng của mình, đồng thời hết lòng cộng tác với chương trình của Chúa cho Giáo Hội, Giáo phận, Giáo xứ và mỗi người.

D.12. Linh mục giáo phận nhạy bén với các thay đổi xã hội

Chính chiều kích hôn ước của thừa tác vụ linh mục này giúp linh mục giáo phận có một tính nhạy bén lớn lao đối với các đổi thay xã hội để hướng dẫn và phục vụ đàn chiên một cách hữu hiệu. Quả thế, mọi sự đang thay đổi và tiếp tục thay đổi đến chóng mặt. Linh mục giáo phận phải là người bắt nhịp hài hòa với tình hình hiện nay của một thế giới đang thay đổi; phải luôn sẵn sàng và bén nhạy để đọc được các thời triệu, chấp nhận các mới mẻ của những đổi thay, và can đảm thích nghi chính mình cách khôn ngoan sáng suốt với những bước chân của Chúa Thánh Thần, Đấng hằng làm cho mọi sự nên mới.[360] Sự nhạy cảm này giúp linh mục giáo phận hiểu rõ hơn các nhu cầu của dân chúng, nhận thức được những vấn nạn không lời của họ, đáp ứng các thỉnh nguyện, chia sẻ những hy vọng, những trông đợi, những niềm vui và những gánh nặng của họ.[361]

Vì thế, ĐTC Biển Đức nói trong Sứ điệp Truyền giáo 2011 rằng xem nhẹ các vấn đề trần thế của đời sống con người sẽ là “quên mất bài học của Tin Mừng liên quan đến tình yêu đối với người thân cận đang chịu đau khổ và thiếu thốn.[362] Trong bài diễn văn bế mạc Công Đồng Vaticanô II, Đức Phaolô VI tuyên bố: “Có lẽ chưa bao giờ như tại Công đồng này, Giáo Hội đã cảm thấy nhu cầu phải hiểu biết, đến gần, thông cảm, thấm nhập, phụng sự và Phúc Âm hóa xã hội bao quanh mình. Giáo Hội đã không chỉ lo lắng suy nghĩ về chính mình, nhưng Giáo Hội cũng quan tâm nhiều tới con người… Một làn sóng mến yêu dâng lên tràn ngập Công đồng, lan tràn trên thế giới của con người hiện đại. Các giá trị của nó không những được nhìn nhận mà còn được quý mến, các nỗ lực của nó được thanh lọc và được chúc lành.”[363]

Tông huấn Lời Chúa nhắc nhở rằng việc mục vụ của Giáo Hội phải cho thấy rõ Thiên Chúa lắng nghe những nhu cầu và tiếng kêu của con người như thế nào để mang lại cho con người hạnh phúc vĩnh cửu trọn vẹn.[364] Trong chiều hướng đó, ĐTC Biển Đức XVI kêu gọi tình liên đới của mọi người trước những thiên tai xảy ra dồn dập trên khắp thế giới: “Tâm trí Cha đặc biệt hướng về những dân tộc lúc nầy đang chịu những thảm hoạ thiên nhiên nghiêm trọng, gây ra những thương vong về người, và thiệt hại về tài sản, khiến nhiều người trở thành vô gia cư. Cha cầu xin Chúa cho các nạn nhân và Cha bày tỏ sự gần gũi tinh thần với tất cả những ai đang chịu những tình huống khốn khó nầy. Cha cầu xin Thiên Chúa an ủi họ trong những đau khổ và nâng đỡ họ trong những cơn khốn khó.[365]

Hơn ai hết, linh mục giáo phận nhạy cảm để suy nghĩ với đầu óc của Chúa Giêsu, nhìn sự việc với con mắt của Chúa Giêsu, hành động với sức mạnh của Chúa Giêsu, phán đoán với sự khôn ngoan của Chúa Giêsu, sử dụng biện pháp với lòng nhân hậu của Chúa Giêsu, yêu thương với con tim của Chúa Giêsu, đào tạo với sư phạm của Chúa Giêsu, nhẫn nại với sự nhẫn nại của Chúa Giêsu, tha thứ với lòng độ lượng của Chúa Giêsu. Tắt một lời là làm sao để giáo dân luôn nhận ra được nơi linh mục đang chăn dắt mình “tiếng nói của Chúa Chiên Nhân Lành.[366] Có thế thì linh mục giáo phận mới sống trọn vẹn và thành công trong đời sống và sứ vụ linh mục của mình, như lòng Chúa và Giáo Hội mong muốn. Thánh Phaolô đã nói rõ đường lối đó: “Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi lân ái, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách, để sau khi đã được Thiên Chúa nâng đỡ, chính chúng ta cũng biết an ủi những ai lâm cảnh gian nan khốn khó.”[367]

Vì vậy, Công Đồng Vaticanô II thúc bách không ngừng hoàn thiện các hiểu biết về những sự của Thiên Chúa và những sự của con người, ngõ hầu đi vào đối thoại cách thích đáng với những người đương thời. Sự nhạy bén này sẽ gợi ý và hướng dẫn những đổi thay trí não và con tim hướng tới cuộc trở lại liên lỉ với Chúa và với tha nhân, nhất là khi gặp phải những thương tổn phi lý và bất công ngay trong lòng Giáo Hội, bằng việc “để cho qua đi và để Chúa lo liệu” vì Ngài thay đổi công việc chứ không thay đổi ý định. Đặt Chúa vào giữa thì mọi sự sẽ đến cùng nhau, với cái nhìn tích cực (thấy khía cạnh tốt của những gì xảy đến), với lòng cảm thông (Chúa có kế hoạch của Ngài, tha nhân không muốn thế, nhưng Chúa bắt phải làm thế) và biết ơn Chúa và tha nhân (nhờ đó mà ta được biến đổi và lớn lên). Luật của sự sống và sinh trưởng là thay đổi, và mỗi chặng đường sinh trưởng của con người đều được ghi dấu bằng những thay đổi quyết định, từ lúc được sinh ra cho đến lúc chết đi, trải qua tích cực cũng như tiêu cực.

Chúa luôn đổi mới lời mời gọi của Ngài, xuyên qua Phúc Âm, các dấu chỉ thời đại, các biến cố thăng trầm của cuộc sống mỗi ngày, thì những người theo Chúa Giêsu cũng phải đổi mới sự đáp trả của mình cho tương xứng. Mọi việc Chúa Kitô làm đều mang dấu ấn của thay đổi, thay đổi từ cũ sang mới, từ điều được trông đợi đến điều bất ngờ: Ngài ngồi ăn với những người tội lỗi, nói chuyện với người đàn bà Samaria, vượt quá luật ngày Sabát, yêu thương kẻ thù, hy sinh mạng sống vì người khác. Mọi hành động ấy đều là những thay đổi. Qua những thay đổi ấy, Hội Thánh được sinh ra, và hôm nay cũng qua những thay đổi như thế mà Hội Thánh còn tồn tại, tiếp tục sống và hoạt động cho phần rỗi nhân loại. Trong chiều hướng này, linh mục giáo phận được mời gọi trở thành những con người phục vụ khiêm tốn trong bất cứ cái gì, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, và bất cứ thế nào, mà dân chúng cần đến mình.

D.13. Linh mục giáo phận sống sứ vụ Hoà giải355

D.13a. Tầm quan trọng và nhu cầu cấp bách của Bí tích Hòa Giải

Tin Mừng cho thấy hình ảnh Chúa Giêsu không ngừng tìm kiếm và cứu vớt những gì lạc mất, đến độ Ngài tự nguyện đến dùng bữa tại nhà Lêvi và Zakêu, dù bị tiếng là thường giao du với những người tội lỗi và những người thu thuế.[368] Ngay cả trong cơn đau quằn quại trên Thập Giá, Ngài cũng đã giao hòa người trộm lành qua việc bảo đảm thiên đàng cho anh ta.[369] Chúa Kitô đã đến để giải hòa con người với Chúa Cha và với nhau. Ngài là sự giao hòa và là sự bình an, vì “trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đã giao hòa thế gian với chính Ngài…[370] Ngài đã hàn gắn tất cả những gì đổ vỡ, qui tụ tất cả những gì tản mác, hiệp nhất những gì phân rẽ. Ngài đã chịu chết để thu họp tất cả các con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi.[371] Ngài đã mang lấy gánh nặng lỗi lầm của chúng ta và trở thành giống như chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi.[372] Là nhà hòa giải, Chúa Giêsu là nhịp cầu nối kết không chỉ những ai đang chia rẽ nhau, mà nhất là hiệp nhất lại những gì đã phân rẽ bên trong mỗi người.

Cái gì gây phân rẽ giữa người với người? Và phân rẽ ngay bên trong mỗi người? Chính là tội lỗi và sự dữ. Tội lỗi chia cắt và làm con người phân rẽ. Tội lỗi không chỉ làm cho người ta đoạn tuyệt mình khỏi Thiên Chúa, mà còn đoạn tuyệt mình khỏi người khác, đoạn tuyệt với chính mình nữa. Sự xung đột giữa người với người chỉ chấm dứt khi sự xung đột bên trong bản thân mỗi người chấm dứt. Kinh nghiệm bản thân cho biết cõi lòng mình là một bãi chiến trường của những xung đột này: chúng ta muốn tránh sự dữ, nhưng lại sa vào làm mồi cho sự dữ; muốn làm điều tốt, nhưng lại bị kéo lôi bởi điều xấu. Quả thật chúng ta có thể thốt lên như Thánh Phaolô: “Khốn cho tôi! Ai sẽ kéo tôi ra khỏi tấm thân hay chết này? Xin tạ ơn Thiên Chúa nhờ Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta![373]

Linh mục vẫn thường nói về những cơ chế của tội lỗi, những cơ chế của bất công, của sự kỳ thị và phân biệt đối xử trên thế giới, nhưng những cơ chế ấy phát xuất từ đâu? Chúng ta dễ quên những cơ sở hạ tầng của tội lỗi bên trong chính mình. Những cơ chế bên ngoài của tội lỗi sẽ chỉ biến mất nếu những cơ chế tội lỗi đồn trú bên trong bản thân mỗi người bị giải thể. Có lẽ tội lớn nhất của thời đại chúng ta chính là việc con người đánh mất cảm thức về tội lỗi. Đây là căn bệnh cần được giúp đỡ và chữa trị khẩn cấp. Chúa Giêsu cung ứng cho chúng ta sự chữa trị đó khi Ngài giải hòa chúng ta với chính mình, với nhau, và với Thiên Chúa. Linh mục là thừa tác viên và là sứ giả của sự hòa giải này, nối lại các nhịp cầu và kiến tạo hòa bình. Linh mục cũng cần biết nhìn nhận rằng trong sâu thẳm con người mình, linh mục vẫn mang những mầm mống của tội lỗi và ích kỷ, cũng cần được hòa giải ngay cả khi linh mục đem lại sự hòa giải cho người khác.

Mẹ Giáo Hội cung cấp cho chúng ta một phương thế để đón nhận sự hòa giải và niềm bình an ấy: đó là Bí Tích Hòa Giải. Linh mục phải nhìn nhận tội lỗi và sự dữ ở bên trong bản thân và đặt mình qui phục lòng thương xót và sự thiện hảo của Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao Giáo Hội hết sức nhấn mạnh tầm quan trọng của Bí Tích Hòa Giải. Nhờ bí tích này, linh mục nhận lãnh không chỉ sự thứ tha tội lỗi, mà còn nhận lãnh sức mạnh của ơn Chúa để có thể phá tan những cơ chế tội lỗi bên trong bản thân mình và nơi tha nhân.

D.13b. Thừa tác viên và việc cử hành Bí tích Hòa Giải

Linh mục, nhất là linh mục giáo phận không những phải thực thi vai trò thừa tác viên của Bí Tích Hòa Giải, mà còn phải là người ân cần và đều đặn lãnh nhận bí tích này, để chính linh mục trở nên chứng nhân của lòng thương xót mà Thiên Chúa dành cho tội nhân, thành thật nhìn nhận thân phận tội lỗi của mình và mở lòng ra đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng luôn sẵn sàng tha thứ và cứu độ. Linh mục phải là một hối nhân mẫu mực thì mới có thể làm một cha giải tội mẫu mực được.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong Tông Huấn Reconciliatio et Paenitentia đã trình bày một cách sắc bén như sau: “Đời sống tu đức và mục vụ của linh mục muốn thực sự có chất lượng và sinh động, cần phải là một đời sống lãnh nhận Bí tích Hòa Giải thường xuyên và đầy ý thức. Việc cử hành Bí tích Thánh Thể của linh mục và vai trò của ngài trong các bí tích khác, sự nhiệt tâm mục vụ của ngài, mối quan hệ của ngài đối với các tín hữu, mối hiệp thông của ngài đối với các anh em linh mục khác, sự cộng tác của ngài với Giám mục, đời sống cầu nguyện của ngài, nói tắt một lời là tất cả cuộc sống linh mục của ngài sẽ lụn bại thảm khốc, nếu do cẩu thả hay do một lý do nào khác mà ngài không lãnh nhận Bí tích Hòa Giải một cách đều đặn với lòng tin và lòng sốt mến chân thành. Nếu một linh mục không còn bước đến tòa giải tội nữa hay không còn xưng thú tội lỗi của mình một cách nghiêm túc nữa, thì con người linh mục và sứ vụ linh mục của ngài chẳng mấy chốc sẽ gánh lấy hậu quả thê thảm, và hậu quả này sẽ tác động rõ ràng trên chính cộng đoàn mà ngài phụ trách.”[374]

Việc cử hành Bí tích Hối Sám luôn là một cử hành phụng vụ, ngay cả với hình thức riêng tư của nó. Thực hành bí tích sám hối là một yếu tố trong đời sống cầu nguyện của cả hai người, người xưng thú lẫn người nghe xưng thú. Linh mục là thừa tác viên thường xuyên của Bí tích Giải Tội. Ngài không chỉ đều đặn thực hành bí tích này, mà còn cố gắng hiểu biết tốt hơn và cử hành nghiêm túc, vì bí tích này cũng là một tập luyện tuyệt vời về nhân đức, đền tội…, là trường tu đức không thể thay thế, là một sự trợ giúp thực sự trên con đường đổi mới và thánh hóa.

Bí tích Hòa giải là một quà tặng, một khí cụ quan trọng để tái định hướng, thánh hoá và tăng trưởng thiêng liêng, đặc biệt nếu nó không chỉ được coi là một nghi thức, một cơ hội không chỉ để xưng tội, song để trao đổi với một cha giải tội và linh hướng có kinh nghiệm từng trải, nhờ đó đạt tới một kinh nghiệm chữa lành và vui sống. Việc linh hướng đều đặn là một bảo đảm khác cho việc tái định hướng, tăng trưởng và phát triển đời sống thiêng liêng trưởng thành.[375]

Thường chỉ xưng tội mà thôi không đủ, hối nhân cũng cần được trao đổi giải quyết và như thế thấy được các gốc rễ sâu xa hơn của lỗi phạm, cùng là cơ hội mở ra các viễn ảnh tương lai. Lối xưng tội chia sẻ và đối thoại như thế cũng mang lại một sự cởi mở lớn hơn trên cả chiều kích nhân bản và thiêng liêng. Chính vị linh mục cũng được khích lệ rất nhiều trong một kinh nghiệm như thế, nhờ đó ngài có khả năng giúp đỡ những người khác trong cùng một đường lối hoặc tương tự. Bí tích hòa giải là một trong những quà tặng đặc biệt của linh mục cho kẻ khác trong thừa tác vụ bí tích của ngài, nhưng đồng thời nó cũng là khí cụ cho linh mục tăng trưởng trong đời sống thiêng liêng và bác ái mục tử.

D.13c. Giá trị sư phạm của Bí tích Hoà giải

Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 25/3/2011 dành cho 800 tham dự viên khóa học về bí tích giải tội do Tòa Ân Giải Tối Cao tổ chức từ 21/3-11/4/2011, ĐTC Biển Đức XVI nhấn mạnh giá trị sư phạm của Bí tích Giải Tội đối với cha giải tội, cũng như đối với hối nhân:

Đối với Cha Giải Tội, Ngài nói: “Các linh mục thân mến, anh em đừng lơ là trong việc dành thời giờ cho việc ban bí tích giải tội. Chúng ta đừng quên rằng bao nhiêu cuộc hoán cải và bao nhiêu cuộc sống thánh thiện thực sự đã bắt đầu trong một tòa giải tội! Linh mục có thể chứng kiến những phép lạ đích thực về sự hoán cải, cảm nhận và chiêm ngắm lòng từ bi của Thiên Chúa. Việc nhận biết chiều sâu của tâm hồn, kể cả những khía cạnh đen tối, có thể là một thử thách đức tin cho chính linh mục, nhưng cũng có thể nuôi dưỡng nơi linh mục xác tín rằng lời nói cuối cùng trên sự ác của con người và của lịch sử chính là của Thiên Chúa, và lòng từ bi của Ngài có thể đổi mới mọi sự. Cha giải tội có thể học được nơi các hối nhân gương mẫu về đời sống thiêng liêng của họ: sự xét mình nghiêm túc, sự minh bạch trong việc nhận lỗi và ngoan ngoãn đối với giáo huấn của Giáo Hội, cũng như những chỉ dẫn của cha giải tội. Qua việc giải tội, linh mục có thể nhận được những bài học sâu xa về lòng khiêm nhường và đức tin, là lời nhắc nhở mạnh mẽ cho linh mục ý thức căn tính của mình.

Đối với hối nhân, ĐTC dạy: “Việc xét mình giúp hối nhân chân thành cứu xét cuộc sống của mình, đối chiếu với chân lý Phúc Âm và đánh giá nó không chỉ theo các tiêu chuẩn con người, mà nhất là theo các tiêu chuẩn của Mạc Khải. Sự đối chiếu cuộc sống với các giới răn, các mối phúc thật và nhất là với giới luật yêu thương chính là một trường học lớn của bí tích giải tội. Trong thời đại ồn ào ngày nay, với sự chia trí và cô đơn, cuộc nói chuyện của hối nhân với cha giải tội cũng có thể là một trong những cơ hội, nếu không muốn nói là cơ hội duy nhất, để được thực sự lắng nghe trong chiều sâu. Sự kiện được lắng nghe và đón nhận là một dấu chỉ về sự đón nhận và lòng từ nhân của Thiên Chúa đối với con cái của Ngài. Sự xưng thú trọn vẹn các tội lỗi cũng dạy hối nhân về sự khiêm tốn, nhìn nhận sự mong manh yếu đuối của mình, và đồng thời ý thức về sự cần ơn tha thứ của Thiên Chúa, xác tín rằng Ơn thánh của Chúa có thể biến cải cuộc sống. Việc lắng nghe những lời nhắn nhủ và khuyên bảo của cha giải tội là điều quan trọng giúp hối nhân phán đoán về hành vi của mình để tiến bước trên đường thiêng liêng và được chữa lành trong nội tâm.”

D.13d. Giá trị của việc xưng tội cá nhân

Trong cuộc tiếp kiến ngày 11/3/2010, ĐTC Biển Đức XVI nhấn mạnh tới sự cần thiết phải mở ra một cuộc “đối thoại cứu độ” cho những ai tìm kiếm ơn tha thứ. Nhắc tới thánh Gioan Maria Vianney, người đã thực thi sứ vụ hòa giải một cách anh hùng và hiệu quả phong phú, Ngài nói rằng các linh mục có thể học “không chỉ một niềm tín thác vô tận nơi bí tích sám hối, mà còn một phương pháp đối thoại cứu độ phải được thực hiện trong khi ngồi tòa.”

Cuộc đối thoại giữa hối nhân và cha giải tội làm cho việc cử hành bí tích đáp ứng sít sao hơn với từng tình huống cụ thể của hối nhân, với các lý do khác nhau sau đây của hối nhân:

  • Nhu cầu hòa giải cá nhân và tái nhập vào tình bằng hữu với Chúa nhờ nhận lại được những ơn đã mất do tội đã phạm;
  • Nhu cầu tìm kiếm sự tiến bộ thiêng liêng: “hãy nhớ lại xem ngươi đã từ đâu rơi xuống, hãy hối cải và làm những việc ngươi đã làm thuở ban đầu.”[376]
  • Đôi khi cần một sự biện phân thích đáng hơn về ơn gọi.
  • Trong nhiều trường hợp, không những cần mà còn khao khát thoát khỏi tình trạng hờ hững thiêng liêng và khủng hoảng đời tu, hầu có một lối giải quyết, một lối đi mới trong chính hoàn cảnh cụ thể đang phải sống.

Trong cuộc đối thoại này phải tránh đề cập trực tiếp đến đệ tam nhân. Phải rất cẩn thận và tế nhị trong các câu hỏi để làm sáng tỏ hầu có biện pháp và lời khuyên thích ứng giúp hối nhân thay đổi lật sang một trang mới của cuộc đời. Có ba thứ tội tối kỵ đối với linh mục kèm theo vạ tiền kết dành riêng cho Tòa Thánh: Lỗi ấn tòa giải tội, khuyến dâm trong tòa và giải tội cho đồng phạm.

D.13e. Không được xưng tội và giải tội qua điện thoại

Có một số người gọi điện thoại trình bày việc lương tâm rồi hỏi “con có thể xưng tội luôn được không?” Và chắc chắn linh mục đã làm đúng khi từ chối. Ở bên Mỹ, người ta vừa giới thiệu một ứng dụng mới dành cho iPhone, iPad và iPod Touch:[377] Giải tội, một ứng dụng của Giáo Hội Công giáo Rôma. Chương trình này được Đức cha Kevin Carl Rhoades,[378] ký imprimatur xác nhận tính hợp pháp về giáo luật cho phép ấn hành “dành cho những ai năng chịu phép Bí tích và những ai muốn ăn năn trở lại.”

Cha Federico Lombardi sj, phát ngôn viên Tòa Thánh nói rõ: “Bí tích Hòa giải đòi phải có cuộc đối thoại cá nhân giữa hối nhân và cha giải tội, đồng thời việc tha tội được thực hiện bởi cha giải tội đang hiện diện và nghe lời xưng tội... Không một ứng dụng công nghệ thông tin nào thay thế được việc xưng tội và giải tội như đã nêu.” Tuy không loại trừ những tiện ích của công nghệ thông tin giúp cho đời sống thiêng liêng “Trong một thế giới đang có nhiều người nhờ đến sự giúp đỡ của công nghệ thông tin trong việc đọc và suy nghĩ (như các bản kinh giúp cầu nguyện), giúp chuẩn bị xưng tội, như ngày xưa đã nhờ các bản xét mình, các câu hỏi viết trên giấy để xét mình trước khi xưng tội, dựa theo danh sách các thứ tội,” nhưng chỉ được “coi iPhone như một cẩm nang mục vụ được thực hiện bằng kỹ thuật số, nhằm đem lại một số lợi ích, mà không thay thế được việc cử hành Bí tích.” Như vậy, mọi đồn thổi về việc Tòa Thánh chấp thuận cho cử hành Bí tích Hòa giải qua các phương tiện thông tin hiện đại đã hoàn toàn bị bác bỏ.[379]

D.14. Thánh Gioan Maria Vianney, mẫu gương của linh đạo linh mục giáo phận

D.14a. Điển hình cho linh đạo linh mục giáo phận

Chúng ta đã chia sẻ với nhau về một số khía cạnh nổi bật của linh đạo linh mục giáo phận. Có nhiều gương mặt linh mục điển hình.[380] Ở đây, xin giới thiệu thánh Gioan Maria Vianney, Cha sở họ Ars, một người thật sự chiêm niệm trong hoạt động và hoạt động trong chiêm niệm, như là một mô hình linh đạo linh mục giáo phận.[381] Hy vọng linh mục sẽ tìm thấy mình nơi các nhân vật và hoàn cảnh trong đó, về khía cạnh tích cực cũng như khía cạnh tiêu cực, để khẳng định con đường đi tới của mình, không có gì là vô ích, không có gì mà không học được, học với người tốt để làm theo cái tốt của họ, học với người xấu để không làm theo cái xấu của họ, hầu điều chỉnh cuộc đời mình ngày càng được biến đổi tốt hơn: càng sống đời linh mục giáo phận càng trở nên linh mục giáo phận đích thực hơn, theo như lòng Chúa và Giáo Hội mong muốn.

Trong thư công bố Năm Linh Mục, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói: “Vào ngày Lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngày thánh hoá hàng giáo sĩ, tôi quyết định khai mạc một “năm dành cho linh mục” nhân kỷ niệm 150 năm sinh nhật trên trời của Thánh Gioan Maria Vianney, Bổn mạng của tất cả các cha sở, để thúc đẩy các linh mục dấn thân cho việc Canh Tân Nội Tâm để làm chứng cách mạnh mẽ và sâu sắc hơn cho Tin Mừng trong thế giới hôm nay.

D.14b. Những ngày thơ ấu

Gioan Maria Vianney sinh ngày 8/5/1786, là người thứ tư trong sáu người con của một gia đình nông dân nghèo tại làng Dardilly, miền Đông Nam nước Pháp, vào thời Cách mạng Pháp bài tôn giáo và chống giáo sĩ. Các linh mục phải trốn tránh, chỉ thỉnh thoảng cử hành Thánh lễ trên những bàn thờ tạm bợ, bằng một cái bàn tầm thường hay một cái thùng úp sấp, cách âm thầm vào ban đêm. Nhưng đức tin vẫn sống động nơi những bậc cha mẹ sùng đạo như gia đình Vianney. Em Vianney được người mẹ đạo đức dạy dỗ cách đặc biệt từ thuở nhỏ và em được rước lễ lần đầu cách bí mật khi được 13 tuổi. Vianney nhờ các chị dạy cho mà biết đọc biết viết.

D.14c. Thách đố trên hành trình ơn gọi linh mục

Vì thiếu căn bản ở bậc tiểu học, cậu Gioan Maria Vianney gặp nhiều khó khăn lớn trong việc học, và gần như không thể học được tiếng Latinh, vốn cần thiết thời ấy để theo các môn triết học và thần học. Nhiều lần cậu bị cám dỗ bỏ cuộc trở về làm ruộng với cha mẹ. Nhưng cha sở thánh thiện Charles Balley nhận thấy cậu có đời sống cầu nguyện sâu xa nên quyết tâm dạy dỗ và dẫn dắt cậu trên hành trình tiến tới chức linh mục, dù rất cam go. Vào tháng 12 năm 1813, do điểm quá thấp, thầy Gioan Maria Vianney bị buộc phải ngưng học làm linh mục và thầy ước ao làm trợ sĩ. Nhưng cha sở thuyết phục thầy đừng bỏ cuộc, mặc dù có nhiều cản trở lớn. Nhờ lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria đã được người mẹ ghi khắc từ thuở nhỏ, sự khích lệ và linh hướng của Cha Balley, thầy Vianney đã kiên trì trong ơn gọi. Nhưng rồi một lần nữa, mặc dù tất cả sự huấn luyện và chỉ dạy tận tình của cha Balley, thầy Gioan Maria Vianney lại bị trượt, vì không thể trả lời bằng tiếng Latinh trong cuộc thi.

Cha Balley thuyết phục được Cha Chính Bochard cho thi lại tại nhà xứ, và Vianney đã trả lời các câu hỏi rất tốt bằng tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ. Nhờ đó, con đường tiến tới chức linh mục lại được mở ra. Cha Bochard hỏi cha Balley là chủng sinh này có lòng đạo đức không, có sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt và có siêng năng lần chuỗi không? Không hề do dự, cha Balley trả lời “Thưa có, thầy là mẫu gương về lòng đạo đức.” Do đó, vào ngày 13/8/1815, tại nhà nguyện chủng viện Grenoble, thầy Gioan Maria Vianney được truyền chức linh mục, lúc ấy 29 tuổi.

Ngay lập tức, cha Vianney đến thăm cha Balley, vị thầy già và là người bảo lãnh cho mình để cám ơn và chúc lành đầu tay cho ngài. Thật là một khoảnh khắc cảm động đối với cả hai vị linh mục. Do Chúa Quan Phòng định liệu, cha Gioan Maria Vianney được về làm phụ tá cho cha Balley. Sống với cha Balley, cha phó trẻ theo gương sáng của cha sở, ngày càng tiến thêm trên đường tu đức. Cha Balley là người sống khổ hạnh, gần như không bao giờ ăn thịt. Cha phó rất thích theo gương cha sở. Cha Vianney sống đơn sơ, tử tế và hay mỉm cười với giáo dân, nhưng luôn giữ một sự dè dặt nào đó. Ngài giảng không hay, nhưng có được một tài năng mà sách vở và trí thông minh không thể mang lại, đó là đức bác ái, lòng mến siêu nhiên đối với Chúa và một sự khao khát khôn nguôi muốn đưa các linh hồn về cho Chúa. Từ lâu trước, Vianney đã nói với mẹ: “Nếu con được làm linh mục, con sẽ đưa thật nhiều linh hồn về cho Chúa.” Chính lòng khao khát lớn lao đó đã thúc đẩy ngài trong suốt 41 năm mục vụ sau này.

Cha Gioan Maria Vianney sau khi chịu chức linh mục vẫn chưa được năng quyền giải tội trong nhiều tháng. Thật lạ lùng vị linh mục thánh thiện sau này ngồi toà suốt từ 12 đến 16 tiếng mỗi ngày lại không được cho là có khả năng thích hợp để giải tội! Ngay khi cha Vianney vừa nhận năng quyền, chính cha Balley là người đầu tiên quỳ xuống xưng tội với cha phó của mình, khiến một nhà viết sử đã chú thích “Một vị thánh dưới chân một vị thánh.” Cha Balley tiếp tục dạy cho cha phó của mình mọi khía cạnh trong thần học luân lý để trang bị cho ngài làm người hướng dẫn các linh hồn tại toà giải tội.

D.14d. Được bổ nhiệm làm cha sở họ Ars

Gần 3 năm sau khi chịu chức, vào đầu tháng 2/1818, cha Vianney được gọi lên văn phòng Cha Chính Courbou và được cho hay: “Có một giáo xứ nhỏ khoảng 120 linh hồn đang cần linh mục. Chúng tôi đã quyết định đưa cha tới đó để thay thế cho một cha trẻ 26 tuổi, vừa mới qua đời vài ngày sau khi nhận bài sai. Cha hãy đến đó, đừng ngần ngại; ở đó có một lâu đài thuộc quyền tuyên uý của Ars, bà chủ trang trại ấy rất đạo đức và bác ái.” Cha Vianney mau mắn vâng lời nhận ngôi làng bị bỏ quên và chỉ có thể đến đó bằng đường cho xe bò đi. Cha Chính nhìn vị linh mục khiêm tốn hoàn toàn đồng ý với tinh thần đức tin trọn vẹn, không hề có một chút phản đối nào, bằng lòng rời khỏi vùng ngoại ô nhộn nhịp và giàu có của Lyon để nhận ngôi làng Ars nhỏ bé nghèo nàn, liền nói thêm: “Làng này không còn mến Chúa lắm. Chính cha sẽ đổ đầy đức mến trong lòng họ.” Đó thật là lời tiên tri được linh hứng!

Thế là sau Thánh lễ ngày 9/2/1818, cha sở mới của Ars lên đường, ngài đi bộ kéo theo một xe kéo đựng quần áo và sách vỡ. Không có ai đón tiếp, ngay cả bà chủ trang trại đạo đức mà Cha Chính đã nói tới cũng chẳng thấy đâu, ngoài một chú chăn cừu chỉ đường và cha Vianney đã nói với chú: “Con đã chỉ cho cha đường vào xứ Ars, cha sẽ chỉ cho con đường lên thiên đàng.” Ngay khi nhận ra là mình đã vào trong vùng đất xứ Ars, cha Vianney quỳ xuống và thành khẩn cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin giúp con hoán cải giáo xứ của con; con sẳn lòng chịu mọi khổ cực Chúa muốn trong suốt đời con.

Nơi đầu tiên mà cha Vianney đến là nhà thờ. Nhà thờ hoang tàn, nhưng điều làm cho tâm hồn cha cảm thấy đau buồn hơn là đèn chầu thì tắt, và Nhà Tạm thì trống không. Nhà xứ cũng không tốt hơn. Nhưng cha không quan tâm chuyện đó. Từ nay trở đi Nhà Chúa sẽ được rộng mở và cha Gioan Maria Vianney trở thành người khách thường xuyên. Cha nghĩ mình phải nêu gương trước, bởi vì linh mục chỉ có thể làm mục vụ tốt hơn nếu dành thời giờ cầu nguyện. Những người hàng xóm thường thấy cha từ rất sớm cầm đèn đi từ nhà xứ băng qua đất thánh vào nhà thờ. Một ông sống gần đó rình xem Cha Vianney làm gì trong nhà thờ từ sớm như vậy. Ông thấy cha luôn quỳ gối cầu nguyện trước Thánh Thể liền nói với mọi người: “Ngài không như chúng ta.

Cha Vianney dành nhiều giờ cầu nguyện, nhưng cha cũng kết hợp cầu nguyện với hoạt động. Bổn đạo của cha đa số là nông dân, nên cha chọn giờ ăn của họ mà thăm viếng. Giờ đó dễ cho cha gặp được họ. Vì xuất thân từ nông dân, nên cha dễ dàng bắt chuyện với họ. Cha không bao giờ tỏ ra nóng nảy khi không được tiếp đón tử tế. Cha không bao giờ rời khỏi nhà đó mà không nói với họ về Chúa và năn nỉ họ đưa con cái đi học giáo lý. Dần dà bổn đạo bắt đầu thích cha và ít khi ngày Chúa Nhật nào mà người ta không thấy một gương mặt mới xuất hiện trong nhà thờ.

Cha Gioan Maria Vianney dạy dỗ bổn đạo bằng chính đời sống của ngài. Nhờ gương của ngài, họ biết cầu nguyện, thường xuyên viếng Thánh Thể. Cha nói với họ: “Chúng ta biết Chúa Giêsu ngự trong Nhà Tạm. Hãy mở rộng tâm hồn cho Ngài, hãy cảm nếm sự hiện diện thánh thiêng của Ngài”. Và ngài thúc giục họ: “Anh chị em hãy lên rước lễ, hãy đến với Chúa Giêsu… Dĩ nhiên, anh chị em không xứng đáng với Ngài, nhưng anh chị em cần Ngài.” Cách giáo dục tín hữu đến với Bí tích Thánh Thể và rước lễ có hiệu quả nhất khi họ thấy cha Vianney cử hành Thánh lễ: ngài nhìn Mình Thánh Chúa với lòng trìu mến biết bao! Ngài thường nói: “Tất cả công việc chúng ta làm không ngang bằng với Hy tế Thánh Thể, bởi vì chúng chỉ là việc làm của phàm nhân, trong khi Thánh lễ là công trình của Thiên Chúa.” Cha Vianney xác tín rằng lòng nhiệt thành của đời linh mục tùy thuộc hoàn toàn vào Thánh Thể. Ngài nói: “Lý do khiến đời linh mục lỏng lẻo là vì không chú tâm đến Thánh lễ!” Cuộc sống của ngài thật sự tập trung nơi Thánh Thể. Ngài sống nhiều giờ trước Nhà Tạm. Ngài làm cho tín hữu nhiệt thành bắt chước ngài đến viếng Chúa, biết rằng cha sở của mình đang ở đó, sẳn sàng lắng nghe và ban lời tha tội cho mình. Ngài nối kết đời sống cầu nguyện sâu xa với sám hối và khổ chế. Lời cầu nguyện gắn liền với sám hối và hành xác luôn được kèm theo câu: “Lạy Chúa, xin giúp con hoán cải giáo xứ của con.”

Nhà xứ là một ngôi nhà nông dân xây bằng đất bùn, mùa đông thì lạnh giá, mùa hè thì nóng ẩm. Ngài ngủ trên ván cứng, với một khúc gỗ làm gối kê đầu. Cha bắt mình chịu kiêng khem nghiêm khắc, ăn rất ít. Ngài áp dụng kỷ luật đánh tội vào mỗi đêm, có khi đến chảy máu, kiệt sức, mới nằm xuống ngủ. Về sau, khi nhắc lại những hình thức sám hối kinh khủng ấy, ngài gọi đó là những “ngu dại của tuổi trẻ.” Nhưng ngài tin rằng giáo xứ được biến đổi là nhờ những đau khổ đó. Một linh mục đến than thở với ngài về thất bại trong công việc mục vụ truyền giáo, ngài nói: “Cha nói là đã làm hết mọi điều cha có thể nghĩ tới để hoán cải giáo xứ của cha, nhưng cha có ăn chay, có chịu khổ chế và có thử ngủ trên sàn chưa?

Thật sự lúc ban đầu cha Vianney mới đến, ở Ars người ta không mến Chúa lắm. Giáo dân rất nguội lạnh. Trong năm mục vụ đầu tiên ở Ars, chỉ có 6 người được rửa tội, hai đám cưới và 3 đám tang. Rất ít người dự lễ Chúa Nhật. Ngài phải chiến đấu với sự thờ ơ, thói ham giải trí phù phiếm và thiếu nhiệt tình của giáo dân. Cùng với việc cầu nguyện sâu xa, đền tội và thăm viếng mục vụ, Cha bắt đầu tân trang lại ngôi nhà thờ xứ Ars nhỏ bé và đổ nát. Nhưng một sự phong phú có tính quyết định hơn đang diễn ra trong tâm hồn người dân Ars. Cha bắt đầu Hội lần chuỗi Mân Côi với vài cô gái, và làm sống lại Hội chầu Thánh Thể cho đàn ông và thanh niên. Cha tận dụng các buổi họp để xây dựng đời sống đạo và khả năng lãnh đạo cho các thành viên.

D.14e. Thành công và thử thách của Vianney

Dần dà đức tin của bổn đạo lớn mạnh lên nhờ gương cầu nguyện của cha Vianney. Bà Catherine Lassagne nói về hình ảnh tuyệt vời của vùng truyền giáo này vào khoảng năm 1827, gần 10 năm sau khi cha Vianney đến: “Không thể tưởng tượng các ơn hoán cải mà cha sở đã xin được nhờ cầu nguyện, và trên hết nhờ cử hành Hy tế Thánh lễ. Một cuộc cách mạng thật sự đã diễn ra trong tâm hồn tín hữu. Sức mạnh của ơn sủng đang tuôn tràn. Có thể nói “Ars không còn là Ars nữa.” Quả thật, vùng truyền giáo hẻo lánh bé nhỏ đã đổi thay ngoài sức tưởng tượng. Sự thánh thiện và đời sống chiêm niệm trong hoạt động của cha sở là nguyên nhân làm nên biến đổi này.

Tuy nhiên, công việc không dễ dàng đâu. Ngài gặp phải một vài giáo dân chống đối quyết liệt. Họ gọi ngài là kẻ giả hình và lừa bịp. Họ ném đồ bẩn vào nhà xứ. Thư từ nặc danh gởi lên các cấp thẩm quyền của Giáo Hội vu khống ngài những thói tật xấu xa nhất. Đức Cha phải gởi một linh mục thân tín đi điều tra. Cha sở Ars phải uống chén đắng đến cặn. Ngài còn phải chịu đựng một nỗi thống khổ quá sức ở bên trong, bởi nỗi sợ mình không đủ khả năng chu toàn bổn phận, sợ mình đang làm sai kế hoạch của Chúa, và sau cùng là sợ mình sẽ bị luận phạt. Ngài tiếp tục cầu nguyện lâu giờ và hết sức khẩn thiết.

Cha Vianney còn bị anh em linh mục nghi ngờ ghen ghét: Khi thấy đông người tuôn đến nghe cha Vianney dạy giáo lý, một số linh mục (có lẽ vì ý tốt) lo sợ sự dốt nát của ngài có thể làm cho người ta lạc đạo, nên cùng ký đơn tìm cách vận động Bề trên đổi ngài đi khỏi Ars. Có người đem lá đơn cho cha Vianney. Sau khi xem, ngài từ tốn lấy bút viết “Anh em không thấy hết các điểm yếu của con,” rồi ký tên hẳn hoi. Nhóm anh em nghĩ rằng lần này sẽ chiến thắng, ai ngờ sau khi đọc lá đơn với ghi chú và chữ ký của Vianney, Đức Giám Mục nói “Anh em về đi và cố gắng làm việc cho tốt, Vianney là người đạo đức khiêm tốn, tôi giữ lại, nghĩ là ngài sẽ làm ích nhiều cho các linh hồn.”

Tuy vậy, họ đâu dễ dàng buông tha, nhiều lúc nghĩ không thể vượt qua nổi, Vianney bị cám dỗ bỏ trốn. Ngài muốn rời khỏi Ars, nhốt mình trong một tu viện Xitô nào đó. Nhưng Chúa không muốn và ngài vẫn phải trụ lại. Số là một hôm cực lòng, ngài buột miệng nói với bà bõ “Đêm nay cha sẽ trốn đi, nhưng con phải giữ kín không được nói với ai.” Bà bõ không thể giữ bí mật được liền đi nói với cha phó, rồi cha phó lại đi nói với thầy già. Thầy già nghĩ ra một kế, liền kéo nhau đến gõ cửa phòng cha Vianney trong sự hết sức ngạc nhiên của cha. Thầy thưa: “Chúng con rất hiểu và thương cha, chúng con không dám cản cha, nhưng xin cha cho chúng con được tiễn cha một đỗi đường.” Cha bằng lòng và thầy già cầm đèn dẫn đầu. Cha con đi hết đường này đến đường khác, tưởng chừng đã bỏ xa Ars lắm rồi. Bỗng nghe tiếng ồn ào mỗi lúc một rõ hơn, rồi chuông truyền tin vang lên… hóa ra thầy già dẫn đoàn người đi trốn quay trở lại nhà thờ giáo xứ (Đúng là ‘lão già đa mưu’!). Cha Vianney đành vào nhà thờ cùng bổn đạo chuẩn bị dâng thánh lễ sáng. Ngài được đức tin nâng đỡ. Ngài suy niệm cuộc thương khó của Chúa và nâng lòng trí lên Đấng chịu đóng đinh, và cuối cùng ngài lại được bình an.

Theo gương Chúa Giêsu bị các kẻ thù hành hạ và xỉ nhục, cha Vianney luôn thinh lặng. Ngài cảm thấy thanh thản khi phơi bày những vết thương hoằn sâu trong trái tim cho một mình Chúa, diện đối diện vào những giờ canh thức trước Nhà Tạm. Tuy vậy, điều tệ hại nhất vẫn xảy đến. Mọi sự không kết thúc bằng sự chống đối của con người. Thần dữ bắt đầu tấn công. Khi ma quỷ tấn công các tâm hồn như tâm hồn Cha sở Ars, nó biết trước nó sẽ bị đánh bại và vì vậy nó giận dữ điên cuồng. Trong hơn 30 năm, ma quỷ trút những cơn giận dữ lên Vianney: nó đánh đập ngài, xô đẩy ngài va vào tường rướm máu, đốt cháy cả giường ngài nằm… Cha Vianney không nao núng bởi những tấn công của ma quỷ, ngài đã chiến đấu chống lại nó kịch liệt, không để nó thống trị. Ma quỷ đã thách thức ngài: “Nếu chúng tao tìm được ba thằng như mày thì chúng tao mới chịu thua.” Tiếc là mới chỉ có một Vianney, nên chúng ta còn phải chịu ma quỷ tấn công nhiều lắm.

Dần dà tiếng đồn về sự thánh thiện của ngài lan xa khỏi làng Ars và vùng lân cận. Khách thăm viếng bắt đầu tuôn đến từ những nơi gần lẫn chốn xa. Họ đi hành hương, hy vọng được gặp một vị thánh tại toà giải tội. Đã có những phép lạ về ơn hoán cải, như ĐTC Biển Đức XVI căn dặn: “Chúng ta đừng quên rằng bao nhiêu cuộc hoán cải và bao nhiêu cuộc sống thánh thiện thực sự đã bắt đầu trong một tòa giải tội!”[382] Những người dân ở Ars là bằng chứng sống động về điều đó. Có thể họ nghĩ ngài là một người hay làm phép lạ, nhưng trên hết họ thấy ngài là cha giải tội, người hướng dẫn lương tâm, vị linh hướng và người an ủi.

Từ năm 1829 trở đi, Cha Vianney chỉ có thể rời tòa giải tội vài giờ trong một ngày. Nơi ấy đã trở thành ơn gọi của ngài trong phần đời còn lại: nhốt mình trong một hộp gỗ chật hẹp, cứ ngồi giờ này qua giờ khác trên chiếc ghế gỗ xù xì để lắng nghe, lắng nghe và lắng nghe những lời xưng thú mọi tội lỗi, tìm kiếm ơn thứ tha và hoà giải. Khách hành hương ngày một nhiều, từ con số khoảng 400 người lên dần đến 130.000 người mỗi năm chỉ để quỳ dưới chân một cha sở khiêm tốn nơi giáo xứ vùng quê hẻo lánh.

D.14f. Những ngày cuối đời và phần thưởng

Gánh nặng công việc, sự chú tâm đến các linh hồn, trải qua hàng giờ tại toà giải tội, canh thức và ăn chay gây nhiều đau đớn cho Cha sở họ Ars khiêm nhường và thánh thiện. Vào cuối năm 1858, Cha Toccanier, cha sở giáo xứ gần đó, hỏi cha Vianney: “Thưa Cha Gioan Maria Vianney, nếu Chúa cho cha chọn về Thiên Đàng ngay bây giờ hay ở lại tiếp tục làm việc hoán cải các linh hồn, cha chọn cái nào?” Câu trả lời là “Thưa cha, con muốn ở lại.” – “Tại sao vậy? Chẳng phải ở trên trời các thánh rất hạnh phúc, không còn khó khăn, không còn cám dỗ hay sao?” Cha Vianney đáp: “Đúng vậy, các thánh đủ hạnh phúc, nhưng không thể đưa các linh hồn về cho Chúa bằng lao công và đau khổ như chúng ta nữa.” Cha Toccanier gặn hỏi tiếp: “Nếu Chúa để cha ở lại dưới này cho đến ngày tận thế, cha sẽ có đủ thời giờ cha cần. Vậy cha còn dậy sớm nữa không?” Cha Vianney trả lời trong nước mắt: “Thưa cha, có chứ. Con sẽ luôn thức dậy lúc nữa đêm. Mệt một chút con không sợ. Con sẽ là linh mục hạnh phúc nhất vì nghĩ rằng con sẽ ra trước toà phán xét của Chúa với tư cách mục tử các linh hồn.

Cha sở thánh thiện của họ Ars lãnh phần thưởng đời đời ngày 4/8/1859. Với vô số phép lạ trước và sau khi ngài chết, án phong thánh cho cha Gioan Maria Vianney được tiến hành và Đức Giáo hoàng Piô X đã phong ngài lên bậc chân phước năm 1925, và cũng chính Ngài tuyên bố cha Vianney làm bổn mạng các linh mục nước Pháp. Đức Piô XII phong ngài lên hàng hiển thánh và đặt ngài làm Bổn mạng các cha sở, “để thăng tiến ơn ích thiêng liêng cho các cha sở trên khắp thế giới.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nói trong Tông thư công bố Năm Linh mục: “Anh em linh mục thân mến, chúng ta hãy cầu xin Chúa Giêsu cho chính chúng ta học biết một phần chương trình mục vụ của Thánh Gioan Maria Vianney. Điều đầu tiên chúng ta cần học là triệt để đồng hóa con người với tác vụ. Nơi Chúa Giêsu, con người và sứ vụ là một: Tất cả hoạt động cứu độ của Chúa Giêsu là cách diễn tả “ý thức làm con” của Ngài, từ đời đời luôn ở trước Chúa Cha với thái độ vâng phục, mến yêu đối với Thánh ý Chúa Cha. Với lòng khiêm nhượng, nhưng quả quyết, mỗi linh mục phải nhắm làm cho mình có được sự đồng hoá như vậy.

Mô hình linh đạo linh mục giáo phận mà cha Gioan Maria Vianney đã sống đối với chúng ta quả thật là gay go. Chúng ta có thể nói thời đại ngài đã qua rồi. Nhưng một cách nào đó thời đại của chúng ta vẫn không khác mấy so với thời biến loạn của thời đại ngài. Phong trào tục hoá, thuyết tương đối, chủ nghĩa tiêu thụ không kiểm soát, và chủ nghĩa hưởng thụ khoái lạc là những yếu tố gây thiệt hại nặng nề cho con người thời nay. Sự thánh thiện của linh mục ăn rễ sâu trong Chúa Kitô luôn hiện diện trong Lời Chúa và các Bí tích, hoàn toàn đồng hoá với Người trong cầu nguyện và hãm mình là những phương tiện hữu hiệu giúp cho giáo dân hoán cải và biến đổi. Thánh Gioan Maria Vianney, với rất ít khả năng tri thức hay hùng biện, đã có thể đạt được những gì ngài đã làm, đơn thuần là nhờ quyền năng của ơn thánh Chúa trong đời sống của ngài. Còn anh em linh mục giáo phận chúng ta hôm nay thì sao?

D.15. Linh mục giáo phận nghĩ tới thời gian hưu trí

D.15a. Tình hình chung hiện nay

Khi được ẳm Chúa Giêsu, ông già Simêon mãn nguyện nói “giờ đây xin để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an!” Ai rồi cũng phải một lần ra đi, một lần chết, trở về cát bụi, và trở về với Chúa. Làm sao những ngày sắp sửa ra đi, và cuộc ra đi được bình an tâm hồn? Tại các nước phát triển cao, nơi mà các loại bảo hiểm và an sinh xã hội được chăm sóc chu đáo, người dân an tâm làm việc và sự cống hiến cho cộng đồng cao hơn, không quá bận tâm đến rủi ro, bệnh tật và tuổi già hưu dưỡng.

Do hoàn cảnh thực tiễn, chúng ta cùng suy tư đôi nét về chuyện hưu dưỡng và tương trợ linh mục. Ở Việt Nam chúng ta, cuộc sống và phương tiện làm việc của linh mục hoàn toàn tùy thuộc vào số tiền lễ ít ỏi và sự giúp đỡ của giáo dân, gia đình, bạn bè, thì tùy giáo xứ lớn hay bé, đông hay ít người, giàu hay nghèo, có lòng hay không có lòng, mà cuộc sống các linh mục giáo phận được đầy đủ hay quá thiếu thốn. Chế độ hưu dưỡng của các linh mục cũng chưa có gì rõ ràng, bảo đảm và thống nhất. Phần đông nhà hưu dưỡng giáo phận yêu cầu các cha hưu phải đóng tiền ăn bằng cách dâng lễ hoặc nộp tiền mặt, nhưng chế độ chăm sóc còn nhiều bất cập. Các cha già và bệnh tật thường phải theo chế độ ăn kiêng, hoặc do thời tiết và bệnh hoạn không ăn được những thứ dọn ra, nhưng người phục vụ không có điều kiện để thay thế, khiến các ngài nhiều khi phải cam chịu thiếu thốn, đói khát, tủi thân, đâm ra tiêu cực tiếc nuối, hụt hẫng sau những năm tháng dài phục vụ…, nhất là các vị lúc đương làm việc có những điều kiện sống cao và thoải mái hơn: cực trước sướng sau thì sướng hơn, nhưng sướng trước cực sau thì cái cực càng nặng nề! Nhân viên phục vụ ít, lại nhiều công việc, nên chỉ dành cho các vị hưu dưỡng sự phục vụ theo tiêu chuẩn chung và theo lượt. Từ hoàn cảnh này, nhiều vị rất tội nghiệp là từ thân thể và phòng ở của các vị xông mùi hôi hám. Có vị vì phải nằm lâu một bề nên bị lỡ loét đau đớn lắm. Những sự việc này khiến nhiều cha già rất ngại về hưu chung, trừ những trường hợp bất khả kháng hoặc các vị có tinh thần bỏ mình cao.

Nếu tổ chức được nhà hưu dưỡng thật hẳn hoi để chăm lo tốt cho các cha già sau thời gian phục vụ đầy công lao vất vả, không những phần vật chất, mà nhất là phần tinh thần, các cha hưu sống thành cộng đồng huynh đệ trong vui tươi, an bình, hạnh phúc, tin yêu, tín thác cho Chúa và Giáo Hội, nêu gương cho đàn em, và cũng là hậu phương cầu nguyện, tư vấn cho đàn em trên cánh đồng truyền giáo và dưỡng giáo. Các linh mục đang làm mục vụ cũng được an tâm về tương lai tuổi già của mình, chẳng cần suy tính phòng xa tích trữ gì cả, một mực hết lòng cống hiến cho đoàn chiên, và có thể góp phần với giáo phận trong việc xây dựng, trang bị và bảo trì nhà hưu dưỡng. Nhưng các vị hữu trách nhà hưu dưỡng cần liệu làm sao có đủ nhân viên phục vụ được huấn luyện thích hợp và cũng có phương tiện cần thiết để đáp ứng kịp thời cho các vị đau yếu cần được chăm sóc đặc biệt (dìu dắt, đỡ đần, lau chùi, và vệ sinh thân thể). Có như thế, các cha sắp hưu được an tâm vui vẻ đi hưu, nêu gương sáng cho đàn em đi sau, và các cha trẻ cũng an tâm làm việc hết mình cho Giáo Hội và các linh hồn.

D.15b. Ngày đền ơn đáp nghĩa và quỹ tương trợ linh mục

Chúng ta cùng thao thức hơn một tí trong lãnh vực tế nhị nhưng cần thiết này cho tất cả các linh mục giáo phận ở mọi giai đoạn tuổi đời và sứ vụ, bằng cách gợi lên việc một số nơi có tổ chức tương trợ linh mục, do chính các linh mục đóng góp và điều hành; song cũng chỉ mới giới hạn vào số người tự nguyện tham gia. Chúng ta mong muốn làm sao để tất cả các linh mục giáo phận được an tâm khi nghĩ về việc hưu và đến tuổi hưu, cũng như khi gặp rủi ro tai nạn hay bệnh nặng.

Rút kinh nghiệm những dịp quyên góp của giáo dân rất có lòng quảng đại vì việc chung, và để tăng thêm hiệu quả của ngân khoản giáo phận dành lo cho các cha hưu dưỡng, chúng ta nên tổ chức hằng năm một ngày, gọi là “NGÀY ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA,” mời gọi mỗi giáo dân tham gia vào quỹ tương trợ linh mục để lo cho các cha đã chăm sóc họ, cha mẹ, con cái và gia đình họ, nay tuổi già sức yếu phải về hưu. Mỗi cha xứ đều có trách nhiệm cổ vũ giáo dân mình tích cực tham gia ngày đó. [Có điều tế nhị và bất tiện là phải nói về tiền bạc nhiều lần quá cũng ngại, như đã nói trên kia]. Nếu Bề Trên giáo phận nói lên một tiếng thì sẽ hiệu quả rất lớn lao. Các Tu sĩ, các ban Trùm, HĐGX, các ông bà quản, các giáo lý viên, các Hội đoàn cùng có kế hoạch hỗ trợ với cha xứ thì kết quả sẽ vượt quá mong đợi, vì người Việt Nam rất có lòng biết ơn, tôn sư trọng đạo, như Ngày Hiến chương Nhà giáo là một điển hình. Đó cũng là lẽ công bằng. Thánh Phaolô căn dặn Timôthê: “Những kỳ mục thi hành chức vụ cách tốt đẹp thì đáng được đãi ngộ gấp đôi, nhất là những người vất vả phục vụ lời Chúa và giảng dạy. Quả vậy, Kinh Thánh có nói: Đừng bịt mõm con bò đang đạp lúa, và làm thợ thì đáng được trả công.”[383] Tất cả tiền bạc thu về nhằm tương trợ cho các cha gặp khó khăn do đau ốm bệnh tật, nhất là lo cho tất cả các cha hưu dưỡng. Nhưng vấn đề là cần có sẵn một Quỹ Tương Trợ Linh Mục ổn định, thường xuyên và lâu dài, mà một mình các linh mục không thể làm hiệu quả được, cần sự hợp tác chủ yếu của giáo dân.

Mỗi người giáo dân đều chịu ơn linh mục coi sóc mình qua những chặng đường đời, từ lúc mới sinh cho đến khi tới nấm mồ. Lúc còn mạnh khỏe, linh mục phục vụ mình thì khi linh mục già yếu không còn đủ sức làm việc được phải hưu dưỡng mà mình đền ơn đáp nghĩa cách nào đó để chăm sóc các ngài cũng là điều phải đạo, hợp tình hợp lý theo lẽ công bằng. Các cha đừng ngại nói cho giáo dân hiểu được điều đó, đừng sợ bị hiểu lầm là kể công!

Giáo dân gợi nhớ lại những gì đã lãnh nhận từ linh mục, để tạ ơn Chúa và giúp linh mục sống tốt hơn, chu toàn trọn vẹn hơn sứ vụ linh mục của mình:

  •   Khi ta mới mở mắt chào đời, linh mục đã dùng bí tích Thánh Tẩy cho ta gia nhập Giáo Hội và trở nên con cái Thiên Chúa.
  •   Khi ta vừa có đủ trí khôn, linh mục chuẩn bị tâm hồn ta Rước Lễ Lần Đầu, được Mình Máu Thánh Chúa Giêsu làm lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng linh hồn ta.
  •   Khi ta yếu đuối sa ngã phạm tội, linh mục dùng Bí tích Giải Tội tha các tội trọng trả lại ơn thánh hóa và sự sống Chúa Ba Ngôi cho ta, cũng như tha các tội nhẹ cho ta được thêm nhiều ơn trợ giúp để sống đẹp lòng Chúa.
  •   Khi ta lớn khôn hơn, linh mục lại lo liệu cho ta được lãnh nhận Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức để trở nên chiến sĩ Chúa Kitô ra đi rao giảng và làm chứng tá cho Tin Mừng.
  •   Khi ta chuẩn bị bước vào đời, linh mục trang bị cho ta một vốn giáo lý đức tin vững chắc hơn qua lớp Bao đồng Rước Lễ Trọng Thể.
  •   Khi ta đủ lớn đứng trước ngã ba đường đời, linh mục ân cần hướng dẫn ta hoặc chọn lựa đời sống hôn nhân, hoặc chọn lựa đời sống thánh hiến. Nếu ta chọn ơn gọi hôn nhân, ngài dùng Bí tích Hôn Phối kết hợp đôi nam nữ nên vợ chồng cộng tác với Thiên Chúa tiếp tục sinh tạo nên những công dân mới của Nước Trời, cũng như của quê hương trần thế; còn nếu ta chọn sống đời thánh hiến, linh mục dẫn dắt ta những bước đầu tiên và tận tình cộng tác với Chủng viện và Nhà Dòng để đào tạo ta nên linh mục hay tu sĩ qua Bí tích Truyền Chức ThánhNghi Lễ Khấn Dòng hầu ta tiếp tục sứ mệnh của Chúa Kitô ở giữa trần gian.
  •   Khi ta gặp những nghi nan, hoang mang lo lắng và tăm tối đức tin, hoặc những vấn đề thử thách nan giải trong cuộc sống tình cảm, tình yêu, gia đình, cũng như những lầm lạc yếu đuối và các vấn đề rối rắm phức tạp trong cuộc sống đời thường, chính linh mục ân cần tiếp đón, đồng hành, lắng nghe, tư vấn, soi sáng, hướng dẫn, an ủi, nâng đỡ, tiếp thêm sức mạnh niềm tin, hy vọng và tình yêu mến cho ta vào Thiên Chúa, vào con người và vào cuộc đời.
  •   Khi ta già cả yếu đau bệnh tật hay gặp rủ ro tai nạn, linh mục liền vội chạy đến ban Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân và Mình Thánh Chúa như Của Ăn Đàng tăng thêm sức mạnh thiêng liêng cho ta đủ khả năng chiến đấu vượt lên mọi khó khăn nguy hiểm hầu luôn trung thành với Chúa.
  •   Và khi đến giờ Chúa gọi ta ra khỏi đời này về với Chúa, chính linh mục nghiêng mình xuống chúc lành cho ta trong giờ hấp hối, dâng thánh lễ An táng cầu nguyện và đưa tiễn ta đến mộ phần an nghỉ trong lòng đất mẹ, chờ ngày được phục sinh với Chúa.
  •   Rồi khi mọi người hầu như quên ta trong cõi chết, có khi cả những người thân yêu của ta nữa, thì cũng chính linh mục hằng nhớ cầu nguyện cho ta trong thánh lễ cầu hồn, cũng như trong các thánh lễ mỗi ngày.

Trước tất cả những gì linh mục đã làm đó, một phụ nữ kia cảm kích quỳ xuống, nắm lấy hôn tay cha và nói “con cám ơn cha, vì cha đã là linh mục thực sự.” Người chồng vội nói thêm “nhà con mê cha lắm, mê cách cha dâng lễ, cách cha giảng, cách cha giải tội, cách cha tư vấn thiêng liêng, và cách cha cư xử với giáo dân… Con cũng cám ơn cha nhiều, và xin cha cứ giữ mãi được như thế.” Trong Sắc lệnh Chức Vụ và Đời Sống Linh Mục, Công Đồng cũng mời gọi giáo dân nhận biết bổn phận đối với linh mục của mình: Chia sẻ ân cần, tinh thần lẫn vật chất, kính trọng và dè dặt giữ gìn bảo vệ, giúp linh mục bằng lời cầu nguyện, tình thương yêu và tận tâm cộng tác, ngõ hầu linh mục vượt qua được những khó khăn, giới hạn và yếu đuối nhân loại của mình mà chu toàn sứ vụ giảng dạy, thánh hóa và điều khiển Dân Chúa một cách hiệu quả hơn.

Nếu tổ chức được tốt Ngày Đền Ơn Đáp Nghĩa hằng năm tạo Quỹ Tương Trợ Linh Mục để lo cho các cha hưu dưỡng và các cha gặp rủi ro bệnh hoạn, các cha trẻ sẽ càng hăng say cống hiến hết mình cho công cuộc dưỡng giáo và truyền giáo của Giáo Hội; còn các cha già sau nhiều năm thi hành thừa tác vụ cảm nhận được niềm vui và nghị lực khi duyệt xét lại chính mình và công việc mình làm, thấy sống dậy các động lực của thừa tác vụ thánh, tìm thấy sức mạnh nơi sự hiệp thông tình bạn của Giám mục và anh em linh mục để lướt thắng những kinh nghiệm mệt mỏi, thất vọng, cô đơn… và tìm lại được những nguồn mạch sâu thẳm của linh đạo linh mục giáo phận,[384]xác nhận lại một cách thư thái và ôn hòa vai trò mà các ngài còn được mời gọi nắm giữ trong linh mục đoàn… tự thấy mình còn hữu dụng như làm cha giải tội kinh nghiệm, linh hướng, chia sẻ kinh nghiệm, cố vấn, khích lệ, đón tiếp, lắng nghe và trấn tĩnh anh em đồng sự trẻ tuổi;[385] đồng thời được khích lệ tiếp tục phục vụ một cách khác trong bình thản và can trường, nêu chứng từ ghi dấu thánh giá với hy vọng và niềm vui Vượt Qua.[386]

D.15c. Linh mục giáo phận nghĩ tới ngày được Chúa gọi về

Một trong những việc linh mục cống hiến cho đoàn chiên là chăm lo chu đáo các bí tích sau cùng trong thời gian cuối đời cho họ, cầu nguyện cho những người đã qua đời và nhắc nhở mọi người nhớ tới bổn phận đức ái đó. Ai ai cũng biết rõ rằng các linh hồn trong luyện ngục may mắn không làm chi thêm tội, chỉ phải lo đền trả theo lẽ công bằng cho đến đồng xu cuối cùng (x. Lc 12, 59), và họ cũng chẳng làm được chi thêm công phúc cho mình, chỉ trông nhờ vào lời cầu bàu của các thánh trên trời và sự giúp đỡ của người còn sống, nên tích cực cầu nguyện cho người qua đời là bổn phận đức ái không thể thiếu, vì nay người mai ta thôi. Chúng ta được dạy cho biết rằng các linh hồn trong luyện ngục phải trải qua những khổ đau dữ dội hơn bất cứ đau khổ nào chúng ta phải chịu trong cuộc sống này. Có thể nói rằng những đau khổ trong luyện ngục chẳng khác gì đau khổ trong hoả ngục, chỉ khác là đau khổ trong luyện ngục có thời hạn và còn hy vọng được nhìn thấy Chúa, còn đau khổ trong hoả ngục là vô tận và sẽ không bao giờ được nhìn thấy mặt Chúa nữa.

Trong chuỗi ngày chờ đợi Chúa gọi về, linh mục hưu dưỡng không chỉ nhớ đến các thân nhân và ân nhân đã sinh thành dưỡng dục mình nên người về phần xác, mà còn phải nhớ đến các đấng sinh thành dưỡng dục mình trong đức tin và đời sống ơn gọi làm linh mục của Chúa nữa. Linh mục nhớ đến mọi người đã ra đi trước mình, nhất là các linh hồn mồ côi không được ai nhớ đến để cầu nguyện cho, dù lắm khi người thân của họ còn sống đầy dẫy ra đó. Ngoài ra linh mục cũng không được quên những người mà linh mục có liên đới trách nhiệm, những người vì sự thiếu sót, lầm lỗi hay gương mù gương xấu của linh mục mà giờ đây đang phải đau khổ trong lửa luyện ngục để cầu nguyện cho họ và đền tội mình theo lẽ công bằng.

Việc làm này không những lợi ích cho các linh hồn mà còn cho chính cuộc sống đời sau của linh mục nữa, vì nó nhắc linh mục thức tỉnh nhìn lại cuộc sống của chính bản thân mình: không xa nữa đâu, không ai biết được lúc nào Chúa vạch đường ranh giới chấm dứt cuộc đời mình, phải đến trước toà phán xét của Thiên Chúa và trả lời Ngài về tất cả những gì đã làm khi còn sống. Đường đi dưới thế đã gần cùng gần hết rồi, cuộc sống còn lại hiện tại rất ngắn ngủi so với cuộc sống đời đời, nhưng chính cuộc sống ngắn ngủi này lại quyết định số phận vô tận đằng sau cái chết và mời gọi thức tỉnh ngay từ lúc này. Chúa Giêsu hằng nhắc nhở phải luôn sẵn sàng cho giờ từ giã cõi đời này để buớc vào sự sống đời sau: không để đến lúc hấp hối mới sám hối, không lần lữa hẹn rày hẹn mai để đến ngày chết thì đã quá muộn.

Ngoài việc cần thiết hy sinh hãm mình, xin lễ và dâng lễ cầu nguyện cho các linh hồn, linh mục phải ý thức và tập thói quen xin lễ và dâng lễ cầu nguyện cho chính mình nữa: quảng đại và an tâm về những thánh lễ, lời cầu nguyện và hy sinh hãm mình dâng lên Chúa cho các linh hồn, Chúa sẽ sử dụng cách vô cùng hữu ích cho những ai cần đến: nếu các linh hồn mình chỉ ý cầu cho đã được lên thiên đàng thì Chúa sẽ lấy ban cho các linh hồn khác đang cần hơn, hoặc Chúa ban lại cho mình những ơn cần thiết phần hồn phần xác ở đời này và đời sau. Chỉ là những con người hạn hẹp như chúng ta mà còn biết lấy những gì mình có hoặc vận động những người khác giúp đỡ những người kém may mắn hơn, hay những người cần đến sự giúp đỡ, ví dụ tổ chức “Trợ giúp các Giáo Hội quẫn bách” (Help to the churches in needs). Thỉnh thoảng linh mục cũng hãy nhớ xin lễ và dâng lễ bù vào các lễ thiếu sót mình có thể mắc phải vì quên hay không giữ đúng lời hứa, bổn phận và trách nhiệm của mình. Đó cũng là một nghĩa vụ công bằng phải đền trả ở đời này hoặc đời sau.

Thánh Leonard Maurice khuyên xin lễ và dâng lễ cầu cho chính mình khi còn sống tốt hơn là để sau khi đã qua đời, vì những lý do sau đây:

  • Xin lễ, dâng lễ khi còn sống thì được bảo đảm, chứ chết rồi không chắc có được ai xin cho.
  • Xin lễ, dâng lễ cầu cho mình khi còn sống, nếu có tội thì hy vọng sẽ được lòng thương xót Chúa ban ơn ăn năn hối cải, xưng thú, đền bù, chứ chết rồi và đã xuống hỏa ngục thì không còn cách nào cứu vãn được nữa, dù có dâng bao nhiêu lễ cũng không thay đổi được số phận đời đời.
  • Xin lễ, dâng lễ cầu cho mình khi còn sống để được ơn chết lành, tin rằng Chúa sẽ phù hộ trong giờ lâm tử nhờ ơn phúc thánh lễ.
  • Xin lễ, dâng lễ cầu cho mình khi còn sống thì ơn phúc vẫn còn, và nếu có phải ở luyện ngục thì ngày giờ đền tội sẽ được rút ngắn hơn, chứ chết rồi thì không dâng được nữa, mà mong người ta dâng thì linh hồn phải chờ đợi khốn khổ.
  • Xin lễ, dâng lễ cầu cho mình khi còn sống làm vinh danh Chúa, được công nghiệp từ bỏ của cải, chứ chết rồi, tiền bạc về tay người khác, mấy ai biết nỗi khổ sở nóng nảy của mình trong luyện ngục mà lo cứu giúp, như gương nhà phú hộ trong Phúc Âm!
  • Xin lễ, dâng lễ cầu cho mình khi còn sống, nếu có ơn nghĩa Chúa thì vừa được tha phạt luyện ngục, vừa được công thưởng Thiên đàng, chứ chết rồi mới được xin, thì chỉ được tha phạt luyện ngục, không được thêm công thưởng Thiên đàng và làm vinh danh Chúa.
  • Cuối cùng, nên biết rằng một thánh lễ dâng cầu cho mình khi còn sống được tha hình phạt nhiều hơn là được dâng nhiều thánh lễ sau khi chết, chẳng hạn nếu làm mất lòng ai mà xin lỗi ngay thì dễ được tha thứ hơn là chần chừ để phải xin lỗi và phải đền bù trước tòa án.

Chúng ta phạm đến Chúa nhiều cách, nếu biết đền bù bằng việc lành phúc đức, từ thiện bác ái, nhất là nhờ công nghiệp Chúa Giêsu qua thánh lễ thì tội nợ chúng ta được tẩy xóa, chứ chờ đến trước tòa án mới xin đền thì hình phạt lại thêm nặng. Thánh Anselmô dạy rằng sốt sắng dâng một Thánh lễ cho mình khi còn sống lợi ích hơn cả ngàn Thánh lễ khi đã qua đời. Chính Chúa Giêsu cũng dạy “Hãy làm việc khi trời còn sáng, tối rồi ai thấy đường đâu mà làm.”

Một việc bổn phận chuẩn bị khôn ngoan linh mục không thể thiếu như trên đã nói, là linh mục giáo phận được khuyên viết di chúc, “một nghĩa vụ liên hệ đến đức công bằng và khó nghèo.” Trong di chúc, các ngài được khuyên để lại tài sản của mình cho người nghèo, chứ không phải “cho những người đã giầu có.” Tốt hơn là giao phó cho Thẩm quyền Giáo Hội trực tiếp của mình, không những tài sản vật chất và tinh thần để mưu ích cho các linh hồn, mà cả những gì liên quan đến thân xác mình sau khi chết nữa. Phải gửi cho Tòa Giám Mục một bản di chúc và cất giữ cẩn thận để được an tâm khi còn sống và việc thực hiện di chúc sẽ được nhẹ nhàng tốt đẹp khi đã qua đời.

Có thế thì cha già hưu dưỡng sẽ nói được như thánh Phaolô: “Đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện[387] và an tâm thanh thản cầu nguyện cùng Cụ già Simêôn: “Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi, vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân.”[388]

Kết Luận chung

Tóm lại, vì phụ trách các giáo xứ biệt lập và độc lập nên linh mục giáo phận không có đời sống cộng đoàn, chấp nhận đời sống cô đơn, và lắm khi cũng phải đối đầu với nhiều mối nguy hiểm. Do đó, linh mục giáo phận bị đòi hỏi một mức độ trưởng thành, quân bình và hài hòa cao hơn, toàn diện hơn, cả về nhân bản lẫn thiêng liêng, tình cảm và tính dục. Tuy không bó buộc do bản chất, nhưng do thực tiễn đời sống, ngày nay một nếp sống huynh đệ và hợp tác mục vụ giữa các linh mục trong cùng địa hạt rất được cổ võ và khích lệ.

Linh mục giáo phận sống và hoạt động theo đường hướng chung của Hội Thánh, nhằm tôn vinh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Linh đạo nên thánh và tác vụ của linh mục giáo phận mang tính cộng đồng, và chính cộng đồng mà ngài phục vụ ấy làm cho đời sống thiêng liêng của ngài được lớn lên: khi linh mục giảng dạy, ngài được dạy dỗ; khi khuyên bảo, ngài được khuyên bảo; khi thăm viếng người bệnh, con bệnh là chính ngài được nâng dậy; khi an ủi người đau buồn, ngài tìm thấy sự an ủi; khi phục vụ người nghèo, sự nghèo nàn trong tâm hồn ngài tìm được nâng đỡ; khi hướng dẫn người khác, ngài tìm được sự hướng dẫn và chỉ đạo; khi chủ tọa thánh lễ, tinh thần ngài được biến đổi và canh tân; khi cầu nguyện, ngài tiếp xúc được với những hoạt động kín đáo của ân sủng Thánh Thần.[389]

Theo nghĩa này, linh đạo của linh mục triều có bốn chiều hướng:

  • Chiều hướng Hội Thánh cảm thông với Hội Thánh và dấn thân làm tăng trưởng cộng đoàn Dân Chúa hầu xây dựng và kiện toàn Nước Thiên Chúa;
  • Chiều hướng nhập thể đối thoại và thúc đẩy một nhận thức tích cực về thế giới, phối hợp cái thiêng liêng và cái trần tục để biến đổi và thánh hiến thế giới cho Thiên Chúa trong Chúa Kitô;
  • Chiều hướng phục vụ xem việc phục vụ trần gian như một phần không thể thiếu của linh mục triều và cam kết phục vụ ngày càng trở nên sâu sắc hơn trong một Hội Thánh phục vụ;[390]
  • Chiều hướng giải phóng tìm đáp lại tiếng kêu xin cuộc sống mới dồi dào trong viễn ảnh môi trường học, qua thái độ và lối sống chia sẻ giúp người thiếu thốn vật chất lẫn tinh thần và thiêng liêng, qua cuộc chiến đấu mang tính ngôn sứ chống lại những bất công dù là dân sự hay thuộc về Giáo hội, qua việc phát triển những thái độ tích cực và hy vọng hầu đưa ra các giải pháp mới mẻ và sáng tạo.[391]

Sự thống nhất đời sống nội tâm và hoạt động tông đồ là điều kiện tất yếu của một linh mục giáo phận thành công, hạnh phúc và thánh thiện.

 CHƯƠNG HAI

A

LINH MỤC GIÁO PHẬN NÊN THÁNH  QUA CÁC MỐI TƯƠNG QUAN MỤC VỤ

“Lời mời gọi nên thánh trong mối tương quan sâu xa với Thiên Chúa hòa quyện với lời mời gọi phục vụ và hy sinh dựa trên việc thiết lập những tương quan lành mạnh với mọi người”[392]

 A.I. Tổng quát về các mối tương quan của linh mục giáo phận

Các nhà tu đức nói rằng linh mục không lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục một mình, đặc biệt là linh mục giáo phận, mà còn kéo theo nhiều người khác nữa, cách riêng những người được trao phó cho sự chăm sóc mục vụ của linh mục. Linh mục không sống trong ốc đảo, mà sống với, sống vì và sống cho các linh hồn. Vì thế đời sống thánh thiện hay không của linh mục được thể hiện trong các mối tương quan, nhờ các mối tương quan hay do các mối tương quan, nhất là đối với linh mục giáo phận: nên thánh bằng các thừa tác vụ của mình.

Sự thánh thiện được liên kết chặt chẽ các mối tương quan với Chúa, với bản thân, với tha nhân và với môi trường thiên nhiên, trong đó tương quan với Chúa là nền tảng. Linh mục muốn nên thánh phải nỗ lực mỗi ngày để nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành trong các mối tương quan dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần. Các mối tương quan này rất tương thuộc và tương tác lẫn nhau, nên nếu có cái gì trục trặc trong một tương quan thì các tương quan khác cũng bị ảnh hưởng. Chính trong và qua các mối tương quan này mà linh mục giáo phận lớn lên trong sự thánh thiện. Do đó, để có được sự thánh thiện, các mối tương quan này phải hòa nhập và giữ đúng vị trí, hài hòa, quân bình và trưởng thành. Có được các mối tương quan như thế được coi là thánh thiện.

Ngày nay người ta nhấn mạnh nhiều về Giáo Hội tham gia, nguyên lý bổ trợ và thần học mục vụ dấn thân, cũng như sự cộng tác và vai trò của giáo dân trong hoạt động dưỡng giáo và truyền giáo của Giáo Hội, nhằm giúp linh mục thực thi sứ vụ cách tốt đẹp trong lòng Giáo Hội và Xã Hội Việt Nam đang biến đổi từng ngày, mà mỗi người phải biết thay đổi chính mình cho thích hợp và hiệu quả, không đợi đến lúc bị bó buộc phải thay đổi, sợ e đã quá muộn chăng. Chính trong định hướng mục vụ này, đề tài “Linh mục giáo phận nên thánh qua các mối tương quan mục vụ” sẽ được xét đến. Thật ra đây là đúc kết các bài làm nhóm có hướng dẫn, được cập nhật và hiệu đính sau mấy khóa học của các lớp Thần học Đại chủng viện thánh Giuse Hà Nội và lớp Thần học Bổ túc Bùi Chu. Sự hợp tác giữa giáo viên và học viên này nỗ lực định hướng, uốn nắn cải thiện và tăng cường, củng cố các mối tương quan tốt đẹp của linh mục giáo phận.

Chúng ta phải ý thức rằng con người không phải là thiên thần, mà cũng chẳng phải là con vật, nhưng mang sẵn cả hai yếu tố đó, trong mọi chiều kích nhân bản và thiêng liêng. Ai trong chúng ta cũng có những lần trải nếm kinh nghiệm của thánh Phaolô về hai sức mạnh đối nghịch nhau trong bản thân mình khiến những điều tốt ta muốn làm thì lại không làm được, và những điều xấu không muốn làm thì ta lại làm. Chấp nhận những giới hạn, bất toàn và bất lực của mình, linh mục giáo phận ngày càng trở nên khiêm tốn hơn về chính mình, trước mặt Chúa, cũng như trước mặt người khác.

Linh mục giáo phận cũng hãy nghĩ và đối xử như thế cho tha nhân: bao lâu còn mang nặng thân phận con người bất toàn, họ cũng có những yếu đuối, sai sót, lỗi lầm, bất toàn và bất lực của họ, dù họ là ai đi nữa. Càng chấp nhận họ như họ là như thế, linh mục sẽ càng trở nên cảm thông với họ hơn, độ lượng với họ hơn, tha thứ và bỏ qua cho họ các lầm lỗi thiếu sót của họ hơn, cũng như khi có những lầm lỗi thiếu sót, linh mục mong được người khác cảm thông, độ lượng và tha thứ bỏ qua cho linh mục. Nếu ai cũng biết khiêm tốn về mình và cảm thông, độ lượng, tha thứ, bỏ qua lầm lỗi cho nhau, các mối quan hệ nhân bản của linh mục sẽ được cải thiện tốt hơn và đời sống thiêng liêng cũng sẽ được phát triển tiến bộ, vì luôn biết nhìn thấy cái bên kia lầm lỗi và cái được biến đổi đàng sau lầm lỗi của nhau theo gương nhân hậu của Chúa và nhận ra Chúa hiện diện trong nhau: Tội thì tha lỗi thì sửa, mỗi vị thánh đều có một quá khứ và mỗi tội nhân đều có một tương lai.

A.I.1. Tương quan nền tảng với Chúa

Tương quan với Thiên Chúa Ba Ngôi là tuyệt đối then chốt để đời sống linh mục hiệu quả. Do đó linh mục phải dành ưu tiên cho mối tương quan này, được bày tỏ qua đời sống thiêng liêng và cầu nguyện. Cầu nguyện không là gì khác hơn mối tương quan với Thiên Chúa. Cầu nguyện là liên hệ với Thiên Chúa, đối thoại với Thiên Chúa, thông hiệp với Thiên Chúa, ở với Thiên Chúa, ở trước nhan Thiên Chúa và luôn ý thức về sự hiện diện của Thiên Chúa.

Tương quan siêu ngôi vị này bao gồm ngôi vị thần linh và ngôi vị nhân loại. Ngôi vị Thần linh đến với con người và con người đi tới với Thiên Chúa, qua Chúa Giêsu Kitô “là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.” Thiên Chúa là Chúa của liên hệ và liên kết: Ta có thể nói “vâng” hoặc nói “không” với Thiên Chúa. Nói “vâng” là có liên hệ. Chính liên hệ siêu ngôi vị này giúp con người đạt tới sự thánh thiện, vốn thực là công trình của chính ơn thánh Chúa. Sự thánh thiện của linh mục nối kết chặt chẽ độc thân thánh hiến và đời sống cầu nguyện.

Độc thân linh mục là một hồng ân liên hệ đặc biệt với Thiên Chúa. Chính nhờ liên hệ này mà linh mục di chuyển đến tất cả những liên hệ khác một cách tốt đẹp thánh thiện. Việc kính mến Thiên Chúa nâng cao liên hệ tình yêu của linh mục với người khác. Nếu loại trừ Thiên Chúa ra khỏi liên hệ của mình thì linh mục có thể trở thành phá hoại, không những đối với liên hệ của linh mục với tha nhân, mà còn đối với chính bản thân nữa.

Thiết lập mối liên hệ cá nhân với Thiên Chúa qua đời sống cầu nguyện là chiều kích hàng dọc trong liên hệ (đối thần); còn thiết lập liên hệ cá nhân với anh chị em đồng loại là chiều kích hàng ngang (đối nhân). Chiều kích hàng dọc này là động cơ thúc đẩy và là ý nghĩa đích thực cho chiều kích hàng ngang trong đời sống linh mục. Tương quan của linh mục đối với Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse, thiên thần giữ mình, thánh quan thầy và các thánh càng giúp linh mục qui hướng về Chúa và củng cố tương quan của mình với Chúa.

A.I.2. Tương quan với tha nhân

Tương quan với các người khác là tương quan liên nhân vị. Có một thời người ta chỉ chú trọng liên hệ với Thiên Chúa, còn liên hệ với con người thì không mấy quan trọng. Kết quả là linh mục tránh liên hệ gần gũi với tha nhân, kể cả những người mình thi hành thừa tác vụ cho! Liên hệ với con người chỉ được coi là vấn đề riêng tư. Kết quả là một số linh mục có liên hệ trí thức và thiêng liêng với con người, chứ không có liên hệ tình cảm và nhân bản, luôn giữ thái độ xa cách và loại trừ, đưa tới những bất cập hay thái quá.

Nhưng tương quan liên nhân vị là một chiều kích quan trọng của tình yêu của linh mục giáo phận. Thánh Gioan chối bỏ khả năng kính mến Chúa ở đâu thiếu vắng tình yêu con người. Ngài mặc nhiên nối kết lòng kính mến Chúa với tình yêu con người. Ngài nhấn mạnh rằng không thể kính mến Chúa được, nếu không có tình yêu con người. Tình yêu Thiên Chúa là cốt lõi bên trong, còn tình yêu con người là diễn tả bộc lộ ra bên ngoài. Tình yêu Thiên Chúa là suối nguồn, là nền tảng và động lực của tình yêu con người. Tình yêu con người là sao chép, biểu lộ và diễn tả tình yêu Thiên Chúa. Người không yêu thương cận nhân của mình thì không thể biết Thiên Chúa và kính mến Ngài Chúa được: “Nếu một người nói rằng mình kính mến Thiên Chúa, nhưng lại ghét anh em mình thì người ấy là kẻ nói dối. Vì nếu người ấy không yêu thương anh em mà người ấy trông thấy, thì làm sao người ấy có thể kính mến Thiên Chúa, Đấng mà người ấy không thấy? Ai kính mến Thiên Chúa thì cũng phải yêu thương anh em.”[393]

Phải đi qua tình yêu và tình bạn nhân loại để đi tìm kiếm Thiên Chúa. Chính nhờ cảm nghiệm tình yêu nhân loại, ta mới cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa. Một số người chưa tiếp xúc được với tình yêu Thiên Chúa và chưa được tình yêu Thiên Chúa tác động, vì chưa thực sự tiếp xúc với con người và chưa để cho con người tiếp xúc với mình. Nếu không yêu thương một con người khác mà chỉ kính mến Thiên Chúa, thì ta chẳng yêu mến ai cả. Nếu chưa phải lòng con người, thì ta chưa thực sự phải lòng hữu thể thần linh: “Không thể có cảm nghiệm về Thiên Chúa, nếu không được một cảm nghiệm về thế giới làm trung gian. Cái làm trung gian cho cảm nghiệm về Thiên Chúa chủ yếu là liên hệ của con người với những con người khác.[394]

Tình Chúa và tình người luôn gắn kết với nhau. Những mối liên hệ liên nhân vị là thánh thiêng tự bản chất và mạc khải diện mạo của Thiên Chúa. Thái độ chỉ biết cá nhân mình với Thiên Chúa mà không có liên hệ với con người là xa lạ đối với ý thức Kitô giáo, và có nguy cơ phải đối diện với câu hỏi của Thiên Chúa: “Em ngươi đâu?” Linh mục không lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục một mình, mà còn phải kéo theo nhiều người khác. Linh mục được mời gọi từ giữa cộng đoàn Dân Chúa nên phải trở thành một phần của cộng đoàn Dân Chúa bao gồm những con người phục vụ lẫn nhau. Nhờ những việc phục vụ này, linh mục thiết lập được mối liên hệ tình yêu với Thiên Chúa và con người. Do đó, cùng đích và cốt yếu của đời sống và sứ vụ linh mục hệ tại việc cổ vũ những mối liên hệ quân bình, hài hòa và trưởng thành với mọi thành phần của Dân Chúa, để cùng nhau đi đến với Thiên Chúa.

Nhưng vì những việc phục vụ có đặc điểm là liên hệ tình yêu, một số trong các liên hệ với con người có thể dẫn đến chỗ vi phạm độc thân thánh hiến, nhất là trong bối cảnh tục hóa, buông thả và hưởng thụ ngày nay. Do đó, linh mục giáo phận phải rất thận trọng trong các liên hệ của mình, vì luôn luôn có nguy cơ liên quan đến liên hệ. Do có những nguy cơ liên quan đến liên hệ, nên một số linh mục tránh xa con người và những mối liên hệ, và để hết tâm trí vào công việc, thậm chí trở thành những người tham công tiếc việc, coi công việc hơn con người đang cần đến tấm lòng và sự chăm sóc mục tử của mình. Tâm lý tham công tiếc việc giữ linh mục xa khỏi thách đố của những liên hệ độc thân thánh hiến đích thực (không có cám dỗ không có công nghiệp; chưa có cám dỗ chưa chắc đã được bảo đảm), và cũng làm cho sứ vụ của linh mục trở nên xa lạ và mất hiệu quả. Khi tránh xa những liên hệ nhân bản thì linh mục sẽ xơ cứng và trở thành những người thực hiện, những công chức, những cỗ máy…

Một số người thậm chí tìm những bù trừ và thay thế dễ dãi để lấp vào chỗ những liên hệ đích thực, như thích ăn nhậu, âm nhạc, báo chí, chim cá kiểng, truyền hình v.v… Những thứ đó dễ hơn nhiều so với nỗ lực thiết lập những mối liên hệ tốt với con người. Một số linh mục tránh liên hệ và trở thành những nhà trí thức lạnh lùng, thay vì những con người có tình có nghĩa trong liên hệ; những công chức xơ cứng thay vì những người phục vụ thân tình, thấu cảm. Một số trú ẩn vào việc làm chuyện này chuyện nọ, vào xây cất, vào thành công, vào những lễ hội nọ cử hành kia, vào địa vị và quyền lực. Tại buổi triều yết chung ngày 03.02.2010, ĐTC Biển Đức XVI mời gọi tất cả những ai có vai trò linh hoạt và cai quản Giáo Hội đừng nhượng bộ cám dỗ sự nghiệp và quyền bính: “Chúng ta đừng tìm kiếm quyền lực, uy tín, sự kính trọng cho chính chúng ta. Trong cuộc đời các thánh nhân, tình yêu Chúa và đồng loại, việc kiếm tìm vinh danh Chúa và sự cứu rỗi các linh hồn luôn đi cùng với nhau.”[395]

Độc thân ‘vì Nước Thiên Chúa’ phải xây dựng những tương quan con người mạnh mẽ. Cha Connolly nhận xét: “Giáo huấn truyền thống của chúng ta về độc thân thánh hiến đã không xử lý vấn đề này một cách tích cực hay sáng tạo. Nó mạnh mẽ can ngăn việc phát triển bất cứ liên hệ con người nồng ấm nào, bên trong hay bên ngoài cộng đoàn, và nhất là với bất cứ phần tử khác phái nào. Nó dạy chúng ta yêu người, nhưng yêu trên tầm mức phục vụ chung chung, chứ không để hết tâm trí hay không có liên hệ cá nhân.[396]

Việc phát triển liên hệ con người là thiết yếu, vì nếu không có những liên hệ ấy thì linh mục sẽ không cảm nghiệm được hạnh phúc. Sự thiếu hạnh phúc này sẽ hạn chế chứng tá của linh mục cho niềm vui được tìm thấy trong sự thông hiệp với Thiên Chúa: Một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn! Dân ngoại đánh giá cộng đoàn kitô đầu tiên: “Xem kìa, họ thương yêu nhau dường nào!” và họ đã muốn sống như thế mà Đạo được phát triển lớn mạnh. Không có việc phát triển những liên hệ con người thì linh mục sẽ không là một thừa tác viên hữu hiệu của sứ điệp Thiên Chúa và tình yêu của Ngài được. Một người được kêu gọi đến đời sống linh mục phải tìm kiếm sự thân mật với Thiên Chúa, và đồng thời phải gầy dựng sự thân mật với những con người khác. Khi hai chiều kích của sự thánh thiện này vắng bóng trong cuộc đời và thừa tác vụ của linh mục thì khả năng nên thánh cũng vắng bóng trong cuộc đời linh mục. Chính trong và nhờ các mối liên hệ (với Chúa và với con người) mà linh mục lớn lên trong sự thánh thiện. Nhưng cũng chính trong và vì các mối liên hệ với con người này mà linh mục phải chiến đấu và có khi vấp ngã, hoặc làm cho anh chị em mình phải chiến đấu và vấp ngã. Trong chuyện này, linh mục sẽ noi gương ứng xử của thánh Phaolô là cất cớ để cho anh chị em khỏi phải sa ngã.[397] Dù sao, trong các mối liên hệ, nhất là liên hệ khác phái, linh mục cần lưu ý các yếu tố này: Nơi chốn, Thời gian và thời lượng, Khoảng cách thể lý và tâm lý, Sự hiện diện của người chung quanh, và nhất là sự có mặt kín ẩn của Chúa.

MƯỜI ĐIỀU RĂN CỦA LINH MỤC

  1. Những gì tôi sống với tư cách linh mục quan trọng hơn những gì tôi làm;
  2. Những gì Chúa Kitô làm qua tôi quan trọng hơn những gì do chính tôi làm;
  3. Những gì tôi với anh em Linh Mục quan trọng hơn những gì tôi làm một mình, dù hăng say tới mức suýt bị mất mạng;
  4. Những gì tôi sống cho Kinh nguyện và Lời Chúa quan trọng hơn những tổ chức sinh hoạt bên ngoài;
  5. Những gì tôi sống vì lợi ích thiêng liêng của người khác quan trọng hơn những công việc tôi làm cho lợi ích của mình;
  6. Hiện diện ít nơi nhưng cần thiết cho giáo dân quan trọng hơn có mặt khắp nơi nhưng vội vàng và nửa vời;
  7. Hợp tác quan trọng hơn hành động riêng rẽ, dù có làm tốt hơn người ta;
  8. Hy sinh âm thầm bên trong quan trọng hơn những thành quả bên ngoài;
  9. Mở rộng tâm hồn đến những thao thức của cộng đoàn quan trọng hơn chăm chú vào những bận tâm riêng, cho dù thiết yếu đến đâu đi nữa;
  10. Làm chứng về Đức Tin trước mặt mọi người quan trọng hơn tìm cách thoả mãn thị hiếu của họ.

A.I.3. Tương quan với chính mình

Ứng sinh linh mục giáo phận tương lai ngay từ những ngày bước vào Đại Chủng Viện đã phải luôn ý thức tìm hiểu và sống linh đạo linh mục giáo phận, để ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô mục tử nhân lành.

Linh mục giáo phận sống giữa dân chúng trong thế gian và phục vụ giáo dân trong các giáo xứ. Không khấn ba lời khuyên Phúc Âm như các linh mục Dòng hay tu sĩ, nhưng sống chúng một cách khác bằng việc hứa vâng lời Giám mục Bản quyền và hứa sống độc thân khiết tịnh; được làm chủ và sử dụng của cải theo ý mình, trong nếp sống giản dị để việc phục vụ mọi tầng lớp dân chúng được hiệu quả; phải luôn trung thành sống trọn vẹn thuộc về Chúa Kitô và trọn vẹn thuộc về Giáo Hội mà mình được kêu gọi hiến dâng phục vụ với một tình yêu không chia sẻ, như hôn phu trung thành với hôn thê của mình.

Nhập tịch vào một giáo phận, thuộc về giáo phận, trực tiếp ở dưới quyền và vâng lời Giám Mục giáo phận, hiệp nhất với linh mục đoàn, thi hành chức vụ linh mục và đảm nhận những công tác do Đức Giám Mục chỉ định, thường ở trong các giáo xứ thuộc giáo phận của mình. Vì phụ trách các giáo xứ biệt lập và độc lập nên không có đời sống cộng đoàn, chấp nhận cô đơn, lắm khi cũng đối đầu với nhiều mối nguy hiểm của thân phận con người yếu đuối. Do đó, linh mục gia1om phận đòi hỏi phải có mức độ trưởng thành, quân bình và hài hòa cao hơn, toàn diện hơn, cả về nhân bản lẫn thiêng liêng. Tuy không bó buộc do bản chất, nhưng do thực tiễn đời sống, ngày nay một nếp sống chung và hợp tác mục vụ giữa các linh mục cùng địa hạt rất được cổ võ và khích lệ.[398]

Về tình huynh đệ bí tích của linh mục, ta có thể lấy điển hình từ tình bạn của hai thánh Giám mục Basiliô và Grêgôriô Nadien, như chính ngài viết: “Một thời gian sau, chúng tôi tỏ cho nhau biết niềm say mê triết học chung của mình. Từ đó hai chúng tôi, người này sống cho người kia: cùng chung một mái nhà, một bàn ăn, một nếp sống, một cùng đích, và ngày càng nhiệt thành cương quyết cùng chia sẻ với nhau một khát vọng. Cả hai chúng tôi cùng hướng đến một điều đáng mong ước hơn hết mọi sự, đó là sự hiểu biết. Tuy vậy, không hề có ganh tỵ mà chỉ có ganh đua. Cả hai cùng tranh nhau, không phải để tìm phần thắng cho mình, nhưng là để nhường cho người kia. Mỗi người đều coi vinh dự của bạn là của chính mình. Có thể nói hai chúng tôi chỉ có một tâm hồn nâng đỡ hai thân xác… Cả hai chúng tôi chỉ có một mối bận tâm là đi đường nhân đức, và cuộc đời chúng tôi luôn hướng về những thực tại tương lai, nhằm chuẩn bị cho mình từ bỏ cõi đời trước khi từ biệt cõi đời. Chúng tôi định hướng cuộc đời và mọi hành động theo viễn tượng đó. Chúng tôi để cho luật Thiên Chúa hướng dẫn mình và khuyến khích nhau yêu chuộng đường nhân đức. Nếu như nói ra không phải là khoe khoang quá đáng thì tôi có thể nói rằng giữa hai chúng tôi, người này đối với người kia là mực thước và khuôn mẫu để phân biệt phải trái.[399]

Linh mục giáo phận sống và hoạt động theo đường hướng chung của Hội Thánh, nhằm tôn vinh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn, khác với các linh mục Dòng và tu sĩ sống cộng đoàn và làm việc theo đặc sủng và linh đạo riêng của từng vị sáng lập. Có thể nói linh đạo của linh mục triều là nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô mục tử nhân lành, sống cao độ cho Chúa Cha, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, để cứu rỗi các linh hồn. Chính cộng đồng linh mục giáo phận phục vụ làm cho đời sống thiêng liêng của ngài được lớn lên: khi linh mục giảng dạy, ngài được dạy dỗ; khi khuyên bảo, ngài được khuyên bảo; khi thăm viếng người bệnh, con bệnh là chính ngài được nâng dậy; khi an ủi người đau buồn, ngài tìm thấy sự an ủi; khi phục vụ người nghèo, sự nghèo nàn trong tâm hồn ngài tìm được nâng đỡ; khi hướng dẫn người khác, ngài tìm được sự hướng dẫn và chỉ đạo; khi chủ tọa thánh lễ, tinh thần ngài được biến đổi và canh tân; khi cầu nguyện, ngài tiếp xúc được với những hoạt động kín đáo của ân sủng Thánh Thần.[400]

A.I.4. Tương quan với môi trường thiên nhiên

Cuộc sống nhân bản, thiêng liêng, tri thức và tông đồ mục vụ của linh mục cũng cần đến mối tương quan với môi trường sống thiên nhiên chung quanh mình. Trong thời đạo đức sinh học và luân lý môi trường hôm nay, linh mục cần thiết lập một mối tương quan lành mạnh với toàn thể thế giới được tạo thành, nơi mà Chúa Thánh Thần hằng hoạt động. “Thiên Chúa ở trong tất cả” là lối hiểu nền tảng của mối tương quan giữa Thiên Chúa và thụ tạo: Thiên Chúa không ở cách biệt thụ tạo và Ngài tiếp tục sáng tạo, canh tân tạo vật của Ngài cho đến kiện toàn viên mãn theo kế hoạch yêu thương của Ngài và cứu chuộc nó.[401] Linh mục được kêu gọi tham dự vào công trình sáng tạo này của Thiên Chúa như một trách nhiệm tôn giáo.[402]

Thật vậy, đời sống thiêng liêng là toàn thể cuộc sống được sống trong Thần Khí, nên khi chăm sóc thụ tạo, linh mục cũng làm cho trách nhiệm này hoà nhập vào chính đời sống thiêng liêng của mình. Trong Sứ điệp Hòa Bình Thế Giới 2010 ban hành ngày 8/12/2009, ĐTC Biển Đức XVI ân cần nhắc nhở lưu ý đến tương quan giữa Tạo Hóa, con người và công trình tạo dựng và mạnh mẽ khẳng định rằng nếu muốn vun trồng Hòa Bình, hãy bảo tồn thiên nhiên: “Làm sao chúng ta có thể tỏ ra dửng dưng trước những vấn đề xuất phát từ các hiện tượng như sự thay đổi khí hậu, nạn sa mạc hóa, suy thoái và mất khả năng sản xuất của những vùng nông nghiệp rộng lớn, sự ô nhiễm sông ngòi và các mạch nước, sự mất tính chất khác biệt về môi trường sinh sống, sự gia tăng thiên tai, nạn mất rừng cây tại những vùng xích đới và nhiệt đới? “Làm sao bỏ qua một hiện tượng đang lan tràn, đó là ‘những người tị nạn về môi sinh’: tức là những người vì môi trường sinh sống của họ bị xuống cấp, nên họ buộc lòng rời bỏ, kể cả của cải, để ra đi, đương đầu với những nguy hiểm và bao nhiêu điều bất trắc? “Làm sao không phản ứng trước những cuộc xung đột hiện nay và những cuộc xung đột có thể bùng nổ vì sự tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên? Tất cả những vấn đề ấy có ảnh hưởng sâu đậm tới việc thực thi các quyền con người, tới lương thực, sức khỏe và sự phát triển.[403]

Để chu toàn đời sống và sứ vụ của mình, linh mục phải nhìn vào đời sống và giáo huấn của Chúa Giêsu liên quan tới tạo vật: hạt giống, hoa cỏ, chim trời, cá biển, cây nho, cây vả, vườn tược, cánh đồng, mùa gặt, sa mạc, núi non, nắm men, thúng bột, ngọn đèn, v.v.… Khi nhổ cỏ, linh mục liên tưởng đến việc nhổ tận gốc tật xấu; hoặc khi chăm cây cảnh, linh mục nghĩ đến việc kiên trì tập luyện nhân đức v.v… Thật thế, qua lời giảng dạy và các dụ ngôn, Chúa Giêsu tỏ ra đầy thiện cảm và quan tâm tới thọ tạo: Người để ý tới từng chi tiết nhỏ nhặt của cuộc sống, khi nói tới bông huệ ngoài đồng ăn mặc xinh đẹp, tới bầy chim lượm những hạt lúa rơi bên vệ đường, hoặc làm tổ trên cành, hoặc bị bắt xâu lại từng xâu đem bán mấy đồng xu, tới lũ trẻ con vui chơi, cãi cọ hoặc hờn dỗi nhau, tới bà mẹ sinh con, tới người nội trợ lấy men trộn vào bột, tới người đàn bà đánh mất đồng tiền, tới người chăn lạc mất chiên… Người kể chuyện đám cưới, cô dâu, chú rể và đám rước dâu, hoặc người bạn đêm khuya đến vay bánh vì có khách tới bất ngờ… Người quan sát kỹ cuộc sống chung quanh và nhận ra ý nghĩa sâu xa của từng sự việc. Đôi mắt và cõi lòng Người mở rộng ra thế giới với những nhận xét tinh tế và lời lẽ nồng nhiệt về cuộc sống và thiên nhiên thọ tạo.

Chúa Giêsu được Thần Khí hướng dẫn và Ngài thường ra đi từ sáng sớm tinh sương hay muộn màng khi trời đã tối, ngay cả giữa đêm khuya thanh vắng, một mình vào sa mạc hay lên núi, ở đó sứ mạng và sự hiệp thông thân mật của Ngài với Chúa Cha được thử thách, khẳng định và củng cố.[404]  Linh mục nên tìm thư giãn trong các môi trường thiên nhiên, để nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng và gia tăng hiệp thông thân mật với Thiên Chúa, bằng cách để cho trí óc và con tim ngưỡng mộ và thưởng thức vẻ đẹp của tạo vật. Linh mục có thể dành thời gian để suy ngắm và cầu nguyện ngay trên bờ biển lúc rạng đông lên hay khi hoàng hôn xuống, dưới ánh trăng sao dịu mát ban đêm giữa cánh đồng bao la bát ngát hay trong rừng sâu giữa mùa hè…. lắng nghe tiếng sóng vỗ của đại dương, tiếng reo của suối, tiếng thì thầm của cây cối, tiếng líu lo của chim chóc, tiếng xào xạc của hoa cỏ…. như là nghe thấy Chúa Thánh Thần nói trong trí khôn, trong con tim và trong linh hồn vậy.[405]

Linh mục sẽ cảm nhận rõ sự hiện diện thân tình của Thiên Chúa nơi thiên nhiên, đồng thời cảm nhận được sự cao cả của Chúa và sự thấp hèn của mình. Linh mục sẽ học thực hành sống khiêm nhường trong tương quan với Thiên Chúa, với tha nhân và với tạo thành.[406] Thánh Lêô Cả Giáo Hoàng viết: “Hãy hưởng dùng mọi thụ tạo hữu hình cho đúng, như bạn vẫn hưởng dùng đất trời, sông biển, không khí, suối nguồn; và hãy qui về Đáng Tạo Hóa tất cả những gì là xinh đẹp, kỳ diệu mà dâng lên Người lời ca tụng tôn vinh. Hãy lấy con mắt thể xác mà tiếp nhận ánh sáng thiên nhiên, rồi đem tất cả tình yêu và tâm hồn đón nhận ánh sáng thật chiếu soi mọi người đến trong thế gian… Hãy sử dụng cho hợp lý và tiết độ tất cả mọi loài thụ tạo và tất cả vẻ đẹp của thế giới này… Chúng ta được sinh ra để hưởng những gì thuộc thế giới hiện tại, và được tái sinh để hưởng những gì thuộc thế giới tương lai, nên luôn hướng về những phúc lộc vĩnh cửu.[407]

ĐTC Biển Đức XVI còn kêu mời: ““Hỡi các cha mẹ, hãy dạy cho con cái quan sát thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, như một món quà tuyệt vời, vốn làm cho chúng ta cảm nhận được sự vĩ đại của Đấng Tạo Hóa!.. “Khi nói bằng dụ ngôn, Chúa Giêsu đã dùng ngôn ngữ của thiên nhiên để giải thích cho các môn đệ các mầu nhiệm Nước Trời. Ước gì những hình ảnh Chúa dùng trở nên quen thuộc với chúng ta! Chúng ta hãy nhớ rằng thực tại thần linh ẩn dấu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, như hạt giống bị chôn vùi trong lòng đất. Phần chúng ta hãy làm cho nó sinh hoa trái!.. vì “muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người” (Rm 8,19).[408]

Để bồi bổ cho thể lực và tâm lực cần thiết cho sứ vụ của mình, linh mục cũng hãy thực hành thư giãn thân thể nhờ nhịp độ của hơi thở: Khi hít vào, linh mục tưởng tượng rằng năng lực của Chúa Thánh Thần đang chuyển vào trong mình để chữa lành, thánh hoá và tăng thêm sức mạnh, và trong khi thở ra lại nghĩ rằng Chúa Thánh Thần đang đẩy bệnh hoạn và những điều xấu ra khỏi cuộc sống mình. Tập thư giản bằng cách: Hít dưỡng khí vào thật sâu qua mũi cho căng đầy bụng, rồi chuyển qua huyệt đan điền, đẩy ra toàn thân tới tận chân tơ kẻ tóc, đường gân thớ thịt. Xong lại rút thán khí về qua huyệt đan điền để đẩy ra ngoài qua miệng. Trong khi đó để tâm trí kiểm soát đường đi của hơi thở, còn ý nghĩ thì nghĩ rằng Chúa Thánh Thần đi vào để thánh hóa và rút bỏ những xấu xa quỉ quái khỏi lòng trí và thân xác mình.

Nhưng cuộc đời không luôn luôn xảy ra như lòng ta mong ước: Có những điều tích cực mong mãi không được, lại có những điều tiêu cực không chờ đợi vẫn đến, cố tránh mà vẫn phải gặp. Vận dụng hơi thở để giải trừ: Khi hít vào, cũng có thể nghĩ là mình đón nhận tất cả những gì là tích cực; còn thở ra là loại bỏ tất cả những gì là tiêu cực từ bất cứ đâu mà đến. Với cách này, linh mục tập giữ tâm hồn ở trạng thái thanh thản, như kinh Yataka dạy “Con hãy giữ tâm như đất: trên đất, người ta đổ ra dầu ngọt dầu chua, dầu cay dầu đắng, dầu sạch dầu dơ, đất vẫn một mực thản nhiên, đất không giận, đất không thương.” Tư tưởng này cũng áp dụng cho nước rửa sạch, lửa tẩy luyện và gió thổi đi.

Một tinh thần lành mạnh trong một thân thể tráng kiện. Nếu chúng ta biết vun trồng và bảo vệ thiên nhiên, thì thiên nhiên sẽ bảo vệ và tăng sức lực cho chúng ta,[409] chẳng hạn câu chuyện “cây thầu dầu với tiên tri Giôna”: “Chúa khiến một cây thầu dầu mọc lên ở phía trên ông Giôna để có bóng mát che đầu ông, hầu làm ông hết buồn bực. Ông Giôna vui, vui lắm vì cây thầu dầu. Nhưng hôm sau, khi hừng đông ló rạng, Chúa khiến một con sâu cắn cây thầu dầu và cây bị héo. Khi mặt trời mọc, Chúa cho có một cơn gió đông nóng bỏng, và mặt trời giội nắng xuống đầu ông Giôna; ông ngất xỉu và xin cho mình được chết, ông nói:‘Thà tôi chết còn hơn là sống.’Chúa hỏi ông Giôna:‘Ngươi nổi giận vì cây thầu dầu, như thế có lý không?’ Ông trả lời:‘Con có lý để nổi giận đến chết được!’Chúa phán:‘Ngươi, ngươi thương hại cây thầu dầu mà ngươi đã không vất vả vì nó, và không làm cho nó lớn lên; trong một đêm nó đã sinh ra, rồi trong một đêm lại chết đi. Còn Ta, chẳng lẽ Ta lại không thương hại Ninivê, thành phố lớn, trong đó có hơn một trăm hai mươi ngàn người không phân biệt được bên phải với bên trái, và lại có rất nhiều thú vật hay sao?[410]

A.I.5. Tương quan với “tứ chung”

Không có cái gì chắc chắn sẽ đến như cái chết; không có gì công bằng và nghiêm ngặt cho bằng cuộc phán xét chung thẩm; không có gì cay đắng và khủng khiếp cho bằng hỏa ngục; và không có gì dịu ngọt hạnh phúc cho bằng thiên đàng.

Cái chết: con đường sống thánh

Thánh Augustinô nói: “Hãy để cái chết làm thầy dạy cho chúng ta.” Và thánh Phaolô xác tín: Đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính. Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện.[411]

Mỗi ngày nên nhìn vào gương để tự hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của đời mình, liệu tôi có muốn làm những việc hôm nay tôi sắp làm mà lương tâm tôi sẽ ân hận không?” Và khi nhận ra câu trả lời là “không” thì ngày này qua ngày khác, tôi biết mình cần thay đổi điều gì đó. Ghi nhớ rằng “một ngày nào đó gần thôi mình sẽ chết đi” là một bí quyết vô cùng quan trọng giúp ta quyết định những lựa chọn lớn trong đời, bởi vì hầu hết mọi thứ đều phù phiếm trước cái chết, chẳng có gì quan trọng cả. Luôn nhớ rằng mình sẽ chết là cách tốt nhất để cho lòng được thanh thoát đi theo tiếng gọi của Chúa: Không ai biết được lúc nào Chúa vạch đường ranh giới chấm dứt cuộc đời mình.

Không ai muốn chết cả, thế mà cái chết lại là điểm đến, không thể trốn khỏi. Nhưng nó là sản phẩm tuyệt vời nhất của Cuộc Sống và làm thay đổi cuộc sống: gạt bỏ cái cũ và mở đường cho cái mới. Thời gian của chúng ta có hạn, nên đừng phí phạm bằng cách sống cuộc đời của người khác, và để mình rơi vào bẫy độc đoán giáo điều của người khác. Đừng để những ý kiến ồn ào xung quanh đánh chìm tiếng nói của Chúa ở bên trong. Hãy có dũng khí để đi theo tiếng gọi của lương tâm và lời thúc giục của Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, chúng ta sẽ biết được cái thực sự quan trọng, còn mọi thứ khác chỉ là thứ yếu thôi.

Con người là con vật duy nhất biết mình sẽ chết. Nhưng cái biết này vẫn còn là lý thuyết xa lạ, nhất là đối với người trẻ, đang khoẻ mạnh, đang yêu, đang thành công, tương lai đang hứa hẹn và cuộc đời đang mĩm cười với. Chỉ khi nào vấp phải một chứng bệnh nan trị, khi y học khiêm tốn nhìn nhận giới hạn của mình và buộc lòng phải tàn nhẫn tuyên bố bản án tử, thì khi đó sự biết mình sắp chết mới trở nên gần gũi thiết thân, hay nhức nhối đến từng làn da thớ thịt. Trước cái biết sắp chết này, có người tuyệt vọng, buông xuôi hoặc bất mãn, căm hận, nổi loạn “trả thù đời”, để rồi chết đi khổ sở không bình an. Nhưng có người lại coi đó là một may mắn: có thời gian chuẩn bị hành trình tốt đẹp đi về vĩnh cửu. Vì thế, các bậc thánh hiền dạy hãy năng nghĩ đến cái chết, vì nó giúp mình sống một cuộc đời tốt lành thánh thiện hơn. Thật vậy, có ai biết chốc lát nữa mình sẽ chết mà còn ham hố những sự đời này, còn gieo rắc bất công, hận thù, còn ghen ghét tranh chấp hơn thua nữa, mà không trái lại, an hòa với mọi người, tôn trọng lương tâm của kẻ khác, giao phó cho lòng nhân từ của Chúa lời phẩm bình cuối cùng và sự xét đoán chung thẩm, nỗ lực chuẩn bị tâm hồn để ra đi trong bình an về với Chúa?

Cái may mắn cho mình, cho người và cho đời là ở chỗ đó: có gì nữa để mất đâu mà sợ mất, có gì cần được nữa ở đời này đâu mà lo cho được?! Cảm nhận được điều đó đem lại sự thanh thản và sức mạnh tâm hồn; đồng thời nỗ lực sống một cuộc sống đẹp như lời khuyên: “Ngày con sinh ra, mọi người cười vui mừng vì con ra đời mà con lại khóc. Con hãy sống thế nào để ngày con chết đi, con cười mãn nguyện mà mọi người khóc vì thương tiếc con.”

Cái chết: hạnh phúc trở về

Hãy nhìn cái chết với lòng trông cậy: Những kẻ khác nói về sự khủng khiếp của cái chết, còn linh mục hãy giảng về niềm vui của cái chết. “Ta sẽ đến như kẻ trộm,” Chúa đã nói như vậy không phải để làm cho ta sợ, nhưng vì thương ta, muốn ta luôn luôn sẵn sàng và sống từng phút giây dường như lúc ta phải vĩnh viễn ra đi: “Con ơi, hôm nay có thể là ngày cuối cùng rồi đó!” Hãy sống trên trần gian như người đang chờ chết. Chúa luôn có mặt bên ta, ngay cả lúc mọi sự dường như đổ vỡ. Trong giờ chết, ta sẽ thấy đôi bàn tay Chúa choàng xuống trên ta và ôm chặt vào lòng. Hãy cám ơn Chúa đã đối xử với ta như thế, đã dẫn dắt ta trên những con đường hết sức bất ngờ, đôi khi như lạc lối nữa. Lời tạ ơn của ta sẽ không ngừng vang lên khi ta khám phá thấy lòng thương xót của Chúa trên ta cũng như trên thế giới. Hãy năng dâng cho Chúa cái chết của con người để họ được sống bằng sự sống của Chúa. Hãy nghĩ đến cuộc gặp gỡ Ngài trong ánh sáng. Chính vì vậy mà ta đã được tạo dựng, đã làm việc, đã đau khổ. Khi đến phiên ta, Chúa sẽ hái lấy ta. Ta hãy năng nghĩ đến đó và dâng trước cho Chúa giờ chết của ta hiệp nhất với cái chết của Chúa Giêsu. Hãy năng nghĩ đến cái gì sẽ đến sau cái chết. Hãy nhìn cái chết với lòng trông cậy và hãy tận dụng chuỗi ngày còn lại mà chuẩn bị chết với tình yêu. Hãy nghĩ đến cái chết của anh chị em đồng loại: ba bốn trăm ngàn người mỗi ngày vĩnh viễn ra đi. Hãy cầu nguyện cho những người không hề nghĩ tới lúc phải ra đi. Đó là cách hữu hiệu nhất làm cho Hy Tế Canvê của Chúa Giêsu thêm giá trị và thánh lễ ta dâng mỗi ngày thêm phong phú.

Nhiều người chẳng hề nghĩ Chúa sẽ đến gọi họ chiều nay! Bao nhiêu tai nạn, bao nhiêu thiên tai bất ngờ đổ xuống kéo đi. Ta hãy ngủ yên trong vòng tay Chúa chiều nay. Hãy làm mọi việc trong khi nghĩ đến lúc đó, nó sẽ giúp ta. Chính vì yêu ta mà Chúa Giêsu đã chấp nhận cái chết. Ta sẽ cho Chúa bằng chứng lớn lao khi chấp nhận cái chết kết hiệp với Chúa Giêsu. Hãy tiếp tục năng liên kết cái chết của ta với cái chết của Chúa Giêsu và dâng lên Chúa Cha qua tay Mẹ Maria, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, để cầu xin những ơn trợ giúp cấp thời hầu sống tốt hơn trong hiện tại. Chính bằng cái chết của Chúa Giêsu mà Thiên Chúa đã làm cho thế gian được sống. Hãy tín nhiệm vào Chúa, Ngài luôn có mặt mọi lúc trong cuộc sống trần gian của ta, và Ngài sẽ có mặt lúc ta đi vào đời sống vĩnh cửu. Mẹ Maria cũng sẽ có mặt với ta, với tất cả sự dịu dàng từ mẫu của Mẹ.

Hãy năng nghĩ đến các linh hồn trong luyện ngục, họ không thể tự mình làm chi cho mình thêm công nghiệp và họ cần đến sự giúp đỡ của ta. Chớ gì mọi người, những ngươi già cả, ốm đau, bệnh tật biết dùng những năm tháng cuối đời để thêm ơn và công nghiệp cho các linh hồn và cho chính mình. Cái chết của họ sẽ dịu dàng hơn, vì Chúa đã hứa ban một ơn trợ giúp đặc biệt vào lúc trọng đại đó cho những ai sống cho kẻ khác trước mình. Chính đó là tình yêu: hãy dọn mình chết bằng cách yêu mến, bằng những hy sinh nhỏ bé hằng ngày.

Chúa biết giờ chết của ta và cách nó sẽ xảy ra, mà Ngài đã chọn cho ta với tất cả tình yêu. Chúa sẽ có mặt vào giờ ra đi trọng đại cuối cùng của ta, với mọi ơn cần thiết. Chính mức độ tình yêu của ta sẽ cho ta dự phần cách sung mãn. Người ta chết như người ta đã sống: Nếu ta sống trong yêu thương, cái chết sẽ đến với ta trong thương yêu. Chính Chúa sẽ đợi ta ở cuối đường đời, sau khi đã là bạn đồng hành của ta suốt cả cuộc sống. Hãy sống cho tốt quãng thời gian còn lại.

Hãy rao giảng tinh thần lạc quan cho những người ngã lòng kêu đến Chúa: Lạy Chúa, xin cứu chúng con kẻo chúng con chết mất. Hãy gia tăng Đức Tin vào sự hiện diện và quyền năng của Chúa. Ngài ở với Giáo Hội mọi ngày cho đến tận thế. Cách trực diện với sự chết là vấn đề Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến. Cái chết là một cuộc khởi hành về nhà Cha, nơi đó ta sẽ gặp lại tất cả mọi người thân yêu. Hôm nay, hãy ngủ yên trong vòng tay Chúa, và chớ gì ta sẽ ra đi như thế!

Hơn bất cứ ai khác, linh mục giáo phận phải triệt để sống tốt các mối tương quan này trong chuẩn mực giới răn trọng nhất “mến Chúa trên hết và yêu tha nhân như chính mình[412] mà về sau Chúa Giêsu còn kiện toàn tuyệt mức là “yêu người như Chúa yêu ta.” Tình yêu Chúa không loại trừ, mà bao hàm các tình yêu khác, nhưng được đặt trong một bậc thang giá trị với ba đặc tính: chân thật (đáp trả tình yêu Chúa, không vì, không nếu); trọn vẹn (Chúa là ưu tiên, không để gì lấn át, không để gì cản trở ta yêu Chúa) và chung thủy (không thay đổi, trung thành cho đến cùng).

A.II. CÁC MỐI TƯƠNG QUAN MỤC VỤ

A.II.1. Tương quan với Giám Mục Bản Quyền

A.II.1a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Thái độ của linh mục đối với Giám mục Bản quyền là hợp tác, vâng lời, tình bạn; nhìn thấy nơi Ngài một người cha thực sự và vâng phục Ngài với tất cả lòng kính trọng, thương yêu, thảo hiếu. Sự vâng lời càng đến từ con tim thì mối tương quan giữa Giám Mục và linh mục càng trở nên gần gũi và tốt đẹp.
  • Thánh Giêrônimô dạy “hãy vâng phục và đón nhận Giám mục như đấng sinh thành linh hồn ta”. Thánh Ignaxiô thì nói “hãy theo Giám Mục như Chúa Giêsu theo Chúa Cha.” Còn thánh Augustinô căn dặn “Người dưới cần vâng phục người trên như chính mình muốn những người dưới mình vâng phục mình. Hãy giữ tôn ti trật tự, hãy tìm sự an bình.”
  • Quảng đại cam kết trung thành tuân giữ tất cả và từng quy luật, tránh mọi hình thức tuân giữ từng phần theo tiêu chuẩn chủ quan, gây chia rẽ ảnh hưởng đến giáo dân và dư luận công cộng, thiệt hại nặng nề về mục vụ.
  • Cởi mở trong đối thoại và hiệp thông trong tình yêu thương chân thành, cùng linh mục đoàn hiệp nhất chung quanh ngài.
  • Báo cáo hiện tình giáo xứ. Trình bày những khó khăn của mình (những vấn đề cá nhân cũng như khi thi hành sứ vụ); trình bày chương trình, kế hoạch của giáo xứ.
  • Sẵn sàng hợp tác và thi hành nhiệm vụ được Đấng Bản Quyền trao; sẵn sàng rời bỏ nhiệm vụ và nhiệm sở khi ngài cần. Vâng lời trong trạng thái nội tâm và sẵn sàng làm theo ý ngài.
  • Thánh Phaolô đã nói về Chúa Giêsu “đã vâng lời đến chết và chết trên thập giá”, vì thế cần vâng lời triệt để. Thánh nhân còn dạy: “Chúa Giêsu đã học biết thế nào là vâng lời nhờ các đau khổ của Người.[413]
  • Vâng lời, kính trọng, hợp tác với Giám mục trong tất cả công việc của giáo phận. Sống tình bạn, gần gũi, yêu mến, nâng đỡ Ngài bằng lời cầu nguyện hằng ngày để giúp ngài chu toàn trách nhiệm nặng nề mà ngài phải gánh vác. Thông cảm với Giám mục, vì ngài cũng có thể có yếu đuối, thiếu sót và bất toàn của con người như chúng ta.
  • Tóm lại, sự vâng phục chẳng làm mất giá trị của linh mục, nhưng đề cao giá trị trách nhiệm Chúa trao cho; vâng lời với tất cả lòng kính trọng và vâng phục đến từ con tim chứ không phải bởi quyền lực và lý lẽ.

A.II.1b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

  • Không vận động xin được bổ nhiệm chức vụ; không tự ý xin nhiệm sở, hay đến một nơi nào; không từ chối đến nơi nào khi được Bản quyền yêu cầu.
  • Không lạm dụng lòng khoan dung, nhân từ, rộng lượng, cởi mở của ngài mà cầu vinh, “a dua, xu nịnh” kiểu “lừa thầy phản bạn” và “đội trên đạp dưới.”
  • Làm mọi việc theo ý Đấng đã sai mình, chứ không phải là làm theo ý kiến cá nhân của mình. Không bao giờ làm gì ngoại lệ tại giáo xứ mình được trao phó mà không được phép của Đấng Bản Quyền.
  • Để giữ sự hòa hợp trong giáo xứ, không tùy tiện làm theo ý riêng hay ý của một người hay nhóm nào đó trong giáo xứ, mà phải làm theo qui định chung của Giáo Phận.
  • Không vào bè phái, phe nhóm, gây áp lực, khó dễ, hay nói với giáo dân và những người khác những điều không cần thiết về Giám mục của mình.
  • Tránh lối tùng phục “bằng mặt mà không bằng lòng” hay “quyền phục, lý phục mà tâm không phục.
  • Không nên vội vàng và nông nổi phê bình, chỉ trích, chống đối, xa lánh Giám mục khi ngài có những quan điểm và cách làm không giống ta; không nói hành, nói xấu, than phiền về ngài với anh em như “đổ dầu vào lửa” dẫn đến tình trạng bất hợp tác, kính nhi viễn chi.
  • Trong những chuyện gay cấn và xung đột, không được giấu diếm hay dối trá với Giám Mục. Phải thành thực trình bày rõ ràng đúng thực tế, không che đậy hay phóng đại. Nêu rõ các phải trái, lỗi lầm của mình và của đối phương, để giúp Giám mục sáng suốt phân định cách xử trí đúng đắn. Không tìm gây ảnh hưởng trên Giám mục và lừa dối Ngài để kéo Ngài về phe mình và công nhận việc mình làm, trái với sự thật và công bằng.

A.II.2. Tương quan với các linh mục đàn anh, nhất là cha sở

A.II.2a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Kính trọng các linh mục đàn anh vì họ là người đi trước, nhiều kinh nghiệm, nhiều hy sinh và nhiều cống hiến cho Giáo Hội. Yêu mến trong tình huynh đệ bí tích; hợp tác trong công việc; hiệp nhất trong linh mục đoàn.
  • Tỏ lòng biết ơn và luôn giữ mối tương quan trong tình tương thân tương ái, hiểu hoàn cảnh cụ thể của các ngài.
  • Cầu nguyện cho các ngài để các ngài bền vững trong ơn gọi linh mục của mình, vì dẫu là linh mục của Chúa đã nhiều năm nhưng vẫn còn đó sự yếu đuối của con người, lại thêm sự mỏi mệt của trách nhiệm, tuổi tác và bệnh tật.
  • Cảm thông với người lầm lỗi; trung dung trong các tranh cãi; khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm. Tìm dịp thuận tiện để thăm viếng, an ủi các đấng ốm đau, bệnh tật.
  • Cần học hỏi kinh nghiệm, đời sống thiêng liêng, và đời sống tông đồ của các ngài. Nhiệt thành làm những gì cha xứ phân chia, vì vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn, theo đúng lý tưởng, ơn gọi và thiên chức linh mục.
  • Luôn đặt cha xứ ở vị trí ưu tiên, nhìn nhận ngài là người có trách nhiệm trong mọi hoạt động và đời sống của giáo xứ. Bàn hỏi, xin ý kiến và sự hướng dẫn của ngài, cũng như chia sẻ kinh nghiệm mục vụ và thiêng liêng để đời sống và công việc đạt được kết quả tốt.
  • Luôn giữ mối liên lạc với các linh mục trong cùng một địa bàn hay cùng hạt mà mình phục vụ. Năng lui tới và sống hiệp thông với các ngài.
  • Đích thân và cổ vũ anh em năng đến thăm các vị đã nghỉ hưu. Có thể nhờ các ngài giải tội và linh hướng.
  • Kính trọng tuổi tác và kinh nghiệm của các linh mục đàn anh, kể cả các linh mục “đàn anh ít tuổi hơn” vì chịu chức trước. Bàn hỏi, học tập kinh nghiệm mục vụ, cộng tác với các ngài trong việc chăm sóc các linh hồn. Giúp đỡ và cảm thông khi các ngài gặp khó khăn, chia sẻ của cải, nhất là đối với các vị đau yếu, phiền muộn, cô đơn, bị hiểu lầm, bị bách hại.
  • Không xem thường những vị già nua, tuổi tác; không tự cao, tự đại vì kiến thức mới mẻ, vì sức khoẻ hơn người.
  • Không tách mình ra xa, cục bộ; không bè phái, chia rẽ. Không chê trách, chỉ trích, nói xấu, công kích khi có bất đồng hoặc a dua cùng những người chống đối để hạ giá uy tín của các ngài, ham dành phần thắng và so đo tính toán thiệt hơn.
  • Không làm việc vượt quá giới hạn của mình, qua mặt và phớt lờ cha xứ, khi liên quan đến việc chung của giáo xứ. Không làm việc gì liên quan đến giáo xứ mà không bàn hỏi, xin ý kiến, và sự giúp đỡ của ngài.
  • Không nên tỏ thái độ bất hợp tác với cha xứ trong một số công việc mà mình cảm thấy không hợp lý hay không vừa ý.
  • Không chê bỏ vị tiền nhiệm đã làm việc nơi giáo xứ mà nay mình đang phục vụ. Không bài xích vị tiền nhiệm dựa vào câu nói “tân quan tân chế”, không phá đổ hay vội chỉnh sửa những công trình, vật chất cũng như tinh thần, của vị tiền nhiệm, kẻo chuốc lấy sự chống đối của những người ủng hộ ngài.
  • Không phê bình hay đòi họ phải làm giống như thế hệ của mình. Không tìm “khẳng định mình” mà vùi người lầm lỗi xuống hố.
  • Không bỏ rơi các linh mục đàn anh, khi các ngài gặp khó khăn thử thách về tuổi cao sức yếu, tình cảm, tính nết, nỗi cô đơn, hay sự chê trách chống đối của giáo dân.
  • Không phê bình, chỉ trích những thiếu sót, những lỗi lầm của các linh mục đàn anh, đặc biệt đối với cha xứ, vì đó có thể là những lỗi lầm của mình trong tương lai, nếu Chúa không giữ gìn.
  • Không coi thường hay thiếu kính trọng, chê bai các ngài lạc hậu không cập nhật với thời đại, khó tính, không hiểu và thông cảm với linh mục trẻ. Hãy tự hỏi mình đã làm được gì cho các ngài?

A.II.2b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

A.II.3. Tương quan với các linh mục đàn em, nhất là cha phó

A.II.3a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Yêu thương huynh đệ, gần gũi, cởi mở chia sẻ; sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm và kiến thức. Ân cần, khiêm tốn, tận tình khi được yêu cầu góp ý, xây dựng.
  • Hợp tác trong công việc; hợp nhất, nâng đỡ, động viên người gặp khó khăn, cảm thông với người lầm lỗi. Trung dung trong các tranh cãi; mau giải hoà những bất đồng.
  • Cần lo liệu cho các linh mục trẻ, nhất là cha phó của mình, trong những năm đầu đời linh mục có những điều kiện dễ dàng về đời sống và công việc mục vụ.
  • Cầu nguyện cho các linh mục đàn em còn trẻ trong sứ mạng mới, đón nhận họ như những người em thực sự và giúp đỡ họ trong những công tác và gánh nặng đầu tiên của sứ vụ linh mục.
  • Luôn tìm cách giúp đỡ, đề bạt và cộng tác làm việc với các linh mục trẻ trong địa hạt của mình. Thông cảm và tạo điều kiện cho linh mục đàn em làm việc mục vụ tốt hơn mình càng tốt.
  • Tôn trọng những ý kiến và sáng kiến của các ngài trong đời sống thiêng liêng và mục vụ. Đồng thời phải biết lắng nghe các ngài sửa lỗi, góp ý và xây dựng cho đời sống linh mục của mình.
  • Cố gắng hiểu tâm trạng của họ, dù khác với tâm trạng mình, và quan tâm đến các dự tính của họ với lòng nhân hậu. Chia sẻ những kinh nghiệm mục vụ cho họ, vì chắc chắn họ còn rất bỡ ngỡ, nhất là những kinh nghiệm mình đã trải qua, những bài học mình đã học được. Nêu gương sáng về đời sống thiêng liêng và nhân bản, và sống xứng đáng như những người anh thực sự.
  • Đón nhận họ như những người em, giúp đỡ họ trong những công tác đầu tiên của sứ vụ linh mục, hiểu tâm trạng, các dự tính của họ cách thiện chí. Tạo điều kiện để họ làm việc mục vụ cũng như phát triển nhân cách và nhân đức.
  • Quan tâm đời sống tinh thần, vật chất, chia sẻ kinh nghiệm mục vụ, cách ứng xử trong giao tiếp với các hội đoàn cũng như mọi thành phần trong xã hội.
  • Chia sẻ công việc và quyền điều hành, tiền bạc rõ ràng, công bằng, đối thoại cởi mở, sống vui tươi hiệp nhất, sửa lỗi cho nhau trong tình huynh đệ. Giúp nhau trong đời sống thiêng liêng, tri thức, vật chất.
  • Không nói hành, nói xấu. Không hống hách, trưởng giả, tự cao, tự đại. Không cục bộ; chỉ trích, công kích khi có bất đồng. Không bè phái, chia rẽ, đố kỵ. Không sống bất hoà cho dù có những bất đồng.
  • Không ham dành phần thắng, so đo tính toán thiệt hơn. Không tìm “khẳng định mình” bằng cách vùi đàn em lầm lỗi xuống hố.
  • Không phê bình, nhưng tìm mọi cách nâng đỡ đàn em, vì những khó khăn và thử thách ban đầu của đời sống thực tế rất khác với những gì đã học trong Chủng Viện.
  • Không để linh mục trẻ nghĩ mình đã học đầy đủ hết mà không tự đào tạo bản thân để trưởng thành hơn và thích nghi với môi trường phục vụ.
  • Không nên thử sức nhau về kiến thức, trắc nghiệm nhau về những vấn đề ngoài phạm vi sứ vụ để đánh giá nhau. Không phân ranh giới và để mặc đàn em phải tự xoay sở một mình hoặc “khoán trắng” và nhắm mắt làm ngơ trước những công việc họ được giao phó.
  • Không bảo thủ, độc đoán, thành kiến, coi thường những sáng kiến mới và cách làm việc mới cũng như suy nghĩ mới của họ. Không chê bai những bỡ ngỡ, thiếu sót của họ mà cố gắng động viên để họ làm tốt hơn.
  • Không sợ linh mục trẻ giỏi hơn mình rồi tìm cách chê bai trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm, đối xử như người giúp việc, có khi còn nói tiếng nặng, tiếng nhẹ… cậy mình là đàn anh để coi thường và dùng quyền lấn át.
  • Không tranh chấp, dành giật với các linh mục đàn em, nói xấu, kể chuyện của họ với giáo dân và người khác, nhưng phải có sự quan tâm nâng đỡ, góp ý chân thành trong tinh thần tương trợ lẫn nhau. Anh em linh mục nâng đỡ nhau là một thành trì vững chắc cho cả hai.

A.II.3b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

A.II.4. Tương quan với các chủng sinh, dự tu, lễ sinh

A.II.4a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Yêu thương, khích lệ, nâng đỡ tinh thần và vật chất cho các chủng sinh, dự tu và lễ sinh/
  • mầm non ơn gọi giáo sĩ, nhất là các em trong giáo xứ của mình, vì Giáo hội không thể tồn tại nếu không có các thừa tác viên nối tiếp sứ vụ Chúa Giêsu.
  • Các chủng sinh và mầm non ơn gọi giáo sĩ là những người tiếp nối ta trong việc loan báo Tin Mừng. Luôn mang trong mình thao thức tìm những ơn gọi cho Chúa và Giáo Hội, vì tìm ơn gọi và nuôi dưỡng ơn gọi linh mục tương lai là bổn phận và trách nhiệm đặc biệt của các cha xứ.
  • Hãy nuôi dưỡng, động viên, khích lệ, giúp đỡ vật lực cho các mầm non ơn gọi đó, nhất là những gia đình nghèo. Tạo sự gần gũi và môi trường thuận lợi cho các em sinh hoạt định kỳ. Hướng dẫn việc học tập, giáo huấn, rèn luyện các em về những kiến thức nhân bản và tu đức.
  • Kêu gọi các em tham gia các hoạt động trong các hội đoàn của giáo xứ như: giúp lễ, giáo lý viên, giới trẻ, ca đoàn… Nhờ việc tham gia vào các hội đoàn này, các em gần gũi với Chúa, hăng say việc tông đồ, hun đúc tinh thần tu trì và tinh thần sống cộng đoàn, gần gũi với nhiều người, dễ cảm thông với con người, chia sẻ những khó khăn mà họ gặp.
  • Giúp cho các em yêu mến Chúa, yêu mến đời sống cầu nguyện, giúp các em năng lãnh nhận bí tích Hoà Giải và Thánh Thể, viếng Mình Thánh Chúa, lần chuỗi Mân côi…
  • Cung cấp sách thiêng liêng, hạnh các thánh, sách đào tạo linh mục và những sách liên quan đến ơn gọi tu trì hầu giúp các em có được ý thức tích cực về đời sống thánh hiến.
  • Giúp các em hiểu biết dần về ơn gọi linh mục-tu sĩ, mở ra cho các em cái nhìn tích cực về ơn gọi linh mục và tu trì, giúp các em tập sống đời tu ngay trong môi trường các em sinh sống như gia đình, trường học cũng như các nơi sinh hoạt khác.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các em gặp gỡ và sinh hoạt định kỳ với nhau, để giúp các em yêu thương nhau, giúp đỡ lẫn nhau, hy sinh cho nhau, chia sẻ đời sống cho nhau.
  • Giúp cho các em thêm nhiệt tâm, có trách nhiệm về ơn gọi của mình và của người khác. Giúp các em có đời sống vui tươi, cởi mở, sẵng sàng tiếp đón và nâng đỡ những người cần đến các em.
  • Nhất là giúp các em tiếp xúc và làm quen với Lời Chúa qua việc đọc, suy ngẫm, tâm niệm Lời Chúa hằng ngày và lấy Lời Chúa làm châm ngôn để sống trong ngày. Tập các em yêu mến Mẹ Maria và các thánh, đọc sách hạnh các thánh, noi gương các thánh, tập sống các nhân đức của các ngài, đặc biệt gương Mẹ Maria.
  • Để tâm giải thích cho các em về sự cao quý và cần thiết của chức linh mục. Cổ vũ ơn kêu gọi trong các giáo xứ mà mình có trách nhiệm, qua các bài giảng, các giờ giáo lý và nhu cầu của Giáo Hội địa phương, nhất là bằng chính đời sống phục vụ vô vị lợi của mình.
  • Khuyến khích lập Hội Cổ Võ và Bảo Trợ Ơn Gọi. Lập Gia Đình Ơn Gọi trong giáo xứ (gồm tất cả những người đang tu, đang tìm hiểu ơn gọi, và có ý hướng đi tu), sinh hoạt mỗi năm một lần vào dịp Tết (liên hoan, tặng quà).
  • Giúp các Ơn Gọi trong giáo xứ sinh hoạt học hỏi hàng tuần. Quan tâm tìm biết hoàn cảnh của từng em để có thể giúp đỡ cách thích hợp và hiệu quả về tinh thần lẫn vật chất.
  • Đón nhận tất cả các em muốn đi tu. Tạo điều kiện để các em có thể phục vụ Phụng vụ cộng đoàn (giúp lễ, ca đoàn). Lấy tình cha con chăm sóc, hướng dẫn các em sống ơn gọi để nối tiếp mình sau này. Trao cho họ vài công việc vừa sức họ, để huấn luyện họ.
  • Kêu gọi, cầu nguyện, khích lệ, động viên, nâng đỡ các ơn gọi. Lo cho giáo lý ơn gọi, huấn luyện các em giúp lễ, tiếp xúc với từng em để phát hiện những tài năng và ý Chúa nơi các em, giúp các em can đảm lựa chọn.
  • Sống trong sáng, vui tươi và nhiệt thành hợp tác với chủng viện trong việc đào tạo linh mục tương lai. Cố gắng tạo cơ hội làm việc để hiểu biết chủng sinh và trở nên một phần trong việc đào tạo họ, mà một ngày kia họ sẽ hội nhập với mình trong sứ vụ linh mục.
  • Vai trò và sự đóng góp của cha xứ rất quan trọng trong việc đào tạo ứng sinh: Cung ứng cho chủng sinh nhiều cơ hội thuận lợi để anh được kinh nghiệm và tham dự vào sứ vụ giáo xứ; phát triển đời sống cầu nguyện của anh ngay trong bối cảnh đời sống giáo xứ, vì đó sẽ là cuộc sống thực sự của anh sau này; học hỏi với cha xứ mà anh đang sống với ngài như người tập sự; được làm quen với nhiều giáo xứ khác nhau trong Giáo phận; đem những gì đã học trong chủng viện ra hành động trong những hoàn cảnh thực tế; kinh nghiệm được cuộc sống nhà xứ; qua việc phục vụ và cộng tác với giáo dân, chủng sinh có thể học được nơi họ rất nhiều điều, đó là một chuẩn bị tuyệt vời cho sứ vụ của anh sau này. Sự hiện diện hữu hình của các chủng sinh ở trong giáo xứ cũng sẽ thăng tiến việc thúc đẩy và phát triển các ơn gọi linh mục và tu sĩ.
  • Không dửng dưng, vô trách nhiệm, hoặc xa lánh việc kêu gọi những người có thiện chí dấn thân phục vụ Chúa, phục vụ Giáo Hội và các linh hồn trong đời sống tu trì. Không vì sợ mất thời gian hoặc tốn kém tiền của mà từ chối các ơn gọi đến với mình.
  • Không làm vơi đi lòng nhiệt thành của các em đang có thiện chí dấn thân phục vụ Chúa, Giáo Hội và các linh hồn. Không kể khổ, hay đưa ra những khó khăn như muốn thử thách mức chịu đựng của các mầm non ơn gọi.
  • Không nên có thái độ nhăn nhó khó chịu hay gây khó khăn cho một ơn gọi nào đó muốn tìm đến với đời sống này. Trái lại phải hết sức nâng đỡ các mầm non về vật chất, chỉ dạy về đời sống thiêng liêng và động viên về đời sống tri thức để các ơn gọi này có thể triển nở.
  • Không nên coi việc đào tạo chủng sinh là trách nhiệm riêng của Chủng viện và Giám mục giáo phận, vì nó là trách nhiệm của toàn thể Hội thánh, nhất là hàng giáo sĩ.
  • Không được nói cũng như làm những gì gây ấn tượng xấu trước các chủng sinh đàn em trong tình cảm, cách sống, cách cư xử hay trong cung cách làm mục vụ của mình.
  • Không nên nói nhiều đến mặt trái cuộc đời của con người linh mục, hoặc gây gương mù có thể làm cho những mầm non ơn gọi này “vỡ mộng”.
  • Không lợi dụng, khai thác họ như người giúp việc cho mình. Không trao cho họ công việc quá sức mà họ không thể làm được khiến họ chán nản bỏ cuộc.
  • Không tránh né, thờ ơ lãnh đạm với việc cầu nguyện, kêu gọi, khích lệ động viên, giáo dục, hướng dẫn, để cung cấp những ơn gọi cho Giáo hội.
  • Không sống ngược với điều mình dậy bảo và làm gương xấu cho mầm non ơn gọi.

A.II.4b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

A.II.5. Tương quan với các tu sĩ nam nữ

A.II.5a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Các nam nữ tu sĩ là những người có cùng một lý tưởng hiến dâng cuộc đời để phục vụ Chúa và các linh hồn như ta. Họ khấn giữ ba lời khuyên Phúc âm để bước theo sát Chúa Kitô hơn, theo Hiến pháp, đặc sủng và linh đạo của Đấng sáng lập, nhằm gia tăng sự thánh thiện trong Hội thánh. Vì thế ta phải kính trọng họ và tôn trọng những tài sản thiêng liêng đó của họ.
  • Luôn yêu thương, quan tâm giúp đỡ tu sĩ nói chung, nhất là những người đang cộng tác với mình trong xứ. Cởi mở đón nhận họ như anh chị em; cho họ biết đường hướng mục vụ giáo xứ; đồng hành với họ trong công việc mục vụ; bàn hỏi và trao đổi trước mỗi công việc và tin tưởng họ khi trao công việc. Rút ưu khuyết điểm sau mỗi công việc lớn; khích lệ đời sống thiêng liêng và tông đồ; quảng đại, bác ái và làm gương sáng.
  • Lý tưởng chung giữa linh mục và tu sĩ nam nữ đều là dâng hiến trọn vẹn cho Chúa và Dân của Ngài. Biết rằng đi tu nhưng vẫn không thôi là con người, nên phải luôn giữ mối liên hệ thánh thiện để thăng tiến và thánh hóa “tiếng gọi nhân loại” ngõ hầu giúp nhau sống sứ vụ tốt hơn (x. Tv 132, 1).
  • Tôn trọng, yêu thương chân thành, vui vẻ, cộng tác và thăng tiến những đặc sủng của họ. Sống trong sự bổ túc, hài hoà và liên đới, quan tâm các cộng đoàn Tu sĩ về tinh thần lẫn vật chất khi có thể, cung cấp cho họ giáo lý và tu đức, giúp đỡ và khích lệ họ sống trung thành với ơn gọi theo đường lối riêng của mỗi Hội Dòng.
  • Cầu nguyện cho nhau để cùng bước trên đường trọn lành, vì cầu nguyện là hơi thở, là nguồn sống cho đời sống tu trì của mỗi chúng ta.
  • Cần phải biết lắng nghe nhau, góp ý cho nhau, giúp đỡ sửa lỗi và tha thứ cho nhau để xây dựng cho nhau có một đời sống dâng hiến cho Chúa và các linh hồn mỗi ngày mỗi tốt hơn.
  • Phải coi các tu sĩ như là những cộng tác viên chứ không phải là những người cấp dưới hay người giúp việc, nhất là đối với các nữ tu. Phải có tinh thần cởi mở và tạo điều kiện tốt nhất để họ làm việc, và đối xử với họ theo đức công bằng.
  • Không làm gương mù gương xấu, bè phái và phân biệt Dòng nọ Dòng kia, nhất là khi có nhiều dòng tu cùng hoạt động và cộng tác để làm cho giáo xứ tốt hơn. Không can thiệp vào việc nội bộ của các Hội Dòng.
  • Không kết án hay xét đoán vội vàng, hoặc nói hành nói xấu, làm mất danh dự, tiếng tốt của họ. Không làm hay nói lời tiêu cực phương hại đến sự hiệp nhất.
  • Không tìm ảnh hưởng hay uy tín cho cá nhân mình. Không đi sâu vào đời sống cá nhân, nhất là đối với nữ tu, nhưng phải tôn trọng và thăng tiến, cộng tác và nâng đỡ khi họ cần giúp đỡ về tinh thần.
  • Không cục bộ và cá nhân chủ nghĩa: Việc mình mình làm, việc người người làm.
  • Không coi thường họ như những người giúp việc hay thuộc hạ, mà phải nhìn nhận và biết ơn họ là những cộng tác viên rất đắc lực cho hàng giáo sĩ trong các hoạt động mục vụ như giáo lý, ca hát, đàn nhạc…

A.II.5b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

A.II.6. Tương quan với nữ tu lớn tuổi và có trách nhiệm

A.II.6a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Kính trọng các nữ tu lớn tuổi và có trách nhiệm vì họ vừa là những người lớn tuổi, vừa là người lão luyện trong đời sống tu trì. Coi trọng họ như người chị, người mẹ.
  • Trao cho họ những công việc phù hợp. Đáp ứng các nhu cầu của họ, khi có khả năng. Nên gặp gỡ, chia sẻ, giúp đỡ, động viên và khích lệ họ, về đời sống tinh thần cũng như vật chất, cầu nguyện cho họ và xin họ cầu nguyện cho ta.
  • Sống thành thật, khiêm nhường, cởi mở, tin tưởng, cảm thông và ân cần giúp đỡ họ trong lúc thi hành sứ vụ cũng như trong đời sống tu trì. Trong đời sống mục vụ, mời gọi họ cộng tác, biết lắng nghe và đón nhận những lời góp ý.
  • Đối với những người có trách nhiệm cùng phục vụ giáo xứ, hãy kính trọng và giúp đỡ họ thực thi trọng trách của họ.
  • Nếu họ ốm đau bệnh tật và khó khăn vật chất, tinh thần giảm sút, ý chí bị suy nhược, cần thăm viếng động viên và cầu nguyện cho họ.
  • Nâng đỡ phần hồn phần xác những người đã có công xây dựng giáo xứ, Giáo hội địa phương đến nay phải nghỉ hưu. Giúp đỡ tinh thần và vật chất; làm tốt và nói tốt để yên ủi họ trong tuổi già.
  • Không chen vào nội bộ Nhà Dòng. Không kiếm cách ảnh hưởng lên Bề trên trị bề dưới, hoặc theo phe bề dưới chống Bề trên. Hãy đổ dầu bác ái vào các bánh xe, nhưng đừng đả động đến bộ máy.
  • Không làm ra vẻ kẻ có quyền để hống hách, vội chấp nhất, vội khiển trách, sửa sai họ trước công chúng hay bề dưới của họ.
  • Không nói tâng bốc, khen không đúng sự thực; cũng không nói hành nói tỏi, hay nói sai sự thật, làm mất mặt họ trước công chúng. Tuyệt đối không đưa họ lên tòa giảng.
  • Tránh những lời nói dễ bị hiểu lầm khiến họ có cảm giác bị xúc phạm, bị hắt hủi, bị bỏ rơi. Trái lại, phải tỏ ra tôn trọng các nữ tu lớn tuổi và bênh vực họ khi họ gặp khó khăn trong công việc cũng như trong cuộc sống, vì người lớn tuổi thường hay tự ti vì tuổi tác và sự đào thải của tuổi già.
  • Tránh nói năng, cư xử thiếu lịch sự, tế nhị, tỏ thái độ khinh thường, không tôn trọng, nói xấu, nói hành làm thiệt hại cho họ và quyền bính của họ.
  • Không vượt quyền, hay làm việc thẳng với cấp dưới của họ, nhưng phải trao đổi thông qua họ.
  • Tôn trọng họ và đời sống tu trì của họ. Phải khôn ngoan và tỉnh thức trong tiếp xúc, gặp gỡ và làm việc chung với họ. Phải nhớ mình là linh mục và họ là nữ tu đều thuộc về Chúa và là của Chúa. Luôn giữ khoảng cách cần thiết và dè dặt trong mọi lãnh vực, nhất là về đời sống khiết tịnh.
  • Đừng quên lời khuyên “tỉnh thức và cầu nguyện” của Chúa Giêsu trong Tin mừng:[414] là những con người thánh hiến, nhưng chúng ta vẫn không thôi là những con người với những yếu đuối nhân loại.
  • Dùng đúng người đúng việc, nói rõ mục đích hướng tới. Có kế hoạch, chương trình làm việc cụ thể. Tin tưởng trao công việc. Tôn trọng người cộng tác. Khích lệ đời sống thiêng liêng tông đồ.
  • Cổ vũ, khen thưởng khi cần. Sống đức công bằng qua việc động viên khích lệ và thù lao cho họ khi họ đã cộng tác với mình trong công việc.
  • Làm và nói tốt cho nhau, đúng sự thật. Quảng đại và không chấp vặt việc nhỏ. Không keo kiệt, cần cởi mở, vui vẻ.
  • Phải biết tôn trọng các nữ tu vì họ là những cộng tác viên, chứ không phải là thuộc hạ hay người giúp việc; luôn sống trong sự bổ túc hài hòa và liên đới. Biết lắng nghe những lời góp ý, sửa lỗi của họ. Và cũng hãy chân thành làm như vậy cho họ.
  • Phải luôn nhớ nhu cầu cầu nguyện và khổ chế. Thánh Phaolô dạy rằng chúng ta gìn giữ kho tàng ấy trong những chiếc bình sành dễ vỡ,[415] bởi vì mọi người đều mang bản tính nhân loại và có phái tính. Khi có công việc phải trao đổi với họ, hãy tiếp chuyện ở chỗ trống trải hay phòng khách.
  • Chia sẻ kinh nghiệm, đối thoại, hiểu biết, cảm thông, giúp đỡ họ khi có những khó khăn trong cộng đoàn. Nên chỉ dẫn thêm, khích lệ, hỗ trợ để họ hoàn thành công việc được giao. Cần tôn trọng tuổi tác và trọng trách của họ.
  • Giúp nhau sống và chu toàn những điều đã cam kết trong ơn gọi và sứ vụ của mỗi người, vì ơn gọi chung là dâng hiến trọn đời cho Chúa.
  • Không can thiệp sâu vào đời sống cá nhân cũng như cộng đoàn của họ, và cũng không cho họ can thiệp sâu vào công việc của mình và việc của giáo xứ.
  • Không nên có những lời nói, cử chỉ hay thái độ thiếu lành mạnh, trong sáng để bảo toàn đức thanh sạch cho họ và cho mình. Luôn nhớ họ là một nữ tu thánh hiến cho Chúa và Giáo Hội cũng như cho các linh hồn. Không để tình cảm của mình lấn lướt và để những yếu đuối, đam mê của mình sai khiến và cám dỗ mình.
  • Không để họ sai khiến mình, điều khiển mình, lèo lái mình trong bất cứ công việc gì. Vì thực tế đàn ông thường yếu mềm trước những cử chỉ khôn khéo của phụ nữ, và hay thể hiện tính cao thượng trước những khó khăn họ mắc phải.
  • Tránh những cuộc gặp gỡ riêng tư lâu giờ vì dễ dẫn đến nguy hiểm cho đời sống độc thân thanh khiết. Không nên thân thiện quá mức, thiếu tế nhị, hoặc nói những câu bông đùa quá trớn, một lời hai ý, dễ dẫn đến hiểu lầm.
  • Không nên cho họ biết tất cả những gì mình muốn làm khi công việc đó không liên quan tới họ. Không nên đi sâu vào đời tư của họ, hoặc tâm sự đời tư của mình cho họ.
  • Không coi thường đức khôn ngoan và cảnh tỉnh khi tiếp xúc với họ. Thánh Augustinô “chỉ đến dòng nữ khi cần và đem người đi theo, để giữ gìn thanh danh của mình và để cho các tâm hồn đã tự hiến cho một mình Chúa chỉ yêu một mình Chúa.”
  • Không khen người này trách người kia trước mặt ai, nhất là giáo dân. Không bạ đâu nói đấy, kể cả trong việc giao công tác. Không làm hay nói gì không cần thiết, nhất là trong khi phải khiển trách.
  • Không được đối xử thiếu tế nhị, chẳng quan tâm để ý nâng đỡ các nhu cầu tinh thần cũng như vật chất của họ khi họ cùng làm việc với mình.
  • Không can thiệp vào vấn đề kỷ luật và tổ chức nội bộ của họ.

A.II.6b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

A.II.7. Tương quan với nữ tu bằng tuổi và có trách nhiệm

A.II.7a. Những gì nên cư xử, nói và làm

A.II.7b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

A.II.8. Tương quan với các nữ tu trẻ

A.II.8a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Trong bất cứ tiếp xúc nam nữ nào cũng tiềm ẩn tính cách phái tính. Do đó, cần thận trọng trong các mối quan hệ với nữ tu trẻ; dè dặt trong các lần tiếp xúc, bởi vì cùng cảnh ngộ dễ đồng cảm…
  • Phải ý thức rằng sự thân mật là nhu cầu của con người, nhưng sự thân mật trong đời sống độc thân không cần và không được biểu lộ bằng thể lý. Do đó, phải đứng đắn, nghiêm túc khi giao tiếp. Sự thân mật độc thân có mức độ thích hợp của nó và sẽ cung ứng đủ tự do để yêu thương mọi người và không vượt quá các giới hạn.
  • Có thể khuôn đúc mối tương quan nam nữ theo gương mẫu đời sống của Chúa Ba Ngôi và kêu xin Chúa ban ơn can đảm để thăng tiến, vượt thắng và thánh hoá “tiếng gọi nhân loại” ngõ hầu giúp nhau sống và chu toàn những gì đã cam kết trong ơn gọi và sứ vụ của mỗi người.
  • Linh mục phải giao tiếp với mọi người, nên phải thiết lập một mối tương quan trưởng thành, lành mạnh, hài hòa và quân bình giữa hai phái.
  • Phải biết tôn trọng nơi chốn, thời gian, khoảng cách và giới hạn cần thiết, về thể lý cũng như tâm lý, của các cuộc gặp gỡ; luôn giữ sự kính trọng chứ không lạm dụng và suồng sã; ý thức sự hiện diện vô hình của Chúa.
  • Phải rõ ràng và thành thật với chính mình, với người khác và với Thiên Chúa, bởi vì sự “hẹn hò” yêu thương thường được che giấu dưới những lý do hợp pháp và chính đáng của các công tác và hoạt động mục vụ, nhưng “thực tế đó là những nghiêng chiều nguy hiểm của con tim.”
  • Phải học thái độ Chúa Giêsu đối với các phụ nữ trong Phúc Âm, xác định rằng tình yêu của Thiên Chúa là trên hết, và chỉ Thiên Chúa mới làm thỏa mãn được con tim chúng ta, Ngài đang hiện diện trong cuộc đời chúng ta, đồng hành bên cạnh chúng ta để nâng đỡ và bảo vệ chúng ta.
  • Chúa Giêsu để các phụ nữ cộng tác trong kế hoạch cứu độ bằng cách cho họ tháp tùng trong hành trình truyền giáo và dùng họ loan báo Tin Mừng Phục sinh cho các Tông đồ.
  • Mời họ cộng tác làm việc trong giáo xứ, trao công việc cụ thể và cho họ biết nguyên tắc làm việc. Cần có những buổi học hỏi thêm kỹ năng làm việc; bồi dưỡng thêm đạo đức, kiến thức và nhân bản.
  • Cần phân công công việc cho mỗi người rõ ràng. Khi trao việc cũng cần quan tâm tin tưởng và tế nhị trả tiền chi phí cho các công việc mà ta nhờ họ làm như mua hoa, nến, giấy hát, bài vở, lộ phí…
  • Làm gương sáng trong đời sống cầu nguyện và việc tông đồ. Sống vui vẻ cởi mở và quảng đại, nhiệt tình sáng tạo.
    • Tôn trọng họ là những cộng tác viên, không phải là thuộc hạ hay người giúp việc, sống hài hòa và liên đới. Sống hòa thuận để làm gương cho giáo dân.
    • Giúp đỡ họ về tinh thần cũng như vật chất cần thiết cho công việc tông đồ. Mời họ cộng tác trong việc từ thiện bác ái, dạy giáo lý.
    • Cần giữ trong đầu và tâm hồn sự lệ thuộc của họ và của mình đối với Chúa. Cầu nguyện cho họ và cho chính mình.
    • Tương quan cởi mở, hiểu nhau, chia sẻ sứ vụ, khó khăn, tin tưởng, cảm thông, chăm sóc, giúp đỡ nhau chu toàn sứ vụ và cam kết ơn gọi của mỗi người.
    • Cần định hướng cho họ để họ vững vàng trong đời tận hiến. Thái độ, cử chỉ, lời nói phải rõ ràng khi giao tiếp với họ. Thận trọng trong mọi vấn đề; những gì họ nói, cần phải suy xét, chớ vội tin.
    • Nên nhắc nhở khi thấy họ đi quá trớn hoặc làm những việc không hợp với đời tu hay ảnh hưởng tới ơn gọi của họ, chẳng hạn những cử chỉ bất nhã, thiếu lịch sự, kiểu “quen quá hoá nhờn”.
    • Cần nêu gương sáng về đời sống cầu nguyện và đời sống thánh thiện cho họ. Phải có tâm hồn bao dung, quảng đại sẵn sàng chỉ dẫn cho họ cách thức phục vụ nơi giáo xứ. Quan tâm tới đời sống tinh thần và vật chất của họ nữa, theo lẽ công bằng.
    • Không đùa dỡn và chiều chuộng quá mức cần thiết. Không liên hệ quá thân mật với các nữ tu và tiếp họ quá lâu trong nơi kín đáo hoặc phòng riêng, nhất là các nữ tu trẻ, khiến người ta hiểu lầm, và cũng dễ dẫn đến nguy hiểm cho đời độc thân linh mục. Không nên bỏ qua dư luận.
    • Không nên trao đổi hay bồi dưỡng riêng, tránh sự hiểu lầm. Tránh gặp gỡ lâu giờ, nói chuyện to nhỏ. Không nên đi sâu vào đời tư của họ, hoặc tâm sự đời tư của mình cho họ, vì họ dễ động lòng. Không nói cho họ biết những gì họ không có trách nhiệm.
    • Không thân mật quá mức, bộc lộ khuynh hướng muốn chiếm hữu, ghen tuông, muốn độc quyền. Phải có những giới hạn cần thiết. Và cũng không để họ biểu hiện như thế đối với mình.
    • Không ép buộc họ phải làm công việc ngoài khả năng. Tránh trao nhiều công việc một lúc, hay trao rồi lại rút lại, thay đổi như chong chóng.
    • Không nên có cái nhìn lệch lạc, coi các nữ tu là thiếu trình độ và hiểu biết, vì ngày nay nhiều nữ tu cũng học rộng tài cao không kém hàng linh mục.
    • Nhưng cũng không nên quá coi trọng đến độ để họ sai khiến mình mà không biết. Không để các nữ tu tham dự sâu vào công việc điều hành Giáo xứ. Tránh thiên vị coi người này hơn người kia, quí các nữ tu trẻ mà coi thường các nữ tu già.
    • Không can thiệp vào chuyện riêng tư của nhà Dòng trong việc họ đổi đi hay ở lại xứ. Không nên coi thường hay gây khó khăn. Không nên nói xấu họ trước mặt người khác.

A.II.8b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

A.II.9. Tương quan với các đệ tử và mầm non ơn gọi tu sĩ

A.II.9a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Giáo hội đang dần dần thiếu ơn gọi. Cần kêu gọi, khích lệ các bậc cha mẹ quảng đại dâng con cho Chúa. Quan tâm hướng dẫn các em theo đuổi ơn gọi. Khám phá và làm phát triển các mầm non ơn gọi nơi những em bé có hạnh kiểm tốt, óc phán đoán đúng, trí nhớ tốt và ưa thích những việc đạo đức.
  • Để tâm chăm sóc các ơn gọi, xây dựng, thúc đẩy, giúp các em tránh bạn xấu. Dạy các em đời sống nhân bản và thiêng liêng, thận trọng trong các mối tương quan. Chính mình cũng cẩn trọng vì các em ngày nay dậy thì sớm, nhu cầu tình cảm và tính dục cao.
  • Tổ chức các lớp tìm hiểu ơn gọi tu sĩ trong giáo xứ. Tìm cách tạo điều kiện tốt nhất cho các em được học tập. Bổ túc giáo lý, tri thức, tâm lý và tình cảm. Đào tạo nhân bản và giúp các em tập làm việc, nhất là việc thiện, việc bác ái.
  • Cổ vũ, khen thưởng khi có kết quả tốt trong học tập hay trong công việc. Cổ vũ ơn gọi trong cộng đoàn giáo xứ; đồng thời động viên các em về tinh thần cũng như vật chất.
  • Giới thiệu cho các em về ơn gọi chiêm niệm và hoạt động, cũng như đặc sủng và linh đạo của mỗi Dòng. Nên tổ chức những dịp gặp gỡ thân thiện để các em hiểu về ơn gọi và củng cố tình liên đới giữa các em trong giáo xứ.
  • Cần cổ võ và quan tâm một cách đặc biệt, vì tương lai của Giáo Hội và Xã hội tùy thuộc vào họ. Cần hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tinh thần và vật chất, cầu nguyện, sống hài hòa liên đới.
  • Sống cởi mở, vui tươi, làm gương sáng và động viên các em sống các đức tính nhân bản, tinh thần cầu nguyện và tinh thần hy sinh phục vụ, bác ái.
  • Huấn luyện các em giúp lễ, ca đoàn, cổ võ sáng kiến, phát hiện tài năng, nhận biết thánh ý Chúa và can đảm chọn theo Chúa Kitô.
  • Lưu tâm giúp đỡ các em nghèo có thể theo đuổi việc học và duy trì việc theo đuổi ơn gọi. Hàng tháng nên có buổi gặp gỡ để hướng dẫn và học hỏi. Định hướng cho các em về con đường tương lai.
  • Không được quên bổn phận tìm kiếm và vun trồng ơn gọi. Ý thức trách nhiệm cùng với Giáo Hội ươm mầm non ơn gọi, sẵn sàng dấn thân trong đời dâng hiến phục vụ.
  • Tránh những việc làm và lời nói tiêu cực, gây hiểu lầm cho các em. Không trình bày đời tu quá lí tưởng, quá xa thực tế, khiến các em ảo tưởng về đời tu; nhưng cũng không nên nói rõ hết những tiêu cực của đời tu, khiến các em nản lòng.
  • Không nên bỏ qua việc hướng dẫn và đào tạo cơ bản ơn gọi cho các em trong giáo xứ. Không nên chỉ nói về ơn gọi, mà lại chẳng hề đả động đến việc giúp đỡ vật chất cho các mầm non ơn gọi, nhất là những em nghèo.
  • Tránh những thờ ơ, gây gương mù gương xấu, gây khó khăn. Tránh những bất nhất trong việc làm và lời nói, sai sự thật, nhất là làm hay nói cho xong chuyện.

A.II.9b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

A.II.10. Tương quan với giáo dân nói chung

A.II.10a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Được chọn từ giữa cộng đoàn và cho cộng đoàn Dân Chúa, linh mục phải sẵn sàng trao hiến mọi sự, tình yêu, sức lực, thời gian để lo cho đoàn chiên.
  • Để tâm lo cho toàn thể cộng đoàn và từng người, lấy chân lý mạc khải soi sáng lương tâm họ, dùng quyền bính bảo vệ đời sống kitô hữu theo đúng Phúc âm, sửa dạy và tha thứ các lỗi lầm, an ủi những ai sầu khổ và thăng tiến tình huynh đệ.
  • Phải biết cảm thương những nỗi yếu hèn và bất hạnh của tha nhân như Chúa Giêsu đã làm, và sống thế nào để mọi người đều cảm thấy họ được đón tiếp và coi trọng, yêu thương.
  • Lòng hiếu khách phải được thể hiện trong cung cách ân cần tiếp đón niềm nở, tôn trọng, hòa nhã, lắng nghe… Làm sao khi tiếp xúc với linh mục, người ta không phải ngại ngùng, sợ sệt, trái lại cảm thấy an lòng, thoải mái, dễ chịu, dễ mến, nể phục và tín nhiệm.
  • Khi tiếp giáo dân nên chỉnh trang lại quần áo, đầu tóc, tỏ lòng kính trọng họ. Cử chỉ, cách đối xử, lời nói của linh mục đều được bổn đạo xem xét, cho là gương tốt hay gương mù, rồi đến gần hay xa tránh.
  • Đối xử công bằng với hết mọi người, nhất là người nghèo khó, già cả, bệnh tật. Sống tinh thần giản dị để thông cảm, gần gũi, và chia sẻ.
  • Phải thực thi sự tốt bụng, lòng kiên nhẫn, tính khả ái, nghị lực tâm hồn, lòng yêu chuộng công bình, óc quân bình, trung thành với lời đã nói, nhất quán với cam kết đã đưa ra.
  • Phải làm chứng và biểu lộ lòng nhân hậu của Chúa: dĩ ân báo oán, cầu nguyện cho kẻ nói xấu mình, hy sinh, viếng thăm, khuyên bảo với lòng bác ái, tha thứ, tránh những câu nói mất lòng…
    • Nhẫn nại, cảm thông và chia sẻ những nỗi khổ đau của tội nhân, giúp họ trở về, noi gương vị Mục Tử Tốt Lành với con chiên lạc.
    • Quan hệ cả với người giầu và người nghèo sao cho mọi người thấy linh mục là của mọi người. Gần gũi và chia sẻ với họ về những khó khăn của cuộc sống. Phục vụ hết mình, nhiệt tình trong công việc mục vụ. Khôn khéo và thận trọng trong vấn đề tiền bạc. Nhiệt thành giúp đỡ về đời sống thiêng liêng.
    • Cổ võ và hướng dẫn họ thực hành bác ái, hăng say truyền giáo. Hô hào tình hiệp thông trong giáo xứ. Chỉ nói những gì mang tình đoàn kết, mang bình an, mang lại sự hài hòa.
    • Thăm hỏi đến từng gia đình, nhất là gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có bệnh nhân… Người nghèo, già cả, cô đơn là đối tượng Cha xứ năng quan tâm giúp đỡ, đặc biệt khi có kẻ liệt cần xức dầu bệnh nhân.
    • Tổ chức các ban ngành: khuyến học, hòa giải, bác ái xã hội… Cổ võ việc học hành thăng tiến cho con em, thi đua khen thưởng, tập cho họ biết chia sẻ đùm bọc, nâng đỡ lẫn nhau.
    • Tôn trọng, cổ võ truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương. Tiếp thu những gì mới mẻ hợp đức tin, định hướng cho giáo dân biết sống đức tin và hội nhập đức tin trong các nền văn hóa.
    • Xây dựng tổ chức các lớp giáo lý ở mọi lứa tuổi, kể cả giáo lý hậu hôn nhân, các giờ kinh, chia sẻ Lời Chúa cho các nhóm nhỏ…
    • Nên coi giáo dân như người thân của mình, chắc chắn người giáo dân không bao giờ quên linh mục là người thân của họ.
    • Bàn hỏi với những người giáo dân lớn tuổi và có uy tín trong giáo xứ trước khi làm việc gì quan trọng. Phải nhìn nhận và thăng tiến phẩm giá và sứ vụ giáo dân, sẵn sàng lắng nghe, coi trọng những ước muốn, nhìn nhận kinh nghiệm và chuyên môn của họ trong các hoạt động nhân loại.
    • Không áp đặt, bắt họ phải theo ý mình, quan liêu, kênh kiệu, đòi hỏi, hách dịch, hẹp hòi; hay lôi thôi nhếch nhác, bừa bãi, hà tiện.
    • Không có tính cục bộ, phân biệt đối xử: Nói xấu người này, khích bác người kia, gây chia rẽ, bất đồng… Không để họ phải thất vọng vì thái độ tiếp đón khinh mạn, ra về trong tâm trạng bất phục, không muốn gặp lại.
    • Không trọng phú khinh bần; tỏ ra mình sang trọng quý phái, bắt người ta phục vụ quá đáng, hay quá khả năng của họ, đòi hỏi, cầu lợi và vòi vĩnh tiền bạc; xa cách con chiên bổn đạo, chỉ đến với những nhà giàu có; sống xa hoa trong khi giáo dân nghèo đói, khiến người nghèo cảm thấy bị lãng quên.
    • Không la cà nhậu nhẹt ở nhà giáo dân sẽ gây gương mù và dễ dẫn đến nguy hiểm tai hại cho bậc sống của mình.
    • Không quá đề cập đến chuyện tiền bạc mỗi khi gặp gỡ giáo dân, dù cần đến tài chính để lo cho những công việc giáo xứ. Không bao giờ cho giáo dân vay tiền, vì sẽ hoặc mất tiền hoặc mất con chiên. Tiền bạc không phân minh rất dễ dẫn đến những đụng chạm xô sát bất hoà.
    • Không chỉ lo xây dựng vật chất mà quên tinh thần, nâng cao trình độ giáo lý cho giáo dân, nhất là học sinh, sinh viên và giới trẻ.
    • Không nên liên lạc mật thiết và thường xuyên với những kẻ công khai nghịch đạo, có tiếng vô luân hay không giữ đạo, gây gương xấu và làm nhục cho những người đạo đức trong giáo xứ.
    • Không dung túng các hủ tục, nhất là những thứ nghịch đức tin, phi nhân bản. Không coi thường truyền thống văn hóa địa phương, hay coi mọi thứ văn hóa mới là xấu.
    • Không rao giảng những gì ngược với đức tin truyền thống của Hội Thánh, sống đạo hình thức, chấp nhất, thù vặt, giận cá chém thớt. Không chửi giáo dân trên tòa giảng, trong Thánh lễ.
    • Không được độc tài, tự mình quyết định tất cả công việc của giáo xứ. Không nên lấy quyền để thống trị, nhưng hãy lấy tình yêu để phục vụ. Không hách dịch, quan liêu khi gặp giáo dân, vì làm như vậy chỉ mất người mà thôi.

A.II.10b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

A.II.11. Tương quan với Ban Hành Giáo

A.II.11a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Tôn trọng tự do và thể lệ bầu Ban Hành Giáo. Sẵn lòng vui vẻ chấp nhận Ban Hành Giáo do giáo dân bầu, coi họ như cánh tay phải nối dài của mình trong công việc điều hành giáo xứ.
  • Kêu mời họ cộng tác bằng những tài năng Chúa ban và những kinh nghiệm quý báu của họ. Hãy quan tâm đến họ, tôn trọng họ, đồng thời lắng nghe những lời góp ý.
  • Trao quyền và tôn trọng quyền của họ. Cộng tác và chỉ dẫn chân thành. Tôn trọng và nghiên cứu áp dụng những sáng kiến cá nhân cũng như tập thể đưa ra.
  • Thận trọng, khoan dung, nhạy cảm. Tạo bầu khí vui tươi, cởi mở, chan hòa, dễ tiếp xúc, coi họ như người nhà, cảm thông, tin tưởng, đối xử công bằng và bác ái.
  • Chẳng mất gì lời nói, nhưng hãy làm hài lòng mọi người bằng khen thưởng, khuyến khích, động viên. Thăm hỏi, tỏ ra quan tâm đời sống tinh thần vật chất và hoàn cảnh của gia đình họ.
  • Tạo uy tín cho Ban Hành Giáo để họ có uy tín mà làm việc. Năng họp rút ưu khuyết điểm, thẳng thắn xây dựng, sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu với lòng thương mến. Khoan dung, thông cảm và quảng đại, tha thứ cho những khiếm khuyết.
  • Xây dựng tình đoàn kết, cộng tác xây dựng Giáo xứ. Nếu có thể, nên động viên bằng vật chất, hoặc tổ chức vui chơi thư giãn, hay du lịch, picnic… để họ hết lòng vì việc chung, chu toàn bổn phận, xây dựng giáo xứ.
  • Nên bàn bạc với Ban Hành Giáo về công việc lớn của giáo xứ, biết lắng nghe những ý kiến sáng tạo của họ. Những gì Ban Hành Giáo làm được, nên mời họ cộng tác và tin tưởng họ. Coi trọng họ là những cộng tác viên đắc lực, là bàn tay nối dài trong công tác phục vụ cộng đoàn.
  • Cần quan tâm đặc biệt trong công việc để kịp thời hướng dẫn động viên về tinh thần cũng như vật chất. Nên động viên họ vào những dịp lễ tết.
  • Không nên chỉ chọn người mình ưa thích, tránh áp đặt theo ý mình. Không nên can thiệp vào việc bầu chọn và sắp xếp các chức vụ theo cảm tình riêng của mình; cục bộ, bè phái, đứng về phe này phe kia, giáo xứ sẽ bị chia rẽ, phân hóa và chống đối nhau.
  • Tránh tính bao biện, độc tài, cũng như lối dân chủ dẫn tới giáo sĩ hoá giáo dân. Quyền bính trong Giáo hội từ trên xuống, do đó không quá “dân chủ mị dân.”
  • Phải dùng người có trước có sau, đừng theo lối “vắt chanh bỏ vỏ”, hễ xong việc là thôi, chẳng quan tâm đến nữa, chỉ biết lợi dụng mà không nghĩ tới những vất vả của họ.
  • Không chê bai, khiển trách công khai với những lời lẽ thiếu tế nhị, thiếu văn hóa, chạm đến những nỗi đau hay tự ái của họ hay gia đình họ.
  • Không để cho Ban Hành Giáo tự ý về tài sản của giáo xứ, mọi thu chi phải có ký nhận của ít là ba người trong Ban Hành Giáo và cha xứ. Tiền xin lễ không nên giao cho Ban Hành Giáo nhận để tránh mọi lạm dụng.

A.II.11b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

A.II.12. Tương quan với các đoàn thể

A.II.12a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Nên thành lập các đoàn thể như Dòng Ba, Hội Gia Trưởng, Hiền Mẫu, Thiếu Nhi Thánh Thể, v.v… Lo cho mỗi đoàn hội có thánh Quan Thầy và hướng dẫn họ noi gương bắt chước các nhân đức của thánh Quan Thầy.
  • Nuôi dưỡng và phát huy các đoàn thể, vận dụng khả năng từng đoàn thể, mời gọi họ cùng cộng tác trong những công việc chung, để giáo xứ được phong phú, năng động.
  • Các đoàn thể tạo nên sức mạnh của giáo xứ và là nguồn lực truyền giáo đắc lực: Nên đồng hành cùng các đoàn thể, khích lệ làm tốt hơn phận vụ của mỗi người, ngõ hầu giáo xứ được phong phú, năng động. Tìm những người có khả năng, hạnh kiểm tốt và lòng nhiệt thành để cộng tác lo công việc giáo xứ. Phân chia công việc rõ ràng cho từng người theo chức năng và quyền hạn.
  • Các hội lành giúp người ta năng chịu các phép bí tích, truyền bá các việc đạo đức, sửa chữa các sự lạm dụng. Cần thường xuyên huấn luyện họ qua các kỳ họp hay tĩnh tâm. Năng gặp gỡ, khích lệ và giúp đỡ họ trong công việc chung.
  • Phải trân trọng sự đóng góp của các đoàn thể. Nâng đỡ các đoàn thể bằng tinh thần và vật chất trong khuôn khổ cho phép. Đồng hành với các đoàn thể, giúp đỡ họ về tinh thần cầu nguyện, tinh thần đạo đức, tinh thần hiệp thông và đoàn kết.
  • Yêu mến, gần gũi, cởi mở, cảm thông và đồng hành. Xây dựng tình đoàn kết, tương trợ, đối xử công bằng. Nói lời vui vẻ, đôi khi hài ước, tạo bầu khí nhẹ nhàng, thoải mái. Động viên khích lệ bằng những lời khen ngợi, tuyên dương.
  • Xây dựng, tổ chức, khuyến khích mọi người cùng tham gia, cổ vũ phong trào. Thăm hỏi khi đoàn hội sinh hoạt, quan tâm, săn sóc, dạy dỗ bảo ban, hướng dẫn. Cần vui vẻ tham gia góp ý xây dựng chân thành.
  • Chia phiên buổi sinh hoạt, lập thời biểu rõ ràng và tôn trọng thời khóa biểu. Nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, mở các lớp học hỏi, khám phá và chia sẻ Lời Chúa.
  • Làm gương sáng trong lời nói cử chỉ việc làm, nhất là các buổi phụng vụ hay cử hành Bí tích, phải tỏ ra trang nghiêm cung kính. Cổ võ các giờ kinh khu xóm, Liên gia, Gia đình. Tham gia các giờ kinh nguyện tại nhà thờ.
  • Đối với giới trẻ, tạo công ăn việc làm nếu có thể, tránh tệ nạn xã hội. Tổ chức các lớp giáo lý viên, kêu mời các bạn trẻ tham gia truyền giáo. Sẵn sàng lắng nghe sự góp ý, những bày tỏ ưu tư của cá nhân hay đoàn thể.
  • Giáo dục, cổ võ tinh thần bác ái, lá lành đùm lá rách, không những trong xứ họ, mà còn các vùng xa xôi bị thiên tai, bão lụt…
  • Tôn trọng, quan tâm, khích lệ, đối xử công bằng. Động viên tinh thần và giúp đỡ vật chất. Tham gia góp ý xây dựng chân thành, vui vẻ…
  • Không đối xử thiên lệch về một hội đoàn nào: coi trọng đoàn thể này mà xem nhẹ đoàn thể kia, ghét bỏ đoàn thể này yêu đoàn thể kia, quan tâm đến giới trẻ mà lại lạnh nhạt với huynh đoàn.
  • Không áp đặt ý riêng, mà phải biết lắng nghe những đóng góp của mọi người. Không can thiệp vào chuyên môn riêng của người phụ trách. Không nên kéo đoàn thể nào đó về phe mình, dùng các hội đoàn để gây uy thế cho mình.
  • Không bẳn tính, cằn nhằn khi không được vừa ý. Không khiển trách, phê bình chỉ trích, la mắng sửa sai các đoàn thể ngay trước cộng đoàn.
  • Không nên coi đoàn hội này hơn đoàn hội kia làm mất hòa khí và tạo nên óc cục bộ chỉ biết đoàn thể của mình, tranh chấp hơn thua giữa các đoàn thể.
  • Không được có thái độ “bỏ mặc” và thiếu quan tâm hoặc thái độ “cứ vứt nó xuống nước tự nó biết bơi vào”, hoặc ngẫu hứng, tùy tiện, thất thường.
  • Không bác bỏ ý kiến trình bày các nhận định hoặc thắc mắc ưu tư của họ.
  • Tránh gây gương xấu, gương mù, cẩu thả, bất kính khi cử hành phụng vụ; chỉ chú trọng hình thức mà thiếu tinh thần truyền giáo. Chỉ co cụm nơi giáo xứ mình mà không có tính hiệp thông phổ quát.

A.II.12b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

A.II.13. Tương quan với người già cả, bệnh tật và hấp hối

A.II.13a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Chúa Giêsu yêu dấu trẻ em, thương xót người tội lỗi, nhân hậu cùng kẻ liệt lào đau ốm và chữa lành họ: Ngài đã gánh lấy bệnh hoạn tật nguyền của ta (x. Mt 8,17). Linh mục cần mặc lấy những tâm tình ấy của Chúa Giêsu để nâng đỡ an ủi đoàn chiên mình.
  • Những người già cả, bệnh tật, hấp hối là giới dễ bị bỏ quên trong xã hội, phải năng thăm viếng họ, giúp họ thánh hoá bệnh hoạn đau đớn bằng cách liên kết với đau khổ của Chúa Giêsu để thánh hoá chính họ và thế giới, sinh ơn cứu độ cho mình và người khác.
  • Người già, bệnh tật thường hôi hám, nên xả thân, thông cảm và gần gũi ân cần khi thăm hỏi, động viên cả tinh thần lẫn vật chất. Kính trọng, yêu thương, vui vẻ, lắng nghe, đồng cảm, yêu mến và nhiệt tình, tận tụy chăm sóc, khi có thể. Nói lời lạc quan tin tưởng, cậy trông và phó thác.
  • Giúp họ thấy Chúa yêu thương họ, chờ đợi họ trên thiên đàng, để họ sẵn sàng vâng theo Thánh Ý Chúa.
  • Quan tâm ban bí tích, nhất là đưa của ăn đàng. Khi có bệnh nhân cần xức dầu, hãy sẵn sàng bỏ mọi việc khác, kể cả giờ kinh hay ăn uống, lên đường ban bí tích Xức dầu cho bệnh nhân vào bất cứ giờ nào. Nếu có thể, cố gắng hiện diện trong giờ lâm chung của những người hấp hối.
  • Tổ chức các buổi cầu nguyện mừng thọ, thượng thọ, đại thọ… có quà tặng để họ vui sống lạc quan hơn. Động viên con cháu họ quan tâm chăm sóc, chiều chuộng, và hiếu thảo hơn với những người sinh thành dưỡng dục mình, cả phần xác lẫn phần hồn.
  • Những giờ rảnh rỗi nên đi thăm những người đau ốm bệnh tật nơi mình phụ trách, nhờ đó họ được an ủi. Nên có một chút quà nhỏ khi đi thăm những người đau ốm bệnh tật. Giao tiếp cần cởi mở, hài hòa để qua đó họ nhận thấy tình thương và sự bình an của Chúa.
  • Không nên chỉ uỷ thác cho một tổ chức hay người nào, mà chính linh mục cần đến thăm hỏi và an ủi bệnh nhân. Nhiều người không cần đến vật chất cho bằng tấm lòng nhân ái và sự động viên của linh mục hơn.
  • Không coi thường, bất kính, lạnh lùng, quên lãng những người già cả, bệnh hoạn, hấp hối trong xứ. Không nói nhiều về hình phạt, những lời bi quan, rầu rĩ.
  • Không làm cho họ quá sợ hải sự công thẳng, và không giúp họ thấy tình yêu thương nhân hậu vô bờ của Chúa, Đấng muốn cho mọi người được hạnh phúc cứu rỗi, nhất là trong giờ lâm chung của họ.
  • Không tỏ thái độ kinh tởm, xa tránh, bịt mũi khiến người bệnh phải tủi thân. Không gắt gỏng, mất nhẫn nại với những người già, đau ốm, bệnh tật, vì do đau đớn mà họ trở nên khó tính, khó nết.
  • Không hờ hững, thiếu quan tâm hay đồng tình với con cháu vì phục vụ vất vả mà có thái độ chán nản, thất vọng, ơ hờ với các cụ.
  • Không lười biếng để bỏ lỡ cơ hội ban bí tích sau cùng cho họ (sẽ phải vô cùng ân hận khi họ chết mà không được lãnh nhận các bí tích).
  • Không được chậm trễ hay từ chối ban các bí tích cho họ trong giờ hấp hối, giúp họ được an bình ra đi tiến về đời sau.

A.II.13b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

Đêm đông hay giữa trưa hè,                          

   Kêu đâu chạy đó chở che cho người,

   Biết đâu lần đó cuối đời,                                  

   Để người chết hụt ta thời ăn năn,                  

   Giúp người trong lúc khó khăn,

   Khi về cùng Chúa mần răng quên mình?

A.II.14. Tương quan với các góa phụ, nhất là góa phụ trẻ

A.II.14a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Goá phụ là những người chịu thiệt thòi về tình cảm và sinh lý nên dễ tìm sự bù đắp, không nên quá gần gũi trong giao tiếp dẫn đến mủi lòng, trắc ẩn cảnh “mẹ dại con thơ” mà sa ngã và gây gương xấu. Phải cư xử khôn ngoan khi giao tiếp với các goá phụ, nhất là goá phụ trẻ.
  • Tôn trọng, thông cảm, vui tươi, nhưng mực thước, luôn biết tạo khoảng cách an toàn. Lời nói nghiêm chỉnh, đứng đắn. Thánh Cypriano dạy: “đối với phụ nữ ta phải luôn nghiêm khắc, thi hành quyền bính nghiêm trang đứng đắn. Khi tiếp đón phụ nữ, cần phải ý tứ, đề phòng lối ăn ở cẩu thả tai hại cho nhiều linh mục. Vì thế linh mục cần bác ái khôn ngoan, nết na, bỏ mình”.
  • Các thánh dạy rằng tên lửa tình yêu qua mắt để đâm vào con tim, và con mắt là kẻ dụ dỗ đưa đến tội lỗi. Vậy phải rất ý tứ khi họ đến nhà ta hay khi ta đến nhà họ: lòng trắc ẩn chăm sóc của ta đối với “mẹ góa con côi” dễ bị họ hiểu lầm, nguy hiểm.
  • Đừng năng đến nhà họ và cũng đừng để họ thường xuyên đến nhà xứ. Nói chuyện với họ phải ít, ngắn gọn và nghiêm chỉnh, nơi trống trải. Tránh những thứ gây ràng buộc dính bén là những bẫy ngầm: thân mật quá có nguy cơ dẫn đến gương xấu và sa ngã.
  • Cần quan tâm nâng đỡ, ủi an, động viên, khích lệ họ tham gia các đoàn hội, tạo những mối tương quan tốt, để họ nhận thấy niềm vui, vơi đi nỗi đau thương mất mát mà đến gần với Chúa hơn.
  • Không khinh thường xa lánh, nhưng cũng không gần gũi quá. Không nói đùa dỡn, cợt nhả, bất nhã. Không nên nói những lời thô tục, thiếu tế nhị, một lời hai ý.
  • Không vì giúp đỡ vật chất mà gây hiểu lầm nảy sinh tình cảm không hay. Phải nhớ mình là người của mọi người và luôn được mọi người quan tâm để ý.
  • Không được có những tư tưởng hay hành động bao biện, muốn chiếm đoạt hay để họ quá cậy dựa và lệ thuộc vào mình.
  • Đừng quên lời thánh Eusêbiô dạy: “đức trinh khiết làm cho con người bằng thiên thần, tà dục làm cho con người nên như loài vật và tệ hơn cả loài vật.
  • Không quên lời khuyến cáo của Chúa Giêsu: “hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn kẻo sa chước cám dỗ, vì tinh thần thì nhẹ nhành chóng vánh, nhưng xác thịt nặng nề yếu đuối,”[416] vì linh mục vẫn không thôi là con người với những yếu đuối nhân loại.
  • Cẩn trọng về nơi chốn, thời gian, khoảng cách và giới hạn cần thiết trong các cuộc gặp gỡ. Không nên quá thân mật, gặp gỡ riêng tư lâu giờ ở những nơi kín đáo, vì có thể gây nguy hiểm cho họ và cho mình. Nhưng không nên vì sợ dị nghị mà xa lánh, họ là những con chiên đáng được chăm sóc.

A.II.14b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

A.II.15. Tương quan với giới trẻ

A.II.15a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Giới trẻ là mối bận tâm hàng đầu của Giáo hội. Phải quan tâm tới đời sống đức tin và nhân bản của họ (Giáo lý, giáo dục giới tính, ý thức gắn bó với gia đình, với giáo xứ…). Nhắc nhở đề phòng những hiểm nguy, cám dỗ đang rình rập đầu độc lứa tuổi thanh xuân như cờ bạc, xì ke ma tuý, sách vở, phim ảnh đồi trụy, games sex và bạo lực, v.v…
  • Phải nên gương mẫu bằng lời nói, cách sống và hành động cho giới trẻ, vốn là tương lai của Giáo hội và xã hội. Phải tìm cách nâng trình độ tri thức của giới trẻ Công giáo lên ngang tầm với thời đại.
  • Thỉnh thoảng nên tổ chức dã ngoại hay tham quan, giao lưu với nơi khác để họ được học hỏi, mở rộng tầm nhìn và sống tình liên đới trong gia đình Giáo Hội.
  • Đứng đắn trong lời nói việc làm; nên mẫu gương tốt lành để các em tín nhiệm noi theo, giúp các em bước vào cuộc sống.
  • Cần có Thánh Lễ, lớp giáo lý, những buổi gặp gỡ sinh hoạt lành mạnh cho giới trẻ, để tiếp tục giáo dục đời sống đức tin và nhân bản cho các em.
  • Động viên tất cả các bạn trẻ trong xứ tham gia, nhờ đó họ năng lãnh nhận các bí tích, tập tành nhân đức, sửa chữa sai phạm và hình thành cho mình một hướng đi tốt.
  • Nên sống thân tình, gần gũi bằng tư tưởng, lời nói cũng như trái tim. Nên giữ mối liên hệ đối với những bạn trẻ “di dân” đi làm ở xa bằng thư từ, điện thoại…
  • Quan tâm tổ chức những buổi sinh hoạt, toạ đàm với giới trẻ về đức tin và kỹ năng sống. Vận dụng các buổi gặp gỡ, các lớp giáo lý mà giúp giới trẻ biết nhìn và đánh giá các biến cố sự việc theo cái nhìn đức tin.
  • Nên tổ chức những buổi sinh hoạt giới trẻ, tạo cơ hội để các bạn trẻ trình bày những khó khăn, những thao thức của mình trong cuộc sống đạo, giúp họ tìm ra lý tưởng sống, định hướng nghề nghiệp và các kỹ năng sống khác… Có thể tư vấn, tạo công ăn việc làm và hướng dẫn giới trẻ chọn nghề, chọn người bạn đời theo hai yếu tố thích và hợp.
  • Phải gần gũi với các bạn trẻ để tìm hiểu tâm tính và hoàn cảnh của họ, hầu giúp họ trưởng thành lên trong đời sống nhân bản, đức tin, luân lý, đạo đức và tông đồ.
  • Không nên làm ngơ trước những nhu cầu cần thiết của người trẻ, nhất là mặt đời sống đức tin và truyền giáo. Không phó mặc giới trẻ cho cha phó, thầy xứ, các dì xứ chịu trách nhiệm.
  • Tránh những lời nói khiếm nhã hoặc nóng nảy gắt gỏng cũng như những việc làm thiếu đứng đắn làm mất uy tín người mục tử…
  • Không có thái độ độc tài, phân biệt đối xử giữa các thành viên. Không quá khó khăn, quan cách khiến giới trẻ không dám tiếp xúc cởi mở khi họ cần bàn hỏi, tư vấn việc thiêng liêng và cả những vấn đề tế nhị trong đời sống luân lý, giới tính và tính dục.
  • Phải thận trọng trong giao tiếp với thanh thiếu nữ, chỉ gặp gỡ và tiếp chung, hay ít ra phải có hai người, phòng khách mở thoáng. Không nên thân thiện quá, nhất là đối với các bạn nữ trẻ đẹp khiến người ta dễ hiểu lầm không hay.
  • Không để cửa nửa mở nửa khép hay đóng kín mít khi tiếp khách nữ giới, viện cớ phòng gắn máy điều hoà hoặc trời lạnh quá: người khác nhìn vào sẽ nghi ngờ tư cách linh mục, lại nguy hiểm nữa.
  • Không nên dùng những lời thiếu lịch sự trong đối thoại. Lời nói “quá đời” làm giới trẻ vui lúc đó nhưng về sau họ không kính trọng đâu. Đừng làm họ mất niềm tin vì cư xử thiếu tế nhị của mình. Không nên lấy việc ăn nhậu làm cớ giao tiếp với giới trẻ. Linh Mục là khuôn mẫu cho các bạn trẻ trong giáo xứ.
  • Cần tránh những cử chỉ và lời nói thiếu tôn trọng các bạn trẻ. Hòa đồng nhưng không được đồng hóa với họ, để rồi có những cách cư xử, phong thái không phù hợp với linh mục: uống rượu “dô 100%”, đi xe và ăn mặc theo “mốt” thời trang…

A.II.15b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

A.II.16. Tương quan với giới thiếu nhi

A.II.16a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Thiếu nhi là tương lai của Giáo hội và đất nước, cần được uốn nắn từ nhỏ, nên phải dạy giáo lý và đào tạo các em nên người, nên người kitô hữu và nên người tông đồ mai sau.
  • Đầu tư thời giờ, tiền bạc, sách vở cho việc giáo dục các em thiếu nhi về giáo lý và kiến thức xã hội. Khuyến khích các em tham gia buổi học giáo lý theo từng lứa tuổi, với tất cả lòng nhiệt thành yêu mến.
  • Tổ chức việc dạy và học giáo lý sao cho hiệu quả, tăng tiến đức tin và đời sống thiêng liêng. Nên vận dụng sự hấp dẫn của những sinh hoạt vui chơi, ca múa và phương pháp nghe nhìn.
  • Nên để các em tự do lui tới và vui chơi trong khu vực nhà thờ, nhà xứ. Các em sẽ có ấn tượng là ngoài mái ấm gia đình thì nhà thờ, nhà xứ được coi như gia đình thứ hai ghi khắc nhiều kỷ niệm sống đạo đẹp đẽ của tuổi thơ các em.
  • Cần tổ chức các buổi sinh hoạt, liên hoan văn nghệ, vui chơi tập thể như hội chợ, các trò chơi thi đua, các trò chơi vận động để các em phát triển tính sáng tạo và sống hoà đồng với nhau. Cũng đừng quên tổ chức những buổi hành hương, tham quan cho thiếu nhi.
  • Cố gắng sống tinh thần trẻ trung, dí dỏm, quảng đại và vui vẻ, để các em có thể đến gần và coi linh mục là người cha, người thầy đáng mến và gần gũi, yêu thương.
  • Hãy vẽ vào tâm hồn trong trắng các em những dường nét đầu tiên của Phúc âm Chúa; chúng sẽ ảnh hưởng mạnh nơi các em suốt đời.
  • Phải có sự thống nhất đời sống và lời giảng dạy: các em sẽ nhìn vào cách ta sống mà bắt chước hơn là nghe lời ta nói, cho dù hay ho đến mấy đi nữa, hầu giúp các em hướng thiện.
  • Hãy tiết kiệm lời hứa, nhưng phải giữ lời hứa với mọi người, nhất là với thiếu nhi. Luôn tỏ thái độ dịu dàng và vui tươi với các em.
  • Hàng tuần nên có thánh lễ dành riêng cho các em, để giúp các em tham dự với ý thức, tích cực và sống động, hầu thăng tiến đời sống đức tin và đạo đức của các em. Cũng nên tổ chức những buổi dành riêng cho các em cầu nguyện và chầu Thánh Thể.
  • Quan tâm tới việc giáo dục nhân bản và giáo dục đức tin cho các em, qua việc mở các lớp học Giáo lý phù hợp theo từng lứa tuổi của các em. Có chương trình cụ thể cho việc Xưng Tội, Thêm Sức trong năm.
  • Trong giao tiếp nên dùng những cử chỉ gần gũi, lời nói nhẹ nhàng thân thiện và tỏ ra hiểu nhu cầu của các em. Nên coi các em như những người con để tận tình hướng dẫn, chỉ bảo hầu giúp các em sống mỗi ngày một tốt hơn.
  • Không quá nghiêm khắc la hét, quát tháo hay doạ nạt, nhất là đừng bao giờ đánh các em vì bất cứ lý do gì. Phải chấp nhận và nhẫn nại chịu đựng tính hiếu động, thích chơi nghịch cách thoả mái, tự do, hồn nhiên của các em. Nhưng cũng không quá dễ dãi, đừa cợt với các em, vì như vậy không thể giáo dục các em được.
  • Tuyệt đối không đánh trẻ nhỏ, không dùng hình phạt có tính nhục mạ, xúc phạm đến nhân phẩm em nào trước mặt cộng đoàn, trong nhà thờ, nhất là giữa thời buổi tôn trọng và đề cao cá nhân và trẻ con như hiện nay.
  • Không bao giờ được lợi dụng sự thân thiện, đơn sơ của trẻ để có những hành vi đồi bại làm gương xấu cho các em. Không bao giờ gọi trẻ vào phòng riêng một mình, tránh chiều chuộng em này hơn em khác. Hãy thận trọng và đứng đắn đối với trẻ nữ.
  • Không coi thường các em mà hứa suông bao giờ. Nếu đã hứa gì thì đừng rút lại và phải giữ lời hứa. Không nói những lời cũng như làm những việc thiếu lịch sự trước mặt các em. Vì chúng như tờ giấy trắng, cần in những lời nói việc làm tốt đẹp vào tâm hồn chúng.
  • Không nên khoán trắng thiếu nhi cho người phụ trách, để rồi chúng như thế nào cũng không biết. Không nên phó mặc thiếu nhi cho thầy xứ, các dì, giáo lý viên, ông bà quản… trong việc dạy giáo lý. Đừng quá bủn xỉn trong việc đầu tư: tiền của, thời gian… cho việc giáo dục đức tin cho các em.
  • Đừng bao giờ quở trách các em trong khi tham dự phụng vụ, nếu cần hãy chỉ bảo các em cách dịu dàng. Không la mắng khi không cần thiết, và sau khi la mắng hãy luôn làm hòa cách vui vẻ, trung thực.

A.II.16b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

A.II.17. Tương quan với người giúp nhà xứ, nhất là cô bếp

A.II.17a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Nhu cầu có người giúp việc là điều chính đáng. Tuy nhiên, người nữ giúp việc đừng có trẻ quá (phải đủ tuổi luật buộc), đừng quá nhan sắc, đừng quá nhí nhảnh, đừng quá khoe khoang, đừng lắm lời, đừng quá tò mò chuyện người khác, cũng đừng có tiếng xấu, nghĩa là đừng để nên cạm bẫy cho cha hay làm dịp cho người khác ngờ vực.
  • Đừng bao giờ hỏi ý kiến hay tâm sự với họ về nỗi đau buồn, chán chường, hoặc nỗi thất vọng của mình. Cây leo trước tiên bắt đầu bò từ gốc rễ, không ngờ nó lớn lên, cao lên rồi nó vấn vít đè ngột cả những cành cao nhất. Cây leo của cha bò tới đâu rồi?
  • Nhớ lời thánh Cypriano dạy phải luôn nghiêm khắc đối với phụ nữ và thi hành quyền bính nghiêm trang đứng đắn. Tại nhà xứ, quyền bính phải được thi hành dưới hình thức quân chủ chứ không phải lối dân chủ (bàn hỏi và theo ý kiến người giúp việc).
  • Hãy liệu để người nữ giúp việc biết niềm nở tiếp đón các linh mục, tu sĩ, khách khứa, người nghèo và bổn đạo. Người nữ giúp việc càng kém phẩm chất bao nhiêu, càng làm cha mất lòng dân và đưa cha đến thất bại, suy sụp bấy nhiêu.
  • Phải thông cảm với họ là họ phải cáng đáng bao nhiêu là những công việc lặt vặt không tên trong ngày. Nên có những lời động viên khích lệ, nhất là trong những lúc bận nhiều công việc. Có những lời khen hoặc chê đúng lúc, đúng hoàn cảnh với ý hướng xây dựng. Nên thông cảm và tha thứ những thiếu sót hay lỗi lầm của họ.
  • Tôn trọng giá trị phục vụ của họ và hãy trả tiền công cho họ cách xứng đáng và sòng phẳng. Còn họ giúp không thì cũng phải tìm cách bù đắp cho họ một cách tương xứng. Nên tặng cho họ những món quà vật chất nhân dịp lễ tết và thăm hỏi gia đình nhân dịp này. Cũng nên khôn khéo và tế nhị quan tâm đến nhu cầu và ước vọng của họ, giúp đỡ đời sống của họ và bố mẹ họ để họ nhiệt tâm giúp việc.
  • Không để người giúp việc đem chuyện thiên hạ vào nhà xứ hoặc chuyện nhà xứ ra cho thiên hạ. Ngày nào bà trở thành tờ báo sống, nó sẽ làm người ta khó chịu và có trăm ngàn phản ứng sai lạc. Nếu vì cô bếp mà phải bị ngờ vực tai tiếng thì hãy để cho về ngay.
  • Không làm cho cô bếp phải khóc lóc: nước mắt đàn bà là vũ khí lợi hại của họ, nhưng là thuốc độc và cạm bẫy khó lường cho đàn ông. Người ta bảo rằng có người biển sâu sông rộng không chết đuối mà lại chết đuối ở hố trâu nằm!
  • Tự làm lấy những công việc vệ sinh, dọn dẹp trong phòng riêng, không nên để cô bếp suốt ngày lục sục trong phòng cha, dễ khiến người ngoài nghi ngờ, khó chịu.
  • Không nên để cô bếp vào phòng riêng của cha quét dọn và nói chuyện lâu giờ. Không kêu cô bếp vào phòng ban đêm để giúp đỡ việc này việc nọ hay vào phòng riêng của họ. Những khi đau yếu bệnh tật, nên nhờ thêm người giúp đỡ chứ không phải chỉ mình cô bếp lo lắng cơm cháo, xức dầu, xức thuốc… “Tối trời, nhà tranh cũng như nhà ngói!”
  • Không quan tâm quá mức đến họ và việc nội trợ của họ. Không nên quá pha mình vào việc nội trợ, nên để cho người giúp việc một phần tự do trong nhiệm vụ của họ. Không nên quá gần gũi. Phải có giới hạn và khoảng cách cần thiết. Không quá thân mật, đùa cợt, dễ gây hiểu lầm tổn thương uy tín và danh dự.
  • Không nên để họ can thiệp vào công việc mục vụ của mình. Không tâm sự với họ về bất cứ điều gì, nhất là những nỗi đau buồn hay chuyện riêng của mình: sự thông cảm, chia sẻ đó sẽ là một bẫy ngầm.
  • Không được khinh dể và thiếu bác ái đối với họ, nhiều khi bác ái đối với người ngoài nhưng lại không bác ái với người trong nhà.
  • Không để cô bếp ăn chung, nhất là khi có khách; khách sẽ rất khó chịu vì khó nói chuyện. Khi ăn cơm, cha có thể tiếp và trao đổi với giáo dân.

A.II.17b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

A.II.18. Tương quan với Chính Quyền

A.II.18a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Tính nhã nhặn là hoa thơm của phép lịch sự, nó bắt nguồn từ đức khiêm nhượng và bác ái. Linh mục nhã nhặn hấp dẫn và xây dựng kẻ khác, đồng thời được thêm uy tín và tín nhiệm.
  • Chấp hành những nghĩa vụ chính đáng của một người công dân. Tôn trọng các cấp chính quyền, bằng thái độ cởi mở và thân thiện, bình tĩnh cùng nhau trao đổi, đối thoại và nghiên cứu giải quyết các vấn đề liên quan giữa hai bên. Cộng tác trong vấn đề thực hiện công ích như an sinh xã hội, phục vụ người nghèo, thăng tiến con người, đẩy lui những tệ nạn xã hội…
  • Giữ liên lạc thiện chí với chính quyền. Thỉnh thoảng nên viếng thăm xã giao để tỏ lòng kính trọng họ, nhất là những dịp lễ lớn của Đất Nước và truyền thống Dân tộc. Cũng nên mời họ tới dự những dịp lễ lớn của mình để cảm thông và hiểu biết nhau hơn.
  • Sống giản dị và ân cần tiếp đón mọi người, sẵn sàng lắng nghe và đừng bao giờ để ai đến gặp mình phải bất mãn ra về. Nên tiếp xúc đối thoại để thông cảm với nhau hơn về những vấn đề xã hội và cuộc sống của dân chúng, hầu cộng tác lành mạnh lo cho những người nghèo trong lãnh địa mình phục vụ, theo đường hướng của Giáo Hội.[417]
  • Cố gắng tỏ cử chỉ yêu thương thật lòng, cảm thông, lắng nghe, trao đổi, thảo luận và giúp họ chu toàn bổn phận lo cho dân giàu nước mạnh, cổ vũ và phát huy những sáng kiến mới.
  • Khi có dịp, có thể cùng làm việc với họ trong các vấn đề xây dựng cuộc sống của người dân, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục, đạo đức và luân lý, bác ái và từ thiện.
  • Tôn trọng họ và coi họ như những người anh em của mình mà Chúa muốn cứu độ.
  • Không cộng tác trong vấn đề chính trị, nhất là chính trị đảng phái hoặc tổ chức chính trị nghịch lại ý muốn của Hội Thánh. Không nên gieo mình vào chính trị, nếu không muốn người ta động đến việc tôn giáo của mình.
  • Không nóng nảy kiêu căng, cãi cọ khi vừa bị phản đối, nhưng tìm thông cảm với chính quyền để loại bỏ những điều nghi kỵ; khi cần nên hy sinh và chịu đựng đôi tí để giữ bình an và hòa khí; xử sự có tư cách và tha thứ các lỗi lầm của họ.
  • Đừng tránh gặp chính quyền hay có gặp là chỉ để tấn công với những lời chê trách chua chát. Trong các buổi họp, cũng như trên toà giảng, không nói gần nói xa với hậu ý, nói ám chỉ để đả kích, bêu xấu… nhà chức trách.
  • Không nhượng bộ những quyền lợi chính đáng và thiêng liêng của Giáo Hội, của cộng đoàn, của giáo dân, của con người đúng với sự thật, công bằng và công lý. Không nôn nóng cho được việc mà hối lộ tiêu cực hay manh động đấu tranh.
  • Phải tránh thái độ đối kháng hay khép kín, nhưng hãy mở lòng ra để đối thoại. Và khi giao tiếp, phải tránh những cử chỉ và lời nói thiếu tôn trọng người đối thoại và thiếu tư cách về phía mình.
  • Khi Chính quyền cần gặp gỡ và trao đổi với giáo dân, hãy liệu có nơi thuận tiện, chứ tuyệt đối không đưa vào nhà thờ để chính quyền gặp gỡ bà con giáo dân, nhất là khi nội dung đi ngược lại giáo huấn của Hội Thánh.
  • Không chống lại các chính sách hợp lý của Nhà Nước; không cản trở giáo dân trong những bổn phận dân sự họ phải đóng góp; không cản trở chính quyền trong việc bài trừ các tệ nạn, các tội phạm.
  • Tránh độc thoại, phê phán và giảng chửi chính quyền trước mặt giáo dân trong thánh lễ. Như thế sẽ làm cho họ gặp khó khăn trong việc lãnh đạo và công tác, dẫn tới nghi kỵ và đối kháng lẫn nhau.
  • Không được cộng tác với họ trong các vấn đề gây tổn thương đức tin, phong hóa và luân lý. Không để họ gợi ý và ép buộc, điều khiển mình theo ý hướng và mục đích của họ.
  • Nỗ lực sống đúng thiên chức linh mục, chiến đấu để tránh rơi vào tình cảnh mà con người yếu đuối thường mắc phải là vấn đề nhục dục giới tính nam nữ; cảnh giác kể cả trường hợp có thể bị gài bẫy. Nếu có lỡ mắc phải, hãy khiêm tốn chân thành trình bày xin thẩm quyền tìm cách giải gỡ, luôn đứng về phía Chúa và Giáo Hội; càng chấp nhận điều kiện để che đậy hầu bảo vệ thanh danh cá nhân càng sa lầy, và cuối cùng khi hết giá trị lợi dụng họ cũng bạch hóa ra thôi.

A.II.18b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

A.II.19. Tương quan với tôn giáo bạn, nhất là các vị lãnh đạo

A.II.19a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Phải tìm hiểu và đẩy mạnh việc gặp gỡ, đối thoại liên tôn để các tôn giáo ngày càng hiểu nhau hơn, cộng tác với nhau hơn vì hạnh phúc của con người.
  • Hãy tôn trọng các giá trị văn hoá và tâm linh của các tôn giáo bạn, không bác bỏ những gì là chân thực, thánh thiện nơi các tôn giáo, dù có khác biệt với Đức Tin Công Giáo.
  • Sẵn sàng hợp tác với các vị lãnh đạo tôn giáo bạn, nhất là các vị họat động trong cùng địa hạt, trong các hoạt động từ thiện, văn hóa, xã hội để loại trừ bất công, áp bức, nghèo khổ và các tệ nạn xã hội đang làm thoái hóa, biến chất con ngươi, đồng thời cổ vũ sự công bằng, công lý, yêu thương, và thăng tiến phẩm giá con người trong mọi tầng lớp xã hội.
  • Qua đối thoại, ta có dịp học hỏi và hiểu biết giá trị của các tôn giáo khác, đồng thời cũng nhận ra và chia sẻ, làm cho họ nhận biết Tin Mừng và những giá trị thiêng liêng của Kitô giáo.
  • Không gây chia rẽ, không phân biệt đối xử: khuyến học, cứu tế không phân biệt lương giáo hay không tôn giáo, để qua tay, qua môi miệng linh mục, họ cảm nhận được bàn tay ấm áp của Giáo hội Chúa Kitô.
  • Luôn có tinh thần cởi mở, đối thoại trong tinh thần liên đới với thái độ kính trọng, yêu thương. Nên có những buổi gặp gỡ, trao đổi, bàn hỏi về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Cùng tìm hiểu và đối thoại trong tinh thần hiểu biết lẫn nhau.
  • Cố gắng hàn gắn những hiểu lầm và chia rẽ giữa các tôn giáo với nhau. Cần hiểu, cảm thông và tôn trọng những thao thức và tập tục tôn giáo của họ.
  • Không đố kỵ và phân biệt tôn giáo, có thể dẫn đến mất đoàn kết. Nếu nơi giáo dân có sự đố kỵ thì phải ngăn chặn ngay và phân tích cho họ hiểu được rằng Thiên Chúa muốn mọi người được cứu độ, tuy không cùng tôn giáo nhưng họ cũng thuộc về Nước Thiên Chúa.
  • Không quan niệm chỉ có những người trong giáo xứ mới là con chiên của mình, mà phải có trách nhiệm với mọi người chung quanh trong ranh giới mục vụ được trao phó để quan tâm, giúp đỡ họ trong khả năng của mình.
  • Không đề cao Kitô giáo thái quá và hạ thấp hay khinh khi các tôn giáo khác, cho rằng chỉ có đạo Công Giáo mới là đạo thật, còn các đạo khác đều là tà đạo. Nhưng cũng tránh thái độ cào bằng, coi tôn giáo nào cũng như tôn giáo nào.
  • Không nên có những lời xúc phạm, chê bai những người lãnh đạo trong các tôn giáo bạn, hoặc có thái độ coi thường, thiếu tôn trọng và có những lời khích bác những người anh em đó.

A.II.19b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

A.II.20. Tương quan với lương dân

A.II.20a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Kính trọng và thương yêu đồng bào lương dân, phát huy nơi giáo dân tinh thần đối thoại, khuyến khích họ tương thân tương ái và hợp tác với bà con trong mọi lãnh vực đời sống.
  • Thỉnh thoảng đích thân lui tới thăm nom, trao đổi và sẵn sàng giúp đỡ họ, vật chất cũng như tinh thần khi cần thiết như dịp lễ tết hay lúc gia đình họ có chuyện vui buồn.
  • Phải ý thức cánh đồng truyền giáo là cả thế giới và phải rao giảng Phúc âm bằng một thứ tiếng nói mọi người đều có thể thông hiểu được, đó là bằng chính cuộc sống chứng tá và hành động đượm nhuần Tin Mừng.
  • Phải tích cực đưa người chưa có đức tin về đoàn chiên Chúa. Nên sống bác ái hơn với lương dân, nhất là những người đau yếu bệnh tật, già cả neo đơn; thăm hỏi họ trong những dịp lễ tết dân tộc, lễ lớn của Hội Thánh để chia sẻ niềm vui với họ, sống đoàn kết yêu thương như với anh em đồng đạo.
  • Phải quan tâm hội nhập văn hoá trong cốt lõi tinh thần chứ không chỉ hình thức bên ngoài, để đồng bào dễ dàng đón nhận Tin Mừng và điều chỉnh các giá trị văn hoá cao quí và phong phú của họ theo Tin Mừng. Mời họ tham dự những buổi lễ lớn của mình.
  • Cần có những cuộc gặp gỡ trao đổi với đồng bào; học hỏi và tôn trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của họ và mời họ cộng tác trong các việc bác ái xã hội…
  • Khi có tang, cha xứ có thể lãnh đạo hội đoàn đến viếng thăm an ủi, để chia sẻ và cảm thông với họ. Cố gắng xây dựng tình liên đới giữa giáo dân của mình với những người không tôn giáo.
  • Luôn đối thoại cởi mở trong sự kính trọng và tin tưởng. Hãy tôn trọng, yêu thương, quan tâm và coi họ như những giáo dân mà mình có bổn phận phải chăm sóc.
  • Nên hiện diện và động viên khi họ gặp những thử thách lớn.
  • Không sống tách biệt như ốc đảo hay khép kín như pháo đài, mà mở ra với mọi người, không sợ mở cửa cho Chúa Kitô và tha nhân. Phải ý thức về bổn phận truyền giáo của mình để từ đó tìm đến với những tâm hồn đang sống ngoài Giáo hội.
  • Không được dửng dưng hay từ chối những người thiện chí tìm biết về Chúa và Giáo hội, họ có quyền được nghe về Tin Mừng cứu độ của Chúa Kitô.
  • Không được nhạo báng, xúc phạm nghi lễ và tâm tình tín ngưỡng tôn giáo, cũng như các tập tục dân gian và việc thờ cúng tổ tiên, ông bà của họ.
  • Không ngăn cản đồng bào tham dự các ngày lễ lớn của giáo xứ, tham gia các sinh hoạt vui chơi giải trí của giáo xứ, và tham gia sinh hoạt các đoàn thể nếu họ có khả năng.
  • Không nên phân biệt đối xử giữa những người công giáo và những người không công giáo. Không nên chỉ làm việc bác ái cho những người công giáo, coi như mình không có bổn phận gì hết, thờ ơ, lãnh đạm trước những đói khổ, bệnh tật… của anh chị em lương dân.

A.II.20b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

A.II.21. Tương quan với giới giàu có

A.II.21a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Luôn có thái độ quân bình trong mọi mối tương quan giữa giàu nghèo để tránh tiếng là cha chỉ chơi với người giàu có. Nên giữ mối quan hệ thân thiện nhưng không để bị tiền của lôi kéo: không săn tìm đại gia để đại gia coi thường lèo lái…
  • Không nên chạy đua với những tiện nghi hiện đại của người giàu: xe hơi đời mới, nhà xứ sang trọng đủ loại máy móc hiện đại, giàn nhạc, thiết bị cao cấp…
  • Cần cẩn thận với những giúp đỡ của người giàu (không ai cho không cái gì cả): họ có thể dùng của cải để sai khiến, hoặc mượn uy thế của cha để lũng đoạn, gây ảnh hưởng và lên mặt với người khác. Cần tìm hiểu cách thức làm ăn của họ có gì không ổn về đạo lý và luật pháp không, rồi hãy nhận sự tài trợ của họ.
  • Nên gặp gỡ trao đổi, cổ võ và khơi gợi lòng quảng đại của người giàu, kêu mời họ quảng đại tham gia cộng tác trong việc giúp đỡ những người nghèo khó, mồ côi, goá bụa… bằng việc giúp đỡ vật chất và tạo công ăn việc làm, đỡ đầu cho các đoàn hội công giáo tiến hành trong giáo xứ, tham gia hội khuyến học…
  • Không phân biệt và đối xử quá cách biệt giữa giàu nghèo: quá tôn trọng, lệ thuộc, và đề cao người giàu, trong khi quá quan liêu hạch sách đối với người nghèo. Không nên lui tới, quan tâm và quỵ luỵ thái quá người giàu có, kẻo bị người đời hiểu lầm và người nghèo buồn tủi, bị xúc phạm.
  • Không nên chung vốn làm ăn kinh tế với người giầu, rồi vì tiền và vị nễ mà nhẹ tay trong việc áp dụng luật Chúa và luật Hội Thánh đối với họ.
  • Không nên đề cao người giầu quá đáng và công khai, dành cho họ qúa nhiều ưu tiên, thiên vị trong các dịp lễ lạy, chỉ vì những đóng góp của họ, khiến họ tự phụ kiêu căng ỷ của và người nghèo phải tủi thân.
  • Không quá năng viếng thăm người giàu có, trong khi đó lại không bao giờ thăm những người nghèo bên cạnh, kẻo người nghèo nói rằng: “cha chỉ chơi với người giàu, cha tham tiền.v.v.”
  • Không quị lụy đối với những người giàu có. Không nên gần gũi quá với người giàu mà xa cách người nghèo. Không nên để người giàu ảnh hưởng tới việc mục vụ của mình.

A.II.21b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

A.II.22. Tương quan với giới nghèo

A.II.22a. Những gì nên cư xử, nói và làm

  • Để gần gũi với người nghèo, linh mục cần phải ăn mặc giản dị, sống giản dị để qua đó phản ánh một giá trị Tin Mừng: tự nguyện sống khó nghèo để theo sát Chúa Kitô trong mọi lãnh vực (nhà ở, phương tiện đi lại, nghỉ ngơi…), hầu dễ gần gũi với đoàn chiên.
  • Noi gương Chúa Kitô vốn giàu có đã tự trở nên nghèo khó vì chúng ta, dành cho người nghèo những chăm sóc tế nhị của đức ái mục tử; khiêm tốn đứng về phía người nghèo, người bên lề xã hội, người bị áp bức; sẵn lòng lắng nghe họ để linh mục thực sự là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa đối với họ.
  • Thương yêu người nghèo khó, túng bần, thấp cổ bé miệng, sa cơ lỡ vận… nhưng đừng khinh rẻ vất của bố thí, mà hãy cung kính đặt vào tay họ: cách cho hơn của cho.
  • Đừng rẻ rúng người nghèo, người lao động: vồn vã chào đón người giàu có mà chẳng thèm chào hỏi họ. Trái lại, phải thực sự hướng về người nghèo và người thiếu thốn, động viên giáo xứ dấn thân nâng đỡ người nghèo; nhận ra hình ảnh Chúa Kitô nơi người nghèo và lắng nghe tiếng kêu của ngài qua tiếng kêu của họ.
  • Đặc biệt quan tâm thăm hỏi người nghèo trong những dịp lễ tết, giúp đỡ vật chất cũng như tinh thần để họ được an ủi nâng đỡ và hoà mình với cộng đồng.
  • Thông cảm chia sẻ và nâng đỡ hoàn cảnh sống của những người nghèo, nhất là điều kiện kinh tế nuôi dạy con cái. Kêu gọi cộng đoàn giáo xứ và những người giầu có chia sẻ gánh nặng cuộc sống và việc học hành của con cái với họ, nhưng luôn tôn trọng quyền lợi và nghĩa vụ của người nghèo trong sinh hoạt giáo xứ.
  • Hô hào mọi người dấn thân nâng đỡ người nghèo, các trẻ mồ côi, những người goá bụa…, nhằm giúp cho họ biết tự giúp mình, để họ có thể làm việc nhằm thăng tiến tình trạng của họ: “Cho một  người một con cá, người đó chỉ ăn được một bữa; cho một cần câu và dạy y biết câu cá, người đó ăn được cả đời.
  • Phải biết lắng nghe tiếng nói của người nghèo, bênh vực người nghèo, biết cảm thông và chia sẻ, thực sự cởi mở khi đối thoại, tỏ ra là dấu chỉ chữa lành của tình yêu Thiên Chúa đối với họ: sống vì người nghèo, cho người nghèo và với người nghèo “cả trong lời nói và việc làm.”
  • Phải nhận ra hình ảnh Chúa Kitô, tiếng nói của Chúa Kitô qua những người nghèo, người bệnh tật, người tội lỗi và kể cả người không tin.
  • Ân cần đón tiếp người nghèo khó, sẵn sàng lắng nghe nhu cầu của những người nghèo, những người bên lề xã hội. Nếu được, nên tổ chức các lớp dạy nghề trong giáo xứ.
  • Yêu thương những người già cả bệnh tật, người nghèo khó, các trẻ mồ côi, những người góa bụa bằng những việc cụ thể.
  • Nên thăm viếng những người nghèo trong xứ, vì đó là nguồn động viên lớn cho họ trong cuộc sống. Nên dấn thân vào nhiều hình thức khác nhau trong công việc nâng đỡ người nghèo: thăm hỏi, động viên, giúp đỡ họ vật chất, tinh thần, và công ăn việc làm.
  • Không được quên bổn phận và trách nhiệm Chúa giao chăm sóc từng con chiên, nhất là những chiên nghèo, chiên lạc.
  • Không phân biệt đối xử: người giàu được kính trọng và năng lui tới, có việc họ mời rất dễ; còn người nghèo bị coi khinh, chẳng mấy khi lui tới, có việc mời rất khó, thì làm sao biết được hoàn cảnh thiếu thốn của họ!
  • Khi đối thoại vối người nghèo và người giàu, không thiên quá về người giàu, khinh rẻ những người đói rách. Họ sẽ cảm thấy bị rẻ rúng khi thấy linh mục thật vui vẻ với người giàu có, nhưng lại nhăn nhó với người nghèo.
  • Đừng quên rằng người nghèo chỉ thiếu thốn vật chất (cơm không đủ ăn, áo mặc không đủ ấm, thiếu tiền cho con đi học, thiếu thuốc men khi bệnh tật…), mà còn nghèo tinh thần và thiêng liêng.
  • Không dùng những đồ quá sang trọng, làm cho người nghèo hèn không dám lui tới. Không bao giờ làm cho người nghèo sợ không dám đến gặp gỡ cha xứ để trình bày, đối thoại khi họ có nhu cầu. Không nên có những lời nói cộc cằn thô lỗ, so sánh, kẻo người nghèo cảm thấy tủi thân và mặc cảm.
  • Không chê của dâng của người nghèo khó, cho dù không thích hay chẳng đáng là bao, nhưng nó tượng trưng tất cả tấm lòng và sự lao công cực nhọc của họ.

A.II.22b. Những gì không nên cư xử, nói và làm

B

NHỮNG TRÔNG ĐỢI

 

B.1. Linh mục trông đợi

B.1a. Nơi Giám Mục và Linh mục đoàn

  • Cần có sự cảm thông, chia sẻ và nâng đỡ từ Giám Mục, nhưng không nên quá kỳ vọng vào Ngài, đòi hỏi sự nâng đỡ đặt biệt hơn anh em khác.
  • Cần có tình hiệp thông liên đới trong linh mục đoàn, cùng cộng tác trong mục vụ, chia sẻ và nâng đỡ giữa anh em với nhau. Mong sự cộng tác và nâng đỡ, hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau hướng tới vinh danh Thiên Chúa.
  • Mong chính bản thân linh mục luôn biết hướng tới Chúa là trung tâm và cùng đích của đời sống linh mục của mình. Cần ơn Chúa giúp phát triển đời sống thiêng liêng, gắn bó mật thiết với Thiên Chúa tình yêu, sống hiền hoà với mọi người theo gương Chúa Kitô Mục Tử nhân lành.
  • Không nên thần thánh hoá đời sống linh mục để đòi hỏi sự phục vụ, trọng vọng nơi giáo dân và tìm vinh danh cho mình; quan cách trong giao tiếp, coi khinh người khác, độc tài trong khi làm việc, coi mình là người biết mọi thứ mà không chịu học hỏi, kiêu căng, tự phụ.
  • Mong linh mục dành nhiều thời giờ hơn cho việc giảng dạy giáo lý và soạn bài giảng lễ, luôn cập nhật và tự trau dồi thêm kiến thức đạo đời để tiến kịp với thời đại, nếu không sẽ trở nên lạc hậu đối với giáo dân.
  • Mong cha xứ luôn hết lòng vì giáo dân, chu toàn bổn phận của mình, nhất là việc cử hành các bí tích; sống chan hoà, chịu khó tiếp khách, lắng nghe và ghi nhận những tâm tình, tiếp thu ý kiến của giáo dân…
  • Mong cha xứ không co cụm lại, chỉ biết mỗi xứ mình, một mình một kiểu, không giống ai, không chơi với ai; phân bì, so sánh, khích bác, nói xấu cha xứ cũng như giáo dân các xứ lân cận.
  • Mong cha xứ không tự ti về những yếu kém của mình mà thụ động, dù Chúa ban cho một nén cũng hãy cố gắng làm lợi cho Chúa một nén khác.
  • Mong cha xứ không bỏ xứ đi quá nhiều, khổ cho dân, tạo vất vả cho các cha khác trong việc ban các bí tích; hoặc nghĩ mình chuẩn bị chuyển xứ, nên không làm gì cả hay làm qua loa cho xong chuyện.
  • Mong cha sở cùng anh em linh mục khác cộng tác làm việc chung với nhau, thường xuyên giúp đỡ, ủi an, thăm viếng, tạo uy tín và giữ uy tín cho nhau.
  • Mong cha phó ý thức rõ quyền hạn và nghĩa vụ của mình, làm mọi việc mà cha xứ nhờ hay uỷ quyền và làm tốt nhất những gì có thể.
  • Mong cha phó năng động, cộng tác, chia sẻ gánh nặng mục vụ với cha xứ trong mọi lãnh vực; cảm thông, tha thứ những khiếm khuyết, yếu kém của cha xứ và giúp đỡ cha xứ chu toàn sứ vụ…
  • Mong cha phó coi cha xứ như người anh, tế nhị, tôn trọng, để cùng nhau phục vụ trong yêu thương.
  • Mong cha phó không qua mặt, coi thường, hay chống đối cha xứ; gây áp lực, bất cộng tác, kết bè kết cánh, gây chia rẽ, phá rối cộng đoàn, chiến tranh lạnh với cha xứ, gây gương mù gương xấu cho giáo dân.
  • Mong cha phó không ù lỳ, lười biếng, chỉ làm lễ lấy tiền, còn mọi việc mặc kệ; coi cha xứ là ông chủ còn mình là nô lệ. Trái lại, hãy mặc lấy tâm tình phục vụ như Chúa Kitô.
  • Mong Thầy xứ ý thức mình chỉ là người cộng tác, cố gắng giúp cha xứ cách tốt nhất trong các lãnh vực ca đoàn, giáo lý, phụng vụ.
  • Mong thầy xứ làm mọi việc có sự đồng thuận của cha xứ; không làm gì theo ý mình, ngược với ý cha xứ.
  • Mong thầy xứ sống cởi mở, hoà nhã, lịch sự với hết mọi người; nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc, chứ không lười biếng công việc, mà chỉ lo tìm kiếm các mối quan hệ vì tiền bạc hay tình cảm.
  • Mong thầy xứ không ngông cuồng coi mình là giỏi, là hiểu biết rồi không coi ai ra gì. Ai mời đi ăn cũng đi, rồi rượu chè say sưa 100%, tiếng tốt thì ít, tiếng xấu thì nhiều, có thể gặp trở ngại trên đường tiến chức.
  • Mong các tu sĩ cũng tương tự như thầy xứ vậy.
  • Mong có sự cộng tác tích cực từ phía thường trực Ban Hành Giáo với cha xứ, cùng bàn hỏi và tìm ra phương hướng chung hiệu quả trong việc phát triển giáo xứ để các hội đoàn cùng hiệp nhất phát triển đức tin.
  • Mong giáo dân cầu nguyện cho cha xứ và nâng đỡ cha xứ về vật chất cũng như tinh thần.
  • Mong giáo dân yêu thương, tôn trọng cha xứ như người cha tinh thần mà Chúa gửi đến cho giáo xứ và giúp cha thi hành tác vụ cách tốt nhất.
  • Mong giáo dân tha thứ cho cha xứ về những yếu kém, thiếu sót, lỗi lầm… và góp ý cho cha xứ về những gì ngài không chuyên môn, những mặt trái mà ngài không biết …
  • Mong giáo dân cộng tác với cha xứ trong những công việc chung, trong việc lãnh đạo cộng đoàn, xây dựng đoàn hội, cơ sở vật chất của giáo xứ… Đoàn kết một lòng, luôn là những cánh tay cùng với cha xứ xây dựng giáo xứ, thăng tiến giáo xứ về mọi mặt.
  • Mong giáo dân không lỗi đức bác ái: chửi bới, nói xấu, nói hành, vu cáo, kiện tụng, bôi nhọ cha xứ; coi cha như người xa lạ, rồi ác cảm, tránh mặt, không gặp, không đối thoại, không cộng tác.
  • Mong giáo dân không tìm cách ảnh hưởng lên cha xứ, cố gắng làm được một chức gì đó trong xứ rồi ỷ thế làm càn, mang tiếng cho cha xứ, gây gương mù cho cộng đoàn.
  • Mong giáo dân không vay mượn tiền bạc cũng như vật dụng của cha xứ, vì vay mượn thì dễ mà trả thì khó, sinh ra nhiều phiền phức mất lòng nhau; cũng đừng lừa dối cha xứ về tình, tiền, quyền.
  • Mong giáo dân không bè phái, cực đoan dòng họ, làm việc thì ít mà bàn mưu tính kế hại nhau, làm mất mặt, mất thể diện của nhau thì nhiều…
  • Mong Chính quyền tôn trọng và tạo điều kiện để giáo dân thi hành bổn phận tôn giáo của mình; đồng thời tạo sự đoàn kết, thông thoáng hơn trong các vấn đề xã hội, để giáo dân có thể tham gia nhiều hơn trong việc đóng góp xây dựng đất nước.
  • Mong Chính quyền để giáo dân được tham gia nhiều hơn trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, bác ái xã hội; thay đổi những chính sách hay thái độ cư xử kỳ thị, thù nghịch, không công bằng; không làm gì cách áp chế, khiến người dân có ác cảm với chính quyền.

B.1b. Nơi bản thân mỗi linh mục

B.1c. Nơi cha xứ

B.1d. Nơi Cha phó

B.1e. Nơi Thầy Xứ

B.1f. Nơi Giáo dân

B.1g. Nơi Chính quyền

B.2. Giáo dân trông đợi

B.2a. Trong tương quan linh mục với giáo dân

  • Giáo dân Việt Nam rất quí trọng linh mục và lòng quí trọng này vừa là một lợi điểm lại vừa là một nguy cơ: Là lợi điểm vì giúp cho linh mục cảm thấy mình cần thiết và có ích, ít cảm thấy bị cô đơn; là nguy cơ, vì lòng quí trọng ấy có thể làm cớ cho linh mục ỷ y mà tôn mình lên, coi thường thiên hạ, cho mình có quyền ăn trên ngồi trước, hách dịch, quan liêu.
  • Mong linh mục coi lòng quí trọng này là một ơn riêng Chúa dành cho hàng ngũ linh mục Việt Nam, để nhờ đó các vị được an vui và phấn khởi trong chức vụ chứ không phải ngược lại.
  • Linh mục được đề cao là một Chúa Kitô khác và do sự đề cao quá đáng quyền chức này mà linh mục dễ bị cám dỗ tôn mình lên (khác Chúa Kitô), ví dụ trong ngày chịu chức, khi người ta đến xin phép lành đầu tay hay ngỏ lời chúc mừng. Đây là một cử chỉ đầy lòng tin và khiêm nhường, chớ gì tân linh mục xúc động mà tăng thêm lòng tạ ơn Chúa và sống cho xứng đáng.
  • Giáo dân muốn linh mục nên giống Chúa Giêsu về lòng nhân ái và tinh thần phục vụ: Chúa Giêsu luôn gần gũi tiếp xúc với người ta và tìm cách làm ơn cho họ. Giáo dân cũng chờ đợi nơi linh mục đức tính này là dễ gặp, dễ gần và dễ nhờ việc thiêng liêng. Vì đức tính này mà linh mục được định nghĩa rất sâu sắc và thâm thuý là con người “bị ăn” (Le prêtre est un homme mangé).
  • Nhiều linh mục ngày nay dành nhiều thời giờ cho mình mà ít cho giáo dân. Có linh mục làm lễ sáng xong là rút lui lên lầu, suốt ngày sống với máy vi tính và các thứ máy móc khác, hoặc đi vắng không mấy khi có mặt ở nhà, mọi việc giao cho thầy xứ, dì xứ hay Ban hành giáo, khiến cho giáo dân nhiều người cần gặp mà không gặp được. Có những cha sở tuy gặp được, nhưng giáo dân rất sợ tính lạnh lùng và hay bẳn gắt của cha. Vì thế, giáo dân mong linh mục hoạ lại hình ảnh Chúa Giêsu trong cách hành xử, nói năng và tiếp xúc.
  • Đức Giáo hoàng Grêgoriô Cả than phiền là có nhiều linh mục, nhưng rất ít linh mục chịu làm việc theo chức năng của mình hay có làm thì lại làm những việc ở bên ngoài chứ không phải việc bên trong. Việc chính yếu của linh mục là rao giảng lời Chúa, cử hành bí tích, giáo dục đức tin và lo phần rỗi cho các tín hữu. Những việc này phải làm trước rồi mới đến những việc khác như xây cất, mở mang cơ sở, hoạt động xã hội, phát triển dân sinh v.v…
  • Ở Việt Nam, cha sở có một vị trí xã hội tốt, nói thì dân dễ nghe và người ta cũng hay nhờ thế cha sở để làm công kia việc nọ. Vì thế, cha sở cũng dễ bị cám dỗ trở thành một nhân vật ngoài đời để có thế ăn nói với người ta. Điều này có thể đưa linh mục đi ra khỏi phạm vi chức vụ chính thức của mình. Linh mục phải coi chừng với tính thích làm quan tự nhiên của mình mà luôn nhớ rằng linh mục chính yếu là người của Chúa, phục vụ Chúa và Tin Mừng của Người.
  • Linh mục không chỉ biết có phòng thánh, nhà thờ và nhà xứ, mà cũng không ham mê lo những công việc bên ngoài. Phải theo bậc thang giá trị mà dành ưu tiên cho những việc thuộc bổn phận linh mục: làm lễ, giải tội, giảng thuyết, đi kẻ liệt, thăm viếng người nghèo khổ, ốm đau bệnh tật. Một linh mục làm đầy đủ bổn phận của mình thì chẳng còn thời giờ rảnh rỗi bao nhiêu; mà nếu có rảnh rỗi thì cũng nên dành thời giờ để học hành, đọc sách vở thêm.
  • Làm linh mục rồi nhưng vẫn còn phải học, phải viết bài giảng và giảng thế nào cho người ta nghe được. Thường sau khi làm linh mục rồi, ít vị còn thích tiếp tục làm việc tri thức. Vì vậy, giáo dân mong linh mục dành giờ làm việc tinh thần mỗi ngày: soạn bài giảng không dài quá, không chạy theo thời sự nhưng chú trọng vào sứ điệp lời Chúa, không khuyên lơn hời hợt nhưng mở lối cho những áp dụng thiết thực đức tin vào cuộc sống, không chiều theo thị hiếu người nghe mà chú tâm vào việc giáo dục đức tin và đem lại cho người ta một cái gì có chất lượng: giáo dân muốn thấy một bài giảng chứ không muốn nghe một bài giảng.
  • Dân chúng hôm nay thích sự hào nhoáng và hình thức bên ngoài: thích vui, thích dễ, thích ồn ào. Linh mục phải giữ chừng mực, nếu chiều theo khuynh hướng này thì linh mục cũng dễ trở thành hời hợt nông cạn.
  • Giáo dân muốn linh mục có tác phong thích đáng trong cách ăn mặc, nói năng, cư xử. Ăn mặc như người ta có cái lợi là dễ hoà đồng, thoải mái, nhưng có cái bất lợi là có thể làm cho linh mục quên căn tính của mình mà không còn giữ gìn hay ít giữ gìn trong lời ăn tiếng nói và cư xử với người ta nữa.
  • Vì vậy, tuy ăn mặc như người đời, nhưng linh mục vẫn phải giữ cho mình cái cốt cách là linh mục: đơn sơ xứng đáng với con người được học hành, có chữ nghĩa và có văn hoá, không chải chuốt quá đáng mà cũng không lôi thôi, áo quần luộm thuộm, đầu tóc bù xù, nói năng bừa bãi.
  • Có dư luận rằng nhiều linh mục trẻ sau 1975 thiếu nhân bản trong cách hành xử, đáng cho các linh mục lưu ý vì có liên quan đến ảnh hưởng và uy tín của các vị trong vấn đề làm chứng cho Chúa và cho Đạo.
  • Thận trọng trong vấn đề vật chất: tiền bạc, của cải, đất đai, nhà ở, đồ dùng cá nhân. Giáo dân rất để ý, họ thích những linh mục không lo làm giầu hay tìm kiếm của cải vật chất cho mình hoặc bà con họ hàng; họ nể trọng những linh mục sống đơn sơ giản dị, không xa hoa trong cách ăn mặc và biết sử dụng tiền bạc cách chính đáng.
  • Một trong những lý do khiến ít người theo đạo, dù đạo có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh, nhà thờ đẹp đẽ, nhiều cơ sở to lớn và các lễ nghi rất tưng bừng lôi cuốn, đó là tại giới linh mục xa cách dân chúng. Do đó, linh mục phải để ý hơn đến những nghèo và ít học, chứ không chỉ chơi với người giầu và có học.
  • Giáo dân mong muốn thấy cha sở và cha phó sống gắn bó thân tình, đồng tâm nhất trí với nhau trong công tác mục vụ và hướng dẫn cộng đoàn. Gương sống hiệp thông thân mật, kính trọng, yêu thương và nhường nhịn nhau giữa các vị mục tử là yếu tố có sức thuyết phục nhất đối với cộng đoàn dân Chúa.
  • Giáo dân mong linh mục bén nhạy với mọi diễn biến đổi thay của tình hình xã hội để có những kế sách và phương án uyển chuyển, thích nghi năng động và cảm thông sâu sắc những khó khăn trong việc sống đạo của người tín hữu.
  • Mong các ngài nhiệt thành việc tông đồ và vui vẻ hoà nhã, tận tâm phục vụ như người cha, người anh và là trụ cột vững vàng trong đại gia đình giáo xứ giữa những biến động phức tạp của xã hội hôm nay.

B.2b. Trong căn tính linh mục

B.2c. Trong đời sống tri thức

B.2d. Trong tác phong linh mục

B.2e. Trong các tương quan

 

C

LINH MỤC GIÁO PHẬN

TRONG TƯƠNG QUAN VỚI GIA ĐÌNH

 

 Mảnh đất đầu tiên và quan trọng nhất cho ơn gọi là gia đình, được kể như chủng viện đầu tiên ươm mầm và bảo vệ ơn gọi. Người ta nói rằng khi một người con đi tu thì cả gia đình cũng phải tu, vì tu là sửa, sửa cái chưa tốt thành cái tốt, sửa cái tốt thành cái tốt hơn nữa và thành thánh nhân. Chúng ta sẽ xét xem những thuận lợi cũng như những khó khăn mà gia đình bà con họ hàng có thể mang lại cho thành viên của gia đình theo ơn gọi linh mục và sống sứ vụ linh mục qua từng giai đoạn của cuộc sống, từ bước khởi đầu cho tới lúc hoàn tất cuộc đời.

C.I. Những tác động tích cực và tiêu cực của gia đình đối với việc nuôi dưỡng và chọn lựa ơn gọi linh mục trong thời kỳ tiền chủng viện và đại chủng viện.

Công cha như núi thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn xảy ra.

Đi khắp thế gian,

không ai tốt bằng mẹ và không ai khổ bằng cha!

Trèo non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.

Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của thân nhân và gia đình trong sự hình thành, lớn lên và trưởng thành của một con người. Với một ứng sinh linh mục thì tầm quan trọng này càng được thấy rõ hơn, vì trên thực tế, đa phần các linh mục xuất thân từ những gia đình đạo đức và được nâng đỡ bởi những tấm lòng quảng đại.

Gia đình và các thân nhân vừa là trường dạy các đức tính nhân bản cần thiết, vừa là vườn ươm trồng hạt giống ơn gọi, để một ngày kia, khi nghe tiếng Chúa kêu gọi, ứng sinh có đủ khả năng đáp trả và bước theo Ngài. Tuy nhiên, do sự khác biệt giữa thánh ý Thiên Chúa và nhận định của con người, các gia đình lại trở thành lực cản đối với con người đi tìm thánh ý Thiên Chúa, khiến những ai muốn nghe theo tiếng Chúa phải trải qua đau khổ và thập giá, đôi khi còn gặp thất bại và bất hạnh. Để giúp có cái nhìn cụ thể, chúng ta cố gắng trình bày từng điểm tích cực và tiêu cực của gia đình, từ đó rút ra những điều nên làm, những việc phải tránh.

C.I.1.  Trong thời kỳ tiền chủng viện

C.I.1a. Tác động tích cực trên ứng sinh tiền chủng viện

Chuẩn bị cho ơn gọi: Thân nhân và gia đình chuẩn bị những điều kiện cần thiết về nhân bản, tri thức và đức tin như mảnh đất tốt cho hạt giống ơn gọi nẩy nở.

  • Về nhân bản, gia đình là trường học đầu tiên về các đức tính nhân bản, lễ nghi, ứng xử, giúp ứng sinh học được cách thế tương giao với những người xung quanh. Các đức tính thật thà, dũng cảm, lễ phép, vâng lời, tiết kiệm, giản dị, dũng cảm, thinh lặng, đều được khởi sự từ gia đình và trở thành những điều kiện cần thiết cho ứng sinh nhận ra và theo tiếng Chúa kêu gọi.
  • Về tri thức, gia đình cung cấp cho ứng sinh những kiến thức cần thiết về con người, về thế giới và môi trường xung quanh; đồng thời cộng tác với học đường giúp ứng sinh học tập văn hóa, trưởng thành về trí tuệ, có khả năng nghiên cứu, tìm hiểu, nhận định, phân tích những chân lý trong thế giới tự nhiên, làm nền tảng cho việc học biết về thế giới siêu nhiên trong thời gian đại chủng viện.
  • Về giáo dục đức tin, gia đình đóng góp vào việc nuôi dưỡng ơn gọi bằng việc giáo dục đức tin. Ngày rửa tội, cha mẹ và người đỡ đầu là những người tuyên xưng đức tin và thề hứa sẽ nuôi dưỡng con trong đức tin: ngày qua ngày, những giờ kinh tối sớm, đời sống đạo đức và chăm chỉ trong việc thờ phượng Chúa của cha mẹ là những bài học giúp ứng sinh lớn mạnh trong lòng mến Chúa và yêu người.

Vun trồng cho ơn gọi: Kể từ khi lựa chọn ơn gọi, gia đình là chỗ dựa vững chắc nhất cho ứng sinh trong việc sinh sống, học tập và tu luyện thời tiền chủng viện.

  • Là tế bào của xã hội và Giáo Hội, gia đình là vườn ươm giống cho cây đời, thân nhân là những kỹ sư lành nghề vun xới, cắt tỉa cho cây ngày càng phát triển tươi tốt và trổ sinh những hoa trái thơm ngon. Nhờ đó, ứng sinh ngày một tăng tiến hơn cả về nhân bản lẫn đạo đức.
  • Thân nhân là những thầy dạy thân tình gần gũi, đầy tin tưởng và yêu thương trong việc rèn luyện, bồi dưỡng ứng sinh trở thành người có phẩm chất và năng lực: “ngọc bất trác bất thành khí; nhân bất học bất tri lý.”
  • Trong quan hệ hỗ tương, thân nhân ảnh hưởng nhiều trên cuộc sống của ứng sinh: mọi hoạt động, hành vi cử chỉ, lời ăn tiếng nói, cách cư sử, thái độ sống của người thân đều ảnh hưởng lên tiến trình hình thành nhân cách, trí tuệ và ý chí của ứng sinh, như ngạn ngữ nói: “con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh.”
  • Thân nhân là những người gần gũi hiểu được con cái nên có những cách thức quan tâm và phương pháp giáo dục thích hợp và hiệu quả: “nếu biết cách giáo dục, dù là một con người bình thường nhất cũng có thể trở thành người xuất chúng.”
  • Thân nhân là những người luôn yêu thương, nhẫn nại, đầy lòng tin, kiên trì cảm hoá và hướng dẫn ứng sinh đi trên đường đạo hạnh, kính mến Thiên Chúa.

Gìn giữ ơn gọi: Thân nhân và gia đình cũng là những vòng tay rắn chắn bảo vệ cho hạt giống ơn gọi khỏi bị những cám dỗ của ma quỷ và thế gian. Quả thật “không nơi đâu bằng nhà của mình”, vốn là môi trường an toàn giúp ứng sinh tránh được những ảnh hưởng tiêu cực của thời đại, của văn hóa hưởng thụ và những sai lệch về phong cách sống; lại hậu thuẫn và khích lệ ứng sinh hăng say làm việc, học tập và tu luyện tốt, vượt lên những khủng hoảng và cám dỗ, để trung thành với ơn gọi đã chọn.

C.I.1b. Tác động tiêu cực lên ứng sinh tiền chủng viện
  • Với những gia đình quá giầu có về vật chất, ứng sinh sẽ được dung dưỡng, nuông chiều hoặc sẽ bị cản trở bởi sự luyến tiếc của cải, khó chấp nhận sự khổ chế khi theo đuổi ơn gọi, hoặc ngược lại muốn con cái kế nghiệp gia sản nên cản trở không cho con đi tu (thánh Phanxicô khó khăn bị cha mẹ cản trở vẫn cương quyết theo Chúa đến cùng).
  • Với những gia đình quá nghèo về vật chất, ứng sinh dễ bị cám dỗ bởi đời sống khá giả của linh mục, coi đó là lý tưởng phấn đấu.
  • Với những gia đình trục trặc về đời sống, bố mẹ ứng sinh thường xuyên bất hòa, hay xung đột với làng xóm hoặc ly thân, ly dị sẽ ảnh hưởng tiêu cực cách trực tiếp đến ơn gọi của ứng sinh.
  • Bên cạnh đó cũng có khi gia đình vì thích danh dự, thích được người ta xưng tụng chào hỏi trong cộng đoàn, để rồi thúc giục hay tìm cách ép buộc con đi tu.
  • Bảo vệ quá kỹ càng, không cho phép tiếp xúc với người nữ, khiến ứng sinh có những cái nhìn lệch lạc về phẩm giá, vai trò của người phụ nữ.
  • Quí trọng cách thái qúa, khiến cho ứng sinh trở nên tự cao, tự đại, sớm trở thành “ông cụ non”… nghĩ rằng mọi người phải tôn trọng mình ảnh hưởng tới lý tưởng linh mục.
  • Giáo dục cách thiếu quân bình trong cách ứng xử, không thống nhất trong phương hướng giáo dục, ngôn hành bất nhất gây gương xấu cho ứng sinh.
  • Hay kể chuyện về những khuyết điểm, tật xấu, bê bối… của linh mục khiến cho ứng sinh có cái nhìn tiêu cực về đời sống linh mục.
  • Việc gia đình sống không đoàn kết yêu thương cũng làm cho ứng sinh cảm thấy khó xử, không yên tâm tiến lên trên con đường tu trì.
  • Đời sống khô khan, nguội lạnh trong việc cầu nguyện của cha mẹ và người thân cũng ảnh hưởng nhiều đến lý tưởng linh mục của ứng sinh.
  • Can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư của ứng sinh, khiến ứng sinh mất tự do, mất khả năng tự chủ, do đó không thể trưởng thành.

 C.I.2. Trong thời gian học tại Đại chủng viện

C.I.2a. Những tác động tích cực
  • Cầu nguyện hằng ngày cho con em đang theo học tại Đại chủng viện là bổn phận trước nhất và thiết yếu của gia đình trong việc nuôi dưỡng ơn gọi.
  • Luôn đồng hành, ủng hộ, khích lệ ơn gọi của con, bằng việc thỉnh thoảng gửi thơ động viên, thông báo về gia đình, người thân… nhờ đó ứng sinh sống xa gia đình được an tâm hơn và chuyên chú việc học hành và tu tập.
  • Lắng nghe và đồng cảm mỗi khi con trình bày, than thở những khó khăn trong đời tu; ân cần phân tích, động viên khích lệ và đề nghị giải pháp tốt nhất. Sẵn sàng ủng hộ và cung cấp kinh tế giúp con có đủ phương tiện học tập.
  • Thanh danh tốt của gia đình mang lại cảm giác an tâm cho con đang tu học tại Đại chủng viện. Bởi thế, gia đình nỗ lực sống đức tin, nhân bản, bí tích, luân lý, cũng như các mối quan hệ khác (làm ăn kinh tế, quan hệ họ hàng, hàng xóm láng giềng, cha xứ…) sẽ là cách thế hữu ích gián tiếp đóng góp vào việc nuôi dưỡng ơn gọi của con.
  • Giúp con ý thức đến giai đoạn này nên dứt khoát chọn lựa đời sống ơn gọi, nhưng không vì thế mà tạo áp lực, khiến con thêm căng thẳng, chán nản và buông xuôi. Trái lại, tôn trọng  quyết định của con.
  • Ngoài việc lưu tâm, chỉ bảo con sống sao cho xứng đáng với đời tu, cha mẹ còn sẵn sàng phê bình, sửa dạy con những gì không xứng hợp như: lời nói, cách đi đứng hay các mối quan hệ không cần thiết…
  • Người cha là tấm gương tốt, khích lệ và gìn giữ chủng sinh khỏi những lúc yếu lòng, bi quan, thiếu nghị lực, trái lại biết can trường chịu đựng, vượt lên khó khăn thử thách.
  • Mẹ và các chị em trong gia đình có một vai trò tích cực trong đời sống ơn gọi của chủng sinh: luôn đồng hành, dịu dàng chăm sóc, yêu thương, cầu nguyện, nâng đỡ, canh phòng và bảo vệ nhưng đầy khôn ngoan và kính trọng.
  • Tuy có sự cách biệt giữa các thế hệ, gia đình luôn gắn bó với nhau sẽ đóng vai trò trợ lực quan trọng giúp cho ứng sinh ngày một trưởng thành hơn: sự mạnh mẽ cương nghị của cha, sự dịu dàng và nhân hậu của mẹ nâng cao căn tính nhân vị của ứng sinh.
  • Có những gia đình nhìn ngoại giới nhiều hơn là nội giới, mong con mình sau này làm linh mục thì bản thân cha mẹ cũng được vinh dự trước mặt người đời, nên ép buộc con phải theo đuổi ơn gọi cho bằng được.
  • Tuy con mới vào chủng viện bắt đầu nghiêm túc phân định ơn gọi, niềm hy vọng và ngưỡng mộ của cha mẹ ở nhà quá lớn, lại được mọi người chúc tụng, tán dương… khiến sự thúc bách càng ngày càng đè nặng lên ứng sinh.
  • Áp lực gia tộc: trong gia tộc mình nhà nào cũng có con làm linh mục, nên gia đình mình cũng phải có, không có thì xấu hổ với họ hàng.
  • Áp lực quê hương làng xóm: con đi tu mà trở về thì bố mẹ sợ xấu hổ với làng xóm, bị làng xóm chê cười không biết dậy con, để con ăn hết cơm gạo nhà Chúa.
  • Nhiều gia đình cho rằng một khi con bước chân vào Đại Chủng Viện là đương nhiên nhà mình sẽ có linh mục, khiến chủng sinh dù muốn chuyển hướng ơn gọi nhưng không dám vì sợ gia đình, thân nhân thất vọng, đành phải gượng ép tiếp tục đi tới.
  • Một số gia đình có quan niệm một người làm quan cả họ được nhờ, ngay cả trong lãnh vực kinh tế.
C.I.2b. Những tác động tiêu cực

C.I.3. Những việc nên làm và điều nên tránh

C.I.3a. Những việc nên làm

Về phía thân nhân và gia đình

  • Phải tạo cho ứng sinh có một đời sống lành mạnh, lương tâm trong sạch, lý trí và ý chí sắt đá, tự tin vượt mọi gian nan thử thách của chính mình và của ngoại cảnh.
  • Làm gương sáng trong cách ăn nết ở và lời nói sao cho ứng sinh cảm thấy được nâng đỡ, tránh những thái độ, lời ăn tiếng nói làm tổn thương, ghi sâu vào tiềm thức của ứng sinh.
  • Cố gắng thấu hiểu tâm hồn và tính cách hay cá tính của ứng sinh để có những phương pháp đào tạo thích hợp sao cho ứng sinh được trưởng thành toàn diện về nhân bản, thiêng liêng, tri thức hướng tới tương quan tốt với tha nhân.
  • Tạo cho ứng sinh tinh thần biết khát khao học hỏi, năng lực sáng tạo, năng lực lãnh đạo, tinh thần trách nhiệm, tự tin, nhiệt tình, hài hước, quan tâm đến người khác, năng động, trưởng thành, tính chủ động…
  • Giáo dục cho ứng sinh biết những nhọc nhằn của cha, những gian nan vất vả của mẹ đã, đang và vẫn diễn ra mỗi ngày suốt dọc dài năm tháng, để con hiểu được giá trị mà thương cha mẹ hầu cố gắng nên thân với đời:

“Nuôi con buôn bán tảo tần
Chỉ mong con lớn nên thân với đời
Những khi trái nắng trở trời
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên
Trọn đời vất vả triền miên
Chạy lo bát gạo đồng tiền nuôi con”

Về phía ứng sinh 

  • Luôn ý thức tấm lòng cha mẹ dành cho mình: “Biển Đông có lúc vơi lúc đầy, chứ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng” hầu ghi khắc và tri ân công ơn sinh thành dưỡng dục trời bể của các ngài.
  • Ý thức và lòng tri ân đó đòi hỏi ứng sinh phải là người sống có hiếu hơn bất cứ ai trong gia đình. Chữ hiếu này không chỉ thể hiện trên môi miệng, mà cần phải được cụ thể hóa trong đời sống tu trì.
  • Phải luôn hăng say học hành tri thức, tu luyện đạo đức để không phụ công ơn và lòng hy vọng của cha mẹ; đồng thời không ngừng nhớ đến cha mẹ trong lời kinh tiếng hát và những việc đạo đức hằng ngày.
C.I.3b. Những điều nên tránh

Về phía thân nhân và gia đình

  • Cần tránh cách thức giáo dục lệch lạc về giới tính và cái nhìn về người phụ nữ và đức khiết tịnh.
  • Không nuông chiều cách thái quá, khiến cho ứng sinh lầm tưởng mình là người quan trọng, ai cũng phải kính trọng, hầu hạ.
  • Tránh nghi ngại thái quá về sự trưởng thành của ứng sinh, lúc nào cũng kè kè bên cạnh, hoặc cho người theo dõi.
  • Không nên quá đề cao ứng sinh, một tiếng “thầy” hai tiếng “thầy” khiến ứng sinh dần quên đi vị thế hiện tại của mình, dễ sinh lòng kiêu ngạo.
  • Tránh thái độ đối xử “cơm bưng nước rót”, không cho ứng sinh làm gì cả, dẫn đến việc ứng sinh không biết làm gì, ỷ lại, không thể tự lập.
  • Không thần thánh hóa linh mục, khiến ứng sinh có cái nhìn quá lý tưởng về đời sống linh mục mà quên đi thân phận con người yếu hèn của mình.
  • Không nên khen ngợi quá mức những khám phá, thành tích khiến ứng sinh lầm tưởng về khả năng hiểu biết, hay kiến thức của mình dẫn đến thái độ tự cao, tự đại.
  • Không nên nói hay có cử chỉ thiếu lành mạnh, thiên lệch về đời sống linh mục như được nhiều người quý trọng, giàu có … dễ gây ảnh hưởng xấu đến ứng sinh.

Về phía ứng sinh 

  • Không được khinh thường sự chăm sóc và lo lắng của gia đình dành cho mình, nhưng cũng đừng để áp lực gia đình  quá đè nặng lên ơn gọi của mình, khiến cho việc tự do dâng hiến trở thành miễn cưỡng, gượng ép.
  • Không nên nương tựa hay đòi hỏi gia đình quá mức về đời sống vật chất, mà cố gắng sống tiết kiệm và giản dị trong chi tiêu, tránh những chi tiêu không cần thiết.
  • Không nên đem những vấn đề khó khăn nơi chủng viện mà bày tỏ với gia đình, để tránh sự hiểu lầm không cần thiết của gia đình về chủng viện và đời sống tu trì.
  • Không nên quá lo lắng cho gia đình đến mức ảnh hưởng việc tu học nơi chủng viện. Khi biết được những khó khăn mà gia đình đang gặp phải thì cố gắng giúp đỡ bằng lời cầu nguyện và bằng những cách thức hợp khả năng, nhưng không vì lo lắng mà quên ăn, mất ngủ, bỏ học hành….

Những ý tưởng trình bày trên đây bao gồm những đúc kết chủ quan mang tính hồi tưởng về những điểm tích cực và tiêu cực của gia đình, bà con với ơn gọi của các ứng sinh linh mục và một vài kiến nghị để góp phần đào tạo và tự đào tạo ơn gọi linh mục, không phải là những nguyên tắc phải theo, càng không phải là giải pháp tối ưu dành cho hết mọi người, mọi gia đình. Có chăng chỉ là một thực tế rằng gia đình là nơi ơn gọi được sinh ra và nuôi dưỡng, nhất là giai đoạn tiền chủng viện và chủng viện.

Xin được mượn lời của Công Đồng Vaticanô II trong sắc lệnh về đào tạo linh mục: “Toàn thể cộng đoàn kitô hữu có bổn phận cổ võ ơn thiên triệu, mà trước hết phải tiến hành nghĩa vụ ấy bằng một đời sống kitô hữu trọn vẹn; các gia đình và các giáo xứ góp phần quan trọng vào việc đó; những gia đình sống tinh thần đức tin, đức mến và đạo hạnh trở nên như chủng viện sơ khởi.[418]

C.II. Những hỗ trợ và khó khăn gia đình có thể mang lại cho linh mục trong thời gian sung sức thi hành sứ vụ mục vụ.

Ở Á đông, nhất là tại Việt Nam, những quan hệ tình cảm gia đình và bà con có một giá trị rất quan trọng đối với mỗi người. Thông thường, đó là một trợ lực tự nhiên về nhiều mặt, nhưng bên cạnh đó cũng gây nhiều khó khăn. Trong sứ vụ mục vụ hàng ngày, linh mục có biết bao những tình cảm cao đẹp, đáng trân trọng. Một trong những tình cảm thiêng liêng sáng ngời, vô cùng thâm thúy mà linh mục thường khắc ghi trong lòng là những hỗ trợ tình thương, tinh thần và kinh tế của cha mẹ và anh chị em trong gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh những hỗ trợ tích cực đó, linh mục cũng gặp không ít khó khăn khi phải trực diện với chính gia đình và bà con của mình.

C.II.1. Những hỗ trợ từ phía gia đình bà con

Linh mục được chọn gọi giữa muôn người là để sống cho và sống vì người khác, nên linh mục trở thành người của muôn người, là nhịp cầu trung gian để giúp người khác gặp nhau và dẫn đưa họ đến với Chúa. Để chu toàn trọng trách Thiên Chúa và Giáo Hội ký thác, ngoài ơn Chúa và sự giúp đỡ của tha nhân, linh mục cũng cần tới giúp đỡ của những người thân trong gia đình nữa.

C.II.1a. Về phương diện tinh thần
  • Gia đình có người thành đạt là niềm tự hào không chỉ cho đương sự, nhưng còn cho cả những người thân, nhất là ông bà cố, vì từ đây, trong mắt mọi người những người trong gia đình của linh mục là những người được trân trọng và kính nể…
  • Nhưng gia đình nào có người đi tu thì cả gia đình ấy cũng phải tu luôn, vì nếu được người khác trân trọng, kính nể, thì cũng phải có những nghĩa vụ kèm theo, là phải sống sao cho xứng đáng về luân lý, nhân bản, xã hội, cách ứng xử trong lời ăn tiếng nói, đặc biệt là đời sống tôn giáo. Nếu không, linh mục sẽ mất uy tín trong việc giảng dạy, và việc mục vụ sẽ đem lại ít hiệu quả vì những lời gièm pha, bàn tán đại loại như: dao sắc không gọt được chuôi; hỡi thầy thuốc hãy chữa mình trước…
  • Theo văn hoá Á Đông, người con đi làm ăn xa được mọi người trong gia đình luôn hướng tới; người con linh mục của gia đình cũng sẽ được mọi người cầu nguyện cho nhiều hơn, đặc biệt hơn với hy vọng ngài có thể hoàn thành bổn phận một cách tốt đẹp nhất.
  • Gia đình có thể nâng đỡ bằng lời cầu nguyện, động viên, khích lệ linh mục, nói cho linh mục biết sự thật tốt xấu về linh mục và việc linh mục đang làm, cảnh báo cho linh mục trước những thách thức và khó khăn, hay những nguy cơ có thể xảy ra.
  • Mỗi khi quá căng thẳng, gia đình là nơi linh mục có thể trở về và sống thật nhất với con người của mình mà không phải chịu những áp lực xung quanh, có thể tìm lại được sự quân bình trong bầu khí đầm ấm thương yêu của gia đình.
  • Nhờ được đào luyện kỷ trong nhà trường và quan sát những thành công hay thất bại của người đi trước, linh mục trẻ sẽ đem hết khả năng, sức lực của mình để biến những ước mơ thành hiện thực.
  • Một lợi điểm của linh mục Công Giáo là độc thân, nên có thể tận hiến, gần gũi với hết mọi người, mọi nơi, mọi lúc. Đó cũng là lý do để mọi người dễ gần gũi, quí mến, chia sẻ, động viên quan tâm cả về tinh thần lẫm vật chất.
  • Được nhiều người chia sẻ và thông cảm về những khó khăn cũng như thuận lợi trong bước đường mục vụ, linh mục có thể cảm nhận được sâu xa tình Chúa và tình người, từ đó lại càng đòi hỏi linh mục phải sống tốt và gương mẫu hơn.
  • Nếu trong cuộc “làm dâu trăm họ” có bị hiểu lầm, chống đối thì gia đình và người thân sẽ là chỗ dựa và là nguồn động viên an ủi rất lớn.
  • Nếp sống, lối giáo dục, những thành công hay thất bại trong gia đình sẽ giúp cho linh mục kinh nghiệm và phương pháp tổ chức giáo xứ thành một gia đình.
  • Những tương quan tình thân trong đại gia đình giúp linh mục kinh nghiệm xây dựng những tương quan tốt đẹp trong giáo xứ, đồng thời biết khắc phục những xung đột trong các mối tương quan ấy.
    • Người thân có thể giúp linh mục trong các sinh hoạt hằng ngày như nấu ăn, giặt rũ, dọn dẹp… Sự gần gũi của người thân sẽ như là hàng rào bảo vệ giúp linh mục tránh được những nguy cơ sa ngã, đặc biệt là về tình cảm trong tương quan với người khác giới.
    • Chúa Giê-su đã nói: thợ thì đáng hưởng công, các linh mục được sự trợ giúp của cộng đoàn để yên tâm phục vụ và đem lại hiệu quả cao trong công tác. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể không kể những đóng góp từ phía gia đình của linh mục:
    • Quãng thời gian khá dài vun trồng ơn gọi đòi hỏi nhiều sự hy sinh đóng góp từ phía gia đình và những người thân để cung cấp mọi thứ cần thiết cho ứng sinh.
    • Kế đến, khi đã làm linh mục, linh mục trẻ thường phải đi giúp xứ từ một đến hai năm: công việc chưa ổn định, thiếu phương tiện đi lại, kinh tế để xây dựng đoàn hội, và đôi khi cả việc xây dựng cơ sở vật chất thì chỗ cậy dựa đầu tiên có thể là từ phía gia đình hoặc những người thân.
    • Khó khăn trước nhất là đời sống thiếu gương mẫu của cha mẹ làm cản trở sứ vụ của linh mục: “Gia đình đó có con làm linh mục mà còn làm thế huống chi là chúng ta!” Thế nên người ta thường nói một người đi tu thì cả nhà phải tu theo.
    • Trong một thế giới mà công nghệ thông tin đa cực như thời đại hôm nay thì chỉ cần mấy phút là mọi thông tin có thể chuyển từ bên kia đại dương sang bên này đại dương: nếu cha mẹ có tiếng xấu gì thì công việc của linh mục cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
    • Linh mục là người dạy người ta sống tốt, sống yêu thương, sống hiệp nhất…, thế mà nếu ngay trong gia đình, họ hàng linh mục không bảo được nhau thì linh mục đó có giảng dạy hay đến đâu thì người ta vẫn cho là lý thuyết mà thôi: ông hãy về mà dạy bảo gia đình bà con ông trước đã rồi hãy đi dạy bảo thiên hạ.
    • Từ tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ,” nhiều khi linh mục gặp không ít phiền phức từ phía những người thân. Thực tế cho thấy đã có nhiều ông bà cố đòi hỏi thái quá làm cản trở công việc mục vụ của chính con mình, thậm chí gây áp lực, can thiệp vào việc điều hành giáo xứ qua ảnh hưởng của con mình…
    • Gặp khi gia đình bà con quá nghèo khổ, bố mẹ hay anh chị em ốm đau bệnh tật không đủ tiền chạy chữa, linh mục không thể nào mà không quan tâm đến, liên quan đến đạo hiếu của con người Việt Nam: Gia đình không ổn thì linh mục không yên tâm làm việc.
    • Việc gia đình bấu víu linh mục về kinh tế sẽ gây nên khó khăn cho linh mục trong việc xây dựng, tổ chức giáo xứ. Nếu không cẩn thận, linh mục bị mang tiếng là kiếm tiền đem về cho gia đình, nhất là nơi linh mục phục vụ cũng khó khăn về kinh tế.
    • Nếu gia đình đòi hỏi sự ưu tiên về chữ hiếu, tình thương, tình cảm, đồng thời bảo vệ cách thái quá trong những vấn đề nhạy cảm thì cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công việc mục vụ của linh mục.
    • Trong khi thi hành bổn phận có liên quan đến giáo luật, mục vụ… linh mục rất khó xử khi vụ việc có liên quan đến gia đình. Nếu gia đình sống đạo không gương mẫu, thiếu công bằng, bác ái… thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới linh mục: Giải quyết cũng khó mà không giải quyết cũng khó.
    • Nếu vì công việc của giáo xứ mà linh mục không về với gia đình được thì bị gia đình trách móc, còn nếu bỏ công việc của giáo xứ mà về với gia đình thì cũng sẽ bị những người trong giáo xứ kêu ca, thật là lưỡng nan và khổ tâm.
    • Đời sống và sứ vụ của linh mục không phải lúc nào cũng thành công, thuận lợi mà có nhiều lúc gặp khó khăn, thất bại và bị hiểu lầm. Nếu trong những hoàn cảnh khó khăn như vậy mà gia đình không thấu hiểu, nâng đỡ, động viên, khích lệ lại chê trách thì linh mục sẽ bị suy sụp tinh thần và rất đau khổ.
    • Chính Chúa Giêsu bảo:“ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc và trong gia đình mình thôi.”[419]
    • Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh hay cha mẹ sinh con trời sinh tính. Anh chị em trong gia đình của linh mục không phải ai cũng “thuần tính” đạo đức, mà cũng có kẻ ngang ngạnh, rượu chè, nghiện ngập… Nhất là khi giáo xứ mình coi sóc lại biết rõ những người ấy. Điều này đã gây trở ngại không nhỏ cho vấn đề rao giảng Tin Mừng cũng như đời sống chứng tá của linh mục.
    • Bà con ỷ lại, cho rằng mình đã biết rõ linh mục “sinh ra và lớn lên ở đây”… nên nhiều khi “coi thường” hay phản kháng tiêu cực, hoặc đòi hỏi linh mục “phải” đóng góp cho quê hương: “làm phúc nơi nào mà để quê hương rách nát.”
    • Bất cứ việc gì cũng đưa đến xin ý kiến hay nhờ linh mục can thiệp giải quyết giúp. Bà con đến thăm ở lại nhiều quá, có khi còn xin cái này, cái kia cũng làm cho linh mục khó xử, bị nghi ngờ lấy của cải của giáo xứ để giúp bà con.
 C.II.1b. Về phương diện vật chất

 C.II.2. Những khó khăn

C.II.2a. Khó khăn từ phía gia đình
C.II.2b. Khó khăn từ phía anh chị em, bà con

C.II.3. Một Định Hướng

Linh mục là người được Thiên Chúa thánh hiến dành riêng để thờ phượng, ca ngợi, cảm tạ Thiên Chúa và phục vụ các linh hồn. Linh mục phục vụ giáo dân bằng tình thương yêu và bình an của Thiên Chúa. Bởi vậy, khi giảng dạy về tình yêu thương cho người khác thì chính linh mục phải có tình yêu và bình an. Khi ban bình an cho dân chúng, linh mục phải có đời sống bình an. Vì thế, để khỏi điều gì không tốt từ phía gia đình mang lại, linh mục cần:

  •   Tránh việc gia đình can thiệp vào việc mục vụ của mình.
  •   Nâng đỡ chăm sóc gia đình họ hàng thân thuộc theo đúng giới răn Chúa và luật Giáo hội dạy.
  •   Sống tương quan tốt với gia đình và bà con thân thuộc phần nào giúp linh mục chu toàn trách nhiệm chăm sóc các linh hồn.

Như vậy gia đình có thể mang lại nhiều lợi ích cho đời sống, nhưng cũng mang đến cho linh mục nhiều khó khăn cản trở công việc mục vụ. Gia đình đạo đức hạnh phúc sẽ giúp nhiều thuận lợi cho công việc rao giảng Tin mừng và đời sống mục vụ, nhưng nếu gia đình có đời sống không tốt sẽ gây nhiều khó khăn và cản trở cho công việc của linh mục. Linh mục cần dung hoà đời sống chung và tư, nhưng phải ưu tiên cho các linh hồn. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá đặt nặng vấn đề ảnh hưởng của gia đình trên đời sống tu trì và sứ vụ, điều quan trọng là “chân tu” và sống xứng đáng với thiên chức đã được Chúa trao phó. Khi linh mục sống đúng với phẩm giá và ơn gọi của mình là làm theo thánh ý Chúa, phục vụ các linh hồn và gương mẫu cho giáo dân thì sẽ được giáo dân quí mến, cộng tác giúp đỡ trong các công việc của sứ vụ mà không để ý đến gia đình của cha xứ như thế nào: Điều mà giáo dân quan tâm không phải là gia đình của linh mục mà là chính linh mục.

Đạy là những điều rút tỉa từ những quan sát, nhận định từ cuộc sống thực tế và trình bày một cách khách quan nhằm đóng góp một cái nhìn khá sát thực tế. Hy vọng từ những đóng góp nhỏ nhoi này sẽ giúp ích cho những người quan tâm đến đời sống và sứ vụ linh mục, đặc biệt là những ứng sinh linh mục như một bước đệm hay nhân tố kích thích để đi tìm hiểu, quan sát, đánh giá và đưa ra được những cái nhìn sâu sắc hơn. Chúng ta phải nhìn nhận rằng một số gia đình đôi khi cũng là những ngáng trở cho công tác mục vụ của linh mục, song những đóng góp từ phía gia đình cũng không nhỏ: có thể sánh ví sứ vụ linh mục như tiền tuyến và gia đình như hậu phương. Tiền tuyến chỉ có thể yên tâm hoàn thành nhiệm vụ khi có hậu phương vững chắc hậu thuẫn.

Là những ứng sinh linh mục tương lai, chúng ta không thể coi nhẹ gia đình viện cớ rằng đi tu là phải từ bỏ. Trái lại, nếu muốn sứ vụ linh mục tương lai của mình đem lại những kết quả như mong muốn, chúng ta phải sống cho thật tốt tư cách người con trong gia đình: đi tu nhưng chúng ta không được miễn trừ bổn phận sống chữ hiếu của kẻ làm con, nếu chúng ta nghĩ và làm được như thế thì gia đình sẽ biết làm tốt phần của họ.

C.III. Những hỗ trợ và khó khăn gia đình có thể mang lại cho linh mục trong thời gian gặp thử thách, đau ốm và yếu đuối.

Ngày nay, đời sống linh mục gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng căn tính linh mục, cũng như do ảnh hưởng của xã hội bị tục hoá và hưởng thụ. Tình trạng lạm dụng tình dục đã làm ảnh hưởng tới uy tín của Giáo hội nói chung và cách riêng hàng linh mục. Đây là những hỗ trợ và khó khăn mà gia đình, bà con có thể mang lại cho linh mục trong thời gian thử thách, đau ốm và yếu đuối, vì ngoài ơn Chúa nâng đỡ, gia đình và bà con anh chị em cũng đóng một vai trò quan trọng cho đời sống và sứ vụ của linh mục, vì lời cầu nguyện và đời sống gương mẫu của gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho linh mục.

C.III.1. Những hỗ trợ từ phía gia đình

C.III.1a. Khi linh mục gặp thử thách
  • Khi linh mục gặp phải những khó khăn trong công việc mục vụ hoặc trong tương quan với bề trên và anh em, gia đình vừa là người ngoài cuộc có cái nhìn khách quan, vừa là người thân cận luôn muốn điều tốt cho linh mục, sẽ có những phân tích, nhận xét và góp ý một cách chân thành cho linh mục dễ dàng hơn.
  • Không người nào có thể gần gũi, hiểu biết và cảm thông với linh mục hơn là gia đình, vì thế, linh mục cũng dễ dàng tin tưởng và đón nhận những góp ý của gia đình mình hơn.
  • Khi bị hiểu lầm, con người dễ cảm thấy chán nản, bị cám dỗ thoái chí, ù lì, muốn buông xuôi. Lúc này, gia đình là nơi để linh mục có thể giãi bày, chia sẻ để bớt căng thẳng.
  • Người thân với những lời khuyên tích cực là nguồn động viên để linh mục thêm can đảm và kiên nhẫn giải quyết vấn đề. Đôi khi, vì danh dự của gia đình, mà linh mục sẽ cố gắng sống tốt hơn, vượt lên mọi khó khăn thử thách.
    • Khi đau ốm, người ta thường cảm thấy yếu đuối và cần có người nâng đỡ, ủi an. Tuy có con chiên bổn đạo chăm sóc, nhưng linh mục cũng ngại vì giáo dân bận rộn việc gia đình, nhất là khi mình đau ốm lâu ngày. Vậy gia đình lui tới chăm sóc và động viên sẽ nâng đỡ linh mục rất nhiều.
    • Người nhà đến chăm sóc và phục vụ sẽ giúp cho linh mục nhiều thuận tiện hơn với những công việc tế nhị như vệ sinh, ăn uống, thuốc men…
    • Ngoài ra, sự gần gũi và tình cảm ruột thịt của gia đình cũng tạo cho linh mục niềm tin tưởng mình không bị bỏ rơi, không bị cô đơn.
    • Khi linh mục yếu đuối sa ngã về đời sống tình cảm và khiết tịnh, đa số người bên ngoài thường nhìn với con mắt không thiện cảm, thậm chí còn chê trách và muốn tẩy chay. Lúc khủng hoảng này, linh mục dễ bị chán nản bỏ cuộc nếu không có người thông cảm, nâng đỡ và góp ý giải quyết.
    • Gia đình, bà con, nhất là cha mẹ, với tình cảm ruột thịt, có thể có những lời khuyên bảo tốt nhất cho linh mục quyết tâm vượt qua những yếu đuối ấy.
    • Ngoài danh dự và ơn gọi cá nhân, linh mục sẽ vì danh dự gia đình mà thêm động lực vươn lên, can đảm đứng dậy khỏi vấp ngã để tiếp tục sứ vụ của mình.
C.III.1b. Khi linh mục bị đau ốm
C.III.1c. Khi linh mục yếu đuối hoặc sa ngã

 C.III.2. Những khó khăn từ phía gia đình

C.III.2a. Khi linh mục gặp thử thách
  • Nhiều khi thay vì nhận được những lời động viên khích lệ  thì linh mục có thể phải chịu những lời trách móc chê bai từ phía gia đình dễ làm cho bị tổn thương, thất vọng.
  • Một số gia đình, bà con anh chị em có đời sống không tốt khiến linh mục phải suy nghĩ, không yên tâm làm việc mục vụ được rồi dẫn đến chán nản.
  • Khi đau ốm, cô đơn và chán nản, không ai có thể gần gũi và chăm sóc linh mục tốt bằng bằng tình máu mủ ruột thịt của cha mẹ, anh chị em bà con. Nhưng nếu không được gia đình quan tâm động viên thì linh mục càng cảm thấy cô đơn hơn.
  • Khi ốm đau, bệnh tật mà gặp phải sự hờ hững lạnh nhạt, linh mục càng khổ tâm hơn về mặt tinh thần. Có khi gia đình vì ở xa nên không thể thường xuyên tới thăm nom và giúp đỡ linh mục được.
  • Nhưng người nhà của linh mục đến phục vụ, giúp đỡ trong lúc đau ốm cũng có sự khó: bị giáo dân hiểu lầm là cha chỉ muốn người nhà đến phục vụ thôi, và cảm thấy xa cách đối với cha xứ của mình.
  • Khi có giáo dân nghĩ “một người làm quan cả họ được nhờ”, sợ người nhà đến thu quén của cải của linh mục mang về, khiến gia đình và anh em họ hàng e ngại không muốn tới phục vụ.
  • Những linh mục cứ phải gia đình bà con đến phục vụ mới yên tâm thì cũng tội nghiệp cho con chiên bổn đạo phải nghĩ ngợi “khi mạnh khỏe cha phục vụ mình, mà khi đau ốm thì mình lại bỏ mặc cha!”
  • Khi đau yếu, con người dễ trở nên khó tính khó nết, việc giúp đỡ của gia đình hay bổn đạo cũng là một hy sinh và gánh nặng cho họ.
  • Linh mục cũng có khi tủi thân vì khi mạnh khỏe, ai cũng năng tới nhờ cậy, mà khi gặp khó khăn, thử thách, đau ốm thì ai cũng tránh xa, sợ vất vả liên luỵ.
  • Thay vì cảm thông chia sẻ khi linh mục yếu đuối hoặc sa ngã, gia đình bà con có thể quay ra chỉ trích làm cho linh mục càng cảm thấy tiêu cực và chán nản hơn.
  • Gia đình, bà con anh chị em cũng có khi phải nghĩ ngợi, buồn lòng vì linh mục không muốn cho gia đình biết chuyện riêng của mình sợ cha mẹ và anh em họ hàng buồn.
  • Gia đình và bà con cũng có thể xa lánh linh mục vì sợ phải liên luỵ, làm cho linh mục dễ thất vọng, bỏ cuộc vì sự xa cách đó.
C.III.2b. Khi linh mục bị đau ốm
C.III.2c. Khi linh mục yếu đuối hoặc sa ngã

Có thể có hai cảnh trái nghịch: gia đình là chỗ dựa tinh thần tốt nhất cho linh mục, nhất là những khi gặp thử thách, đau ốm hoặc yếu đuối sa ngã, nhưng gia đình cũng có thể gây ra cho linh mục những khó khăn riêng. Ngoài ơn Chúa trợ giúp, linh mục cũng rất cần lời cầu nguyện, sự cảm thông nâng đỡ và chia sẻ từ phía gia đình. Muốn được thế, linh mục cần sống tốt mối tương quan với cha mẹ, anh chị em thân thuộc. Mọi người phải ý thức rằng làm linh mục không phải để thu quén cho gia đình, nhưng là để hiến thân phụng sự Chúa và phục vụ mọi người.

Cộng đồng giáo xứ là gia đình thiêng liêng của linh mục. Nếu có được mối tương quan hài hòa giữa hai gia đình này, gia đình máu mủ và gia đình giáo xứ của linh mục thì tốt đẹp biết bao nhiêu cho đời sống và sứ vụ của linh mục trong mọi cảnh ngộ.

C.IV. Những hỗ trợ và khó khăn gia đình có thể mang lại cho linh mục trong thời gian tuổi già, hưu dưỡng, lâm chung và sau khi đã qua đời.

Kinh Thánh nói tuổi già là khôn ngoan và đáng kính trọng, nhưng đối với thời đại phát triển không ngừng về mọi phương diện khoa học kỹ thuật và cả quan niệm sống, thì người già được coi như lạc hậu và là cái thắng làm cho xã hội chậm phát triển. Linh mục khi đến tuổi già hưu, tâm hồn có thể đạt đến mức hoàn thiện của cuộc đời dâng hiến, nhưng thể xác thì trở nên già cổi và đang tiến gần về với lòng đất. Lúc tuổi già và bệnh tật đau yếu bắt đầu xuất hiện, không thể đáp ứng được cho nhu cầu phục vụ, thì uy tín linh mục có thể bắt đầu giảm, giáo dân bắt đầu chê bai, khiến ngài cảm thấy như dư thừa, người ta không cần mình nữa, vì tuổi già xế bóng, đường đi dưới thế gần cùng gần hết, và mình như đã hết thời, bị bỏ rơi, cô đơn lạc lõng trong cuộc đời, không còn phục vụ trong cộng đoàn giáo xứ nên cũng không còn được sự chăm sóc của cộng đoàn giáo xứ.

Cả cuộc đời dấn thân phục vụ không biết bao nhiêu con người, bao nhiêu giáo xứ, nhưng lúc về hưu thì hầu như không có ai đoái hoài tới người đã tận tình phục vụ họ suốt bao năm. Lúc này trở về với cuộc sống cô đơn một mình, ngài rất cần đến sự chăm sóc của mọi người, nhưng hỏi ai có thể sẵn sàng? Khi cây đèn dầu đã cạn, không còn đủ sức chiếu sáng, mấy ai còn muốn sử dụng? Phải chăng chỉ còn trông vào gia đình, con cháu ?

C.IV.1. Những hỗ trợ do gia đình, bà con cho linh mục

C.IV.1a. Trong thời gian tuổi già:
  • Nếu không có nhà hưu dưỡng chung, nơi đâu các ngài có thể đi về ngoài tổ ấm yêu thương gia đình, để cảm nhận được an toàn và bình an? «rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần» để chuẩn bị cho cuộc ra đi lần cuối.
  • Linh mục tuy sống cuộc đời dâng hiến phụng sự Thiên Chúa và tha nhân nhưng khi về già và hưu dưỡng cũng không khỏi có những hụt hẫng và cô đơn. Chính lúc này gia đình và những người thân nên đón nhận cha già với tấm lòng chân thành và yêu mến, đồng hành và khích lệ ngài, để ngài tiếp tục sứ mạng còn lại của cuộc đời dâng hiến.
  • Bệnh tật và yếu đau không thể tránh được, nếu linh mục được gia đình tận tình chăm sóc, nâng đỡ, sẻ chia những khó khăn và đau đớn của bệnh tật, thì ngài sẽ yên tâm bớt đi cảm giác cô đơn và bị bỏ rơi trong tuổi già.
  • Gia đình cần quan tâm động viên, khích lệ, cổ vũ, để cha già lạc quan tin tưởng tiếp tục hoàn thành tốt sứ vụ của mình trong những năm cuối đời.
  • Giúp đỡ, hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần, chăm sóc, thăm hỏi, thuốc thang khi ốm đau giúp cha già vơi đi nỗi đau thể xác cũng như tinh thần của tuổi già bệnh tật.
  • Tổ chức các dịp kỷ niệm như mừng kim khánh, bổn mạng… để vừa tạ ơn Chúa, tôn vinh công trạng của các ngài vừa để tỏ sự quan tâm, gần gũi của gia tộc.
  • Việc thăm nom của con cháu giúp cha già vơi bớt sự tự ti vì tuổi già vô ích, vô tích sự, là gánh nặng cho con cháu, và để cho ngài thấy được rằng ngài vẫn là chỗ dựa tinh thần cho đời sống đức tin của con cháu.
  • Việc có người thân lo cơm nước, hoặc luôn ở bên cạnh trong giai đoạn này thật là ý nghĩa, đóng vai trò như chỗ dựa giúp các ngài vui vẻ tuổi già.
  • Nhớ nhắc cha già viết và gửi gắm chúc thư cho cẩn thận. Nên gửi cho Tòa Giám mục một bản.

C.IV.1b. Trong thời gian hưu dưỡng

  • Đi lại thăm viếng, động viên, khích lệ làm cho cha già bớt cô đơn. Thăm nom, nuôi nấng, nâng đỡ, chạy thầy chạy thuốc khi đau ốm khiến cha già được an ủi nhiều.
  • Tổ chức kỷ niệm những dịp lễ tết, ngân khánh, kim khánh, chúc thọ… giúp các cha thấy tuổi già của mình còn có ích.
  • Tôn trọng và lắng nghe ý kiến cha già, mời về dâng lễ tại gia đình trong các dịp lễ cưới xin, giỗ chạp, và những việc lớn khác để tạo dịp tốt cho ngài thay đổi bầu khí, giúp tuổi già được thanh thản.
  • Quy luật tự nhiên của cuộc đời là sinh lão bệnh tử. Có sinh ra là có chết đi, thế nhưng đứng trước cái chết, cha già cũng cảm thấy hãi sợ, mặc dù đã xác tín rằng chết là cửa ngõ bước vào một đời sống mới, đời sống ngập tràn hạnh phúc cùng Thiên Chúa, Đấng mà ngài đã từng phụng sự và đặt niềm hy vọng.
  • Trước khi chia tay giã từ cuộc đời ra đi trở về với Đấng mà cả cuộc đời cha già đã dấn thân phụng sự, ngài cũng thấy bàng hoàng lo âu. Chính trong lúc này, sự hiện diện của gia đình và những người thân là nguồn động viên và khích lệ lớn lao, làm cho tâm hồn cha già được an ủi, giúp ngài đón nhận tình yêu và ân sủng của Chúa để ngang qua cái chết, ra đi trong an bình của Thiên Chúa.
  • Cùng với giáo xứ và Giáo phận, gia đình để tâm lo cho cha già được chịu các phép sau hết sốt sắng. Có con cháu bên cạnh trong giờ lâm chung khiến cha già được an ủi nhiều và giờ ra đi được bình an.
  • Có những việc muốn trăn trối lại trực tiếp cho con cháu nên sự hiện diện của gia đình lúc này sẽ là cơ hội cho cha già ủy thác những việc mà ngài chưa hoàn tất được khi còn sống.
  • Gia đình và những người thân có thể cộng tác với Giáo phận và giáo xứ cùng lo liệu tổ chức hậu sự cho cha già cách chu đáo. Nên sưu tập những tấm ảnh hoặc tài liệu quý để phát hành và làm kỷ niệm giúp tưởng nhớ để cầu nguyện cho ngài.
    • Cùng với giáo xứ và Giáo phận thực hiện di chúc, hoàn tất tâm nguyện và những việc còn dang dở hay trang trải nợ nần của cha già.
    • Nhớ ngày giỗ, xin lễ, đọc kinh cầu nguyện cho ngài.
    • Hương khói, tảo mộ hằng năm vào dịp giỗ chạp, lễ tết.
C.IV.1c. Trong thời gian lâm chung
 C.IV.1d. Thời gian sau khi qua đời

 C.IV.2. Những khó khăn do gia đình gây ra cho linh mục

C.IV.2a. Trong thời gian tuổi già:
  • Nếu vì hòan cảnh mà phải hưu tại gia, thì gia đình cũng có những thách đố của nó: dăm ba bữa thì được, nhưng dài ngày thì làm sao? Thời giờ, công sức đã thế, còn vấn đề tài chánh nữa! Khi về già hưu trí, nếu cha già không có tiền thì con cháu nghèo túng cũng khó có thể chăm sóc đầy đủ cho cuộc sống của ngài.
  • Lúc tuổi còn trẻ, linh muc ít quan tâm tới gia đình và những người thân, mà gần như chỉ biết quan tâm chăm lo đến cộng đoàn giáo dân mà thôi, nên lúc tuổi già và về hưu có thể mặc cảm với gia đình và những người thân.
  • Chính trong sự cô đơn và đau yếu, cha già lại cảm thấy hối hận về những cư xử thiếu tế nhị với gia đinh và những người thân của mình. Con cháu đôi khi sao lãng việc thăm hỏi vì ở xa hoặc mải mê làm ăn, hoặc cũng có thể vì những hoàn cảnh khó khăn về vật chất không thể chăm sóc cho cha già được đầy đủ, khiến tuổi già càng cô đơn, buồn tủi.
  • Gia đình và những người thân có thể nghĩ là cha già đã dâng mình phụng sự Chúa phục vụ Giáo hội, thì Giáo hội và cộng đoàn giáo xứ phải lo chăm sóc cho ngài khi ngài già yếu và về hưu, nên có thể bỏ bê ngài.
  • Sự già yếu bệnh tật của cha già có thể trở thành gánh nặng cho gia đình, khiến họ tỏ ra mệt mỏi khiến ngài cảm giác tủi thân, buồn phiền.
  • Nếu con cháu sống đạo còn bê bối, tương quan với người ngoài còn mâu thuẫn, thì uy tín và danh dự của cha già sẽ ảnh hưởng. Đó là nỗi niềm và gánh nặng cha già phải mang vì gia đình.
  • Tâm lý thấy mình như vô dụng, không giúp gì được cho con cháu, và thái độ “kính nhi viễn chi” của con cháu có thể gây nên khủng hoảng tinh thần cho cha già. Thường khi còn trẻ cha không chăm lo cho gia đình thì lúc về già khó được đón nhận.
  • Khi giải quyết các vấn đề nội bộ gia đình, những người trong cuộc thường muốn kéo cha già đứng về phía mình, khiến ngài cảm thấy mệt mỏi vì những bon chen thiệt hơn.
  • Người thân, một phần do làm ăn, ít có thời gian, một phần do thờ ơ, hoặc ngại ngùng mà không thăm viếng, một phần cho rằng Giáo phận lo hết mọi sự cho cha già nên mọi việc phó thác cho Giáo phận, tất cả gây lỗ hổng lớn về tinh thần và tình cảm cho cha già.
  • Những đổ vỡ, những thất bại lớn, những khó khăn trong gia đình về đời sống tình cảm, kinh tế, đạo đức đều có thể làm cha già buồn đau, trăn trở, khiến tuổi hưu thêm nặng nề.
  • Gia đình đôi khi trở nên gánh nặng, nỗi niềm khó giãi bày cũng là gốc rễ phát sinh thất vọng, chán nản cô đơn cho cha già.
  • Nơi nghỉ hưu xa cũng là một trở ngại lớn cho con cháu khi thăm viếng, chăm nom.
  • Gia đình sống đạo còn bê bối, những tranh giành thừa kế, quyền lợi lúc này sẽ khiến cha già đau khổ, lo lắng, trăn trở, làm cho giờ ra đi của ngài không bình an thanh thản.
  • Giờ lâm chung của cha già có thể là giờ gặp gỡ bình an, nhưng cũng có thể là giờ gặp gỡ bùi ngùi xót xa vì những sự chia rẽ và ganh tỵ, tranh dành trong gia đình và những người thân.
  • Khi cha già nằm xuống cũng có thể là lúc anh em họ hàng và những người thân đòi quyền lợi và gây nhiều khó khăn trong việc tổ chức tang lễ. Sự không đồng quan điểm của gia đình với Giáo phận và giáo xứ khi tổ chức tang lễ cũng là một nỗi buồn phiền lớn.
  • Dễ bị quên lãng, nếu trước đó cha ít liên hệ hoặc không đáp ứng được nhu cầu thực dụng của người thân.
  • Nếu con cháu không đồng thuận, kinh tế không khá giả thì cũng khó mà nhớ đến ngày giỗ của cha.
  • Khi cha già đã an nghỉ không biết có còn người thân nào nhớ đến ngài để cầu nguyện cho ngài không.
  • Mộ phần cha ở xa cũng là điều khó khăn cho con cháu khi muốn thăm viếng và thắp hương cầu nguyện.
  • Lo làm ăn và những bon chen ở đời khiến con cháu ít quan tâm đến cha già khi còn sống, thì cũng rất dễ quên khi ngài đã qua đời.
C.IV.2b. Trong thời gian hưu dưỡng
C.IV.2c. Trong thời gian lâm chung
C.IV.2d. Trong thời gian sau khi qua đời

Trên đây chỉ phác họa đôi nét về cái được và cái chưa được của cuộc đời linh mục, giúp ứng sinh có cái nhìn căn bản để biết cách sống thế nào với gia đình và những người thân trong cuộc đời dâng hiến đang đi; đồng thời cũng có cái nhìn đúng đắn về vai trò của gia đình và những người thân trong đời sống dâng hiến của mình, từ đó can đảm và an tâm tiếp bước trên con đường dâng hiến để phụng vụ Chúa và tha nhân trong nhiệt tình và yêu thương.

Bài đọc thêm

TỔ ẤM HOÀNG HÔN

Nhiều Giáo phận có nhà hưu dưỡng tại Giáo phận, ngay trong khu vực Tòa Giám mục hoặc một nơi riêng biệt, cho các linh mục lớn tuổi hoặc bệnh hoạn không còn làm việc được nữa sống những ngày cuối đời, chờ đợi Chúa gọi về. Nhưng cũng có những Giáo phận chưa có nhà hưu dưỡng dành riêng cho linh mục và để các linh mục tự lo liệu lấy. Có những Giáo phận có nhà hưu dưỡng, nhưng để các linh mục được tự do hưu ở nhà hưu của giáo phận hay ở đâu có thể tiếp nhận họ, hoặc ở với bà con cháu chắt.

Phần đông nhà hưu dưỡng giáo phận yêu cầu các cha hưu phải đóng góp bằng cách dâng lễ, nhưng chế độ chăm sóc không rõ ràng và chu đáo, tiêu chuẩn cấp dưỡng thấp và quá chặt chẽ. Các cha già và bệnh tật thường phải theo chế độ ăn kiêng, hoặc do thời tiết và bệnh hoạn không ăn được những thứ dọn ra, nhưng người phục vụ không có điều kiện để thay thế, khiến các ngài phải chịu thiếu thốn, đói khát, tủi thân, đâm ra tiếc nuối, hụt hẫng…, nhất là các vị lúc đương làm việc có những điều kiện sống cao và thoải mái hơn: cực trước sướng sau thì sướng hơn, nhưng sướng trước cực sau thì cái cực càng nặng nề! Đây cũng là một lý do khiến các cha già ngại hưu ở nhà hưu chung.

Tại một số giáo phận, khi một cha hưu chết, giáo phận sẽ cho hòm chôn, còn các chi phí dịp an táng thì gia đình phải chịu. Do đó, nếu không còn gia đình hoặc gia đình quá nghèo, cha già phải dè sẻn dành dụm trước cho khoản này, không dám cả ăn uống thuốc men khi còn thấy chịu đựng được. Ngược lại, có một ít cha để dành và di chúc lại cả tiền xe cộ và ăn uống cho các bổn đạo cũ đi đưa đám mình!

Ngoài ra, do điều kiện tuổi tác và sức khỏe, có những vị cần được chăm sóc đặc biệt (dìu dắt, nâng lên đỡ xuống, lau chùi, đấm bóp và vệ sinh thân thể), mà nhân viên nhà hưu dưỡng không thể đảm đang nổi. Các vị có bà con cháu chắt có điều kiện kinh tế và thời gian thì đến ở với để chăm sóc. Các vị không có bà con cháu chắt thì phải bỏ tiền ra thuê người đến ở phục vụ. Nhưng gặp vị nghèo khó chẳng có gì để bồi dưỡng hay thuê người giúp, chỉ trông vào “người đi qua kẻ đi lại” thì thật đáng thương. Nhân viên phục vụ ít, lại nhiều công việc, nên chỉ dành cho các vị hưu dưỡng sự phục vụ theo tiêu chuẩn chung và theo lượt. Từ hoàn cảnh này, nhiều vị rất tội nghiệp là từ thân thể và phòng ở của các vị xông mùi hôi hám. Có vị vì phải nằm lâu một bề nên bị lỡ loét đau đớn lắm. Đó cũng là một lý do nữa khiến các cha ngại về nhà hưu chung. Và đã có vị chết ở trong phòng chẳng ai hay, và cũng chẳng biết chúc thư để ở đâu. Vì thế Giáo Hội khôn ngoan yêu cầu mỗi linh mục phải viết và để một bản chúc thư ở Tòa Giám Mục.

Xin đừng sa thải con lúc tuổi đà xế bóng,

Chớ bỏ rơi con khi sức lực suy tàn.

Cả khi con già nua tóc bạc,

Lạy Thiên Chúa, xin đừng bỏ rơi con,

Để con tường thuật quyền năng của Chúa

Cho thế hệ này được rõ,

Và dũng lực của Ngài, cho thế hệ mai sau được hay.[420]

Nhưng trường hợp những vị có con cháu hay thuê người tới ở lại chăm sóc lại nảy sinh vấn đề khác: thường nhà hưu chỉ dành cho mỗi cha hưu một phòng khép kín với các công trình phụ cần thiết. Nay người giúp cũng ở và làm mọi sự trong đó, suốt ngày đêm; và nếu đó lại là người nữ thì rất bất tiện, khó coi và có khi nguy hiểm nữa. Linh mục đi tu, tận hiến đời mình cho Chúa, cho Giáo Hội và các linh hồn, nhưng linh mục vẫn không thôi là con người. Nhiều người trêu nhau: “trâu già mà sừng không già” hay “già chưa đều.” Gương vua Salomon vào cuối đời cũng là một bài học nhắc nhở quý báu.

Do những hoàn cảnh ấy, có một số linh mục không đủ tinh thần từ bỏ và phó thác như thân phận Chúa Giêsu “con chim có tổ, con chồn có hang, Con Người không nơi tựa đầu”, mà lại có đôi chút phương tiện nên phòng xa thủ lại một số tiền hay xây dựng nhà cửa để hưu sau này. Từ đó sinh ra keo kiệt và quá đòi hỏi giáo dân trong vấn đề lễ lạy, bí tích và phân biệt đối xử, trọng giàu khinh nghèo! Chủ chăn mà làm khó dễ quá cho giáo dân trong vấn đề lãnh nhận các bí tích sẽ gây nên một hậu quả ngược lại rất tai hại, là đẩy họ ra khỏi Giáo Hội… Những người làm như thế phải nghĩ đến lúc phải trả lẽ nặng với lương tâm thức tỉnh của mình và với Chúa. Có những vị “dại” xây nhà tại nơi mình phục vụ, gây nhiều phiền phức cho người kế nhiệm và giáo dân, và cuối cùng cũng chẳng được ở! Những vị “khôn hơn” đầu tư xây nhà cửa cho ông bà cố và dành những căn phòng tiện nghi cho mình hưu sau này.

Qua những bất tiện đó, có những Giáo phận đưa ra các biện pháp: Không cho hưu tại giáo xứ đã làm việc; ai hưu  tại nhà hưu dưỡng giáo phận thì giáo phận đài thọ phần lớn và cha hưu dâng một số ý lễ; còn ai hưu tại nhà riêng thì phải tự túc hoàn toàn. Có một giáo phận kia xin được Tòa Thánh và vận động giáo dân trong và ngoài nước lập nên một quỷ hưu khá lớn do một Ủy ban đặc trách làm lợi thêm. Giáo phận ấy đã đài thọ trọn gói cho các cha hưu tại nhà hưu của giáo phận, và đài thọ hai triệu đồng cho các cha hưu tại trụ sở của giáo phận gốc, còn tất cả các cha đang làm mục vụ được giúp khám sức khỏe tổng quát hằng năm, và ai bị bệnh được giúp tới mức tối đa ba mươi triệu.

Nếu tất cả các giáo phận đặc biệt quan tâm, học hỏi lẫn nhau và giúp nhau tổ chức những nhà hưu dưỡng thật hẳn hoi, để chăm lo tốt cho các cha sau thời gian phục vụ đầy công lao vất vả, không những phần vật chất, mà nhất là phần tinh thần. Các cha hưu sống thành cộng đồng huynh đệ trong vui tươi, an bình, hạnh phúc, tin yêu, tín thác cho Chúa và Giáo Hội, nêu gương cho đàn em, và cũng là hậu phương cầu nguyện cho đàn em trên cánh đồng truyền giáo và dưỡng giáo. Còn các linh mục đang làm mục vụ cũng được an tâm về tương lai tuổi già của mình, chẳng cần suy tính phòng xa tích trử gì cả, một mực hết lòng cống hiến cho đoàn chiên, và có thể góp phần với giáo phận trong việc xây dựng, trang bị và bảo trì nhà hưu dưỡng chung. Được vậy thì siêu nhiên và tốt đẹp biết bao!

Nhưng đối với các nhà hưu dưỡng chung cho các cha như thế, xin đề nghị các vị hữu trách liệu làm sao có đủ nhân viên phục vụ được huấn luyện thích hợp và cũng có phương tiện cần thiết để đáp ứng kịp thời cho các vị đau yếu cần chăm sóc đặc biệt. Có như thế, các cha sắp hưu được an tâm và vui vẻ đi hưu, nêu gương sáng cho đàn em đi sau. Ngoài ra, trong trường hợp không thể có đủ nhân viên phục vụ như thế, mà có những cha thực sự cần thiết được phục vụ đặc biệt riêng, xin thiết kế thế nào để kế cận phòng cha hưu có một phòng nhỏ với những công trình phụ tối thiểu cho người giúp ở và sinh hoạt, chứ không ở chung và dùng chung phòng với cha hưu.

Nhưng trong tất cả những trạng huống tế nhị này, chớ gì chúng ta hướng về Mẹ Maria. Mẹ đã hiến dâng Con Mẹ bằng lòng ưng thuận đầu tiên với mầu nhiệm Nhập Thể. Và trong suốt cuộc sống, Mẹ vẫn tiếp tục hiến dâng Chúa Giêsu. Mẹ đã trao phó Ngài trong tay ông Simêon ngày dâng Chúa vào Đền Thánh. Mẹ đã hiến dâng khi Ngài rời bỏ gia đình để bắt đầu sứ vụ công khai. Và trên tất cả, Mẹ đã hiến dâng Ngài trên thập giá vì phần rỗi nhân loại. Trong khoảnh khắc đáng sợ ấy, Chúa Kitô cũng trao ban và đặt Mẹ Ngài trong sự chăm sóc của Giáo Hội, qua con người của người môn đệ yêu dấu.

Sau cùng, chớ gì lòng nhân hậu của Giáo Hội còn quan tâm đặc biệt đến những người này nữa trong các viện dưỡng lão của Giáo Hội. Đó là cha mẹ của một số linh mục gặp hoàn cảnh già cả neo đơn, không ai chăm sóc. Các anh em linh mục ấy có thể gửi gắm cha mẹ hầu được yên tâm phục vụ các linh hồn, trở nên linh mục nhiệt thành hơn, hoàn toàn sống vì đoàn chiên. Nếu được vậy thì tốt đẹp biết bao, vì bao nhiêu năm trước cha mẹ họ đã trao họ cho Giáo Hội, và bây giờ họ lại được đặt cha mẹ mình trong vòng tay chăm sóc của Giáo Hội. Trong lãnh vực này, Giáo Hội cũng nên lưu tâm đến hoàn cảnh, tình cảm và những trăn trở không thể tránh được của các linh mục là con một hay con trai duy nhất trong gia đình. Cầu mong cho họ “một lần đã quảng đại thì được quảng đại cho đến cùng”. Nữ Vương ban sự bình an, xin cầu cho chúng con. Amen.

C.V. Những gì linh mục nên làm và không nên làm cho gia đình, nhất là ông bà cố, cũng như con cái bảo trợ và linh tông.         

Thiên Chúa dựng nên con người, Ngài phú bẩm cho họ con tim để yêu thương chia sẻ với tha nhân. Vì thế, cuộc sống của con người không thể không có các mối tương quan, đặc biệt nơi người linh mục, các mối tương quan đó càng đòi hỏi sâu đậm hơn: Tương quan mật thiết với Thiên Chúa là Cha, Đấng tuyển chọn và mời gọi cha làm chứng cho Ngài; tương quan với tha nhân để cùng nhau sống lời mời gọi nên thánh. Linh mục cần phải thăng hoa các mối tương quan này. Chúng ta sẽ trình bày những điều linh mục nên làm và không nên làm cho những người thân trong gia đình huyết tộc cũng như gia đình linh tông.

C.V.1. Đối với gia đình bà con, đặc biệt là ông bà cố

C.V.1a. Những điều nên làm
  • Là thành viên của gia đình, linh mục cũng có nghĩa vụ quan tâm đến anh chị em, bà con và đặc biệt là ông bà cố, người đã sinh thành dưỡng dục mình. Đây là những người đã giúp đỡ, động viên và dưỡng nuôi ơn gọi linh mục của mình, nên linh mục cần có lòng biết ơn, trân trọng và giữ tình giao hảo, dâng lời cầu nguyện cho mọi người trong gia đình, qua kinh nguyện và nhất là trong thánh lễ hàng ngày.
  • Linh mục phải là người con hiếu thảo đối với cha mẹ bằng việc quan tâm chăm sóc các ngài cả về tinh thần lẫn vật chất trong phạm vi có thể: Linh mục kiên định theo đuổi ơn gọi bằng đời sống đạo đức, thánh thiện để trở nên món quà tinh thần cho cha mẹ.
  • Về vật chất: Linh mục là một người con trong gia đình nên có bổn phận như các người con khác, cũng phải chăm lo cho cha mẹ khi cha mẹ bệnh tật, già yếu hoặc những nhu cầu cần thiết, trong điều kiện có thể của mình.
  • Nên thu xếp công việc về thăm viếng, động viên mọi người trong gia đình vào các dịp đặc biệt.
  • Cầu nguyện cho ông bà cố và mọi người trong gia đình. Khi trong gia đình có người thân qua đời, linh mục về yên ủi chia buồn cùng gia đình, cũng như dâng thánh lễ cầu nguyện cho người mới qua đời, cách riêng ông bà cố.
  • Có thể phụ cấp nuôi dưỡng và chăm sóc ông bà cố khi cần thiết: thăm hỏi và tặng quà vào những dịp lễ tết hay những ngày đặc biệt.
  • Vâng phục các ngài với tất cả lòng yêu thương, kính trọng và hiếu thảo. Giữ tôn ti trật tự trong gia quyến, kính trên nhường dưới, xưng hô đúng vai vế đối với những người trong gia đình và họ hàng. Thông cảm với ông bà cố, vì các ngài có thể là những người xưa và không được học hành nhiều.
  • Thăm hỏi những vị tiền bối và xin ý kiến của các ngài. Có thế lắng nghe các ngài nhận định phê bình, đánh giá với niềm kính trọng sâu xa, tuy các vị đó không được học nhiều như mình, nhưng kinh nghiệm đời thì chắc chắn các vị đó hơn mình.
  • Nếu nhà con một, có thể nuôi dưỡng ông bà cố ở giáo xứ của mình. Tuy nhiên, việc này rất tế nhị, thực sự cần thiết thì hãy làm cách đó, và đừng để các ngài can thiệp vào công việc của giáo xứ.
  • Khuyên dạy, chia sẻ, động viên một cách có trách nhiệm với người thân và gia đình về đời sống đức tin và luân lý.
  • Làm gương cho mọi người, nhất là con cháu trong gia đình về lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Khi có dịp thuận tiện, nên về thăm cha mẹ và những người thân.
  • Nâng đỡ và giúp đỡ không những về mặt tinh thân mà về cả vật chất nữa, nhất là những lúc khó khăn, đau yếu. Linh mục cũng phải trân trọng sự giúp đỡ từ phía gia đình về vật chất lẫn tinh thần.
  • Linh mục phải trở nên dấu chỉ, trung gian hòa giải các mối bất hòa trong gia đình; đồng thời hướng dẫn mọi người sống các giá trị Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội.
  • Linh mục động viên, khuyến khích con cháu trong việc học hỏi giáo lý và văn hóa; trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình. Nên mời gia đình, họ hàng và cha mẹ tới thăm giáo xứ trong những dịp thuận tiện.
  • Cần cân nhắc lựa chọn mức thang giá trị mỗi khi có chuyện liên can đến giáo xứ và gia đình. Linh mục giữ thế trung lập giữa gia đình, họ hàng với cha xứ và giáo xứ quê hương.
  • Linh mục không nên để cha mẹ quá thiếu thốn khi có điều kiện chăm lo, nhưng không nên dùng của cải vật chất của nhà xứ nơi mình được ủy thác trông coi để làm giàu cho gia đình.
  • Không áp đặt ý kiến của mình cho ông bà cố và gia đình, nên nhớ bổn phận làm con và là một thành viên trong gia đình.
  • Không thường xuyên về nhà hay quá lo lắng cho gia đình, vì như thế dễ làm cho người khác nói mình chỉ chăm lo cho gia đình mà bỏ bê công việc của Giáo Hội. Nhưng không vì thế mà thờ ơ không màng gì đến gia đình và người thân.
  • Không nên sống cách trưởng giả, coi thường người thân và những người ít học trong gia đình và họ hàng, tự phụ mình là linh mục học rộng biết nhiều để lên lớp, dạy đời… Nếu có muốn khuyên răn hay chỉ bảo thì cũng cần khéo léo, tôn trọng cách đúng mực.
  • Không nên vội vàng phê bình, chỉ trích hoặc can thiệp quá sâu vào những vấn đề nội bộ của gia đình và họ hàng, nhưng cũng không nên thờ ơ với những việc đại sự của gia đình.
  • Không nên thu cóp những thứ người ta giúp đỡ cho việc mục vụ mang về nhà làm của riêng. Tránh tình trạng “một người làm quan cả họ được nhờ” mà phụ cấp quá nhiều cho ông bà cố cũng như mọi người trong gia đình.
  • Không nên lo lắng quan tâm đến gia đình cách thái quá mà bê trễ việc mục vụ giáo xứ, cũng như không được để gia đình của mình can dự vào những công việc của giáo xứ mình coi sóc.
  • Không nên cho người thân vay tiền của giáo xứ và cẩn trọng trong việc cho vay tiền của cá nhân mình.
  • Linh mục có bổn phận giúp đỡ các mầm non ơn gọi nam cũng như nữ, ít là trong nhiệm sở mình coi sóc. Noi gương Chúa Giêsu trong việc tuyển chọn và huấn luyện các mầm non ơn gọi.
  • Làm cho gia đình linh tông có những mối dây liên hệ và hiệp thông tốt lành giúp ích cho sự thăng tiến ơn gọi.
  • Cư xử đúng vai trò một người cha để con cái tin tưởng bày tỏ xu hướng, tâm tình cách chân thành và cởi mở. Tận tình hướng dẫn con cái để họ có thể chọn đúng con đường mà Thiên Chúa muốn họ đi.
  • Tìm hiểu hoàn cảnh và môi trường giáo dục để ngăn chặn những nguy hại và phát triển những ưu điểm cho con cái về ơn gọi.
  • Tạo sự gần gũi với gia đình của con cái và dạy họ biết quí trọng bố mẹ và gia đình của họ. Nên thăm gia đình họ trong những dịp cần thiết để khích lệ động viên gia đình cùng chăm lo ơn gọi cho con cái.
  • Đối xử bình đẳng và trong sáng trong lời nói và việc làm với những con cái đã tin tưởng nhận mình, nhất là đối với các con gái.
  • Vì là chỗ dựa tinh thần cho con cái nên linh mục cần sống gương mẫu, có đức tin vững vàng, nhiệt tâm với các linh hồn, vui vẻ lạc quan, nỗ lực trau dồi kiến thức, thể hiện lòng can đảm và trung thành với Chúa và Giáo hội.
  • Có thể góp phần vào việc chu cấp một phần vật chất cho con cái bảo trợ để chúng có đủ điều kiện được học hành và tu tập: nhiều con em giáo dân nghèo bị thất học, mà càng thất học càng nghèo đói và bị thua thiệt đủ điều. Có nhiều con em có đủ trí khôn và rất hiếu học, lại có những em muốn dâng mình cho Chúa để phục vụ các linh hồn sau này, nhưng vì nhà nghèo không đi học nổi nên đành chịu.
  • Hướng dẫn, động viên để giúp họ tiến lên trên con đường nhân đức. Tạo sự gần gũi, tin tưởng, nhất là tạo môi trường thuận lợi cho con cái học tập và thăng tiến trên con đường thiêng liêng. Phân tích đời sống ơn gọi cách chân thực và đa diện để các em hiểu biết và sống đời sống ơn gọi cách tốt hơn.
  • Sống đời sống trong sáng với các con cái mình. Luôn đồng hành và động viên con cái, nhất là trong những lúc khó khăn, khủng hoảng, đặc biệt là cảm thông và tập đi vào suy nghĩ của họ để hiểu họ và định hướng cho họ cách đúng đắn hơn.
  • Trợ cấp vật chất vừa đủ để khích lệ con cái thăng tiến tri thức và đời tu. Tập cho các em có ý thức trách nhiệm lương tâm: mình đã được giúp đỡ mà nên người nên việc, thì sau này khi đến lượt mình cũng phải cố gắng giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Người này giúp người khác, rồi người khác lại giúp người khác nữa, cứ như thế mà nhân rộng mãi ra, biết đâu chừng sẽ có một hiệu quả lớn lao.
  • Cầu nguyện và có những chỉ dẫn kịp thời để giúp con cái tìm ra thánh ý Chúa để tiếp tục dấn thân. Nếu có những dấu hiệu đi lạc xa mục đích thì cần có những ngăn chặn, hướng dẫn kịp thời.
  • Nên làm gương sáng cho những người mà mình nhận bảo trợ ơn gọi. Ý thức rằng đời sống của mình ảnh hưởng rất lớn tới đời sống ơn gọi của con cái.
  • Không để tình cảm làm ảnh hưởng đến ơn gọi và bổn phận mục vụ của mình; cũng đừng để tình cảm của mình bị thiên lệch khiến có sự so bì ảnh hưởng đến mối hiệp nhất trong gia đình.
  • Không nên dùng tiền để chiêu mộ ơn gọi hoặc chiều chuộng con cái bằng cách cho tiền thoải mái, so bì với con cái cha khác.
  • Không nên nhận quá nhiều con khi không thể chu toàn bổn phận. Cũng không nên lợi dụng gia đình của con cái bảo trợ để mưu cầu lợi ích riêng: để con nuôi cha thay vì cha nuôi con!
  • Không nên chỉ nuôi con nhằm mục đích giúp mình mà không tính đến việc đào tạo họ để họ có cơ hội tiến lên. Không nên giao quá nhiều việc cho con cái trong khi chúng cần thời gian để học riêng.
  • Không nên tạo tinh thần cục bộ cho con cái, hoặc kỳ vọng, đòi hỏi quá để gây áp lực nặng nề cho con cái.
  • Không nên giúp đỡ quá mức cần thiết những người mình bảo trợ, khiến họ lầm tưởng đi tu là để được hưởng thụ giàu sang.
  • Không nên ép họ phải đi tu hay tuyệt đối phải vâng lời đi đúng con đường mình vạch ra. Không nên buồn phiền thất vọng và coi thường những người mình bảo trợ nếu họ không tiếp tục con đường tu trì.
  • Không nên lợi dụng lòng tốt và thiện chí của họ để biến họ thành những người giúp việc, sai khiến họ làm một số công việc cho lợi ích cá nhân mình.
  • Không nên có những quan tâm thái quá, những thái độ, tiếp xúc quá thân mật, nhất là đối với các con gái; nhớ rằng mọi mối tương quan khác giới đều có tính cách phái tính.
  • Không nên phân tích đời sống tu trì một cách phiến diện và cho các em biết những điều tiêu cực, những khoảng tối trong Giáo Hội kẻo các em nản chí dấn thân.
  • Không nên làm gương xấu hay có những lời nói và hành động không có tính cách làm gương sáng. Tránh kiểu nói lưỡng nghĩa, gây hiểu lầm và ảnh hưởng không tốt sau này.
  • Không nên coi việc giáo dục con cái bảo trợ là của Chủng việnh hay của Nhà dòng, mà cha đỡ đầu phải có trách nhiệm và bổn phận cộng tác với các nhà đào tạo.
C.V.1b. Những điều không nên làm

C.V.2. Đối với con cái bảo trợ

C.V.2a. Những điều nên làm
C.V.2b. Những điều không nên làm

C.V.3. Đối với anh chị em linh tông

C.V.3a. Những điều nên làm
  • Cầu nguyện chung cho nhau trong bước đường thánh hiến và chia sẻ nâng đỡ nhau với một tình cảm trong sáng. Chúc mừng và tặng quà nhau trong những dịp đặc biệt.
  • Khi có việc của gia đình, mọi người nên có trách nhiệm chung. Tìm dịp để cộng tác, làm việc chung với nhau, nối kết với anh chị em của mình, nhưng tránh tinh thần cục bộ và phe cánh.
  • Thăm gia đình nhau vào dịp đặc biệt, hay thỉnh thoảng tổ chức cùng nhau đi tham quan hay hành hương để tạo sự hiệp thông sâu xa giữa các thành viên.
  • Nêu gương sáng bằng đời sống linh mục đích thực ngày càng trở nên giống Chúa Kitô để cùng nhau thăng tiến và phát triển Giáo Hội.
  • Đoàn kết yêu thương nhau, cộng tác với nhau trong việc chu toàn sứ vụ. Học hỏi kiến thức và kinh nghiệm sống của các anh chị đi trước. Hướng dẫn, chia sẻ và đồng hành với các em đi sau. Góp ý xây dựng cho nhau mỗi khi có dịp thuận tiện, đặc biệt là qua cha cố.
  • Đối với người lớn tuổi, người đi trước cần kính trọng, vì họ là những người có kinh nghiệm trong đời sống tu trì. Với những người lớp sau cần có thái độ tôn trọng và bảo ban như người anh người chị đi trước, như người hướng dẫn có kinh nghiệm và trách nhiệm.
  • Sống khiêm nhường, cởi mở, cảm thông và giúp đỡ. Cần thăm viếng nhau khi đau yếu bệnh tật và khó khăn về mặt tinh thần cũng như vật chất.
  • Chia sẻ cho nhau những khó khăn thường gặp trong việc mục vụ để động viên khích lệ nhau thực thi tốt sứ vụ Chúa và Giáo hội trao phó.
  • Cầu nguyện, chia sẻ và trợ lực nhau trong bước đường ơn gọi. Coi nhau như những người anh chị em ruột.
    • Không nên để những tình cảm cá nhân, đặc biệt tình cảm khác giới làm ảnh hưởng đến ơn gọi của mỗi người.
  • Không vì anh chị em linh tông mà bè cánh làm ảnh hưởng, gây chia rẽ, gây gương mù gương xấu trong giáo phận, giáo xứ và dòng tu.
    • Không nên bàn tán quá đến đời tư và gia đình của nhau, hoặc ghen tị nói xấu nhau hay có thái độ coi thường và khích bác nhau.
    • Không nên tặng quà vật chất quá thường xuyên với những món quà có giá trị lớn, hoặc tổ chức hội họp, tiệc tùng quá nhiều gây tốn kém và gương xấu cho người khác.
    • Đối với chị em trẻ tuổi không nên suồng sã trong cách ăn nói cũng như cư xử. Không nên tiếp xúc riêng tư quá nhiều và chia sẻ những chuyện có hại cho ơn gọi.
    • Không nên có tinh thần cục bộ, chỉ lo cho anh chị em của mình mà không có trách nhiệm chung.
C.V.3b. Những điều không nên làm

Trong cuộc sống, mỗi người đều có kinh nghiệm về các mối tương quan. Chúa Giêsu, con người hoàn hảo, là mẫu mực trong các mối tương quan. Là hình ảnh sống động của Chúa Giêsu tại trần gian, linh mục hãy theo sát Ngài trên mọi nẻo đường, trong mọi hành động và lời nói. Như Chúa Giêsu luôn sống cho Chúa Cha, trong sự tuân phục Đức Mẹ và Thánh Giuse, linh mục được mời gọi tận hiến hoàn toàn cho Chúa và công việc của Ngài, nhưng không quên bổn phận với những người thân trong gia đình huyết tộc cũng như linh tông.

Thật vậy, tương quan hai chiều: hàng dọc với Thiên Chúa và hàng ngang với con người, đặc biệt với cha mẹ, anh chị em thân thuộc là một đòi hỏi của Tin Mừng (x. Mt 15,4-6). Dự phóng và ước mơ bao giờ cũng nhiều và đẹp. Chớ gì mỗi người theo đuổi cho đến cùng những ước mơ và dự phóng tương lai của mình. Xin Chúa tiếp tục cho đến hoàn thành tốt đẹp những gì Ngài đã khởi sự với chúng ta và cho chúng ta.

 

 

CHƯƠNG BA

LINH MỤC GIÁO PHẬN VƯỢT LÊN KHỦNG HOẢNG VÀ TÁI ĐỊNH HƯỚNG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ ƠN GỌI

  “Nhưng kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi. Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Chúa Giêsu, để sự sống của Chúa Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng tôi… Quả thật, chúng tôi biết rằng Đấng đã làm cho Chúa Giêsu chỗi dậy cũng sẽ làm cho chúng tôi được chỗi dậy với Chúa Giêsu…cho nên chúng tôi không chán nản. Trái lại, dù con người bên ngoài của chúng tôi có tiêu hao đi, thì con người bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới. Thật vậy, một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời.” [421]

A

NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT

Cuộc đời nào cũng có ánh sáng và bóng tối; cũng tương tự khi nói về đời sống và sứ vụ linh mục. Chẳng có vinh quang này đến vinh quang khác như một số Chủng sinh kỳ vọng trong ngày chịu chức đâu! Người ta thường quan niệm “càng tu càng đắc đạo”, càng hoàn hảo, nhưng trong thực tế, ứng sinh lẫn linh mục đều cảm nhận và phải khiêm tốn nhìn nhận rằng có nhiều cái nơi bản thân không còn được như thuở ban đầu, khi mới được chính thức nhận vào chủng viện.

Có thể nói mỗi người gặp thấy mình đang từng bước tiến tới những thời khắc quyết định dứt khoát cho trọn cả cuộc đời và sứ vụ ơn gọi của mình qua việc tiến tới chịu chức linh mục. Những người có trách nhiệm và cả cộng đồng Dân Chúa đều để ý xem xét đánh giá ứng sinh có thích hợp để làm linh mục không. Mỗi ứng sinh lại cũng có những nỗi riêng tư, những đắn đo cân nhắc khác nữa để quyết định. Tuy nhiên, ai cũng rút ra được những lợi ích là bước sang từng giai đoạn mới cần có những hoạch định mới; những người có “các khủng hoảng” nhìn lại để tái định hướng con đường, còn những người không có hay chưa “có vấn đề” sẽ nhìn thấy trước những gì có thể xảy ra để lên kế hoạch ứng phó hữu hiệu và thành công.

Chúng ta có thể nhận thấy nhiều khi khủng khoảng bắt đầu rất sớm ngay sau khi trở thành linh mục. Và đó là lời cảnh báo cho chủng sinh khi đang tiến dần lên chức linh mục. Đức Tổng Giám Mục Orlando B. Quevedo (Philippines) nhận xét rằng ngay sau khi thụ phong, nhiều linh mục trẻ đã bỏ cầu nguyện, Sách Nhật Tụng, Nguyện Gẫm, xét mình hàng ngày và lần chuỗi Mân Côi. Ngài buồn rầu kết luận: “linh mục trẻ bỏ cầu nguyện và những sùng kính đạo đức là những cái đã giúp ngài giữ được ơn gọi sống động trong chủng viện, và cũng chính những thứ đó sẽ còn giúp ngài bền đỗ trong chức vụ linh mục khi sống giữa đời.”

Chúng ta không thể không biết đến tình cảnh này của con người và của Hội Thánh… và cũng không thể khám phá thấy hết được những hình thức khác nhau của cơn “khủng hoảng” mà các linh mục ngày nay đang phải chịu đựng: thiếu vâng lời và khó nghèo, lơ là việc linh hướng và xưng tội (luôn luôn sẵn đó nhưng họ không dùng), không ưu tiên cho đời sống cầu nguyện, thiếu tương quan thân mật với Giám mục và linh mục đoàn, thiếu liên đới và hợp tác làm việc chung, nhưng chỉ thích thi hành sứ vụ cách cá nhân, thiếu tín nhiệm và tin tưởng lẫn nhau, quá tự tin, kiêu căng, lười biếng, có vấn đề về tình cảm và đức trong sạch, thiếu trách nhiệm bản thân trong việc tự đào tạo và phát triển đời sống thiêng liêng. Chúng ta cũng có thể thấy điều đó trong phân tích chẩn đoán của ĐTC Biển Đức XVI về những nguồn cội của cuộc khủng hoảng: các thủ tục chọn lựa không thích đáng các linh mục tương lai, việc đào tạo không đầy đủ trong nhiều lãnh vực, khuynh hướng ưu đãi hàng giáo sĩ của xã hội và những khuôn mặt quyền bính khác[422]

Trong “Chỉ Nam về sứ vụ và đời sống linh mục 1994”, Bộ Giáo Sĩ cũng mô tả những yếu tố nản lòng này: “thói quen đơn điệu, căng thẳng thể xác vì quá nhiều việc, mệt mỏi tâm lý gây nên do đấu tranh chống lại hiểu lầm và định kiến.” Và Bộ đề nghị giải pháp: “cần phải đưa ra vài lời khuyên cho một chương trình đào tạo thường xuyên thích hợp có thể giúp các linh mục sống ơn gọi của mình cách vui tươi và có trách nhiệm.” Thật thế, nhiều trường hợp ngay trong bổ nhiệm đầu tiên có thể đã có căng thẳng với cha sở, với môi trường mới, những con người xa lạ chưa hề quen biết, tập quán, văn hóa và lối sống của họ, cùng với cái bất định của đời sống sứ vụ: được sai đến nơi mình không muốn, ở với người mình không ưa và làm việc mình không thích.

Áp lực của công việc, kỳ vọng của dân chúng và Bề Trên lắm khi cũng làm cho linh mục trẻ kiệt quệ. Nhiều việc ngài phải làm mà lúc ở Chủng viện chẳng ai dạy cho cả. Sự cô đơn, sự thiếu khích lệ và nâng đỡ từ dân chúng, từ Bề Trên và anh em linh mục khiến linh mục trẻ dễ dàng cảm thấy cô độc, chán nản và thất vọng dẫn đến việc đi tìm cảm thông và an ủi. Những yếu đuối bản thân, những giới hạn và vấn đề không được giải quyết thỏa đáng ở trong chủng viện, để rồi sau khi chịu chức xuất hiện mạnh hơn trước kia, vì chúng đã không được trực diện và xử lý cách thích hợp trong những năm đào tạo, vì thiếu linh hướng thích hợp hay một lối lãnh đạo ức chế khiến chịu đựng “nín thở qua sông” hay “giả dại qua ải” để rồi nay như “chim sổ lồng.”

Trong một tình huống như vậy, vị linh mục trẻ cảm thấy đơn độc hơn khi còn ở trong chủng viện, và khó tìm được một vị linh hướng thích hợp hay một linh mục bạn tín cẩn để có thể cởi mở trọn vẹn với. Tất cả những gì bị dồn nén trong quá khứ bây giờ nổ tung ra. Và xem ra chẳng ai thấu hiểu, trợ lực, giúp đỡ… về phía đáng phải có; trái lại từ phía khác vẫn có ai đó thấu hiểu, cảm thông, giúp đỡ… và thường là một bàn tay mềm mại, một tiếng nói dịu dàng, một tâm hồn mẫn cảm và quảng đại, một ý muốn ân cần sẻ chia… để rồi lắm khi vấn đề và rắc rối bắt đầu từ chỗ đó: khi buồn phiền, cô đơn, thường người ta dễ sa ngã về tình cảm giới tính.

Linh mục giáo phận, năng thể hay hiện thể, chỉ có thể giải quyết được các xung đột nội tâm này khi đặt Chúa Giêsu làm trung tâm cuộc sống, tình cảm và hoạt động của mình, đồng thời sống mật thiết với Chúa Giêsu, để Ngài được lớn lên trong mình và mình nhỏ đi trong Ngài; hay nói cách khác để con người trần tục nhỏ dần đi và con người thiêng liêng được lớn dần lên mãi trong mọi mối tương quan nhân loại của mình. Trước khi nói về Chúa Giêsu và mang Chúa Giêsu đến cho người khác, linh mục phải ở thật mật thiết nên một với Chúa Giêsu, có Chúa Giêsu, nói với Chúa Giêsu và lắng nghe Chúa Giêsu, như thánh Phaolô nói: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi nữa, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).

Vì thế, sau tuần tĩnh tâm Mùa Chay năm 2010 với đề tài “Thiên Chúa và Hội Thánh dạy về ơn gọi linh mục”, ĐTC Biển Đức XVI kêu gọi phải tái khám phá sứ vụ linh mục: “Tự bản thân con người là không hoàn hảo, con người cần phải có tương giao. Tư duy của con người không thể phản ánh được mọi thực tại. Con người cần phải lắng nghe, lắng nghe người khác, đặc biệt là Người Khác – với chữ Khác viết hoa – tức Thiên Chúa. Chỉ như vậy, con người mới có thể nhận biết chính mình, mới trở thành chính mình.[423]

Cần có sự “lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương, “về cả hai phía, nhất là về phía có thẩm quyền. Các Hội Nghị về ơn gọi luôn kêu mời các thẩm quyền và ban đào tạo xem xét lại cách thức đào tạo của mình, cũng như các ứng sinh phải ý thức tự đào tạo chính mình, làm sao cho đôi bên cùng nhau tích cực hợp tác với ơn Chúa mới đạt được kết quả mong muốn.

B

LỜI CHÚA MỜI GỌI VƯỢT LÊN KHỦNG HOẢNG VÀ TÁI ĐỊNH HƯỚNG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ

Thiên Chúa luôn đổi mới lời mời gọi của Ngài qua từng biến cố của cuộc sống, thì chúng ta cũng phải đổi mới lời đáp trả của mình sao cho phù hợp với từng lời mời gọi mới đó của Chúa. Lời Chúa nói với 7 giáo đoàn trong sách Khải Huyền chương 2 và 3 mời gọi chúng ta, là những linh mục hiện thể hay năng thể, xem xét lại căn tính của mình:

·        Với Ê-phê-xô:

Ta biết các việc ngươi làm, nỗi vất vả và lòng kiên nhẫn của ngươi; Ta biết ngươi không thể chịu đựng kẻ ác… Ngươi có lòng kiên nhẫn và đã chịu khổ vì danh Ta mà không mệt mỏi. Nhưng Ta trách ngươi điều này: ngươi đã để mất tình yêu thuở ban đầu. Vậy hãy nhớ lại xem ngươi đã từ đâu rơi xuống, hãy hối cải và làm những việc ngươi đã làm thuở ban đầu. Bằng không, Ta sẽ đến với ngươi, và Ta sẽ đem cây đèn của ngươi ra khỏi chỗ của nó, nếu ngươi không hối cải.

·        Với Xi-miếc-na:

Ta biết nỗi gian truân, và cảnh nghèo khó của ngươi… Đừng sợ các nỗi đau khổ ngươi sắp phải chịu: này ma quỷ sắp tống một số người trong các ngươi vào ngục để thử thách các ngươi; các ngươi sẽ phải lâm cảnh gian truân… Hãy trung thành cho đến chết, và Ta sẽ ban cho ngươi triều thiên sự sống.

·        Với Péc-ga-mô:

Ta biết ngươi ở đâu: ở nơi đặt ngai của Xa-tan. Nhưng ngươi gắn bó với danh Ta và không chối bỏ lòng tin vào Ta… Vậy hãy hối cải; bằng không, Ta đến với ngươi ngay tức khắc và sẽ dùng lưỡi gươm từ miệng Ta mà giao chiến…

·        Với Thy-a-ti-ra:

Ta biết các việc ngươi làm, biết đức ái, đức tin, công việc phục vụ và lòng kiên nhẫn của ngươi; Ta cũng biết rằng những việc của ngươi bây giờ thì nhiều hơn trước kia. Nhưng Ta trách ngươi điều này… Tất cả các Hội Thánh sẽ biết rằng Ta là Đấng dò thấu lòng dạ, và Ta sẽ tuỳ theo việc các ngươi làm mà thưởng phạt mỗi người. Nhưng cái gì các ngươi đang có, hãy nắm chắc cho tới khi Ta đến.

·        Với Xác-đê:

Ta biết các việc ngươi làm, biết ngươi được tiếng là đang sống, mà thực ra đã chết. Hãy tỉnh thức! Hãy củng cố chút sức còn lại đang suy tàn, vì Ta nhận thấy các việc của ngươi không được hoàn hảo trước mặt Thiên Chúa của Ta. Vậy hãy nhớ lại: ngươi đã lãnh nhận và nghe Lời Chúa thế nào; hãy tuân giữ và hối cải! Vậy nếu ngươi không tỉnh thức, thì Ta sẽ đến như kẻ trộm, ngươi chẳng biết giờ nào Ta sẽ đến bắt chợt ngươi.

·        Với Phi-la-đen-phi-a:

Ta biết các việc ngươi làm: này Ta để một cửa mở trước mặt ngươi, không ai có thể đóng lại được, bởi vì tuy ngươi ít thế lực, ngươi cũng đã giữ lời Ta và đã không chối bỏ danh Ta… Vì ngươi đã giữ lời Ta dạy phải kiên nhẫn chịu đựng, nên Ta cũng giữ gìn ngươi cho khỏi giờ thử thách sắp xảy đến trên toàn cõi địa cầu để thử thách những người sống trên mặt đất. Chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến; cái gì ngươi đang có, hãy nắm chắc, đừng để ai lấy mất triều thiên dành cho ngươi.

·        Với Lao-đi-ki-a:

Ta biết các việc ngươi làm: ngươi chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi! Nhưng vì ngươi hâm hẩm, chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta… Phần Ta, mọi kẻ Ta yêu mến, thì Ta răn bảo dạy dỗ. Vậy hãy nhiệt thành và hối cải ăn năn! Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta.

Chúa không chỉ khiển trách những người sai lỗi, mà Ngài còn khiển trách nặng hơn những người giữ gìn nghiêm nhặt lề luật nhưng tự mãn với chính mình và coi khinh kẻ khác. Linh mục được chọn lên từ giữa loài người và vẫn không thôi là con người nên cần phải khiêm tốn trong khi phụng sự Thiên Chúa và đưa dẫn con người đến với Thiên Chúa bằng cách phục vụ họ, như Chúa Giêsu đến không phải để được hầu hạ nhưng để phục vụ và hiến ban mạng sống cho loài người được cứu độ.

Linh mục phải luôn ý thức tình trạng được “biệt ra”, được chọn lên từ giữa loài người để sống giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian mà là thuộc về Thiên Chúa, với sứ mệnh tiếp tục công việc của Chúa Kitô, đồng thời làm cho Ngài được nhận biết và yêu mến, qua các công việc rao giảng Tin Mừng, giáo huấn, cử hành Thánh lễ và các bí tích chữa lành tâm hồn, hoạt động bác ái và công lý, dưới sự hướng dẫn và tác động của ơn Chúa Thánh Thần, nghĩa là trong ba chức năng của sứ vụ của linh mục là rao giảng, thánh hóa và lãnh đạo Dân Chúa. Hãy luôn nhớ lời căn dặn của thánh Gioan Tông đồ thánh sử: “Anh em phải coi chừng để khỏi đánh mất những gì anh em đã làm được, nhưng để lãnh được đầy đủ phần thưởng.”[424]

C

CÁC KHỦNG HOẢNG CÓ THỂ XẢY RA  TRONG ĐỜI SỐNG SỨ VỤ LINH MỤC GIÁO PHẬN

“Chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn tìm thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”[425]

C.1. Các cơn khủng hoảng có thể

Chúng ta có thể nói rằng khủng hoảng là một hiện tượng đặc trưng cho nhân loại qua dòng những thập kỷ này. Ngày nay người ta nói đến khủng hoảng năng lượng (dầu mõ, khí đốt), khủng hoảng chính trị (thay đổi quyền lực đột ngột và cực đoan), khủng hoảng sinh thái (giảm thiểu tầng ozone và quả địa cầu nóng lên), khủng hoảng kinh tế (nạn lạm phát và thất nghiệp), khủng hoảng đạo đức (áp đặt một nền đạo đức là kết quả những cuộc thăm dò đại đa số), khủng hoảng đức tin (những gì che đậy đàng sau sinh hoạt tôn giáo), khủng hoảng lãnh đạo (thiếu năng lực, phẩm chất, nhất là thiếu sự đồng nhất trong lời nói việc làm và cuộc sống), khủng hoảng ơn gọi (thiếu ơn gọi giáo sĩ, tu sĩ và sự không ổn định của giới trẻ), khủng hoảng đời tu (sự tàn lụi của các Dòng lớn và những cộng đoàn đặc sủng cá biệt, cùng sự phát sinh những phong trào tông đồ mới), khủng hoảng căn tính linh mục (gương xấu lạm dụng ở nhiều nơi), v.v…

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng các khủng hoảng cũng là một dữ kiện sinh tồn. Có khủng hoảng tất nhiên đòi hỏi phải có những kế sách giải quyết: chúng ta phải mở ra với thế giới đang đổi thay, nhưng phải tránh cơn cám dỗ khuôn đúc theo thế giới này, đồng thời phải chuyển tải cái nhân Phúc Âm đến cho một thế giới đang thực sự cần nó. Cái nhân Phúc Âm này không phải là một giáo thuyết mà là một con người: Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu độ và là Thầy duy nhất của chúng ta. Đặt trọng tâm nơi Chúa Giêsu, “vẫn là một hôm qua, hôm nay và mãi mãi[426] là cách thế duy nhất để vượt lên khủng hoảng, tái định hướng đời sống và sứ vụ ơn gọi của mình hầu trở nên môn đệ đích thực.

Có thể nói ý niệm “mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời” của sách Giảng Viên cũng nói lên chiều kích tích cực của các cơn khủng hoảng trong cuộc đời con người:

“Một thời để chào đời, một thời để lìa thế ;
một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây ;
một thời để giết chết, một thời để chữa lành ;
một thời để phá đổ, một thời để xây dựng ;
một thời để khóc lóc, một thời để vui cười ;
một thời để than van, một thời để múa nhảy ;
một thời để quăng đá, một thời để lượm đá ;
một thời để ôm hôn, một thời để tránh hôn ;
một thời để kiếm tìm, một thời để đánh mất ;
một thời để giữ lại, một thời để vất đi ;
một thời để xé rách, một thời để vá khâu ;
một thời để làm thinh, một thời để lên tiếng ;
một thời để yêu thương, một thời để thù ghét ;
một thời để gây chiến, một thời để làm hoà.”
[427]

Chúng ta nói qua một số khủng hoảng liên quan gần gũi với đời sống ơn gọi và sứ vụ của chúng ta:

C.1a. Khủng hoảng tự nhiên về thể lý và sinh lý

Thông thường cứ 7 năm một lần, tất cả mọi tế bào trong cơ thể đều được thay thế để tăng trưởng. Vấn đề sinh lý cũng thế qua từng giai đoạn của tuổi đời, các tuyến nội tiết và các loại hooc-môn cũng phát sinh và bị kích thích trong lãnh vực tình cảm tính dục thông thường tự nhiên: Ai dạy cho khỉ biết leo cây? mà người đời hay ví von “trong lòng không có biển mà vẫn có sóng.”  Ngày nay trẻ trưởng thành sinh học sớm hơn và có những lúc không nhận ra những cơn sóng nguy hiểm, mà cứ coi thường đứng xem… (Đường êm quá ta đi mà quên ngó, đến khi hay gai nhọn đã vào thấu xương!) đến khi nhận ra nguy hiểm thật sự mà sợ chạy trốn cũng không còn kịp nữa !!! Sóng sẽ vùi dập… Vì thế Chúa Giêsu căn dặn “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn để khỏi sa chước cám dỗ, tinh thần thì nhẹ nhàng chóng vánh, nhưng xác thịt lại nặng nề yếu đuối…”[428]

C.1b. Khủng hoảng đức tin

Thế giới hôm nay đang chối bỏ Thiên Chúa nhưng lại đang cần đến Thiên Chúa nhất. Cái thế lưỡng nan đó gây nên khủng hoảng đức tin. Nhiều khi có sự chênh lệch đáng buồn giữa giáo thuyết và đời sống thực hành tôn giáo, ảnh hưởng những tư tưởng thần học cấp tiến, hoặc những trào lưu tư tưởng dân chủ tự do thế tục và những đợt sống mới đã gây nên những cuộc khủng hoảng đức tin, nhất là nơi giới trẻ. Tình trạng đau khổ và bất công trong xã hội, và cả trong Giáo Hội nữa, cũng mang lại cái may mắn và cái nguy hiểm cho đức tin. May mắn là những thử thách đau khổ có thể kéo con người đến gần Thiên Chúa, vì không còn có thể tin tưởng cậy trông bám víu vào ai ngoài Chúa:

Âu là Thánh Ý Chúa Trời
Giúp con lột bỏ một đời bơ vơ
Còn ai ngoài Chúa mà mơ
Cuối đường Chúa đứng đợi chờ đỡ nâng
Chúa ôi! Thôi thật “xin vâng”
Cạn tàu ráo máng xin dâng cho Ngài.

Tuổi đời đâu kể ngắn dài,

Miễn là đầy ắp miệt mài mến yêu.

Nhưng mối nguy hiểm là những thử thách đau khổ cũng có thể đẩy con người xa Ngài, vì không lý giải được những đau khổ bất công bản thân cũng như những người vô tội phải gánh chịu, những nghịch lý và ngôn hành bất nhất trong Giáo Hội và do người của Giáo Hội, điều mà Chúa Giêsu đã ân cần cảnh báo các môn đệ: “Vậy, những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ; nhưng đừng theo hành động của họ vì họ nói mà không làm.[429]  Trong trạng huống này, chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện của ông Gióp và lời ông Gióp: “Chúng ta đã đón nhận điều lành từ bàn tay Thiên Chúa, còn điều dữ lại không biết đón nhận cũng từ bàn tay Ngài sao? Vậy, “ngày gặp vận may đừng quên ngày bất hạnh, và ngày gặp bất hạnh đừng quên đi vận may” và ông không để môi miệng thốt ra lời tội lỗi (G 2,10). Thánh Grêgôriô Cả Giáo Hoàng khuyến cáo “ai nhận ơn lành mà không canh phòng thử thách mà cứ tự mãn tự kiêu sẽ có ngày té nhào, còn ai bị thử thách nghiền nát mà lấy những ơn lành đã lãnh nhận làm nguồn an ủi thì gánh nặng thử thách sẽ nhẹ hơn, không đến đỗi thất vọng ê chề và tâm hồn mất bình an.[430]

Chúa Giêsu đã nói với Phêrô: “Ma quỉ đòi sàng các con như sàng gạo, và Thầy đã cầu nguyện cho con khỏi vấp ngã; nhưng khi chỗi dậy, con hãy củng cố đức tin của anh em con.” Mỗi người chúng ta có bổn phận củng cố đức tin cho nhau, và nhất là cho những người yếu hơn chúng ta mà chúng ta hiện có trách nhiệm hay sẽ được giao phó cho chúng ta sau này. ĐTC Phaolô VI nói rằng người thời nay nghe theo các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ nghe theo các thầy dạy thì bởi vì các thầy dạy đó là những chứng nhân (x. Paul VI, Tông huấn Loan Báo Tin Mừng,  số 41).

Bức thư ngắn sau đây của ông G. Banner gửi cho một giáo sĩ đáng cho chúng ta suy nghĩ: “Thưa cha, tôi muốn thấy một bài giảng, hơn là nghe một bài giảng mỗi ngày. Tôi muốn cha cùng đi với tôi, chứ không chỉ đường cho tôi mà thôi. Con mắt là một học trò giỏi và thông minh hơn lỗ tai. Lời khuyên thâm thúy vẫn khó hiểu, nhưng gương mẫu ăn ở bao giờ cũng rõ ràng. Tốt hơn hết là cha thực hành điều cha tin đi, vì ai cũng thấy việc lành cha thực hiện. Nếu tôi thấy cha làm, tôi có thể tập làm theo rất nhanh chóng. Những bài của cha có lẽ rất khôn ngoan, xác đáng và hấp dẫn, nhưng tôi muốn học tập đương lúc xem cha thực hành. Vì tôi có thể hiểu sai lời giảng của cha, nhưng tôi không bao giờ hiểu sai cách làm việc và cách cư xử của cha. Kính chào cha, G. Banner.”[431] Quả thật lời nói lung lay gương bày lôi kéo. Những lời này cũng cảnh tỉnh chúng ta, nhất là những ai có trách nhiệm và thẩm quyền trên kẻ khác.

Thật là một hồng ân cao cả Thiên Chúa ban cho thời đại chúng ta, đó là việc ĐTC Biển Đức XVI mở Năm Đức Tin (11/10/2012-24/11/2013) bởi Tông Thư “Cánh Cửa Đức Tin” (Porta Fidei) ban hành ngày 17/10/2011, nhằm giúp khám phá lại hành trình đức tin trước cuộc khủng hoảng đức tin hiện nay. Trong buổi lễ khai mạc Năm Đức Tin ngày 11/10/2012 tại Rôma, cũng là dịp kỷ niệm đúng 50 năm khai mạc Công đồng chung Vaticanô II, và 20 năm công bố Sách Giáo Lý Công Giáo, ĐTC nhắc lại lời của ĐGH Phaolô VI nói về Đức Tin đã linh hoạt Công Đồng: “Tuy Công Đồng không đích thị bàn về đức tin, nhưng Công Đồng nói về đức tin trong mỗi trang, nhìn nhận đặc tính chủ yếu và siêu nhiên của đức tin, giả thiết đức tin phải toàn vẹn và mạnh mẽ, và kiến tạo các đạo lý của mình trên đức tin chân chính, có nguồn mạch là Chúa Kitô và qua trung gian của Huấn quyền Hội Thánh” (Giáo lý buổi tiếp kiến chung ngày 8/3/1967).

Với Năm Đức Tin, chúng ta nhìn cuộc khủng hoảng đức tin ngày nay với một tinh thần lạc quan và hy vọng. ĐTC Biển Đức XVI nói trong bài giảng lễ khai mạc rằngrất tiếc là chúng ta thấy nó xảy ra hằng ngày chung quanh chúng ta. Đó là một sự trống rỗng đang lan tràn. Nhưng chính kinh nghiệm sa mạc từ sự trống rỗng ấy, chúng ta có thể tái khám phá niềm vui đức tin, tầm quan trọng sinh tử của đức tin đối với chúng ta. Trong sa mạc, người ta khám phá giá trị của những gì là thiết yếu để sống; cũng thế trong thế giới ngày nay có vô số những dấu chỉ, thường được diễn tả trong một hình thức mặc nhiên hoặc tiêu cực, về sự khao khát Thiên Chúa, về ý nghĩa tối hậu của cuộc sống. Và trong sa mạc, đặc biệt cần những người có đức tin, qua chính cuộc sống của họ, chỉ cho chúng ta con đường về Đất Hứa và giữ vững niềm hy vọng. Đức tin được sống thực mở rộng tâm hồn cho Ơn Thánh Chúa, là Đấng giải thoát khỏi thái độ bi quan. Ngày nay hơn bao giờ hết, rao giảng Tin Mừng có nghĩa là làm chứng một cuộc sống mới, được Thiên Chúa biến đổi và chỉ đường.”[432]

Chúng ta phải nhìn cuộc khủng hoảng đức tin theo viễn ảnh đó và cầu nguyện cùng với thánh Phêrô “lạy Chúa, con tin nhưng xin Chúa tăng cường thêm đức tin cho con,” như ĐTGM Fisichella giới thiệu: “Năm Đức Tin trước hết nhằm mục đích nâng đỡ đức tin của các tín hữu, là những người trong các thử thách hằng ngày, không ngừng can đảm và tin tưởng phó thác đời mình cho Chúa Giêsu. Chứng từ quý báu của họ, dù âm thầm không gây tiếng vang ồn ào nhưng giúp cho Giáo Hội có thể hiện diện trong thế giới ngày nay, như Giáo Hội đã làm trong quá khứ, khi được nâng đỡ bởi sức mạnh của đức tin và nhiệt tâm…”[433]

Nếu mỗi thành viên Giáo Hội thực sự sống Năm Đức Tin, nỗ lực đào sâu, hiểu đúng và thực thi đúng các văn kiện của Công đồng Vaticanô II và sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, thì cùng với ơn Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ vượt lên được khủng hoảng và chiếu toả đức tin một cách sống động và hữu hiệu.

C.1c. Khủng hoảng trong các tương quan

C.1c.1) Khủng hoảng quyền bính

Khủng hoảng đức tin kèm theo khủng hoảng quyền bính: “Hãy nghe lời họ nói, nhưng đừng bắt chước việc họ làm”; “họ chất gánh nặng lên vai kẻ khác còn họ không giơ ngón tay lay thử”; “họ giết chết các con mà tưởng là làm vinh danh Chúa”… Người Việt Nam bị trị thách thức: “Làm quan hãy xét cho dân, không tin ngài xuống ngài mần ngài coi.” Tình trạng này dẫn đến tình trạng vâng mà không phục, bằng mặt mà không bằng lòng.

Giáo Hội được Chúa Kitô thiết lập trên nền tảng các tông đồ, được tuyên xưng là công giáo, thánh thiện và tông truyền. Mọi quyền bính đều phát xuất từ Thiên Chúa nên sứ vụ giảng dạy, thánh hóa và điều khiển Dân Chúa của Giáo Hội dựa trên thần quyền: “Phêrô, Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16,19). Quyền này cũng được chuyển cho các tông đồ khác, và định chế do quyết định này cũng mở rộng đến mọi Giám mục trong Hội Thánh.[434]

Quyền bính Giáo Hội có tính cách tập trung từ trên xuống dưới và sự vâng phục cũng có tính cách tuyệt đối. Tuy nhiên, nền tư pháp và kỷ luật của Giáo Hội không chỉ có tính biện pháp chế tài, mà còn nhằm biến đổi, sửa chữa và đào tạo nên tốt, tin tưởng vào lòng nhân hậu của Chúa rằng mỗi vị thánh đều có một quá khứ và mỗi tội nhân đều có một tương lai, như ĐGH Alexander nói: “Bản chất con người là lầm lỗi và bản chất Thiên Chúa là tha thứ.”

Cái thần quyền tuyệt đối từ trên xuống dưới đó đã tạo nên sự “vâng lời tối mặt” suốt bao nhiều thế kỷ. Cuộc canh tân của Công Đồng Vaticanô II mở ra con đường vâng phục đối thoại và trưởng thành, nghĩa là khi truyền xuống mệnh lệnh, Bề trên cho phép và lắng nghe bề dưới đối thoại, trình bày mọi lý do, quan điểm và lập trường, kể cả có khi ngược lại ý Bề trên, Bề trên cũng nhẫn nại giải thích, thuyết phục, và cùng bề dưới cầu nguyện để tìm ý Chúa… Nhưng lời nói cuối cùng vẫn luôn luôn là của Bề trên. Và dù quyết định cuối cùng đó có nghịch lại ước vọng của bề dưới, thì bề dưới cũng sẽ vâng phục với tinh thần đức tin và siêu nhiên, vì cảm thấy thỏa mãn được nhu cầu được nói, được trình bày, được giải thích, được biện hộ, được lắng nghe…

Thế nhưng tâm thức con người thời đại vẫn không ngừng tiến hóa và phát triển theo hướng tự do thế tục và chủ nghĩa cá nhân, nên chúng ta thấy trong thế giới, trong Giáo Hội hoàn vũ cũng như tại Việt Nam thời gian qua có những hiểu lầm và thái quá, thể hiện nơi các phát biểu và tranh cãi thiếu kính trọng trên các phương tiện truyền thông, gây tổn thương và xúc phạm đau lòng làm suy giảm uy tín và chứng tá Tin Mừng của Giáo Hội, do cái nhìn và quan điểm chính trị [thoả hiệp, đối thoại bằng mọi giá, đối thoại chứ không đối đầu, hợp tác quốc doanh…].

Dĩ nhiên bên nào cũng có cái lý chủ quan của mình, muốn xây dựng và bảo vệ Giáo Hội theo cách nhìn cách nghĩ phiến diện và một chiều của mình, mà không thấy được những thiếu sót khách quan có thể gây nguy hại rất lớn. Chính ĐTC Biển Đức XVI, trong thư gửi Giáo Hội Ái Nhĩ Lan, đã than phiền về “một sự bận tâm không đúng chỗ cho thanh danh của Giáo Hội và một ưu tư mang tính lạm dụng nhằm bảo vệ tiếng tăm của Giáo Hội khỏi những vụ tai tiếng, để tránh những gương xấu,” thậm chí vì vậy mà có những điều nói không đúng sự thật và bất công, khiến có những bức xúc mạo phạm, nhất là trên các trang mạng internet, dễ bị kế hoạch của Thần Dữ lợi dụng, mà không ai chịu cố gắng trả lời nghiêm túc câu hỏi của Chúa Cứu Thế: “Tinh thần nào đang xúi đẩy các con?”[435]

Chính TGM Diarmuid Martin, giáo phận Dublin, Ái Nhĩ Lan, đã thẳng thắn và mạnh bạo nói rằng cuộc khủng hoảng sâu xa nhất của Giáo Hội là sự đánh mất đức tin: nhiều lãnh đạo Giáo Hội đã sai sót sâu xa trong các bổn phận mục tử của mình; hơn thế nữa, còn tỏ ra kiêu căng và sính quyền bính, cách hành động nghịch lại sứ điệp Tin Mừng làm tín hữu xa lánh. Những sai sót và lạm dụng đó làm cho Giáo Hội mất đi uy tín xã hội và sự đáng tin cậy của mình… Khả năng giải quyết vấn đề là trở lại với câu hỏi nền tảng “Chúa Giêsu là Ai?” Nhiều người ở nhiều lứa tuổi không còn biết thực sự Chúa Giêsu là ai. Chúng ta không tạo nên căn tính của Chúa Giêsu, nhưng chúng ta lại làm tổn hại tính toàn vẹn của mầu nhiệm Giêsu. Chỉ có việc tái khám phá lời mời gọi theo Ngài của Chúa Giêsu cho chúng ta tìm được chỗ đứng của mình, bằng cách trở lại với các chân lý không thay đổi của đức tin..”[436]

Cha Lombardi, phát ngôn viên của Tòa Thánh đã cho biết Đức Thánh Cha đã nhiều lần nói rằng những nguy hiểm và các cám dỗ nghiêm trọng nhất đối với Hội Thánh ở ngay trong lòng Hội Thánh. Trong những thời kỳ khó khăn, như những thời kỳ chúng ta đang trải qua, thì những căng thẳng từ bên ngoài đưa vào tạo điều kiện cho những căng thẳng bên trong nổi lên, góp phần vào việc gieo rắc thêm hỗn loạn và bất ổn… Trong giai đoạn xung khắc và ngờ vực nầy, thế giới đang chờ đợi nơi các Kitô hữu một chứng từ về sự hoà thuận nẩy sinh từ cuộc gặp gỡ của họ với Chúa Kitô phục sinh, là căn nguyên sự tương trợ của họ, để xã hội nầy cũng tìm thấy được con đường đúng đắn cho tương lai.[437]

Để đạt được điều đó, ĐTC Biển Đức XVI dạy “Mọi tín hữu đều được mời gọi… củng cố các mối liên hệ hiệp thông giữa họ và thực hiện một sự hoán cải cá nhân và cộng đoàn liên lỉ… vì bổn phận truyền giáo không phải là cách mạng hóa thế giới, nhưng là biến đổi thế giới, múc lấy sức mạnh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng triệu mời chúng ta đến bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể[438]

Khi nói ở Nhà Thờ Lớn Hà Nội, cũng như khi trả lời hãng thông tấn “Các Giáo Hội Á châu”, Đức Cha Phó Chủ tịch HĐGMVN, Giuse Nguyễn Chí Linh, nói rằng ngày nay các Giám Mục đã có thể nghe được tiếng nói của dân Chúa. Nhờ truyền thông thời đại mới và internet, cũng như trình độ văn hóa của giáo dân cao hơn, họ có thể theo dõi thời sự, biết nhiều tin tức về Giáo hội, họ có thể bày tỏ ý kiến một cách dễ dàng hơn, tiếng nói của giáo dân và các lời tuyên bố của họ có thể được nghe thấy, và các nhà lãnh đạo của bất cứ tổ chức nào, xã hội cũng như Giáo hội, phải lắng nghe và lắng nghe một cách chăm chú hơn.[439] Điều đó đúng, nhưng phải nói trong sự kính trọng, đúng sự thật, đúng người, đúng việc và đúng nơi, thì mới có tính cách xây dựng tích cực, chứ ngược lại là tai hại và có thể đắc tội, vì không phải bất cứ sự thật nào cũng tốt để nói ra bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào và bất cứ với ai.

Nhưng để việc đó được thực hiện tốt, thì cả hai phía, lãnh đạo Giáo Hội cũng như giáo dân, đều phải có một quyết tâm chung là trung thành với Chúa và nỗ lực nên thánh, như ĐTC Biển Đức XVI, trong sứ điệp ngày 4/8/2010 do ĐHY Bertone chuyển đến Đại hội Hiệp sĩ Colombo tại Washington DC, đã nói rằng “đối diện với những tấn công bất công và vô căn cứ nhằm vào Giáo Hội và các lãnh đạo Giáo Hội thì câu trả lời hiệu quả nhất là lòng trung thành lớn lao hơn với Chúa Kitô và Lời Chúa, cùng với quyết tâm hơn để theo đuổi sự thánh thiện và gia tăng dấn thấn cho đức ái trong sự thật về phía tất cả các tín hữu.[440]

Ai cũng thấy rằng tình trạng này cần phải được thay đổi, thay đổi về phía trên cũng như về phía dưới. Nếu mà trên và dưới có thể xích lại gần nhau, nghe nhau, hiểu nhau, vượt lên được những khác biệt và khó khăn cá nhân để cùng tìm một mẫu số chung là vì Chúa, vì Giáo Hội và vì các linh hồn thì không việc gì mà không giải quyết thỏa đáng được cả. Nhưng nhiều khi việc đối thoại không dễ và thật khó mà thấy được rằng phải bắt đầu thay đổi từ chính bản thân mình, về phía các lãnh đạo cũng như về phía giáo dân và những người cấp dưới. Và phải biết thay đổi trước khi bị bó buộc phải thay đổi, sợ e quá muộn đi chăng, vì nếu không thay đổi được lập trường của một người thì “người ta” sẽ tìm cách thay đổi (thay thế) con người đó, ít ra là làm vô hiệu hóa ảnh hưởng của con người đó.[441] Tuy nhiên, lời Chúa trong thư thứ hai của thánh Gioan Tông đồ thánh sử là một cái phanh cần thiết cho chúng ta: “Phàm ai đi quá xa và không ở lại trong giáo huấn của Chúa Kitô, thì người ấy không có Chúa Cha và Chúa Con.[442]

Lời tuyên bố của các Giám mục Nam Phi cho chúng ta thêm một chỉ dẫn: “Khi giải thích những dấu chỉ thời đại và phân tích Thánh ý Chúa dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh, thì những bất đồng có thể nẩy sinh ngay cả giữa các giám mục. Điều nầy đòi hỏi lòng bao dung và sự nhạy bén… Chúng tôi tin tưởng rằng các vị lãnh đạo Giáo Hội, dù là Giáo Triều Rôma hoặc các Giám mục địa phương của một quốc gia, là những người liêm chính luôn cố gắng trung thành với Phúc Âm, mặc cho tính yếu đuối mỏng dòn nhân loại và trong một số trường hợp ngoại lệ, còn có cả những sai sót nhân loại lớn lao… thì chắc chắn thỉnh thoảng những căng thẳng có thể xảy ra. Trong trường hợp như vậy, chủ yếu phải tiếp tục bàn bạc một cách khiêm nhường… Chúng tôi mời gọi tất cả các tín hữu Công giáo cũng dũng cảm như thế trong việc ủng hộ giáo huấn tín lý, xã hội và luân lý của Giáo Hội. Làm như vậy là một phần cốt yếu của sứ mạng rao giảng Phúc Âm của Giáo Hội để làm thay đổi xã hội.”[443]

Chúng ta phải thực sự trở về nguồn Phúc Âm của Chúa Giêsu để có một cái nhìn đúng đắn về quyền bính của Chúa Giêsu, Đấng đã phán “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em”[444] và cùng nhau sửa chữa lại tệ hại thần thánh hoá quyền bính, vì do sự thần thánh hóa đó mà nảy sinh lối sống và tương quan lệch lạc, bất cập hoặc thái quá dẫn đến lạm dụng quyền bính. Ngày nay có nhiều sự kiện khiến cả hai phía bớt dần cái nhìn thần thánh hóa ấy: Giáo Hội Mỹ đã phải chi ra hơn 2  tỷ đôla bồi thường thiệt hại do một số linh mục gây nên trong các vụ án lạm dụng tình dục. ĐHY Bernard Law đã mất chức TGM Boston vì bao che những vụ lạm dụng của các linh mục dưới quyền. Giáo Phận San Diego là giáo phận thứ 5 của Mỹ phải khai phá sản để tránh những vụ kiện liên quan đến lạm dụng tình dục của các giáo sỹ. Giáo Phận Orange có đông tín hữu Việt Nam cũng phải chi 100 triệu để bồi thường, nhưng rồi ngày 6 tháng 9 năm 2007, tòa án lại đòi GM Tod Brown và GM Hồi Hưu Norman McFarland ra trả lời tiếp về những cáo buộc liên quan.

Về vấn đề này, Giáo Hội đã quá đau khổ thiệt hại và ĐTC đã khẩn khỏan xin các nạn nhân tha thứ và hứa sẽ làm đủ mọi cách  để bảo đảm rằng tội ác sẽ không tái phạm nữa,[445] chẳng hạn qua Thư luân lưu của Bộ Giáo lý Đức Tin, ban hành ngày 03 tháng Năm 2011 để giúp các Hội đồng Giám mục trong việc soạn thảo Bản Hướng dẫn giải quyết các trường hợp giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Thế mà ngày 12/11/2012, Thủ tướng Australia Julia Gillard, do áp lực từ các nghị sỹ, đã chính thức công bố mở cuộc điều tra trên phạm vi toàn quốc về tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em, mà trước đó cảnh Australia khẳng định Giáo Hội đã che giấu các bằng chứng về nạn lạm dụng tình dục trẻ em của các linh mục.[446] Ngoài ra, hình ảnh của những linh mục, giám mục làm tay sai cho Cộng Sản Ba Lan trước đây cũng đã bị bạch hóa cho thấy quan niệm thần thánh hóa ấy là một quan niệm và lối sống đạo không trưởng thành.[447]

Mới đây, Bộ Tu Sĩ ban hành Huấn thị “Phục Vụ Quyền Bính và Vâng Phục[448] coi đức vâng lời là một hành trình cùng tìm kiếm Chúa và ý Chúa, nghe Lời Chúa và trở nên ý thức đối với ý định tình yêu của Chúa. Văn kiện khuyên vâng lời cách thanh thản và vì đức tin, đồng thời cũng cống hiến và liên kết các chỉ dẫn cho việc thực thi quyền bính như mời người ta lắng nghe, ủng hộ đối thoại, chia sẻ, đồng trách nhiệm, đối xử đầy lòng thương xót… Huấn thị này nói với Bề trên hơn là với bề dưới, khi đề cập đến phẩm chất và các điều kiện để Bề trên có thể thi hành tốt nhiệm vụ, như có khả năng tinh thần và khả năng hiểu biết tương ứng với thời đại, đời sống nội tâm sâu xa dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, nghĩa là mỗi người tham gia vào công cuộc lãnh đạo, dù ở cấp độ nào, đều phải nỗ lực canh tân, điều chỉnh bản thân mình cho phù hợp với các tiêu chí lãnh đạo, khiến bề dưới có thể vâng lời cách dễ dàng hơn.

Có một điều không phải là không xảy ra trong mối tương quan này là đôi khi người trên cũng mắc phải lầm lỗi nào đó đối với kẻ dưới. Tôi có kinh nghiệm và xác tín rằng trong trường hợp đó, lời xin lỗi của người trên có tác dụng rất mạnh đối với người dưới, nhưng liệu có mấy bề trên dám xin lỗi bề dưới?! Tôi cũng nhận thấy rằng việc làm ai phải xấu hổ trước tập thể, dù với mục đích gì (sửa lỗi hay trừng phạt) đều nguy hiểm, vì “xấu quá hóa giận, giận quá hóa thù”: làm tổn thương thể diện và thanh danh của bề dưới là việc phải tránh, huống gì là làm mất thể diện và thanh danh của Bề trên. Tuy nhiên, lắm khi chúng ta đừng đòi hỏi người khác, nhất là Bề trên, một lời xin lỗi rõ ràng, song hãy bằng lòng với một thái độ thân thiện làm hòa hoặc một bù đắp nào đó của họ, coi như đó là cách xin lỗi và lời xin lỗi của họ vậy. Cần phải có một tinh thần đức tin sâu xa và lòng khiêm nhường thực sự luôn qui hướng về Chúa là trung tâm tất cả để giúp nhau vượt lên khủng hoảng này.[449]

C.1c.2) Khủng hoảng tình cảm

Sách Diễm Ca nói rằng: “Tình yêu mãnh liệt như tử thần, cơn đam mê dữ dội như âm phủ. Lửa tình là ngọn lửa bùng cháy, một ngọn lửa thần thiêng. Nước lũ không dập tắt nổi tình yêu, sóng cồn chẳng tài nào vùi lấp.”[450] Những hấp dẫn, khao khát tự nhiên của tình yêu con người dễ bộc lộ mãnh liệt hơn nữa như một thứ bù trừ khi gặp đau khổ, buồn phiền, oan ức, chán nản, tuyệt vọng, vì mọi thân xác đều có tính dục và mọi tương quan đều có tính cách phái tính.

Có một dữ kiện tâm sinh lý cần phải được quan tâm đến ngày nay là sự hấp dẫn tính dục. Có sức hấp dẫn tính dục hay bị hấp dẫn tính dục đều là nguy hiểm đối với một con người, dù là người bình thường hay là người ngay chính và cả người tu hành, coi chừng kẻo bị tấn công. Chúng ta có thể bị người khác hấp dẫn tính dục như bà Bersabê vợ ông Uria đối với Vua Đavid, và chúng ta cũng có thể trở thành hấp dẫn tính dục đối với người khác như Giuse Ai cập đối với bà vợ nhà quan, dù người đó ở đời hay đi tu, còn độc thân hay đã có gia đình. Bao nhiêu người đã liều mình sa ngã khi gặp phải hoàn cảnh ấy mà không chạy đến với nguồn trợ lực thiêng liêng nơi sự hiện diện của Chúa (x. Câu chuyện “một nơi nào thật kín không ai nhìn thấy” của thầy Dòng nọ), cũng như vì thiếu cảnh giác trong các lãnh vực nơi chốn, thời gian và thời lượng, khoảng cách thể lý và tâm lý, cùng sự có mặt của những người thứ ba.

Thánh Kinh hằng nhắc nhở “Hỡi ai nghĩ mình đang đứng vững, hãy coi chùng kẻo ngã.[451] Anh hùng cũng không tránh khỏi cảnh “ngã đau” vì nhi nữ thường tình. Cây bách cây tùng nhiều khi còn bị đốn ngã, huống là là cây lau cây sậy! Trường hợp Salomon là một điển hình: “Vua Salômôn nắm quyền trị nước trong thời bình, Thiên Chúa đã cho ông được bốn bề yên ổn để ông dựng một ngôi nhà dâng kính Thánh Danh, và chuẩn bị xây một đền thánh bền vững muôn đời. Ngài khôn ngoan biết bao ngay từ thời niên thiếu, ngài thông minh dường nào tựa dòng sông đầy ngập! Sự hiểu biết của ngài bao trùm mặt đất, dụ ngôn và ẩn ngữ của ngài lan truyền khắp mọi nơi. Danh tiếng ngài vang đến tận các đảo xa vời, vì hiếu hoà, ngài được người người mến chuộng. Các bài ca, châm ngôn và dụ ngôn cũng như các lời giải thích của ngài khiến mọi xứ phải trầm trồ khen ngợi. Nhân danh Đức Chúa là Thiên Chúa, Đấng được gọi là Thiên Chúa của Israel, ngài đã gom vàng như đống sắt, đã chất bạc như đống chì. Thế mà ngài đã trao thân cho bọn đàn bà con gái, biến thân xác ngài thành nô lệ. Ngài đã bôi nhọ vinh quang, làm ô danh dòng dõi khiến cơn thịnh nộ giáng xuống trên con cháu và họ phải khổ đau vì sự điên dại của ngài.”[452]

Trong lãnh vực này không ai được phép cho rằng mình mạnh cả. Thánh Phaolo đã tâm sự: “Có ai trong anh em yếu đuối mà tôi không cảm thấy yếu đuối; có ai trong anh em sa ngã mà tôi không cảm thấy như thiêu như đốt?[453] Và chính Chúa Kitô đã biết rõ thân phận con người mỏng dòn chúng ta mà căn dặn: “Các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn để khỏi sa chước cám dỗ, vì tinh thần thì nhẹ nhàng chóng vánh nhưng xác thịt thì nặng nề yếu đuối.[454] ĐHY Carlo Maria Martini nói: “Mọi kitô hữu, mọi Giám mục, mọi linh mục phải xác tín rằng không ai chắc chắn bền đỗ được; mối nguy lớn nhất là tưởng rằng mình đã đạt đến một mức ổn định đến nỗi không cần thận trọng nữa.”[455] Người Việt Nam khuyên “bảy mươi chưa què chớ khoe mình lành” kẻo “cười người hôm trước hôm sau người cười.”

Và khi nhỡ vì yếu đuối mà sa ngã, hãy khiêm tốn cầu xin ơn mau mắn chỗi dậy, sám hối lật sang trang đời mới, đứng về phía Chúa và Giáo Hội.[456] Ngày chuẩn bị ra trường, cha giáo mục vụ nhắc nhở anh em chúng tôi rằng là linh mục giáo phận ở giữa đời, trăm mắt sẽ cùng nhìn và trăm tay sẽ cùng chỉ về phía mình, nên phải sống dường như mọi cử chỉ đều được quay phim, mọi lời nói đều được ghi âm. Ngày nay sự kiểm soát càng gia tăng hơn nữa, cái gì cũng phải đăng ký và kê khai (hộ khẩu, số điện thoại, tài sản, v.v…), không những “sức mạnh thế gian” ghi nhận tất cả mọi sơ hở, mà còn gài bẫy cho linh mục có thể mắc phải những yếu đuối để mặc cả, đặt điều kiện ép buộc không được làm hay phải làm những điều có lợi cho họ, bất chấp những thiệt hại của Giáo Hội, của các linh hồn và của cả chính linh mục. Nếu gặp phải trường hợp không may đó, hãy khiêm tốn chân thành trình bày với Bề trên Giáo Hội, chia sẻ với anh em linh mục, và nếu cần thú thật và xin lỗi giáo dân, mọi người sẽ tha thứ, nâng đỡ và yêu thương đùm bọc, nâng đỡ linh mục đứng lên, sửa chữa làm lại từ đầu, vì tội thì tha, lỗi thì sửa.

Thánh Phaolô khuyến cáo: “Trước kia, có vài người trong anh em đã là như thế. Nhưng anh em đã được tẩy rửa, được thánh hoá, được nên công chính nhờ danh Chúa Giêsu Kitô và nhờ Thần Khí của Thiên Chúa chúng ta!”[457]Anh em biết chúng ta đang sống trong thời nào. Đã đến lúc anh em phải thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn trước kia, khi chúng ta mới tin đạo. Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng”[458]

Một câu chuyện thật xảy ra tại Ba Lan: Mật vụ ép buộc một linh mục kia phải đọc một bản thông cáo ngăn cản cuộc biểu tình của giáo dân. Linh mục đó không chịu, mật vụ liền đưa ra bức ảnh chụp một người phụ nữ bế đứa con, bằng chứng sa ngã của linh mục mà nó đã nắm được. Vị linh mục tái mặt và mật vụ đe dọa sẽ đưa ra công khai nếu không làm theo ý của nó. Sau khi cầu nguyện, linh mục đó nói với giáo dân vào cuối thánh lễ chiều: “Tôi đã sai lầm yếu đuối sa ngã trong quá khứ. Nay mật vụ dựa vào đó để đặt điều kiện ép buộc tôi hợp tác ngăn cản cuộc xuống đường ngày mai. Tôi kêu gọi anh chị em hãy tham gia đông đủ. Hôm nay là thánh lễ cuối cùng của tôi ở đây, xin anh chị em tha thứ lỗi lầm của tôi và cầu nguyện cho tôi.” Sau phút im lặng ngỡ ngàng, cả nhà thờ nhôn nhao xin linh mục ở lại với họ và cương quyết nói “ngày mai tất cả chúng ta cùng xuống đường.” Cương quyết thành thật và khiêm tốn, can đảm nhận lỗi và sám hối sẽ vô hiệu hóa các điều kiện của kẻ nghịch, bù lại sẽ được tâm hồn bằng an và ơn tha thứ cho sự mỏng dòn yếu đuối con người của mình. Càng muốn che đậy càng bị kẹt vì phải chấp nhận hết điều kiện nọ đến điều kiện kia, luôn sống trong bất an và sợ hãi.

Biết như vậy, linh mục hãy luôn chạy đến với Chúa, nỗ lực sống trong sáng và triệt để những đòi hỏi của chức linh mục, thông cảm nâng đỡ anh em và khiêm tốn cầu xin, vì nếu Chúa không thương che chở thì có khi mình đã sa ngã nặng nề hơn, nhớ lời ĐTC Biển Đức XVI dịp lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô tại Rôma: “mối nguy lớn nhất của Giáo Hội không phải là bách hại bên ngoài, mà chính là những ‘thái độ tiêu cực’ có thể gây ô uế và ‘đầu độc cộng đồng Kitô giáo” từ bên trong… những thử thách và bách hại bên ngoài này không phải là mối nguy lớn lao nhất cho Giáo Hội, nhưng Giáo Hội chịu thiệt hại lớn lao nhất từ những gì gây ô uế đức tin và đời sống Kitô giáo của các thành viên và các cộng đoàn của Giáo Hội, xói mòn sự toàn vẹn của Nhiệm Thể, làm Giáo Hội suy yếu khả năng nói tiên tri và làm chứng nhân, làm hoen ố vẻ đẹp của khuôn mặt Giáo Hội.” Và ngài tin tưởng quả quyết: “Thiên Chúa gần gũi với những tôi tớ trung tín và giải thoát họ khỏi mọi sự dữ và giải thoát Giáo Hội khỏi những quyền lực tiêu cực, chống đối.[459]

Con trót dại bao lần sa ngã,

Ôi Giêsu lượng cả đoái nhìn.

Con nguyền can đảm đứng lên

Lệ sa rửa sạch tội khiên làu làu.

Xin ánh sáng rọi vào tâm trí,

Tỉnh cơn mê, con sẽ dâng Ngài

Bổng trầm điệu hát vui say

Muôn ngàn khấn nguyện giải bày khúc nôi.

            Thánh Thi Kinh Sáng Chúa Nhật Tuần I

C.1c.3) Khủng hoảng tình huynh đệ

Vì ảnh hưởng, vì tình cảm, vì quyền bính và quyền lợi, vì những sự việc tiêu cực phức tạp trong cuộc sống, nhiều người đã đi đến kết luận chua chát này: “Người đối với người là lang sói, nữ tu đối với nữ tu là lang sói hơn, linh mục đối với linh mục là lang sói nhất,” mà Thánh vịnh diễn tả:

Giả như tên địch thù phỉ báng, thì tôi cũng cam lòng,

Hay kẻ ghét ghen lên mày lên mặt, tôi có thể lánh đi.

Nhưng đây lại là bạn, người đồng vai đồng vế,

Chỗ thân tình tâm phúc với tôi,

Đã cùng tôi chia ngọt sẻ bùi,

Trong đền Thiên Chúa, giữa hội vui cùng sánh bước.”[460]

 

Tên phản phúc ra tay hại người thân nghĩa, lại lỗi ước quên thề;

Miệng nói năng ngọt xớt, lòng chỉ muốn chiến tranh,

Lời trơn tru hơn mỡ, mà bén nhọn như gươm.[461]

“Lòng chúng bày chước độc mưu thấm,

Cả ngày chỉ biết gây xung đột.

Chúng mài lưỡi nhọn như lưỡi rắn,

Chứa đầy mồm nọc độc hổ mang…”[462]

 

“Dưới chân con, chúng đã giăng lưới sẵn,

Trước mặt con, chúng đào hầm đào hố…”[463]

 

“Kẻ đến thăm, miệng nói lời giả dối,

Nhưng chủ ý thâu tin độc địa,

Vừa ra khỏi nhà, đã vội rêu rao.

Cả người bạn thân con hằng tin cậy,

Đã cùng con chia cơm sẻ bánh,

Mà nay cũng giơ gót đạp con!”[464]

 

Cha ơi! Cay đắng đã nhiều,                                                          

Bao phen con cũng muốn liều mà thôi!                                                 

Nhưng rồi tấc dạ bồi hồi,                                                                       

Chạnh nhớ Chúa chết trên đồi Canvê,                                              

Vì thương Chúa phải ê chề,                                                                                   

Bị người kết án không hề hở môi.                                                                

Đời con cũng lắm khúc nôi,                                                                     

Bầm gan tím ruột vì người bất công,                                                   

Đôi khi muốn nói hả lòng,                                                                         

Sao con không động mà người động con?!

 Thánh Phaolô phản ứng về sự kiện đáng buồn đó: “Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe. Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc. Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác.[465] Và Ngài còn nói mạnh mẽ hơn: “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn! Thế mà chúng tôi nghe nói: trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân. Phần anh em, hãy làm việc thiện, đừng sờn lòng nản chí![466]

Đối lại, sách Huấn Ca cho những lời khuyến cáo về tình bạn như sau: “Ăn nói dịu dàng thì tăng thêm bạn hữu, phát biểu dễ thương thì tăng thêm lời thân ái. Ước chi có nhiều người sống hoà nhã với con; nhưng cố vấn cho con, thì trong muôn ngàn chỉ nên chọn một. Nếu con muốn làm bạn với ai thì hãy thử người ấy trước, nhưng đừng vội tin tưởng ngay. Vì có kẻ chỉ là bạn nhất thời, ngày con gặp nạn, nó chẳng còn là bạn nữa. Có người là bạn lại trở nên thù, và tiết lộ chuyện cãi nhau, khiến con phải xấu hổ. Có người là bạn khi đồng hành với con, nhưng ngày con gặp nạn, nó chẳng còn là bạn nữa. Khi con gặp may, thì nó chẳng khác nào chính con: gia nhân con, nó tự do sai bảo. Nhưng lúc con sa cơ, nó liền chống lại và lánh mặt con luôn. Với quân thù, con hãy tránh xa, còn với bè bạn, con phải coi chừng. Người bạn trung thành là một nơi nương tựa vững chắc, ai gặp được người bạn như thế, là gặp được kho tàng. Không gì đổi lấy được một người bạn trung thành, và giá trị của người bạn ấy, không cân nào lường được. Người bạn trung thành là phương thuốc xoa dịu cuộc đời, những ai kính sợ Đức Chúa sẽ gặp được người như vậy. Người kính sợ Đức Chúa thì điều khiển được tình bạn của mình vì bản thân mình thế nào, thì cận thân mình cũng thế.[467]

Tình bạn đích thực là một cái gì tuyệt diệu trong đời, nhất là tình huynh đệ bí tích linh mục, nhưng nếu gặp phải kẻ là Doerg,[468]lừa thầy phản bạn, đội trên đạp dưới” làm sai lệch cái nhìn và biện pháp của người có quyền khiến kẻ dưới phải chịu hàm oan bất công thì không sao diễn tả hết được nỗi đau! Dù vậy, cứ tin tưởng, vì “lẽ nào Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”[469]

Nhưng nếu khi gặp phải điều không mong đợi đó, linh mục cũng hãy cố gắng sống cao thượng, như lời thánh Phaolô căn dặn là “lấy điều thiện mà chiến thắng điều ác, chứ đừng để bị điều ác đánh bại mình”; hãy vượt lên những nỗi đau buồn ấy chứ không để chúng đè bẹp và nghiền tán mình. Đừng để mình bị trở nên thấp kém nuôi lòng hận thù và tìm cách trả đũa, như thánh Phêrô dạy: “Đừng lấy ác báo ác, đừng lấy lời nguyền rủa đáp lại lời nguyền rủa, nhưng trái lại, hãy chúc phúc, vì anh chị em được Thiên Chúa kêu gọi chính là để thừa hưởng lời chúc phúc.[470]

Một trong bốn cột trụ chống đỡ đời tu, đặc biệt trong việc sống ba lời khuyên Phúc Âm, chính là tình huynh đệ, nhất là tình huynh đệ bí tích đối với anh em linh mục. Bốn cột trụ ấy là Chúa Giêsu, Phúc Âm, Tình huynh đệ và việc kiên trì chu toàn Sứ vụ. Kinh nghiệm đã cho biết khi người ta phải buồn phiền, cô đơn, thất vọng là lúc dễ bị sa ngã vào tình cảm phái tính nhất. Vậy linh mục đừng để mình phải sống trong buồn phiền đau khổ, và cũng đừng gây nên đau khổ buồn phiền cho anh em khiến họ có thể phải sa ngã, mỗi linh mục đều có phần trách nhiệm trong sự sa ngã của anh em, ít ra là đã chưa thương yêu và cầu nguyện cho anh em đủ. Một khi anh em linh mục thực sự yêu thương nâng đỡ nhau thì không một thứ tình cảm nào có thể chen vào làm hại được họ, vì “yêu thương là sống theo các điều răn của Thiên Chúa.”[471] Chúng ta nhớ lại, suy nghĩ, cảm nếm và thực thi tình huynh đệ ấy, vốn là:

  • một sự đoàn kết bên nhau để cùng tiến bước,
  • một cuộc đối thoại thường xuyên trong cuộc sống đa nguyên đa diện,
  • một cuộc gặp gỡ cởi mở hơn cho cuộc hành trình đầy gian khó và nguy hiểm,
  • một sự có mặt khích lệ hay một nâng đỡ hỗ trợ tinh thần,
  • một lời vui, một tiếng cười thanh thỏa cùng chia sẻ tình thương dâng lên vời vợi,
  • một cái nhìn cảm thông khi vướng trở ngại, hay khi bị thất bại chua cay,
  • một “cái tôi khác” để mỗi người có dịp phản tỉnh nhìn lại bộ mặt của mình, có khi đã hoen ố bụi đời,
  • một bạn đồng hành để con đường thập giá bớt nỗi đơn côi,
  • một Simong vác đỡ hay một Vêrônica lau mặt,
  • một cái gì khỏa lấp chỗ trống vắng tình thương sau tình yêu Thầy Chí Thánh,
  • một hiện diện và hiện thân của Thiên Chúa cao xa vô hình.

 

Thấu hiểu điều đó, mỗi người cố gắng sống trở nên người bạn thật tốt của nhau và của mọi người; đồng thời phải quyết tâm phá tan lời kết luận chua chát “linh mục với linh mục là lang sói nhất” ở trên kia, bằng niềm tin phó thác và lòng khiêm nhường đích thực. Đọc hạnh tích thánh Gioan Maria Vianney, ai cũng biết biết lực học ngài rất kém, nên khi thấy người ta đua nhau tới nghe ngài dạy giáo lý buổi trưa, các anh em linh mục trong vùng không biết vì ghen ghét hay lo sợ giáo dân bị lạc đạo, bèn cùng nhau làm đơn vận động Giám mục Bản quyền không cho ngài dạy giáo lý hoặc đổi đi nơi khác. Có người đưa lá đơn ghi bao nhiêu yếu điểm của ngài với nhiều chữ ký tới cho ngài. Đọc xong, ngài lấy bút viết ở cuối “Anh em chưa nói hết khuyết điểm của con” và ký tên. Họ tưởng chắc chắn sẽ đuổi được Vianney, nhưng khi đọc xong tờ đơn với lời ghi chú và chữ ký của cha Vianney, Đức Giám Mục điềm tĩnh nói với các linh mục kia rằng “Cha Vianney là người khiêm nhường thực sự, Chúa sẽ làm việc của Ngài trong Vianney và qua Vianney, các cha về đi và cố gắng làm việc cho tốt, tôi vẫn giữa ngài lại ở Ars.” Tự hạ mình xuống là khiêm nhường, nhưng khi bị hạ nhục mà sẵn lòng đón nhận là khiêm nhường đích thực. Xin cho mỗi người biết sống khiêm nhường đích thực để vượt lên khủng hoảng.

Nếu trong mọi hoàn cảnh cuộc sống mà các thế hệ linh mục giữ được mối tương quan và đối thoại của một “tình huynh đệ bí tích”[472] thì sẽ có được sự hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau giải quyết các vấn đề khó khăn trong sứ vụ.[473] Sắc lệnh Chức vụ và đời sống linh mục khuyên các linh mục nhiều tuổi hãy đón nhận những linh mục trẻ như những người em thực sự và giúp đỡ họ trong những công tác và gánh nặng đầu tiên của sứ vụ linh mục; gắng hiểu tâm trạng của họ và theo dõi các dự tính của họ với thiện chí. Và các linh mục trẻ phải biết kính trọng tuổi tác và kinh nghiệm của các vị lớn tuổi; bàn hỏi với các ngài và sẵn lòng cộng tác với các ngài trong việc chăm sóc các linh hồn.[474] Tình huynh đệ bí tích này còn “hơn cả tình yêu của phụ nữ”[475] và tình huynh đệ ấy trở thành bảo đảm cho đời độc thân của mọi linh mục trong tất cả cuộc sống và sứ vụ. “Ngọt ngào tốt đẹp biết bao, anh em được sống vui vầy bên nhau.[476] Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm 1971 ước mong rằng các hiệp hội linh mục phải được cổ vũ và phát triển để cung ứng cho họ sự trợ giúp huynh đệ.[477]

 

Bài đọc thêm

TÌNH BẰNG HỮU CHÂN THẬT,
HOÀN HẢO VÀ VĨNH VIỄN

(trích khảo luận của chân phước Enrêđi)

            Trong các thanh niên, Gionathan trổi vượt hơn cả. Chàng không ham vương tước, cũng chẳng mong quyền bính, nhưng đã kết ước cùng Đavít, và vì tình bạn đã coi bề tôi ngang hàng với chủ. Một kẻ bề tôi đang phải trốn tránh vua cha, đang ẩn náu trong hoang địa, một kẻ đã bị án tử chỉ còn chờ chết, mà chàng lại quí hơn mình. Chàng hạ mình xuống, nâng bạn mình lên, khi chàng nói: chính anh sẽ làm vua, còn tôi sẽ làm phó cho anh.

Ôi tấm gương sáng ngời về tình bằng hữu chân thật! Chuyện lạ biết bao: Vua cha thì nổi cơn thịnh nộ với một kẻ bề tôi, khích động cả nước chống lại hắn như chống lại kẻ muốn tranh ngai vàng, rồi ông buộc cho các tư tế tội phản loạn và tàn sát họ chỉ vì một mối nghi ngờ (do tên Doerg mách lẻo), ông lục soát rừng rậm, tảo thanh thung lũng, đem quân vây hãm núi đồi; người người quyết chí trả thù cho vua được hả giận. Chỉ có Gionathan, người có lý duy nhất để ghen thì lại nghĩ là mình phải làm ngược ý vua cha, tìm cách giúp bạn trốn đi, góp ý kiến với bạn trong hoàn cảnh éo le như thế. Coi tình bằng hữu trọng hơn cả ngai vàng khi chàng nói “chính anh sẽ làm vua, còn tôi sẽ làm phó cho anh.” Hãy để ý xem vua cha khích cho chàng thanh niên ghen ghét bạn mình làm sao: ông nguyền rủa, nạt nộ, dọa tước quyền nối ngôi, nhắc cho biết là sẽ mất hết danh dự.

Nhưng dầu vua cha đã tuyên án tử cho Đavít, Gionathan vẫn không bỏ bạn. Chàng nói: Tại sao Đavít lại phải chết? Anh ấy có tội tình chi? Anh ấy đã làm gì? Chính anh ấy đã liều mạng đánh bọn Philitinh và phụ vương đã mừng rỡ. Vậy thì tại sao Đavít lại phải chết? Nghe Gionathan nói thế, vua giận điên lên, lấy sức phóng lao định ghim cho Gionathan dính vào tường, rồi nguyền rủa dọa nạt thêm: Thằng con của người đàn bà hư thân mất nết kia, tao biết là mày thương nó để mày mang nhục và người đàn bà nhơ nhuốc đẻ ra mày cũng phải mang nhục. Và những lời độc địa nhất có thể trút lên người thanh niên, ông mửa ra hết. Ông còn thêm những lời kích thích tham vọng, khơi dậy lòng ghen ghét, thổi bừng lửa ghen tương và gia tăng nỗi cay đắng: Bao lâu thằng con trai lão Giessê còn sống thì vương quyền của mày sẽ không vững đâu! Nghe những lời trên, ai lại không động lòng, ai chẳng phát ghen lên? Tình nghĩa nào, tình bạn nào lại không tàn phai, không tan vỡ? Thế mà chàng thanh niên dạt dào tình thương mến kia vẫn giữ trọn lời thề kết nghĩa, vẫn mạnh mẽ trước những tiếng dọa nạt, vẫn nhẫn nhục trước những lời nguyền rủa. Vì tình bằng hữu, chàng coi rẻ ngai vàng, chỉ nhớ đến tình thân mà không màng danh lợi.

            Thế mới là tình bằng hữu chân thật, hoàn hảo, vững bền và vĩnh viễn: ghen tương không thể hủy hoại, nghi ngờ không làm suy giảm, tham vọng không hề phá tan. Bị thử thách đến vậy mà vẫn không nao núng, bị xô đẩy đến thế mà vẫn không ngã quỵ, bị nguyền rủa thế nào cũng không lay, bị lăng mạ ra sao cũng không chuyển. Vậy bạn hãy đi và cũng làm như vậy.[478]

Bầu ơi, thương lấy bí cùng,

            Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Trong cơn khủng hoảng của tình huynh đệ, điều ước mong lớn hơn là mối tương quan thân tình giữa linh mục với Giám mục của mình. “Một cách bí tích, linh mục đi vào hiệp thông với Giám mục và các linh mục khác để phục vụ Dân Chúa.”[479] Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã khuyên các Giám Mục Việt Nam hãy luôn gần gũi hơn với các linh mục, quan tâm tới đời sống hàng ngày của họ để nâng đỡ họ và đồng hành cùng họ, nhất là khi họ gặp thử thách vì thi hành sứ vụ; cung cấp cho họ một sự đào tạo thiêng liêng thích nghi với những thách đố trong việc truyền giáo mà họ phải đối diện.[480] Chương trình đào tạo linh mục của Philippines năm 1972 đưa ra đề nghị rằng các Giám mục nên đi bước trước trong cuộc đối thoại thân hữu và thường xuyên với các linh mục trẻ, để họ có thể cởi mở và chân thành bàn cãi cách riêng tư, với sự hướng dẫn từ phụ của Giám Mục, về công việc, thành công và thất bại, kế hoạch và vấn đề, cũng như về đời sống thiêng liêng của họ nữa.[481]

Với sự hiểu biết đầy yêu thương và sự trợ giúp từ phụ của Giám mục, linh mục sẽ đứng vững trong mọi hoàn cảnh, bởi vì mọi cuộc khủng hoảng đều đến từ cuộc khủng hoảng đức tin và quyền bính. Thái độ của các linh mục đối với Giám Mục phải là hợp tác, vâng lời, tình bạn, và nhìn thấy nơi ngài một người cha thực sự và vâng phục ngài với tất cả kính trọng. Sự vâng lời càng đến từ con tim (không phải bởi quyền lực hay lý lẽ), thì mối tương quan giữa Giám mục và linh mục càng trở nên gần gũi và rồi mọi sự đều tốt đẹp.[482]

Một điều tôi rất ấn tượng khi còn là tiểu chủng sinh phục vụ các cha tĩnh tâm năm là việc Giám mục Bản quyền tuần tự gặp riêng từng linh mục thuộc quyền. Không biết nội dung cuộc gặp gỡ là gì, nhưng thấy thái độ và nét mặt của các cha trước và sau khi gặp Đức Cha, nhất là đời sống, công việc và các mối tương quan của các cha có cái gì thay đổi khác trước kia, và thường sau những cuộc gặp gỡ kỳ tĩnh tâm năm như thế lại có một số cha chuyển xứ, thậm chí có cha còn được đi nghỉ một thời gian ở một Dòng chiêm niệm và khi trở về được đi coi sóc một giáo xứ mới, thì tôi nghĩ là có cái gì nghiêm trọng nhưng ích lợi, không chỉ cho đời sống và sứ vụ linh mục của các cha, mà còn cho giáo xứ, giáo phận và Giáo Hội.

Tôi áp dụng sự gặp gỡ cá nhân đó khi được mời giảng tĩnh tâm. Ban đầu, tôi chỉ được gặp riêng những ai muốn gặp. Tôi và những người đến gặp đều cảm thấy rất ích lợi, sốt sắng, tâm hồn bình an và có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên có một số người muốn gặp nhưng ngại người khác, nên những đợt tĩnh tâm sau, tôi yêu cầu có chương trình và thời giờ gặp riêng từng tham dự viên, để có thể đi vào và cùng đụng chạm những vấn đề riêng tư của mỗi người mới hy vọng giúp được cái gì, chứ không chỉ bằng lòng nói chung chung.

Được sống gần gũi và tham dự nhiều lần cuộc tĩnh tâm năm linh mục ở nhiều nơi, tôi thấy thường chỉ có những cuộc huấn đức chung hoặc họp chung bàn bạc một số công việc, chứ không thấy các Đức Cha gặp riêng các cha trong bối cảnh hồi tâm thuận lợi như thế, để các cha phúc trình về giáo xứ, tình hình giáo xứ và giáo dân, về đời sống riêng tư của cha (thiêng liêng, tình cảm…), kể cả Đức Cha có thể chất vấn và đòi cha giải thích, điều chỉnh một số vấn đề trăn trở mà giáo dân đang xì xèo bán tán hoặc công khai kiện cáo. Thiếu sự gặp gỡ riêng tư thân tình, thành thật và tín nhiệm, kể cả đụng chạm chất vấn, định bệnh và chữa bệnh ấy thì mọi sự đâu vẫn đấy, chẳng có gì thay đổi, tiến triển tích cực. Dĩ nhiên cũng có một số ít cha gặp riêng Đức Cha, nhưng cũng chỉ vì công việc và vỏn vẹn trong vài ba phút ngắn ngủi (mời ban phép Thêm sức, khánh thành, xin chuẩn Hôn phối khác đạo, xin đi phép, v.v.). Tôi ước mong truyền thống tốt đẹp trên lại được tiếp tục, hoặc các Đức Cha hoặc các cha chủ động đi bước trước.

C.2. Các dấu hiệu khủng hoảng trong đời sống và sứ vụ của linh mục giáo phận

  • Trốn chạy trong rượu, những hoạt động gây ấn tượng và cảm giác mạnh, thích “xuất hiện” và khẳng định mình…
  • Chuyện phiếm, tán gẫu không dứt, tâm sự, bàn tán phê bình đủ thứ chuyện về Giám Mục mà không dám nói trực tiếp…
  • Thiếu khả năng sống trầm tĩnh, cô tịch, thinh lặng.
  • Ham mê giải trí thái quá: suốt ngày lướt mạng xem phim, chơi games… hay đầu tư quá nhiều thời giờ và tiền bạc vào chim, cá, kiểng…
  • Ham hoạt động quá (quá lao lực sẽ kiệt lực)
  • Nhu cầu khẳng định mình thái quá (phá bỏ công trình của người trước, nhằm xây dựng những ‘công trình thế kỷ’ để đời mang dấu ấn của mình, mà lắm nơi còn tệ hơn cái cũ đã bị đập phá…)
  • Nhìn đời và nhìn người cách tiêu cực, yếm thế, hay chỉ trích phê bình…
  • Khó ngủ (nhất dạ sinh bá kế, gửi và nhận tin nhắn liên hệ đến tình cảm…)
  • Thiếu tự chủ và làm chủ bản thân, có những bất bình thường về giới tính…
  • Khả năng hoạt động bị tê liệt (ở nhưng là cội rễ mọi sự dữ)
  • Chỉ thường xuyên liên hệ với một số người nào đó thôi, nhất là các đại gia, bạn nhậu… gây nên các tiêu cực.
  • Cần có thời gian cầu nguyện hằng ngày để chia sẻ bản thân với Chúa, hầu sống căn tính linh mục thực sự của mình.
  • Tìm một đối tác biện phân, như vị linh hướng, có thể là một người bạn thân lâu dài, dẫn tới một căn tính trưởng thành. Các cân nhắc tâm lý về cá tính cũng rất hữu ích.
  • Sự sống mật thiết với Chúa Giêsu là phương dược chữa lành vạn năng, vì việc không ngừng tìm kiếm kết hợp với Chúa Giêsu khiến linh mục tìm được sự thống nhất đời sống của mình.[483]
  • Quả thế, trong đời sống độc thân của mình, linh mục cảm nhận sự cô đơn và lắm khi cô đơn thực sự, và đôi khi sự “cô đơn giữa đông người” đè nặng trên con người của ngài.
  • Sự nghi ngờ, đố kỵ, ghen ghét hay thiếu thông cảm từ phía anh em linh mục đồng nghiệp của ngài (kể cả từ Giám Mục) có thể làm gia trọng nỗi thất vọng và cô đơn.[484]
  • Chúng ta phải nhìn nhận dữ kiện tâm lý thực tế là sự thiện cảm hay ác cảm tự nhiên. Nhưng là người trưởng thành, và là linh mục, chúng ta phải nỗ lực vượt lên thực tế đó để xây dựng một tình huynh đệ đích thực.
  • Nhưng cô đơn của linh mục không phải là sự trống rỗng và ngài cũng không thực sự cô độc vì Đấng Cứu Thế luôn ở với ngài.  Chúa Giêsu cũng vậy, trong những giờ phút bi thảm nhất của cuộc thương khó, Ngài đã cảm nhận cô đơn và bị bỏ rơi, vì Ngài vừa liên đới với thân phận tội nhân phản nghịch, lại vừa luôn sống hiệp thông mật thiết với Chúa Cha và luôn tìm theo ý Chúa Cha.
  • Liên kết với Chúa, chúng ta tìm được sức mạnh để vượt quá những giằng co đó.

C.3. Phản ứng cần thiết để vượt lên cơn khủng hoảng

Nơi nào có oán ghét hận thù

Xin giúp con xây dựng tình thương.

Nơi nào có khinh khi nhục mạ,

Xin giúp con mang lại thứ tha.

Nới nào có mâu thuẫn bất đồng,

Xin giúp con nên người hòa giải.

Nơi nào có giả dối sai lầm,

Xin giúp con rao truyền chân lý.

Nơi nào có hoài nghi ngờ vực,

Xin giúp con củng cố đức tin.

Nơi nào có nản chí sờn lòng,

Xin giúp con gieo niềm hy vọng.

Nơi nào có bóng tối mây mù,

Xin giúp con khai nguồn ánh sáng.

Nơi nào có u sầu buồn bã,

Xin giúp con đem lại an vui.

            Lời cầu Kinh Sáng thứ bảy Tuần II.

 

D

LINH MỤC GIÁO PHẬN  TÁI ĐỊNH HƯỚNG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ

“Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện. Bởi thế, một khi đã cởi bỏ sự gian dối, mỗi người trong anh em hãy nói sự thật với người thân cận, vì chúng ta là phần thân thể của nhau. Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe. Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc. Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Chúa Kitô”[485]

D.1. Định hướng tổng quát

Không nhất thiết phải coi khủng hoảng là một dấu hiệu tiêu cực, nhưng đúng hơn nó phải được coi là một thách đố để tái định hướng đời sống và sứ vụ linh mục. Nó mời gọi một đời sống thiêng liêng cá nhân sâu xa hơn, can đảm đối mặt và chấp nhận các thực tại của bản thân, dù có khi đau đớn và xấu hổ (như bị vấp ngã chẳng hạn). Cần phải làm mới lại các liên hệ lành mạnh để được nâng đỡ và cảm thông hơn.

Chúng ta phải có cái nhìn hy vọng vượt sang bên kia những cơn khủng hoảng, nghĩa là ở tình trạng sẽ được biến đổi dựa vào Chúa Kitô là trung tâm. Thánh Phaolô diễn tả điều đó như sau: “gieo xuống thì mục nát, mà chỗi dậy thì bất diệt; gieo xuống thì hèn hạ, mà chỗi dậy thì vinh quang; gieo xuống thì yếu đuối, mà chỗi dậy thì mạnh mẽ, gieo xuống là thân thể có sinh khí, mà chỗi dậy là thân thể có thần khí, như có lời đã chép: con người đầu tiên là Ađam được dựng nên thành một sinh vật, còn Ađam cuối cùng là thần khí ban sự sống. Loài xuất hiện trước không phải là loài có thần khí, nhưng là loài có sinh khí; loài có thần khí chỉ xuất hiện sau đó. Người thứ nhất bởi đất mà ra thì thuộc về đất; còn người thứ hai thì từ trời mà đến. Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra; còn những kẻ thuộc về trời thì giống như Đấng từ trời mà đến. Vì thế, cũng như chúng ta đã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì chúng ta cũng sẽ được mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến.”[486]

Một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc tái định hướng đời sống và sứ vụ là Bí tích Hòa giải. Bí tích Hòa giải không chỉ là một quà tặng của linh mục cho giáo dân, nhưng cũng là một khí cụ quan trọng cho sự thánh hoá và tăng trưởng của chính linh mục, đặc biệt nếu việc xưng tội không chỉ được coi là một nghi thức, song đúng hơn là một cơ hội không chỉ để xưng tội, mà còn để trao đổi với một cha giải tội và linh hướng có kinh nghiệm, nhờ đó mà đạt được sự chữa lành và vui sống. Việc linh hướng đều đặn là một bảo đảm khác cho sự tăng trưởng và phát triển đời sống thiêng liêng trưởng thành của linh mục.

Để vượt lên khủng hoảng, chúng ta cần tạo lập một lối sống và làm việc cộng đồng, với sự ràng buộc của tình bạn đích thực, cũng như những thời gian giải trí, hồi tâm và thinh lặng giúp không chỉ chế ngự khủng hoảng mà còn biến nó thành một cơ hội để đẩy xa hơn sự tăng trưởng và tiến bộ trong sự trưởng thành cá nhân, cũng như bác ái mục tử sống động. Tuy là một dấu hiệu tăng trưởng, khủng hoảng lắm khi cũng tỏ lộ một số vấn đề và yếu đuối nào đó đang được mở ra dưới dáng vẻ tiêu cực bất lợi. Trong các tình huống như thế, hãy xử sự như trường hợp hỏa hoạn: hãy bình tĩnh và hành động cách có trách nhiệm… Một tình huống như thế cần trước hết việc cầu nguyện, sự thinh lặng và suy nghĩ để trở nên ý thức rõ ràng hơn về các vấn đề thực sự là vấn đề.

Chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng các khủng hoảng cũng là một dữ kiện sinh tồn. Có khủng hoảng tất nhiên đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn giải quyết: chúng ta phải mở ra với thế giới đang đổi thay, nhưng phải tránh cơn cám dỗ khuôn đúc theo thế giới này, đồng thời phải chuyển tải cái nhân Phúc Âm đến cho một thế giới đang thực sự cần nó, để biến đổi thế giới. Cái nhân Phúc Âm này không phải là một giáo thuyết mà là một con người: Đức Giêsu Kitô. Để được vậy, chúng ta cần thời gian và một nơi chốn (ít là nội tâm) có thể ở một mình, suy tư và cầu nguyện. Các cuộc tĩnh tâm và hồi tâm là các cơ hội đó. Thời gian khủng hoảng mời gọi chúng ta xem xét các cội rễ căn nguyên và các tình huống của các việc chúng ta đã trải nghiệm hầu được ý thức hơn về các hậu quả của chúng. Nên nhớ rằng mỗi vị thánh đều có một quá khứ và mỗi tội nhân đều có một tương lai. Phải tin tưởng vào sự biến đổi tốt đẹp trong tương lai, nhờ ơn Chúa, với cố gắng bản thân và sự giúp đỡ của kẻ khác.[487]

Việc tái định hướng được khởi đầu bằng cách trực tiếp đối diện và chấp nhận chính thực tại của chúng ta, đồng thời nhẫn nại hướng mình vào trong ý muốn của Chúa: Hỏi Chúa và lắng nghe Chúa nói. Một tiến trình như thế thường không hoàn toàn được thực hiện một mình. Bên cạnh Chúa Cứu Thế mà chúng ta gặp gỡ trong cầu nguyện, chúng ta cần một ai đó để nói với, một ai đó hành động như một khuếch âm cho các kinh nghiệm và thấu hiểu của chúng ta, một ai đó có khả năng cho chúng ta những định hướng mới phát ra từ sự biện phân trong thinh lặng và nguyện cầu của chúng ta và nâng đỡ chúng ta. Một vị đồng hành thiêng liêng là một quà tặng tốt nhất mà chúng ta có thể có được. Nhưng một vị hướng dẫn thiêng liêng không chỉ đồng hành với chúng ta trong cơn khủng hoảng và ở một tình huống riêng lẻ. Nên có sự đồng hành với nhau trong suốt một thời gian dài, cùng bước đi và cùng lớn lên trong một mối quan tâm chung là trở nên gần gũi hơn với Chúa Kitô và với con người thật của chúng ta.

Bí tích Hòa Giải là một bước cụ thể tiến vào một cuộc sống mới sâu sắc hơn và vững chắc hơn nhờ cơn khủng hoảng – hy vọng thế –  Nếu vị hướng dẫn thiêng liêng là một linh mục, thì Bí tích được trao ban trong tất cả tiến trình biện phân và tái định hướng. Thường chỉ xưng tội thôi không đủ, nhưng chúng ta cũng cần được trao đổi giải quyết và như thế thấy được các gốc rễ sâu xa hơn và các viễn ảnh tương lai.[488] Quả thế, bí tích Hòa giải là yếu tố căn bản trong việc tái định hướng đời sống và thừa tác vụ linh mục, nhất là nhờ cuộc đối thoại trong đó việc xưng tội cùng lúc trở thành một cơ hội để tiến bộ thiêng liêng. Lối xưng tội chia sẻ và đối thoại như thế cũng mang lại một sự cởi mở lớn hơn trên chiều kích nhân bản.

Mới đây, ĐTC Biển Đức XVI nhấn mạnh tới sự cần thiết phải mở ra một cuộc “đối thoại cứu độ” cho những ai tìm kiếm ơn tha thứ. Nhắc tới cha sở thánh họ Ars, Gioan Maria Vianney, người đã thực thi sứ vụ hòa giải một cách anh hùng và hiệu quả phong phú, Ngài nói rằng các linh mục có thể học “không chỉ một niềm tín thác vô tận nơi bí tích sám hối, mà còn một phương pháp đối thoại cứu độ phải được thực hiện trong khi ngồi tòa.”[489] Chính vị linh mục cũng được khích lệ rất nhiều trong một kinh nghiệm như thế, nhờ đó ngài có thêm hiểu biết, kinh nghiệm và khả năng để giúp đỡ người khác trong cùng một đường lối hoặc tương tự. Bí tích hòa giải là một trong những quà tặng đặc biệt của linh mục cho kẻ khác trong thừa tác vụ bí tích của ngài, nhưng đồng thời nó cũng là khí cụ cho linh mục tăng trưởng trong đời sống thiêng liêng và bác ái mục tử.

Tay Tạo Hóa đặt bầu lửa đỏ

Giữa thinh không soi tỏ gian trần.

Con người hối hận thở than,

Dám đâu tiếp tục những lầm lỗi xưa.

Vừa lạc nẻo lại vừa mù quáng,

Chẳng biết đường biết hướng về đâu,

Chúa ơi, chính lộ dẫn vào

Kẻo con sa xuống vực sâu có ngày!

Cho con được tràn đầy thanh thản,

Đổi mới con xán lạn chói lòa,

Chẳng có chi xảo trá điêu ngoa,

Sạch từ vạn ý sạch ra muôn lời.

Ngày sáu khắc êm trôi lặng lẽ,

Chúa ngăn ngừa chẳng để phút giây

Tay chân miệng lưỡi hình hài

Buông theo tội lỗi mà đầy bợn nhơ.

Chúa theo dõi đường tơ kẽ tóc

Nhìn xem ta: thấu suốt ngọn nguồn

Công to việc nhỏ ngàn muôn

Từ binh minh tới hoàng hôn rõ ràng.

Dâng Thánh Phụ cao sang thiên quốc

Và kính dâng Con Một Chúa Cha

Hợp cùng Thiên Chúa Ngôi Ba

Lời kinh chúc tụng tiếng ca ngợi mừng.[490]

D.2. Giá trị của việc xưng tội cá nhân

Để là một thừa tác viên tốt và hữu hiệu của Bí tích Hòa giải, linh mục cần khơi nguồn từ nguồn ân sủng và thánh thiện hiện diện trong Bí tích này. Căn cứ vào kinh nghiệm bản thân, linh mục có thể quyết chắc rằng càng năng tiếp cận với tư thái tốt và chu đáo lãnh nhận bí tích sám hối, càng chu toàn tốt hơn thừa tác vụ giải tội của mình và chắc chắn rằng các hối nhân hưởng được lợi ích từ bí tích này. Trái lại, nếu linh mục không là một hối nhân tốt, thừa tác vụ giải tội sẽ mất đi nhiều tính hữu hiệu của nó, (vì linh mục là người trước tiên phải trở lại với Chúa và với chính mình). Đó là luận lý toàn diện của bí tích cao cả này. Nó mời gọi tất cả chúng ta, là linh mục của Chúa Kitô, phải luôn làm mới lại chú tâm của chúng ta vào việc xưng tội cá nhân của mình[491]

Cuộc đối thoại giữa hối nhân và cha giải tội làm cho việc cử hành bí tích đáp ứng sít sao hơn với tình huống cụ thể của hối nhân, với các lý do khác nhau sau đây của hối nhân:

  • Nhu cầu hòa giải cá nhân và tái nhập vào tình bằng hữu với Chúa nhờ nhận lại được những ơn đã mất do tội;
  • Nhu cầu tìm kiếm sự tiến bộ thiêng liêng;
  • Đôi khi cần một sự biện phân thích đáng hơn về ơn gọi;
  • Trong nhiều trường hợp, không những cần mà còn khao khát thoát khỏi tình trạng hờ hững thiêng liêng và khủng hoảng đời tu.
  • Nhờ những đặc tính cá nhân đó, hình thức cử hành này liên kết với việc linh hướng.[492] Trong cuộc đối thoại này phải tránh đề cập trực tiếp đến đệ tam nhân. Phải rất cẩn thận và tế nhị trong các câu hỏi để làm sáng tỏ hầu có giải pháp và lời khuyên thích ứng, giúp hối nhân thay đổi nên tốt.
  • Tương quan linh hướng là một tương quan khép kín tay ba (Chúa Thánh Thần, người thụ hướng và vị linh hướng). Điều mà vị linh hướng khám phá về người thụ hướng thuộc về toà trong sẽ không được tiết lộ ra ở toà ngoài. Dữ kiện này có cùng một qui chế như ấn toà giải tội. Điều này không chỉ để bảo vệ người thụ hướng, mà còn cống hiến cho họ sự tín nhiệm và tin tưởng rằng điều gì họ đã bộc lộ ở tòa trong vẫn được giữ bí mật.

Liên quan đến một vấn đề đang là thời sự nóng trên thế giới, ĐHY Hummes, Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ viết: “Cũng thật buồn là có một số linh mục đôi khi đã bị dính líu vào những vấn đề nghiêm trọng và những hoàn cảnh phạm tội. Cần phải tiếp tục điều tra những vấn đề này, xét xử họ và phạt họ như cần phải.”[493] Vậy chúng ta sử dụng các phương thế tự nhiên và siêu nhiên như thế nào để đứng vững trong các mối quan hệ khác giới, kể cả với các nữ tu?[494] Chúng ta cần lưu ý đặc biệt tránh khỏi ba trường hợp tội với vạ tiền kết dành riêng cho Tòa Thánh: Lỗi ấn tòa giải tội, khuyến dâm trong tòa và giải tội cho đồng phạm; và xét xem có thể vận dụng khỏan GL.1048 và 220 hầu giúp đỡ hối nhân cách nào không.[495]

Trong thư đề ngày 18/4/2009, ĐHY Hummes cho biết ĐTC đã phê chuẩn luật chưa được quy định trong Bộ Giáo Luật hiện hành cho phép các Giám mục xử lý những trường hợp đoạn tuyệt với Giáo hội của các linh mục, như là rời bỏ thừa tác vụ của mình bởi chủ ý riêng và yêu cầu Giám mục miễn trừ tình trạng giáo sĩ, hay rời khởi chức vụ mà không hề thông báo cho Giám mục bản quyền biết rồi sau đó kết hôn trong đám cưới dân sự, có con và không còn hứng thú nào để giải quyết tình trạng giáo sĩ của mình. Vì lợi ích của Giáo hội và lợi ích của đương sự, năng quyền miễn trừ tình trạng giáo sĩ đòi hỏi phải được thực hiện như một nghĩa cử bác ái, đặc biệt hơn khi đương sự có con, vì con cái của đương sự có quyền được có một người cha độc lập khỏi Giáo hội. Nhưng các Giám mục không có năng quyền này một cách tự động, mỗi trường hợp phải được xem xét cẩn thận và nghiêm túc rồi mới có thể đưa ra phán quyết. Trong một số trường hợp, Tòa Thánh phải can thiệp để điều chỉnh nhân cách của các vị để khắc phục những vụ bê bối do các vị gây ra, tái thiết lập sự công bằng và giúp đỡ đương sự sám hối tội lỗi.[496]

E

        LINH MỤC GIÁO PHẬN TÁI ĐỊNH HƯỚNG

ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ

TRONG VIỄN ẢNH  QUYỀN BÍNH, VÂNG LỜI VÀ CHỈ BẢO HUYNH ĐỆ

 E.1. Trong Viễn Ảnh Quyền Bính Đích Thực

Ngày nay vấn đề quyền bính lắm khi gây đau đớn và chia rẽ trong Giáo Hội. Quyền bính của chính Chúa Giêsu cũng đã bị các biệt phái và luật sĩ đặt thành vấn đề: “Do quyền bính nào mà ông làm những việc ấy? Ai cho ông quyền đó?”[497] Dưới chân thập giá, các thủ lãnh chế nhạo Chúa Giêsu: “Nó cứu được người khác; hãy để nó tự cứu lấy mình, nếu nó là Đấng Kitô của Thiên Chúa, Kẻ Ngài Tuyển Chọn!” Binh lính cũng chế nhạo quyền bính Ngài: “Nếu ông là vua dân Dothái, hãy cứu lấy mình đi![498]

Thách đố ấy ngày nay vẫn tiếp diễn. Quyền bính của các Tông đồ và những người kế vị tiếp tục bị thách đố, như chúng ta thấy trong thời gian gần đây ở trong Giáo Hội hoàn vũ cũng như tại Việt Nam chúng ta. Nhiều cá nhân tự phụ giải thích quan điểm và ý kiến của mình như qui phạm, lại đặt thành vấn đề giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội. Mới đây, 144 trong số 400 nhà thần học của Đức, Áo và Thụy Sĩ cùng ký tên đưa ra một Bản Kêu Gọi “Giáo Hội 2011, một sự canh tân thiết yếu,” trong đó họ kêu gọi một cuộc đối thoại cởi mở nhằm canh tân Giáo Hội mà một số Giám mục Đức cũng đã đề xướng. Với tư cách những nhà thần học, họ muốn góp phần vào một cuộc khởi hành mới đích thực biến năm 2011 là năm đổi mới của Giáo Hội. Họ lấy tư cách là những nhà thần học nhưng đề xuất những cái thiếu thần học như nêu nguyên tắc “cái gì liên quan đến mọi người thì phải được mọi người quyết định” để rồi đòi cho giáo dân tham gia vào việc bổ nhiệm các Giám mục và Cha xứ, hủy bỏ luật độc thân linh mục, phong chức linh mục cho phụ nữ và những người đã lập gia đình, cho hôn nhân đồng tính và ly dị tái hôn.

Nhà báo công giáo Peter Seewald đã lên tiếng phê phán Bản Kêu Gọi là nổi loạn, mị dân quá mức, các luận điểm đưa ra có tính cách mạng và có thể dẫn đến ly giáo. Ông nhắc lại rằng Đức Thánh Cha đã luôn ý thức những tấn công tồi tệ nhất chống lại Giáo Hội luôn đến từ chính bên trong Giáo Hội, nhưng Giáo Hội sẽ không lùi bước trước bất cứ lời thóa mạ nào. Theo ông, Giáo Hội luôn nỗ lực đi theo con đường đúng đắn, nhằm đến việc thanh tẩy, tái sinh các giá trị, trình bày một dáng vẻ trong sáng hơn về Giáo Hội trong thế giới hiện đại, và làm cho sứ điệp của Chúa Kitô rõ ràng hơn. Đó là một thách đố, nhưng phải chỉ rõ: Giáo Hội ở nơi đâu người ta cầu nguyện, nơi đâu có Đức Maria, nơi đâu có Phêrô, nơi đâu có Chúa Giêsu, Đấng đã nói “Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy và cửa địa ngục sẽ không lay chuyển nổi.” Thánh Phaolô đã nói chí lý: “sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường” (2 Tm 4, 3-4).[499]

Tuy nhiên, các Giám Mục Áo sau Hội Nghị khoáng đại, ngày 11/11/2011 đã nhận định rằng Giáo Hội cũng như xã hội đang trải qua một thời khắc xáo trộn sâu xa và trả lời cho số linh mục Áo ký bản “lời kêu gọi bất tuân phục” rằng các ngài thực sự bận tâm đến những sáng kiến thúc giục những đổi thay trong Giáo Hội, nhưng phải đổi mới trong sự trung thành với Công đồng Vatican II, và kêu gọi xem xét vấn đề với thiện chí hơn là muốn áp đặt những khuôn mẫu mâu thuẫn nghiêm trọng với căn tính Kitô giáo làm thiệt hại sự hiệp nhất của Giáo Hội, vì nó không chỉ là một vấn đề tổ chức của Giáo Hội mà là một vấn đề căn bản về căn tính công giáo.

Nguồn gốc quyền bính bị lẫn lộn. Người ta đi tìm những kiểu mẫu mới của quyền bính, như minh tinh màn bạc, cầu thủ bóng đá, tiểu thuyết gia, nghệ sĩ dân nhạc… Quá nhiều người rập khuôn cách “nô lệ” lối sống của mình theo gương các “ngôi sao” hay thần tượng ấy. Có một số người đảo lộn giá trị và mục đích khi đưa ra mẫu linh mục mới phải có ba bằng (lái xe, vi tính, ngoại ngữ)! Quyền bính đã không được nhìn đúng theo ý nghĩa và mục đích của nó. Việc đặt thành vấn đề quyền bính của Giáo Hội phải được nhìn trong một bối cảnh rộng lớn hơn và tích cực hơn. Giáo Hội được Chúa Kitô thiết lập trên nền tảng các tông đồ, được tuyên xưng là công giáo, thánh thiện và tông truyền. Mọi quyền bính đều phát xuất từ Thiên Chúa nên sứ vụ giảng dạy, thánh hóa và điều khiển Dân Chúa của Giáo Hội dựa trên thần quyền, được trao phó cho những con người trong từng thời đại phát triển khác nhau, nên cũng chịu những ảnh hưởng của từng thời đại.

Và cũng trong từng giai đoạn lịch sử đó, chính Giáo Hội cũng nhìn nhận nhu cầu phải kiểm điểm và canh tân chính mình. Câu Ecclesia semper reformanda rõ ràng kêu gọi một cái nhìn thẳng thắn, thường xuyên và triệt để về quyền bính mà Giáo Hội đang thực thi. Tuy nhiên, việc kiểm điểm đó sẽ không thành công, nếu nó chỉ được giới hạn vào các chuẩn mực và nguyên tắc tâm lý hay xã hội của loài người. Mọi quyền bính trong Giáo Hội đều bắt nguồn từ Chúa Giêsu. Do đó, để xem xét quyền bính, chúng ta phải quay trở lại với Chúa Giêsu, Đấng cai trị từ Thập giá. Ánh sáng của thập giá Chúa Kitô phải soi sáng mầu nhiệm quyền bính của Giáo Hội.

Bản chất quyền bính của Chúa Giêsu đã bị hiểu sai, thì bản chất quyền bính của Giáo Hội cũng sẽ bị hiểu lầm. Một số người coi quyền bính của Giáo Hội chỉ là một phương tiện để duy trì giáo thuyết và trật tự. Số khác lại coi quyền bính như một áp đặt bất công ý muốn của các lãnh đạo lên các thành viên của mình. Họ chỉ ra những lạm dụng quyền bính của Giáo Hội – một số lạm dụng có thật, một số bị gán ghép, tưởng tượng và phóng đại ra – và kêu gọi Giáo Hội phải có một đường lối lãnh đạo cho phép một quyền hành rộng rãi hơn trong mọi lãnh vực của đời sống Giáo Hội. Cả hai quan điểm nay đều thiếu sót và sai lầm khi coi quyền bính Giáo Hội như không thích hợp và đặt thành vấn đề mọi quyền bính hiện hữu trong Giáo Hội theo cung cách đối xử của họ đối với quyền bính thế tục.

Ngược lại, chúng ta xác tín rằng có quyền bính ở trong Giáo Hội và nó phải được thực thi. “Quyền bính xuất phát từ quyền điều khiển Giáo Hội được Chúa Kitô ủy thác cho các Tông đồ và những người kế vị.[500] Mục đích quyền bính Giáo Hội được mạc khải và tuôn đổ xuống trên Giáo Hội từ nơi Thập giá là để thiết lập vương quốc tình thương cứu độ. Tình thương cứu độ không che đậy tội lỗi, nhưng phơi bày tội lỗi như nó hủy diệt phẩm giá con người và tình thương, hầu chữa trị nó. Tình thương cứu độ đó dùng sức mạnh của Chúa để chiến thắng tội lỗi. Quyền bính được trao ban cho Giáo Hội là để rao giảng, thanh tẩy, tha tội và qui tụ những ai được tái sinh bởi nước và Thánh Thần quanh bàn tiệc Hy Tế của Chúa.[501]

Chúng ta trăn trở làm cho Giáo Hội được lớn lên, mạnh mẽ và hiệp nhất hơn với Đức Giáo Hoàng trong nhiệm thể Chúa Kitô. Và ngày nay, quyền bính và sự hiệp nhất của Giáo Hội Địa phương được diễn tả qua nhiều vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là Giám Mục Bản Quyền: Ngài không chỉ là đầu, mà là con tim của giáo phận, tất cả đều qui về Giám Mục và tất cả quyền bính đều phát ra từ Giám Mục, đến đỗi “linh mục không thể làm gì mà không có Giám Mục”“Giám mục không làm gì ngoài Ý Thiên Chúa.”[502] Tất cả mọi luật lệ và áp dụng của quyền bính Giáo Hội phải được nhìn trong ánh sáng của mục đích ấy, mà chúng ta chỉ có thể hiểu được ở dưới chân thập giá.

Thập giá quan trọng biết bao cho chúng ta là những người thực thi quyền bính. Không bao giờ chúng ta được rời khỏi thập giá, nếu muốn hiểu và thực hiện tốt quyền bính. Mỗi quyết định của chúng ta phải được thực hiện với Chúa Giêsu chịu đóng đinh ở trước mắt. Thập giá của Ngài phải được nổi bật lên trong tất cả những gì chúng ta làm. Thập giá phải là thước đo mức độ tận hiến của chúng ta và cách chúng ta đối xử với người khác. Thập giá phải là dấu hiệu tình yêu đối với Chúa mà chúng ta biểu lộ qua lòng nhiệt thành, sẵn sàng cho đi tất cả những gì chúng ta có và những gì chúng ta là, trong khi giáo huấn, thánh hóa và dẫn dắt giáo dân.

E.2. Trong viễn ảnh đức Vâng Lời Đích Thực

“Khi còn sống kiếp phàm nhân, Chúa Giêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người”[503]

Trong ba lời khuyên Phúc Âm, Vâng Lời là nền tảng và khó nhất, vì nó chạm tới tự do, bản ngã và ý riêng của con người. Nhờ vâng lời triệt để trong mọi sự có liên quan, nguời sống đời độc thân thánh hiến mới có thể giữ được hữu hiệu đức khó nghèo và khiết tịnh. Ngày thụ phong linh mục, chúng ta qùy trước mặt Giám Mục Bản Quyền, đặt tay chúng ta trong tay Ngài. Nhân danh Giáo Hội, Ngài hỏi chúng ta: “Con có hứa kính trọng và vâng phục Cha và những người kế vị cha không?” và chúng ta trả lời: “Thưa con hứa.” Đừng quên thời khắc ân sủng ấy. Đó là một sự cam kết với Chúa và với Giáo Hội, cho một tương lai vô định (có thể được sai tới nơi mình không muốn, ở với người mình không ưa, và làm việc mình không thích). Đó là tiếng “Xin Vâng” của chúng ta trong mọi sự mà Chúa và Giáo Hội đòi hỏi. Chúng ta cam kết vâng lời Giám Mục Bản Quyền và những người kế vị Ngài, mà chẳng biết cái gì các ngài sẽ yêu cầu chúng ta. Như Mẹ Maria, lòng vâng phục của chúng ta được xây dựng trên đức tin và chấp nhận Lời Chúa trong cuộc sống. Nó cũng được xây dựng trong sự tin tưởng, phó thác vào ơn nâng đỡ của Chúa, tín nhiệm vào Giáo Hội, vì Giáo Hội đã nhận lãnh sứ vụ và quyền bính từ Chúa Kitô.

Trong cuộc sống trải dài, có khi chúng ta kinh ngạc, có khi hân hoan, có khi lo buồn về những gì mà Giáo Hội đòi hỏi chúng ta. Khi gặp thử thách lớn lao, khi phải đối mặt với những vấn đề và thách đố mà chúng ta chẳng bao giờ nghĩ đến, lắm lúc chúng ta tự hỏi: “Có phải Chúa đòi hỏi, và trao cho chúng ta những gánh quá nặng như vậy bắt phải vác không?” Sự vâng phục đòi hỏi chúng ta cái gì nhiều hơn là xác định chúng ta sẽ ở và thi hành sứ vụ tại đâu, khi nào. Chúng ta không tự quyết định lấy sứ vụ của mình, song chúng ta sẽ được sai đi. Trong sự vâng lời, không thể tránh khỏi thập giá: Chết cho chính mình và ý riêng khó khăn dường nào!, vì không phải chỉ trong chốc lát, song trong từng phút giây của cuộc sống mỗi ngày: “Một lúc đổ cả máu đào, hay từng giọt một đàng nào công hơn?” Có thể đó là một cuộc tử đạo liên lỉ mà Vaticanô II đã nói trong Hiến chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium cuối số 42 rằng “cuộc bách hại không bao giờ thiếu vắng trong Giáo Hội.[504]

Chúng ta cần tiếp tục đào sâu và làm mới lại cái nhìn về bản chất của sự vâng lời mà Chúa và Giáo Hội đòi hỏi. Chính Giáo Hội cũng sống trong sự vâng lời Chúa Kitô, Đầu của Thân Thể, như Công đồng Vaticanô II dạy.[505] Và trong sự vâng lời, chúng ta tham dự đầy đủ vào công việc cứu thế đã được mạc khải và kiện toàn trong Chúa Kitô. Chúng ta có nhiệm vụ kéo dài sứ mệnh của Chúa Kitô, trong đức tin vâng phục, và sự quen thuộc sâu xa với đường lối của Chúa. Để kiện toàn sứ mệnh, chúng ta được mời gọi dõi bước theo cùng một con đường Chúa Kitô đã đi qua. Con đường đó dẫn đến thập giá, không thể tránh được. Dù vậy, chúng ta phải gắn bó với Giáo Hội trong tình thảo hiếu và vâng lời. Vâng lời đòi hỏi can đảm tuân giữ kỷ luật Giáo Hội, và thích ứng với những yêu sách đặc biệt của từng hoàn cảnh cụ thể.

Chính vì thế mà ĐTC Biển Đức XVI nhắc nhở: “Linh Mục cần phải đâm rễ sâu trong tình bạn sinh động với Chúa Kitô, không phải chỉ với trí thông minh mà cả với sự tự do và ý chí nữa, và có một ý thức rõ ràng về căn tính đã nhận lãnh trong Lễ Truyền Chức, một sự sẵn sàng vô điều kiện trong việc dẫn dắt đoàn chiên được trao phó, ở nơi Chúa muốn chứ không phải trong mức độ xem ra thích hợp hay dễ dàng nhất đối với mình. Điều này trước hết đòi phải sẵn sàng liên tục để chính Chúa Kitô hướng dẫn cuộc sống mình. Thật vậy, không ai có khả năng chăn dắt đoàn chiên của Chúa, nếu không sống sâu thẳm và đích thực sự vâng lời Chúa Kitô và Giáo Hội. Sự ngoan ngoãn của Dân Chúa đối với linh mục tùy thuộc sự ngoan ngoãn của linh mục đối với Chúa Kitô. Vì thế ở nền tảng của thừa tác muc vụ luôn luôn có sự gặp gỡ cá nhân và liên lỉ với Chúa, hiểu biết Chúa sâu đậm và nên một với ý muốn của Chúa Kitô.”[506]

 Chúng ta cảm kích nhìn thấy nhiều linh mục vui lòng đảm nhận những trạch cử và nhiệm vụ khó khăn, không phải do họ chọn chúng, nhưng đơn giản là do Giáo Hội đòi hỏi họ làm như vậy. Chúng ta nghĩ đến những linh mục sẵn sàng rời bỏ những nhiệm sở rất thoải mái và tiện nghi, để bắt đầu làm việc trong những giáo xứ nghèo nàn. Chúng ta nghĩ đến những linh mục sẽ đảm trách những phận vụ bạc bẻo trong Giáo phận, không phải hy vọng một phần thưởng nào đó, nhưng đơn giản chỉ vì đó là công việc của Chúa và của Giáo Hội. Chúng ta nghĩ đến những linh mục sẵn lòng nói lên sự thật Phúc Âm cho những kẻ mình phục vụ, mà không để mình bị tê liệt vì sợ làm như vậy người ta sẽ không ưa mình, nhất là khi vượt lên được tất cả để “vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm.”

Nhưng sự vâng lời mà Giáo Hội đòi hỏi chúng ta đi xa hơn và tóm tắt lại trong câu sentire cum Ecclesia, tức là cùng cảm thông với Giáo Hội. Cảm thông với Giáo Hội đi xa hơn việc chấp nhận cách máy móc các công thức đức tin hay các khoản Giáo luật. Cảm thông với Giáo Hội là có mối thiện cảm sâu xa và trung thành với giáo huấn, phượng tự và sứ vụ của Giáo Hội. Truyền thống và quan niệm hiện hành của Giáo Hội phải được thấm sâu vào cuộc sống chúng ta, như chúng ta tuyên bố trong khi tuyên xưng đức tin trước ngày lãnh chức linh mục. Vâng lời như thế loại bỏ đầu óc vụ hình thức vô bổ, nhưng dẫn đến một sự sống được lớn lên trong sự hiệp nhất với Chúa Kitô, đến đỗi thánh Phaolô nói: “Không còn phải là tôi sống nữa, nhưng Chúa Kitô sống trong tôi[507] Vâng lời đòi hỏi sự sẵn lòng để ra một bên mọi sự, vì tình yêu Chúa Kitô và Giáo Hội. Vâng lời không phải là nhu nhược và nhát gan đến phát sợ mà phải từ bỏ ý nghĩ và các lý do tốt nhất của mình. Đúng vậy, Đấng Bản Quyền luôn đáng được nghe ý kiến tốt nhất và những thỉnh nguyện đã được suy nghĩ chín chắn của chúng ta. Ngài có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận chúng. Nhưng chúng ta an tâm biết rằng Ngài có một ơn phân định đặc biệt của Chúa Thánh Thần, ơn đoàn sủng mà chúng ta không có. Chúng ta được mời gọi tận tâm vâng lời, nói lên sự thật như chúng ta nhận thấy, và luôn sẵn sàng vâng lời, dù có trái ý chúng ta. Đó là thực sự cảm thông với Giáo Hội.

Với Vaticanô II, không còn “vâng lời tối mặt”; nhưng “vâng lời đối thoại” hay “vâng lời trưởng thành”, nghĩa là chúng ta được trình bày với Đấng Bản Quyền hết sự thật những gì chúng ta nhận thấy và suy nghĩ, với đầy đủ lý do và ước nguyện, có khi trái ý Ngài, nhưng lời nói cuối cùng thuộc về Ngài, và chúng ta phải vâng lời quyết định cuối cùng đó với tinh thần siêu nhiên và đức tin. Là người của Chúa và của Giáo Hội, chúng ta tránh những hình thức liên minh gây áp lực hay chống đối Đấng Bản Quyền, hoặc khi không được như ý thì thụ động tiêu cực và xa lánh (“kính nhi viễn chi”). Chúng ta biết rằng Ngài có quyền quyết định trái với ý của tất cả chúng ta, nhưng chính Ngài chịu trách nhiệm trả lời với Chúa. Đó là thực sự cảm thông với Giáo Hội. Điều đáng e ngại là có thể một số Vị “quá sính quyền bính” không dễ dàng lắng nghe và cho bề dưới cơ hội đối thoại hay giải thích! Nhưng đi cho tới cùng, vâng lời đòi hỏi mọi sự nơi chúng ta: trí khôn, con tim, ý muốn, đời sống: nhượng bộ mọi sự cho Chúa, coi vâng lời như diễn tả trọn vẹn sự lệ thuộc vào Chúa và Giáo Hội.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa và tâm thức do các cơ cấu xã hội, chính trị và tôn giáo. Chẳng hạn, vì bị ảnh hưởng của Khổng giáo, của chế độ phong kiến và thực dân, của các cơ cấu phẩm trật và gia trưởng, chúng ta lắm khi phải đương đầu với những thách đố và chiến đấu trăn trở về tự do và phục tùng với bộ ba “quyền phục, lý phục và tâm phục hay tâm bất phục.” Và trong những trạng huống bức xúc có thể “tức nước vỡ bờ” vì “vâng mà không phục” đó, chúng ta được khuyên “đào sâu lòng sông và khơi dòng cho nước chảy”. Công việc đi sâu vào lòng người và mở ra lối thoát này rất cần sự giúp đỡ của một người đồng hành thiêng liêng có kinh nghiệm sống tu đức, từng trải trường đời và thấm nhuần tinh thần đức tin và Giáo Hội.

Nhưng với đức tin mạnh mẽ và đâm rễ sâu trên nền tảng Thánh Kinh vững chắc, đặt trọng tâm vào Chúa Giêsu, vào Phúc Âm, vào Giáo Hội và các linh hồn, cầu nguyện và biện phân dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ vâng lời cách sẵn lòng và siêu nhiên các vị lãnh đạo và cơ cấu Giáo Hội, không phải như những con người và cơ cấu nhân loại, nhưng là Ý Chúa ở trong và qua những con người và cơ cấu này. Nếu sự vâng lời được trọn vẹn thì các việc khác cũng sẽ được kiện toàn. Chúng luôn luôn tỉ lệ thuận với nhau.

Thật là một hồng ân quan phòng của Chúa khi ĐTC Biển Đức XVI mở Năm Đức Tin, kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican II do Chân phước Gioan XXIII triệu tập, và kỷ niệm 20 năm ban hành Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo (11-10-1992), là cống hiến lớn cho Giáo Hội của Chân phước Gioan Phaolô II. Noi gương ĐTC, nếu mọi người nỗ lực đào sâu, hiểu đúng và thực thi đúng các văn kiện của Công đồng Vaticanô II và sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, thì chúng ta sẽ gặp được một chân trời mới cho cuộc sống và qua đó đưa ra định hướng dứt khoát cho mình.[508]

Lạy Chúa, con xin dâng tư tưởng của con cho Chúa, để chúng luôn hướng về Chúa; để lời nói của con có Chúa làm đề tài; để việc làm của con phản ánh tình yêu của con cho Chúa; để đau khổ của con được chịu đựng cho vinh danh Chúa hơn. Con muốn làm những gì Chúa xin con, cách nào và bao lâu Chúa muốn ở con. Xin Chúa soi sáng trí khôn con, đốt nóng ý chí con, thanh tẩy trái tim con và thánh hóa linh hồn con.

 Lạy Chúa, xin hãy nhận lấy tất cả tự do của con, ký ức của con, trí hiểu của con, trọn vẹn ý muốn của con, tất cả những gì con có và sở hữu. Chúa đã cho con mọi sự và mọi sự là của Chúa, xin hãy sử dụng như ý Chúa muốn. Xin ban cho con tình yêu và ân sủng của Chúa, và như thế đã đủ cho con. Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin hãy đến trợ giúp con, và cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần tiếp tục cho đến hoàn thành những gì Chúa đã khởi sự với con và cho con. Amen.

E.3. Trong viễn ảnh chỉ bảo huynh đệ đích thực

Nếu anh em ngươi trót phạm tội, thì hãy đi sửa lỗi nó, riêng ngươi với nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, ngươi đã lợi được người anh em. Nếu nó không nghe ngươi, ngươi hãy kèm theo một, hai người nữa, để tất cả công việc được đoán định do miệng hai, ba nhân chứng. Nếu nó không màng nghe họ, hãy thưa với cộng đoàn…[509]

Để tiến tới chức linh mục, một thanh niên phải trải qua nhiều năm dài được đào tạo và tự đào tạo trong chủng viện; một khi được chịu chức ra trường rồi thì đã là “thầy cả,” không còn phải học nữa, và cũng không ai dạy được nữa, nhất là linh mục giáo phận một mình một cõi, đứng trên mọi người trong giáo xứ. Nhiều vị linh mục do tính tình, cách sống và điều hành, giáo dân bên dưới không ai dám nói hay góp ý gì, Bề Trên thì ở xa, chỉ có anh em linh mục cùng nhau là có thể “chỉ bảo nhau” được mà thôi. Tuy vậy, sự việc không luôn dễ dàng đâu, và vì khó không nói trực tiếp được, có khi nói với anh em nọ anh em kia hoặc cả với Bề trên thành ra nói hành nói xấu càng thêm phức tạp. Nói hành nói xấu là nói điều tiêu cực của một người với những người khác sau lưng người ấy (có thể là Bề trên hay anh em…). Nhìn chung, nói hành nói xấu là xấu, nhưng động lực có thể khác nhau. Nếu nói để hãm hại, hạ uy tín, trù dập người ta thì động lực sâu xa của nói hành nói xấu là xấu. Còn nếu vì muốn cho người ấy trở nên tốt, thì động lực sâu xa của nó là tốt, bởi vì nếu người ấy tốt rồi thì ai nói làm gì!

Vậy làm sao để phát huy động lực tốt đó? Chúa Giêsu dạy thực hành việc chỉ bảo huynh đệ: “Nếu anh em ngươi trót phạm tội, thì hãy đi sửa lỗi nó, riêng ngươi với nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, ngươi đã lợi được người anh em. Nếu nó không nghe ngươi, ngươi hãy kèm theo một, hai người nữa, để tất cả công việc được đoán định do miệng hai, ba nhân chứng. Nếu nó không màng nghe họ, hãy thưa với cộng đoàn…[510]

Để thực hiện lời dạy chỉ bảo huynh đệ của Chúa Giêsu, chúng ta sử dụng kỸ thuẬt chỈ bẢo huynh đỆ FEED-BACK: Feed-Back là một kỹ thuật cảm thông và giao tế, có nghĩa chuyên môn là “gửi trả lại”: một người được kẻ khác nhận xét phải trả lời lại về nhận xét đó với người vừa cho mình nhận xét. Có thể áp dụng kỹ thuật này cả về chiều dọc lẫn chiều ngang: Nếu người và ta, trên và dưới gặp được nhau, hiểu được nhau trong mọi quan điểm thì mọi việc đều được giải quyết dễ dàng và tốt đẹp.

Cuộc đời mỗi người có bốn ô không đều:[511]

  • Phần mù là ô chỉ người khác biết về ta những điều mà ta không biết hay ý thức được.
  • Phần che đậy là ô chỉ ta ý thức và biết về mình, còn người khác không biết được.
  • Phần hiển nhiên là ô người khác biết về ta, và ta cũng biết và ý thức được.
  • Phần vô thức, bí mật và huyền nhiệm là ô người khác không biết về ta, mà ta cũng chẳng ý thức được.

Do đó, ta cần được người chỉ cho ta biết điều họ biết về ta mà ta không biết và ta cũng phải nói với người điều ta biết về họ mà họ không biết. Khi người khác nói cho ta biết phần mù của ta, ta sẽ trả lời lại, giải thích cho họ về điều họ nói, đồng thời nói cho họ biết phần còn che đậy của ta. Như thế, người và ta sẽ dần dần thu hẹp lại phần mù lẫn phần che đậy, và khai mở biên giới của phần hiển nhiên, để rồi cả đôi bên hiểu biết nhau hơn, cảm thông với nhau hơn, tín nhiệm nhau hơn, thân nhau hơn, thương nhau hơn và cộng tác tích cực với nhau hơn. Nhờ cho và nhận Feed-Back, người thêm hiểu ta và ta thêm hiểu mình, cả đôi bên sẽ giúp nhau khám phá và gọi ra ánh sáng được phần nào vô thức, làm ta và bạn ta ngày càng thêm phong phú, dù chỉ thấy và biết một cách mơ hồ, khuy khuyết mà thôi.[512]

Nhưng muốn cho và nhận Feed-Back như thế không phải dễ làm đâu. Nó đòi hỏi một số điều kiện kỹ thuật, về phía người cho cũng như về phía người nhận, mà cần nhất là tinh thần chân thật tin nhau như lời ca bài Lời Trần Tình ước nguyện: “Nhìn vào mặt nhau đi và hãy nói với nhau thực tình như chưa bao giờ, còn ngần ngại nhau chi mà không nói với nhau lời tha thiết trong tâm hồn? Bao nhiêu năm mệt nhòa, mình tìm mà tìm không ra, thế nhưng ai ngờ thành bại tùy ta

Tám điều kiện của người cho Feed-Back:
  • Đợi cho người nghe phải sẵn sàng đã mới nói.
  • Mô tả một hành vi như quay một cuốn phim, không phê phán.
  • Nói về việc xảy ra không lâu, để người đó còn nhớ rõ hầu kiểm chứng.
  • Nói những điều người kia vô tình không ý thức được. Và chỉ nói điều ta thấy, ta nghĩ, chứ không phải điều kẻ khác thấy, nghĩ và nói.[513]
  • Nói những điều mà người kia có thể sửa đổi được (là hiện tượng chứ không phải là bản chất).
  • Chỉ nói những điều mà người kia có thể sửa đổi được, nhưng không bắt buộc họ phải sửa đổi (chỉ có Chúa biết rõ và có thể thay đổi được một con người).
  • Nói để giúp ích cho người kia, chứ không phải nói cho hả giận hoặc để trả thù.
  • Nói với sự kính trọng và yêu thương, như chia sẻ một mối ưu tư, một cảm tưởng, một phản ứng tự nhiên.
  • Phải xin người khác cho mình nhận xét về mình.
  • Lắng nghe và kiểm chứng là mình đã hiểu rõ.
  • Đừng mất tinh thần nếu gặp phải Feed-Back tiêu cực (bị chê, bị chỉ trích).
  • Trả lời cho người cho mình Feed-Back với lòng biết ơn, vì người ta đã vì lòng bác ái mà cho mình nhận xét, nhất là khi feed-back làm cho mình khó chịu.
Bốn điều kiện của người nhận Feed-Back:

Một vấn nạn: Người cho nhận xét phải đợi người nhận sẵn sàng đã mới được nói, và thái độ sẵn sàng của người nhận được biểu lộ ra qua việc xin người khác nhận xét cho mình, nhưng nếu người nhận không xin, mà việc cần góp ý ngay thì phải làm sao? – Thưa hãy theo gương Chúa Giêsu chủ động đi bước trước: “Ông Simon, tôi có điều này muốn nói với ông – Xin Thầy cứ nói.[514] Đoạn Tin Mừng theo thánh Luca này (Lc 7,36-50) dạy cho chúng ta những yếu tố cần thiết trong việc sửa lỗi: kịp thời, không sớm quá mà cũng không muộn quá; gợi ý cho người lầm lỗi tích cực hợp tác; yêu thương, tế nhị và tôn trọng; thích ứng với từng người, từng hòan cảnh; bao gồm, không loại trừ ai.

Lợi ích của việc cho và nhận Feed-Back:

Không những bạn bè bằng vai bằng vế nhận xét giúp nhau để tiến bộ, mà có thể áp dụng feed-back cho tương quan bề trên và bề dưới cũng không kém hiệu quả. Bề dưới có thể chủ động xin giờ hẹn để chuẩn bị tâm lý Bề Trên sẵn sàng lắng nghe mình trình bày và góp ý. Bề Trên cũng có thể hẹn trước để bề dưới chuẩn bị tinh thần, nhất là đối với người có cá tính dễ phản ứng mạnh. Tất cả cũng chỉ vì bác ái, muốn điều tốt nhất cho nhau. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, việc cho và nhận Feed-Back sẽ đem lại những lợi ích sau đây:

  • Cho nhau cơ hội để giải thích rất nhiều hiểu lầm.[515]
  • Là cơ hội giúp ta và tha nhân ý thức được những khía cạnh nhân bản và giao tế của mình rõ hơn để thăng tiến.
  • Gia tăng sự tin cậy, tình bằng hữu, loại trừ sợ hãi, tạo bầu khí bình an và an toàn để thăng tiến.
  • Nếu thực tâm nghiên cứu và đem ra thực hành phương pháp này, ai cũng thấy mình hiểu anh em hơn và được anh em hiểu mình hơn. Hiểu biết lẫn nhau là chìa khóa của tất cả! Hiểu nhau hơn, thông cảm nhau hơn, thương nhau hơn và cộng tác với nhau chân thành hơn, còn gì đáng mong ước cho bằng! Thật là phấn khởi và hy vọng, dù có tế nhị khó khăn và đòi hỏi nhiều bác ái và can đảm.
  • Quả thế, công cuộc này xây dựng tình bạn chân thành, để giúp nhau trong cuộc sống đa nguyên đa diện hôm nay, và vượt thắng những khó khăn trong đời sống hằng ngày.[516]
  • Đối với bạn, biết nhau không phải để thắng hay thua, nhưng để hiểu nhau, thương nhau, nâng đỡ nhau cùng tiến bước trên con đường làm người, làm tín hữu và làm người tông đồ của Chúa.
  • Chúng ta là người, không phải là Chúa, để tự nhiên có thể biết được nhau. Do đó, chúng ta cần cho nhau một số thông tin cần thiết, để vượt quá cái giới hạn “biết người biết mặt mà không biết lòng” hầu có thể cảm thông nhau đúng với từng hoàn cảnh cụ thể và cá biệt của nhau, vì chính cuộc sống thực mỗi ngày mạc khải đúng bản chất con người của chúng ta, chứ không phải các hiện tượng bên ngoài.
  • Chúng ta có thể mong đợi hơn thế nữa, vì việc dấn thân theo Chúa thực sự đưa chúng ta vào một gia đình thiêng liêng, một cộng đoàn thấm đậm tình người và tình Chúa, vừa nhân loại vừa thiêng liêng, trong mối tương quan của phụ tử và huynh đệ.
  • Thái độ khiêm nhu và nhân ái, cảm thông và nâng đỡ của Chúa Giêsu đã khiến muôn dân đặt niềm hy vọng vào Ngài. Vậy đâu là thái độ ứng xử của chúng ta với anh em mình? Dĩ nhiên chúng ta muốn bắt chước Chúa Giêsu, Đấng đã luôn cảm thông nâng đỡ và tha thứ lầm lỗi, tin tưởng vào tương lai được biến đổi tốt đẹp của người lầm lỗi: Mỗi vị thánh đều có một quá khứ, và mỗi tội nhân đều có một tương lai.
  • Chúng ta được mời gọi noi gương Chúa Giêsu, “không bẻ gãy cây sậy đã rạp xuống, không dập tắt tim đèn còn leo lét khói”; không nhắc lại lầm lỗi quá khứ của anh em, vì như thế là dập tắt niềm vui được tha thứ và biến đổi của anh em. Trái lại luôn khích lệ, cổ vũ anh em lật sang một trang mới của cuộc đời, với hy vọng và tin yêu.

Nên nhớ ai cũng có cái tốt và cái xấu, hãy nêu những điều tích cực để giúp phát triển cái tốt và đẩy lui cái xấu, như lời khuyên của Baden Powell: Khi thấy một người nào đó chỉ có 5% tốt và 95% xấu, ta đừng nhìn vào 95% xấu, mà chỉ quan tâm đến 5% tốt và cố gắng giúp người ấy phát triển phần tốt lên mỗi ngày, cái xấu sẽ bị đẩy lui và người ấy sẽ nên tốt.

Còn nếu thấy anh em có lỗi lầm cụ thể nào, trước hết hãy cầu nguyện cho mình và cho anh em, xin Chúa biến đổi và uốn nắn cả hai, rồi đến nói trực tiếp với người anh em như Chúa dạy, nếu anh em quyết tâm sửa thì thôi, bỏ qua, không nói với ai nữa. Nếu người anh em chưa sửa được, hãy nhẫn nại cầu nguyện và nhắc nhở, vì cái gì cũng cần có thời gian.

Nếu gặp một lỗi nghiêm trọng mà người anh em thiếu tinh thần phục thiện và ngoan cố không chịu thay đổi, thì để tránh thiệt hại lớn cho cộng đoàn lẫn đương sự, sau khi đã cầu nguyện và trực tiếp làm mọi cách có thể, thì hãy theo lương tâm, can đảm đích thân kín đáo trình bày với người có thẩm quyền và sẵn sàng chịu trách nhiệm kiểm chứng về điều mình nói, cả khi có mặt chính đương sự. Dĩ nhiên người có trách nhiệm sẽ xử sự khôn ngoan và kín đáo, không làm cho các đương sự phải mặc cảm, tổn thương thanh danh, lại nguy hiểm hơn là ác cảm thù hằn nhau (xấu quá hóa giận, giận quá hóa thù), và họ sẽ đóng lòng lại, không dám nói gì với mình nữa. Hơn nữa cũng phải chắt lọc điều mình nghe và các hậu ý của người đến nói, cảnh giác tình huống tiêu cực “lừa thầy phản bạn” hay “đội trên đạp dưới.” Dù Giuđa toan tính phản nộp Ngài, Chúa Giêsu vẫn luôn kín đáo nhắc khéo Giuđa nhiều lần (một người trong các con sẽ nộp thầy…, các ngươi không sạch hết cả đâu…, việc gì con tính làm hãy làm mau đi…, con dùng cái hôn để nộp Con Người ư?…). Hãy nhẫn nại chờ đợi, và mở cho người lầm lỗi một cơ hội để đứng lên.[517] Trong mọi tình huống, nên “lắng nghe để hiểu, và nhìn lại để thương.”

Lòng cảm thông đối với lầm lỗi người khác

Chúng ta đừng quên tiến trình chỉ bảo huynh đệ để sửa chữa lầm lỗi của người khác mà Chúa Giêsu dạy trong Mt.18,15-17. Một người có thể có hai thái độ hành xử: hoặc là phòng bệnh, hoặc là chữa bệnh. Người cảm thông phòng bệnh đi bước trước, ngăn ngừa những ảnh hưởng tác hại từ bên ngoài, hay dập tắt ngay từ trứng nước cái mầm bệnh từ bên trong, để lỗi lầm không thể xảy ra. Người cảm thông tin tưởng vào sự biến đổi tốt đẹp trong tương lai, cho người phạm lỗi biết lỗi, lắng nghe lời giải thích biện hộ, kết luận xác định đúng lỗi lầm, cho đương sự cơ hội và thời gian sửa chữa, và nhẫn nại giúp đương sự tập nhân đức ngược lại, hy vọng vào kết quả sẽ có trong tương lai, như dụ ngôn này của Chúa Giêsu: “Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: ‘Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất?’ Nhưng người làm vườn đáp: ‘Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.[518]

Trái lại, người thiếu cảm thông mới khám phá thấy lỗi lầm đã có biện pháp ngay, vì óc cầu toàn đòi hỏi và đốt giai đoạn. Hoặc khá hơn, sẽ chờ đợi lỗi lầm trở nên rõ ràng để có biện pháp, nhất là khi người có lỗi che đậy, giấu giếm vì một lý do nào đó. Cũng tùy thái độ ngoan cố và thiếu tinh thần phục thiện của người lầm lỗi, người thiếu cảm thông thường âm thầm theo dõi (hoặc tệ hại hơn là đặt người theo dõi báo cáo), có khi còn “gài bẩy” cho mắc phải để đương sự không thể cãi lại, chữa mình hay chối cãi được nữa.

Chớ gì tiến trình chỉ bảo huynh đệ của Chúa Giêsu được thực thi. Cha ông chúng ta cũng từng quan niệm rằng đã là người thì không ai mà không có lỗi, có lỗi thì sửa lỗi, và như vậy sẽ không còn lỗi nữa (“Nhân thùy vô quá, hữu quá tắc cải, thị vị vô quá”). Tuy nhiên, để thực hiện lòng nhân ái ấy, chúng ta cần khéo léo sử dụng kỹ thuật chỉ bảo huynh đệ feed-back, áp dụng vào đào tạo và tự đào tạo, cả về chiều dọc lẫn chiều ngang. Hãy cho người biết lỗi, cho họ cơ hội sửa lỗi, và cho họ thời gian nữa, vì không ai một sớm một chiều mà sửa ngay được. Tin tưởng vào sự biến đổi tốt đẹp trong tương lai, với ơn Chúa và sự cố gắng của mỗi người.

Ước mong đời sống có tình,                       

Sầu thương vương nhẹ như hình mây bay,   

Rồi ra phải trái có ngày,                                          

Ai đời đi trả nợ nần chẳng vay,

Phù sinh một phút trắng tay,                               

Hơn nhau một chút dở hay ở đời,                      

Xét đoán là việc Chúa Trời,                                               

Ai mà kết án những người anh em,

Mặt mình cũng có lọ lem,                                             

Tiên vàn lo rửa pha dèm làm chi?                                 

Hận thù hãy mau lấp đi,                                                             

Yêu thương xây dựng khắc ghi trí lòng,  

Sống sao đáng được khoan hồng,                              

Trong ngày thẩm phán chí công sau cùng.

F

LINH MỤC GIÁO PHẬN TÁI ĐỊNH HƯỚNG

      ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ BẰNG VIỆC TÌM CHÚA

    HƠN LÀ CÔNG VIỆC CỦA CHÚA

F.1. Sống kinh nghiệm nền tảng THIÊN CHÚA LÀ TẤT CẢ [CHÍNH CHÚA]

Kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả bắt nguồn sâu xa từ một kinh nghiệm thiêng liêng và thần bí, nó giúp chúng ta nhận biết Thiên Chúa là tuyệt đối và hữu thể chúng ta có qui chiếu tối hậu nơi Ngài, đến đỗi ngay cả giữa những cơn thử thách lớn lao và trong nỗi ngờ vực sâu xa nhất của đêm tối đức tin, chúng ta cũng cảm nhận được cách chắc chắn rằng THIÊN CHÚA LÀ TẤT CẢ. Xác tín này cổ vũ chúng ta dấn thân sống bền đỗ đời sống và sứ vụ ơn gọi trong mọi hoàn cảnh cuộc đời. Xác tín Chúa là Tất Cả là một kinh nghiệm đem lại bình an và vui tươi ngày càng lớn lên; là một thứ thần bí kích hoạt làm phát sinh sức mạnh cần thiết để chúng ta sống vui tươi cuộc đời linh mục của mình; là một nguồn lực năng động luôn luôn có mặt với chúng ta.

Kinh nghiệm Chúa là Tất Cả này không bị gắn kết với một sứ vụ, một trách nhiệm, một công việc, hay một nơi nào đặc biệt… vì nó là một ân ban của Chúa mà chúng ta phải làm tăng trưởng bằng cầu nguyện, chiêm niệm và đời sống nội tâm. Chúng ta phải chạy đến với kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả này cách tự phát khi gặp khủng hoảng, ngờ vực,… vì đó là một thứ đá tảng không thể chuyển lay trong những thời khắc khó khăn khác nhau của bất trung, chán nản, lầm lạc và cả tội lỗi… Kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả này luôn là một lời mời gọi chúng ta sám hối, trở về với lòng nhiệt thành ban đầu, với điều kiện là ngọn lửa của nó không bị dập dắt vì sự chểnh mảng của chúng ta. Trong những cơn khủng hoảng tình cảm hay tính dục, kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả này xuất hiện như sức vượt lên, và trong cô tịch của tâm hồn đổi mới, nó trở thành sự thanh thản sâu xa phát xuất do sự chắc chắn rằng Chúa yêu thương tha thứ cho chúng ta và Ngài yêu thương chúng ta cho đến cùng, bất chấp tất cả yếu đuối và tội lỗi của chúng ta.

Kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả này là hàn thử biểu cho hành trình ơn gọi và sứ vụ của chúng ta. Hành trình này không được đo lường bởi tính hiệu quả và thành công trong các hoạt động tông đồ, cũng không phải bởi sự phát triển hợp lý và hữu hiệu các tài năng riêng của chúng ta. Chính vì thế mà kinh nghiệm Chúa là Tất Cả này soi sáng và kích hoạt bất cứ hoàn cảnh sống nào của chúng ta. Chúng ta có thể khẳng định rằng nó có đủ nước để tưới mát bất cứ sa mạc khô cằn nào của tâm hồn chúng ta. Phải nhìn nhận rằng loại kinh nghiệm Chúa là Tất Cả này là  nguồn đặc sủng và sức năng động tông đồ của chúng ta: Mọi sứ vụ, mọi tận tụy tông đồ, khát vọng hiến mình cho các linh hồn đều được phát sinh và nuôi dưỡng thường xuyên bởi cảm nhận Thiên Chúa là Tất Cả.

Do đó, kinh nghiệm và cảm nhận Chúa là Tất Cả này không bị đồng hóa với bất cứ trung gian nào, dù là người hay việc, để không bao giờ phải đi tới ngõ cụt là lìa bỏ ơn gọi vì một sự thay đổi (công việc hay nơi ở), tuổi tác hay bệnh hoạn làm cản trở công việc tông đồ. Trong viễn ảnh này, chúng ta không bao giờ bị rơi vào cám dỗ nghĩ rằng bên ngoài kia chúng ta sẽ hữu hiệu hơn về lãnh vực tông đồ. Kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả này đi trước mọi sứ vụ gắn liền với nó, vì nó luôn luôn qui chiếu vào chính Thiên Chúa là Đấng nâng đỡ nó.

Chính kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả này giải thích thái độ của những người ngày đêm âm thầm phục vụ trong những công việc tay chân tầm thường, khuất ẩn, chẳng ai để ý tới, hoặc thái độ của những người đang dấn thân trong các hoạt động tông đồ đang thành công bất ngờ bị bứng đi cách bất công theo lệnh, và phải đi tới một nơi như cuộc lưu đày lặng lẽ. Tuy nhiên họ vẫn kiên trì và thanh thản ở lại đời tu cho đến cùng, không nghĩ rằng nếu ra đi họ có thể tiếp tục thành công và ngay cả thành công lớn hơn nữa công việc họ vẫn làm cho đến lúc đó. Trong số đó có những giáo sư, những nhà nghiên cứu, những nhà lãnh đạo mà hoạt động của họ vốn sáng chói nay bị cấm viết, cấm dạy và bị loại ra, nhưng họ đã bằng an chấp nhận sự thầm lặng mới đó mà không hề chiến đấu chống lại. Tại sao? Vì họ trải nếm được kinh nghiệm nền tảng “Một Mình Thiên Chúa là Đủ!” Điều đó giải thích cho cuộc sống của một thành viên trải qua hết năm này đến năm nọ ân cần nơi bàn giữ cổng, cặm cụi trong nhà bếp, nơi trại chăn nuôi hay cẩn thận nơi tay lái mà vẫn nói rằng mình hạnh phúc và hoàn toàn thỏa mãn với cuộc đời mình: Vì Một mình Thiên Chúa là đủ!

Kinh nghiệm Chúa là Tất Cả này là một ân ban của Chúa, cần phải được các cơ cấu Giáo Hội vun đắp và giúp đỡ. Quả thế, Giáo Hội luôn cung cấp đủ mọi phương thế cần thiết, tự nhiên cũng như siêu nhiên cho con cái mình, để nuôi dưỡng kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả và luôn đặt Chúa lên vị trí hàng đầu:

  • Đức khó nghèo xét như sự lột bỏ và không dính bén bất cứ cái gì cung ứng những điều kiện tốt nhất cho việc lệ thuộc vào Chúa [CG sai các môn đệ đi truyền giáo không được mang theo gì để họ tín thác vào Ngài];[519]
  • Đức vâng lời là một sư phạm để học hỏi ở người đã vượt qua những con đường qui phục Thánh ý Chúa trước mình: Bề Trên là người phải có kinh nghiệm tìm ý Chúa cho mình, cho những quyết định của mình trên cộng đoàn và mỗi thành viên. Không những thế, Bề trên dạy chúng ta tìm ý Chúa và cùng chúng ta tìm Ý Chúa.[520]
  • Đức khiết tịnh không phải là một khổ chế hay trấn áp cho bằng là diễn tả một tình yêu trọn vẹn cho Thiên Chúa, không chia sẻ cho ai hay cái gì khác mà thánh Phaolô đã nói trong thư 1 Cr 7, 32-35.[521]

Có một sự hiện diện thực sự hiện sinh của Thiên Chúa nơi tương quan của các cơ cấu cộng đoàn cũng như cá nhân trong nỗ lực tu đức toàn diện: chúng ta có thể cảm nhận được rằng Thiên Chúa can thiệp cách nhiệm mầu vào cuộc sống chúng ta. Sự từ bỏ ý riêng tùy thuộc vào kinh nghiệm về sự tuyệt đối của Thiên Chúa: chúng ta nhượng bộ ý riêng của chúng ta cho Ý Chúa, như trinh nữ Maria đã qui phục kế hoạch đời mình cho kế hoạch của Chúa cho mình và cho cả nhân loại.

Kinh nghiện nền tảng Chúa là Tất Cả không phải là điểm khởi đầu, mà là điểm phải đến: Chớ gì không có ai hay không có gì làm chúng ta phải giao động hay lo sợ. Mọi sự đều qua đi, nhưng Thiên Chúa không hề thay đổi. Lòng nhẫn nại vượt thắng tất cả. Ai có được Thiên Chúa thì chẳng thiếu gì hết: Một mình Thiên Chúa là đủ.

F.2. Kinh nghiệm sống sứ vụ tông đồ:

Sống trải nghiệm về CÔNG VIỆC CỦA CHÚA

Kiểu sống sứ vụ tông đồ là cái chung nhất của đời tu chúng ta. Đa số ơn gọi chúng ta đều có động lực là sứ vụ tông đồ. Chúng ta đi tu muốn phục vụ tha nhân, muốn đi truyền giáo, muốn tận tụy với việc đào tạo, muốn xả thân cho người nghèo. Cái quan trọng nhất chúng ta nhắm đến là phục vụ, tức CÔNG VIỆC CỦA CHÚA. Các cơ cấu Giáo Hội được nhắm tới và được đón nhận như điểm tựa mục vụ, vì chúng giúp chúng ta dấn thân trọn vẹn cho sứ vụ tông đồ. Ngay cả sự nâng đỡ tình cảm của anh chị em cũng có phận vụ tạo nên thế quân bình để công việc phục vụ dưỡng giáo và truyền giáo được hiệu quả lớn nhất.

Các đức tính cần mẫn, quảng đại, sẵn sàng phục vụ… là những giá trị hàng đầu cho sứ vụ tông đồ. Việc hoàn thiện các đức tính nhân bản, thăng tiến các tài năng, đào tạo nghiệp vụ là những yếu tố căn bản cho hiệu năng tốt hơn trong việc tông đồ. Đức khiết tịnh được xét đến trong viễn ảnh phục vụ, vì nó được coi là thích hợp cho sự sẵn sàng khi thuyên chuyển [linh mục Giáo hội Đông phương có vợ con nên rất khó thuyên chuyển; các linh mục và nữ tu nào bị dính bén tình cảm cũng gây nên nhiều khó khăn cho Nhà Dòng khi cần thuyên chuyển!].

Người ta nghĩ rằng hôn nhân và gia đình ngăn cản việc  hiến thân trọn vẹn cho sứ vụ tông đồ. Do đó họ càng đánh giá cao những anh chị em có thành tích tông đồ, mà coi thường những anh chị em thiếu khả năng đó. Việc này cũng khiến một số người bỏ bê đời sống thiêng liêng để mãi mê chạy theo tính hiệu quả của công việc. Do đó, kiểu sống và quan niệm sứ vụ tông đồ này làm phát sinh một vấn đề nội tại: khi một người coi hoạt động tông đồ là nguồn động lực tối hậu của ơn gọi mình thì khi mọi sự trôi chảy, đáp ứng được các nhu cầu tâm lý, thiêng liêng và nhân bản, thì người đó bước đi trong an bình, vì các hoạt động thỏa mãn được tình cảm, bù trừ cho sự từ bỏ của đời sống độc thân, những thúc đẩy tình cảm tìm được sự thăng hoa lành mạnh và đời sống thừa tác không có gì rắc rối. Và đó là lý do tại sao lắm khi người ta cảm nhận một nỗi lo sợ gần như vô thức trước những lời chỉ trích về các công việc hay dự tính thay đổi hoặc chấm dứt một công trình. Nhưng các vấn đề sẽ nổi lên khi hoạt động tông đồ mất đi hiệu năng hay không còn mang lại ý nghĩa cho đời sống nữa.

Sự giàu có và trưởng giả của nhiều cơ cấu hay cá nhân, lấy lý do là để phục vụ, đã kéo theo một cảm giác sa sút và không giúp ích cho việc tông đồ vì xa cách quần chúng nghèo khổ [phải lưu ý xây dựng cộng đồng đồng tiến, xóa đói giảm nghèo]. Sự chán nản lớn lao của các anh chị em đồng nghiệp quá lý tưởng lúc mới vào tu cũng tác động tới họ và họ cảm thấy không còn động lực để kiên trì, nếu họ vào tu chỉ vì những động lực tông đồ, chứ không hải vì chính Chúa. Đó là lý do tại sao việc rời bỏ đời tu là kết quả đương nhiên của cơn khủng hoảng, vì động lực tông đồ không thể thực hiện được, khiến họ nản lòng và bỏ cuộc. Vì người ta chỉ nghĩ đến VIỆC CỦA CHÚA mà quên đi CHÍNH CHÚA.

Cái giá của việc từ bỏ hôn nhân sẽ là quá lớn đối với một công việc tương tự hay còn kém hơn nữa, trên bình diện tông đồ. Một cuộc sống tu trì thiếu hoạt động tông đồ như thế không còn được biện minh cho người tìm hiệu năng của hoạt động. Cơn khủng hoảng gây nên do kiểu sống sứ vụ tông đồ thật bi đát trong các cộng đoàn đã sống kiểu sống đó cách cứng nhắc, đưa đến sự cạn kiệt ơn gọi nhanh chóng như hoàn cảnh thiếu ơn gọi không thể tránh được của các thập niên qua ở Âu Mỹ. Chúng ta cũng phải dự cảm và đề phòng trước vì tình trạng ấy một ngày kia cũng sẽ tới với Việt Nam chúng ta, chẳng hạn như ngày nay tại các thành phố lớn không còn ơn gọi nữa, do tình trạng ít con và cuộc sống quá dễ dãi, tự do, quen hưởng thụ, sẽ không chấp nhận hay không kham nổi nếp sống kỷ luật và khổ hạnh tu trì.

Trong một số trường hợp, người ta có cảm tưởng rằng chỉ có những người không có khả năng đối đầu với sự thay đổi hay thích giữ lấy cái nhịp điệu quen thuộc có sẵn là bằng lòng ở lại cộng đoàn, vì lý do tâm lý hoặc những lý do quan trọng khác. Sự xung đột của kiểu sống này cũng nhất thiết xảy ra rõ ràng giữa các cơ cấu tông đồ nặng nề truyền thống và lối sống tông đồ sáng tạo của thế hệ mới. Vì thế, chúng ta phải luôn canh tân, điều chỉnh sao cho phù hợp với tâm thức thời đại mà vẫn giữ được cái cốt lõi của đặc sủng và linh đạo của mình. Nếu không, gánh nặng của cơ cấu truyền thống sẽ bị kết thúc bởi những khủng hoảng và những cuộc ra đi, người ta không thể cầm chân người trẻ bằng cách kêu gọi sự nhẫn nại, hay  lặp đi lặp lại những bài diễn thuyết ca ngợi các công trình truyền thống và lòng tín nhiệm vào cơ cấu mà chẳng thấy đâu sự hứng thú.

Dĩ nhiên vẫn có những người kiên trì ở lại, ngay cả khi họ không còn tin vào lý do tối hậu mà họ đã vào tu, tức tính hữu hiệu tông đồ nữa. Nhưng họ kiên trì ở lại bởi áp lực của gia đình, xã hội, văn hóa… vì đối với họ, việc rời bỏ đời tu là một sự sụp đổ hoàn toàn. Trong kiểu sống này, đức khiết tịnh, một khi không còn được nâng đỡ bởi nhiệt huyết tông đồ, phải được duy trì bởi sự khổ hạnh và ngay cả bởi sự trấn áp. Đó là một khổ hạnh gắn liền với kỷ luật hơn là tình yêu tự nguyện và trọn vẹn cho Thiên Chúa.

Một số người tìm giải pháp hoàn cảnh qua các hoạt động tông đồ mới, bằng cách thay đổi các hoạt động và sự mới mẻ đó duy trì sự hứng thú cho họ. Nhưng đến bao giờ? Có những người làm việc đào tạo đã bỏ trường học để đi ra giáo xứ, coi đó là hứng thú; rồi khi chán mệt giáo xứ, họ lại ra đi vào đời, và hứng thú lại trở lại. Nhưng khi họ lại chán mệt môi trường xã hội thì họ sẽ đi đâu? Có những người tìm giải pháp trong một thứ chủ nghĩa theo thời tiêu cực: đã quá muộn để rời bỏ đời tu, phải cố chịu đựng cuộc sống như định mệnh đã an bài. Nhưng họ đau khổ vì nỗi xao xuyến tiềm tàng nhận thấy sự thất bại của một ơn gọi thật ý nghĩa trong quá khứ mà bây giờ không còn nữa. Những người khác ở lại vì đời tu mang lại cho họ một cuộc sống tiện nghi và trưởng giả, dù rất tầm thường. Họ không còn tin tưởng vào lý do tồn tại của cuộc sống họ đang sống, hoặc trong trường hợp kém bi đát hơn, họ chấp nhận công việc tông đồ ít ỏi mà họ làm, biết rằng nếu ra ngoài họ có thể làm được nhiều việc tông đồ hơn nữa, nhưng không đủ can đảm để làm điều đó.

Đó là tình trạng và tâm trạng của những người chỉ tìm việc của Chúa mà quên đi chính Chúa. Nếu động lực đời tu là sứ vụ tông đồ mà còn như thế đó thì huống hồ là những động lực có tính cách trần thế khác: khi không đạt được những điều tìm kiếm, lại gặp phải những khó khăn thử thách, họ sẽ bỏ cuộc hoặc sẽ sống một cuộc đời tu miễn cưỡng, đã không triển nở hạnh phúc, mà còn sẽ có những tiêu cực nguy hại cho bản thân, cho tha nhân, cho Giáo Hội và sứ mệnh của Giáo Hội, vốn là công trình của Thiên Chúa. Do đó trong suốt tiến trình được đào tạo và tự đào tạo, chúng ta nỗ lực phân định để loại bỏ và thanh tẩy các động lực hay áp lực không thích hợp khi bước vào đời tu. Chúng ta cố gắng phát huy và thăng tiến thế mạnh vừa chiêm niệm vừa hoạt động của mình một cách hài hòa, nghĩa là ưu tiên tìm chính Chúa, vừa tìm Chúa trong các công việc của Chúa vừa qui hướng các công việc của Chúa về chính Chúa. Chỉ khi biết vượt lên chính mình và những thứ kéo ghì mình xuống để vươn lên với trải nghiệm Chúa là Tất Cả chúng ta mới có được một đời tu thực sự bình an và hạnh phúc.

F.3. Sự điều hợp giữa CHÚA và CÔNG VIỆC CỦA CHÚA

Dĩ nhiên một đời sống toàn diện tìm được giải pháp dứt khoát khi có được sự điều hợp hài hòa giữa kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả và sứ vụ tông đồ, hay nói ngắn gọn là giữa Chúa và công việc của Chúa. Quả vậy, khởi đầu chọn vào đời tu thì vì lý do tông đồ, có thể kèm theo những động lực khác không thích hợp lắm, nhưng qua một biến cố đổi đời quan trọng (một cơn khủng hoảng chẳng hạn) lại khám phá thấy rằng còn có một lý do sâu xa hơn để biện minh cho cuộc sống tu trì là sự hiến dâng triệt để cho Thiên Chúa. Như vậy, khởi đi từ một kinh nghiêm tông đồ, chúng ta có thể đi tới kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả. Trong trường hợp này, các hoạt động tông đồ tìm được ý nghĩa đích thực phát xuất từ kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả này.

Ở đây vấn đề là tìm biết xem đâu là kinh nghiệm đầu tiên dẫn chúng ta đến đời tu:

  • Nếu đó là kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả, chúng ta phải coi đó là bảo đảm cho tính trung thực đời tu được phân định và vun đắp của mình.
  • Nếu đó là lý do tông đồ, chúng ta phải tự hỏi xem mình có kiên vững ở đó không.
  • Nếu lý do tông đồ không được tiến hóa hướng về kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả thì những bảo đảm kiên bền, thánh hóa và niềm vui sẽ giảm đi và làm cho chúng ta đi tới một tình huống thực sự nguy hiểm là thiếu động lực đích thực.

Câu kết luận hiển nhiên là kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả hoặc đã có mặt ngay từ đầu, hoặc đã trỗi lên qua dòng đời dâng hiến với việc thực thi các sứ vụ tông đồ, và chúng ta phải nuôi dưỡng, tài bồi vun đắp cho nó. Tất nhiên việc dấn thân trong sứ vụ, sự nhiệt tình tông đồ, lòng tận tụy truyền giáo có thể là những trung gian quí báu để khám phá được kinh nghiệm nền tảng “Chỉ một mình Chúa là đủ.” Nếu một người chú tâm đặc biệt vào các hoạt động mục vụ thì phải hướng các suy tư của mình vào kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả để rút ra được ánh sáng, sức mạnh, và nhiệt tình tông đồ. Đó là một sự trở về nguồn thực sự nơi chính Chúa. Nếu không có sự trở về nguồn này thì mọi kế hoạch canh tân và cập nhật sẽ thiếu nghiêm túc và chiều sâu. Điều đó không có nghĩa là phải có hai kiểu sống, mà là có hai cách thức để đạt tới kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả: hoặc ngay từ đầu đã có kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả, hoặc dần dần tiến lại kinh nghiệm nền tảng này khởi đi từ các trung gian sứ vụ tông đồ.

Vì chúng ta đang sống trong một thế giới tục hóa chỉ chú trọng tới hoạt động và hiệu năng công việc nên thường các ơn gọi trỗi dậy từ mối quan tâm tới các hoạt động tông đồ, nhưng thật là nguy hại nếu chỉ dừng lại đó. Công cuộc được đào tạo và tự đào tạo phải đưa mỗi người đến trung tâm của ơn gọi là chính Chúa. Nếu Năm Tu Đức và chu kỳ Triết học chưa làm xong được điều đó, thì những năm Thần Học còn lại này là một cơ hội tuyệt hảo để xác định lại các kiểu sống của chúng ta và tầm quan trọng của chúng.

Thật là quan trọng để ý thức rằng kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả này không phải là một bảo đảm luôn luôn sẵn có. Nhưng trước hết phải thử thách và vun đắp, thăng tiến nó. Như bất cứ thực tại nhân loại nào, kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả này cũng trải qua những thử thách cần thiết để được thanh luyện và củng cố cho bền vững. Chính là nhờ việc tông đồ thanh tẩy nó, đào sâu nó, làm cho nó được vững chắc. Tất nhiên việc dấn thân truyền giáo là trung gian đặc ân cho chúng ta sống kinh nghiệm nền tảng này.

Tóm lại, “Một mình Thiên Chúa đã đủ” là gốc rễ, các cành sẽ lãnh nhận sự sống theo mức độ chúng được nuôi dưỡng bởi nhựa luyện phát sinh từ gốc rễ. Rễ mà không mọc ra và phân nhánh để thu hút dưỡng chất từ mẹ đất thì cành phải chết: Ham việc của Chúa mà không ở với Chúa cũng giống như thế. Do đó, ta phải luôn tìm Chúa trong mọi công việc tông đồ và qui hướng mọi việc tông đồ về chính Chúa: “Xin đừng làm rạng rỡ chúng con, vâng lạy Chúa, xin đừng, nhưng xin cho Danh Ngài rạng rỡ, bởi vì Ngài thành tín yêu thương.[522]

F.4. CHÚA GIÊSU là nguyên lý của đời sống và sứ vụ ơn gọi

Việc đạt tới nhận thức rằng một mình Thiên Chúa là đủ phải vừa là điểm xuất phát vừa là đích tới. Chúng ta thường không đạt được kinh nghiệm nền tảng Chúa là Tất Cả ngay từ bước đầu tiên của ơn gọi, nhưng trong suốt hành trình được đào tạo và tự đào tạo, cũng như trong cuộc sống và sứ vụ tông đồ, nó phải được tôi luyện, rõ nét nhất vào dịp các khủng hoảng hay những thách đố lớn. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng các khủng hoảng cũng là một dữ kiện sinh tồn. Có khủng hoảng tất nhiên đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn giải quyết: chúng ta phải mở ra với thế giới đang đổi thay, nhưng phải tránh cơn cám dỗ khuôn đúc theo thế giới này, đồng thời phải chuyển tải cái nhân Phúc Âm đến cho một thế giới đang thực sự cần nó, để nó biến đổi thế giới. Cái nhân Phúc Âm này không phải là một giáo thuyết mà là một con người: Đức Giêsu Kitô.

Ở bình diện cộng đoàn lẫn ở bình diện cá nhân, chúng ta phải đi gấp tới việc thanh tẩy các động lực của mình. Cần phải nhớ rằng trước Công đồng Vaticanô II người ta đã nhấn mạnh các viễn ảnh đạo đức và luân lý: bó buộc tìm kiếm sự hoàn thiện, lòng quảng đại tông đồ, yêu sách đời sống cộng đoàn. Tâm thức đó được chuyển tải trong các sách tu đức, những khảo luận về lòng đạo đức và các thủ bản tĩnh tâm. Ý niệm đó phải bị vượt quá bởi một ý niệm khác có tính chất Kinh Thánh hơn và đăt trọng tâm nơi Chúa Giêsu. Đặt trọng tâm nơi Chúa Giêsu, “Đấng vẫn là một hôm qua, hôm nay và mãi mãi”[523] là cốt lõi. Đặt trọng tâm nơi Thầy Chí Thánh là cách thế duy nhất để trở nên người môn đệ truyền giáo hầu muôn dân có sự sống trong Ngài.

Sự qui chiếu về Chúa Giêsu phải là tuyệt đối:

Đôi lúc Chúa gửi đến cho tôi những khoảnh khắc bình an, trong những khoảnh khắc ấy, tôi yêu và cảm nhận tôi được yêu. Chính trong những khoảnh khắc ấy, tôi đã sáng tác một bản tuyên xưng đức tin, trong đó mọi sự thật rõ ràng và thánh thiêng. Bản tuyên xưng này rất giản dị như thế này: Tôi tin rằng không có gì đẹp hơn, không có gì sâu xa hơn, không có gì thiện cảm hơn, không có gì hữu lý hơn, không có gì mạnh mẽ hơn, và không có gì hoàn hảo hơn Chúa Kitô. Và tôi tự nhủ với một tình yêu ganh tỵ rằng chẳng có gì hiện hữu và chẳng có gì có thể tồn tại, ngay cả khi một ai đó chứng minh cho tôi rằng Chúa Kitô ở ngoài chân lý và chân lý không ở trong Ngài thì tôi cũng sẽ chọn ở lại với Chúa Kitô thay vì ở lại với cái chân lý được giả thiết đó” (Dostoievski).

Trong cùng ý hướng ấy, thánh Patrice viết: “Chúa Kitô ở với tôi, Chúa Kitô ở trong tôi, Chúa Kitô ở đàng sau lưng tôi, Chúa Kitô ở đàng trước mặt tôi, Chúa Kitô ở bên cạnh tôi, Chúa Kitô đến nắm lấy tôi, Chúa Kitô đến an ủi tôi, Chúa Kitô đến bổ sức cho tôi, Chúa Kitô ở bên dưới chân tôi, Chúa Kitô ở bên trên đầu tôi, Chúa Kitô ở trong sự bình tâm, Chúa Kitô ở trong hiểm nguy, Chúa Kitô ở trong trái tim của những người yêu mến tôi. Chúa Kitô ở nơi môi miệng của bạn hữu cũng như của người xa lạ.”

Và thánh Vinh sơn đệ Phaolô viết: “Bạn hãy nhớ rằng chúng ta sống trong Chúa Kitô nhờ cái chết của Chúa Kitô, và chúng ta phải chết trong Chúa Kitô để được sự sống của Chúa Kitô, đời sống chúng ta phải được giấu ẩn trong Chúa Kitô và tràn đầy Chúa Kitô, và để chết như Chúa Kitô thì phải sống như Chúa Kitô.”

Trong khi thánh Gioan Tiền Hô ước muốn “Ngài phải lớn lên, còn tôi phải bé đi” (Ga 3,30) thì thánh Phaolô xác tín: “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi thì nay vì Đức Kitô tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả moi sự là thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi” (Pl 3,7-8a) vì từ nay “Tôi sống, nhưng không còn là tôi sống nữa, mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).

F.5. NGẮM NHÌN CHÚA GIÊSU SỐNG LẠI

Linh mục giáo phận hãy xin ơn cảm nhận sâu xa ý nghĩa và niềm vui mãnh liệt của Chúa Sống Lại. Đây cũng là một khía cạnh quan trọng để vượt lên những khó khăn, thử thách và do dự hầu định hướng và tái định hướng đời sống và sứ vụ ơn gọi của mình.

F.5.1. Nhận định về ý nghĩa Phục Sinh:

Sức mạnh niềm vui Phục sinh: Việc cảm nhận được niềm vui của Chúa Phục Sinh giúp linh mục giáo phận có đủ nghị lực để sống trọn kế hoạch của Chúa trong mọi cảnh huống vui buồn, thành công cũng như thất bại, sung sướng cũng như khổ đau, tức là để tôi luyện quyết tâm sống thánh ý Chúa, với tâm hồn phấn khởi, lòng đầy hy vọng, ngẩng cao đầu, đưa mắt nhìn về cuộc sống mới mai sau, cậy trông kiên vững rằng “một khi đã cùng chịu đau khổ với Chúa Kitô, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Ngài” (x. Rm 8,17b).

Đường Thánh giá là đường đi, không phải là nơi đến: nếu cứ bám chặt vào cõi đời tạm bợ này dường như sẽ ăn đời ở kiếp trong trần gian này, thì sẽ cho khổ đau đời này là bất tận, và làm thế là tự hại mình, tự chuốc khổ cho chính mình. Niềm vui Chúa sống lại là niềm vui ơn cứu độ do Chúa ban (x. Tv 50,14), can trường chiến đấu sẽ mang lại sức mạnh và nghị lực tông đồ. Lý do để vui mừng là siêu nhiên vì Chúa đã sống lại và đã chiến thắng thế gian (Ga 16,33). Ngài không để chúng ta mồ côi (x. Ga 14,18) nhưng sẽ ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28,20; Ga 14,18.20), như Ngài vẫn khích lệ: “Lòng anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” (Ga 14,1).

Sự biến đổi nhờ Chúa Kitô Phục Sinh mang lại: Các môn đệ lòng đầy hoan hỷ (Lc 24,52; Ga 20,20); hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giêsu (Cv 5,40-42); cùng đau khổ sẽ cùng hưởng vinh quang, đau khổ đời này không sánh được với hạnh phúc và vinh quang đời sau (Rm 8,14-30); trong Chúa Kitô, mọi khó nhọc đều không vô ích (1 Cr 15,54-58); cố chạy để đoạt giải và hy vọng sống lại (Pl 3,7-16). Người tông đồ tìm thấy niềm vui (Pl 4,4-5) làm được tất cả trong Đấng ban sức mạnh cho mình (Pl 4,13) vì phúc thay ai cùng chịu đau khổ với Đức Kitô (1 Pr 4,12-19).

Hoạt động liên lỉ của Chúa Thánh Thần: Thiên Chúa làm việc không ngừng qua hoạt động mạnh mẽ vô hình của Thần Khí, bất chấp cảnh sự ác đang hoành hành trong thế gian (x. Ga 14,1; Ga 5,17; Mt 13,24-30.36-42), và ngay cả trong Giáo Hội nữa (x. Lumen Gentium, cuối số 42). Nhờ ơn cứu độ đưa đến sự sống đời đời, ta có được khả năng vô song với không biết bao phương tiện dồi dào [Lời Chúa, các bí tích, cầu nguyện, kinh nghiệm khôn ngoan của Hội Thánh và các thánh, cũng như các chức năng và tác vụ trong Giáo Hội, v.v.] để hợp tác và tiếp nối công trình cứu độ phổ quát của Chúa Kitô. Chúa Kitô Phục Sinh cho ta nhận thấy ơn cứu độ đã được ban sung mãn cho hết mọi người, tuôn trào dồi dào xuống trên toàn thể nhân loại, trên toàn bộ vũ trụ… Mãnh lực phục sinh biến đổi hẳn ý nghĩa của đau khổ, bệnh tật và sự chết. Trong Chúa Kitô Phục Sinh, khổ đau và chết chóc của chúng ta trở thành khí giới đánh bại tội lỗi (Rm 8,2) mang lại công đức cứu độ cho chính mình và cho người khác.

Sức mạnh siêu nhiên từ Chúa Phục Sinh: Mừng Mầu nhiệm Phục Sinh là sống niềm vui có được mãnh lực cứu độ ấy hoạt động hằng giây hằng phút trong chính con người và cuộc sống của mình, của nhân loại… qua việc kết hợp với Chúa Kitô (Gl 2,20) như nhành nho kết vào thân nho, như bóng đèn nối với dòng điện… Dù có bệnh tật, tuổi tác già nua, thành công hay thất bại, đạt được điều nguyện ước hay phải chấp nhận điều mình không chờ đợi thế nào đi nữa, mỗi người chúng ta đều hữu ích cho Giáo hội và nhân loại, đều có ảnh hưởng tông đồ ở khắp nơi, như thánh Phaolô khẳng định: trong Chúa Kitô, không một ai là vô dụng cả! (x. 1Cr 13).

Như vậy, tự bản chất, người tông đồ thực thụ sống trọn niềm vui thiêng liêng, vì có Chúa ngự trong lòng, có một niềm hy vọng lớn lao, có sứ mạng sống và loan báo Tin Mừng (x. Pl 4,4-7; 1Pr 1,6-9; 4,12-14; Lc 1,28; Cl 2,6-7). Niềm vui nỗi buồn của người tông đồ đích thực được xác định là vui vì có ơn thánh sủng, ưu phiền vì mất ơn thánh sủng (2 Cr 7, 9-11). Và phương thế để tạo lại niềm vui là thống hối trở về qua bí tích hòa giải, là niềm vui căn bản và bình an thực sự trong tâm hồn. Nhờ nỗ lực hồi tâm, thánh Inhaxiô đã nhận ra được nét khác biệt giữa niềm vui sâu thẳm bền vững của Chúa và cái vui hời hợt chóng thay đổi của thế gian, và nhờ đó đã trở lại, đã có được sức để bỏ tất cả lại đằng sau mà bám chặt vào Chúa suốt đời, để được nên trọn hảo như Cha trên trời là Đấng trọn hảo: « Trồng cây cũng muốn cây xanh, nào ai lại muốn để cành xơ rơ », Chúa muốn chúng ta sống trọn thánh ý và kế hoạch của Chúa, nên Ngài gửi đến cho chúng ta những phương tiện khó để khổ luyện nên thánh (Chúa thử thách ta vì thương ta: Kh 3,19; 1Cr 10,13 “Người không để anh em bị thử thách quá sức…”; 2 Cr 12,9 “Ơn Ta đủ cho con!”; 2 Cr 12,10 “Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh”; Pl 4,13 “Tôi có sức chịu mọi sự, trong Đấng ban sức mạnh cho tôi”, v.v…).

Khổ đau còn mang chiều kích liên đới cộng đoàn vì là dịp để những người chung quanh có cơ hội thực thi bác ái, sống tình tương trợ… hầu cùng nhau nên trọn hảo, vì những khổ đau thử thách trong Chúa Kitô Phục Sinh trở thành khí giới đánh bại tội lỗi, mang lại công đức cứu độ (lửa thử vàng, gian nan thử đức: 1Cr 9, 24-27; Dt 12,1-4; Gc 1,2-4; 2 Cr 4,17-18; Rm 8,18).

F.5.2. Hình dung và sống biến cố Phục Sinh

F.5.2a. Với Đức Mẹ

Dù thử thách đau khổ với Con khi Con bị bán nộp, bị chối bỏ, trốn chạy cho khỏi liên lụy…, Mẹ vẫn một niềm tin yêu trông cậy kiên vững, từ chiều Thứ Sáu Thánh cho đến tối Thứ Bảy Vọng Phục Sinh: Mẹ hồi tưởng lại cả cuộc đời đầy khổ đau của Con suốt con đường thánh giá kéo dài 33 năm! Và từ tối ngày sabbath đến sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần: Mẹ hướng về tương lai với niềm tin sâu xa Chúa sẽ sống lại, nhưng chắc chắn không phải sống lại như con bà góa thành Naim hay như Ladarô, mà sống lại cho một đời sống mới vĩnh hằng… Hình ảnh Chúa Giêsu trong đầu Đức Mẹ rõ nét dần dần, đến lúc Chúa lên tiếng gọi Mẹ ơi, Con đây! [Nhiều thánh nhân và tác giả trong truyền thống Giáo hội xác tín Chúa Giêsu Phục sinh đã hiện ra đầu tiên với Đức Mẹ, nhưng sở dĩ Phúc Âm đã không ghi lại vì trình thuật các cuộc hiện ra là để làm chứng sự việc Chúa Kitô đã sống lại, mà theo pháp luật Do thái thời ấy thì lời chứng của phụ nữ không có giá trị tại tòa, lại nữa sợ tác dụng phản chứng “mẹ hát con khen, con hát mẹ vỗ tay!” Chứng tá chính thức về sự kiện Chúa Kitô sống lại là các tông đồ và quy về các ngài: “Về báo cho anh em của Thầy…” (Mt 28,10; Ga 20,17)].

Niềm vui bừng lên trong đôi mắt Mẹ Con nhìn nhau, Mẹ Con chuyện trò thân mật, Chúa Giêsu đưa cho Mẹ xem các dấu thánh vinh quang… rồi cám ơn Mẹ đã hợp tác đắc lực trong công cuộc cứu độ, đặc biệt kể từ lúc Truyền tin, và từng bước cho đến dưới chân thánh giá; Mẹ cám ơn Con đã cho Mẹ được vinh dự hợp tác với Con vào trong một công trình cứu độ hết sức lớn lao như thế… Chúa Giêsu dường như trình bày cho Mẹ những gì sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới: sẽ hiện ra an ủi, củng cố các tông đồ trong 40 ngày; sau đó về trời và phái Thánh Thần đến; nhờ Mẹ chuẩn bị cho các tông đồ đón nhận Thánh Thần… xin Mẹ ở lại một thời gian với Giáo hội sơ khai, rồi sau đó sẽ được đưa lên trời cả hồn cả xác… Mẹ vâng theo tất cả những gì Thiên Chúa muốn, và dù rất hạnh phúc có Con bên cạnh, Mẹ không giữ Con lại, Mẹ muốn hy sinh, chia sẻ cho người khác, Mẹ nhắc Con đi gặp các môn đồ đang buồn lo cần được an ủi, nâng đỡ, củng cố.

F.5.2b. Với bà Maria Mađalêna 

Là người đã được Thầy bênh vực và cứu vớt, không chỉ khỏi những bàn tay ném đá, mà còn khỏi bảy quỷ dữ và tội lỗi, lại được Thầy cho theo Thầy trong hành trình truyền giáo, suốt dọc dài con đường khổ nạn cho tới dưới chân thập giá, bà Maria Mađalêna được lòng mến nồng cháy thúc đẩy quyết tâm, kiên trì đi tìm xác Thầy không còn trong mộ đá, nên đã được gọi đích danh “Maria”, vì tình yêu thật là riêng tư, không thể là chung chung được (Mc 16,1-11; Mt 28,1-10; Lc 24,1-10; Ga 20,1-10. 14-15)… Chính tình yêu mới bắc được nhịp cầu vào trong tâm tư sâu thẳm của đôi bên, giúp hiểu được nhau, nhận ra nhau thực sự… Chúa tâm sự “Thầy lên cùng Cha” để dọn chỗ cho mọi người và mối tương quan phải được ‘tinh thần hóa,’ gột bỏ những gì còn ‘tình cảm’ thể lý (đừng động đến Thầy). Chúa sai Maria Mađalêna đi báo tin cho những chứng nhân chính thức là các tông đồ và hẹn gặp họ tại Galilêa. Gặp Chúa luôn luôn là để nhận lãnh một sứ mệnh, là phải trở nên ‘tông đồ’ tức được sai đi nói về Chúa và mang Chúa đến cho người khác.

F.5.2c. Với thánh Phêrô tông đồ Cả

Có lẽ Phêrô là tông đồ đầu tiên cùng Gioan được gặp thấy Chúa sau khi Ngài sống lại (x. Lc 24,34). Phêrô chạy ngay ra mồ, nhưng còn bán tín bán nghi (Lc 24,12; Ga 20,3-10), bỗng Chúa Giêsu hiện đến gọi tên Phêrô, ông quay lại, bốn mắt nhìn thẳng vào nhau: Cái nhìn của Chúa Giêsu hiện ra đối với Phêrô là tất cả… không còn cần đến ngôn từ, như trong cuộc khổ nạn, từ “sân trong của dinh vị thượng tế” Chúa Giêsu đã nhìn Phêrô với ánh mắt trìu mến trách móc nhắc nhở lại điều đã tiên báo ‘trước khi gà gáy hai lần con đã chối Thầy ba lần’ để Phêrô hối cải trở về (Ga 18,15tt; Lc 22,61). Trong ánh nhìn ưu ái, thân thương của Chúa Giêsu, cùng với tình yêu tha thứ và lòng tín nhiệm của Chúa Giêsu, Phêrô không chút mặc cảm, dù đó là lần đầu tiên gặp lại Thầy sau khi chối Thầy, và lòng Phêrô tràn ngập niềm vui, tất cả nay đang sống dậy mãnh liệt, Phêrô mở rộng lòng đón nhận nghị lực, sức sống, suốt đời Phêrô giữ sâu trong con tim kỷ niệm về ánh nhìn của Thầy trong cuộc hiện ra lần đầu với mình sau khi sống lại, nhất là những lúc gặp khó khăn thử thách đau khổ… Cũng chính cái nhìn ấy trên đường lánh nạn cuộc bách hại dử dội ở Rôma mà Phêrô hỏi “Quo vadis? – Thưa Thầy, Thầy đi đâu?” và Chúa Giêsu trả lời: “Vì con trốn chạy khỏi Rôma thì Thầy vào đó để chịu đóng đinh thêm một lần nữa” khiến Phêrô đủ can đảm trở lại Rôma chăm đoàn chiên Chúa cho đến tử đạo xin được đóng đinh ngược vì kính yêu tôn trọng Thầy.

F.5.2d. Với hai môn đệ trên đường Êmau

Có hai điều nơi hai môn đệ Êmau mà linh mục không nên bắt chước: buồn bã mất hết hy vọng, và bỏ cộng đoàn anh em mà đi tìm an ủi ở chỗ khác (Lc 24,13-35), nơi người khác, hay ‘trốn’ vào công việc khác không thuộc bổn phận của mình. Sao hai ông lại bỏ đi mà không chờ đợi, bàn hỏi với ai cả? Trái lại, có hai điều linh mục giáo phận nên bắt chước hai môn đệ Êmau: hai người cùng đi, chia sẻ nâng đỡ nhau, và vẫn luôn nghĩ về Chúa Giêsu, vẫn trao đổi về Kinh Thánh, vẫn cầu nguyện dù khô khan. Chúa Giêsu ‘đi theo’ hai ông, không ép buộc, chấp nhận kiên nhẫn, nhẹ nhàng và tế nhị chuẩn bị tâm lý, tinh thần hai ông, lắng nghe và cặn kẽ giải thích, dạy cho hiểu ý nghĩa của thánh giá, của đau khổ, để truyền thông ánh sáng, sức cảm hóa và nhiệt tâm, truyền ‘công lực’ rồi tôn trọng tự do, đợi chờ sự hợp tác.

Khi có Chúa cùng đi, lòng họ bừng cháy, họ nài ép Ngài ‘Xin mời ông ở lại với chúng tôi…’ Qua một cử chỉ bẻ bánh quen thuộc, họ đã nhận ra Chúa, tin tưởng, hy vọng, niềm vui, nhiệt huyết đã sống dậy, họ đi trở về ngay trong đêm loan báo tin vui cho anh em. Với Thánh Lễ và Thánh Thể, Chúa Giêsu luôn cùng đi bên cạnh linh mục trong cuộc sống và công việc hằng ngày: hiện diện thân mật, ưu ái, đỡ nâng, ủi an… Ngài vẫn hằng mời gọi mọi người: “Hỡi tất cả những ai đang phải vất vả gánh nặng, hãy đến với Ta, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho và lòng các con sẽ được bình an” (Mt 11, 28).

F.5.2e. Với các Tông đồ trong Nhà Tiệc Ly 

Chúa Giêsu Phục Sinh đã hiện ra với các tông đồ lần thứ nhất không có Tôma, nhưng lần thứ hai có Tôma (Lc 24,36-49; Ga 20, 19-29). Bất chấp những yếu đuối và lầm lỗi chối bỏ, trốn chạy, ngờ vực của các ông, Ngài vẫn yêu thương họ với một tình thương bao la, kiên nhẫn, tế nhị và trung thành. Ngài tìm đến với họ trong tình thân thương (“Có gì ăn không?”), trước sau như một, trao ban bình an, niềm vui, sứ mạng, Thần Khí, quyền năng tha thứ. Thầy trò thân mật trao đổi với nhau nhiều điều: Chúa giải thích, cắt nghĩa về sứ mạng đi đến tận cùng trái đất, về sự phải bị xử tệ, bị bắt bớ, giết hại, cũng như về niềm vui và vững tin vì “Thầy đã thắng thế gian!” “Thầy không bỏ các con mồ côi, Thầy sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế!” “Thầy sẽ ban Đấng An Ủi đến giải thích cho các con biết và hiểu chân lý toàn vẹn.” “Hãy ở lại trong Thầy. Hãy yêu thương nhau! Bình an cho các con!” v.v… Chúa vẫn hiện diện giữa Giáo Hội mọi thời trong cùng một cung cách ấy.

Ông tổ của những người hoài nghi, duy thực là Tôma Điđimô không thấy thì không tin. “Phúc cho ai không thấy mà tin!” Chúa Giêsu không ruồng bỏ một ai, một thứ tính tình nào, dù khó khăn, đòi hỏi bao nhiêu, Ngài vẫn chiều, thích nghi, một lúc nào đó, bằng một cách nào đó, không bao giờ thất vọng đối với bất cứ một ai, Ngài quyền năng và nhân hậu: “Tôma, con hãy xỏ bàn tay con vào cạnh nương long Thầy, và hãy nhìn tay chân Thầy, chớ cứng lòng, nhưng hãy tin…”, nhưng tất cả đó cũng là niềm vui, niềm vinh dự, niềm hứng khởi, niềm lạc quan của chúng ta bây giờ là kẻ có lòng tin!

F.5.2f. Với bảy tông đồ bên bờ hồ Galilê

Chúa Giêsu hẹn họ về Galilê, trở lại với cuộc sống thực tế, với kế sinh nhai, giữa những bổn phận thiêng liêng và trần thế, phải đạp đất cho chắc để lấy đà mà lên trời, làm việc với sáng kiến, có trật tự, trong tinh thần đoàn kết, đồng tâm nhất trí, nắm tay nhau; có thất bại mỏi mệt vẫn không quản ngại, tiếp tục kiên trì (Ga 21, 1-23)… Chúa luôn đi bên cạnh, khi ẩn khi hiện, nhìn qua lòng tin yêu giữa cuộc sống, giữ tư thế lắng nghe (thinh lặng, cầu nguyện…) Ngài lên tiếng, chỉ giáo, dù đôi lúc xem ra táo bạo, khác với ‘khôn ngoan’ thế tục, như đánh lưới lúc trời đã sáng! Nhưng sự thành công cách lạ lùng ấy giúp họ dễ nhận ra Chúa (“Thầy đó!”), thêm tin yêu, thân mật, xác tín, hăng say, hào hứng giữa những bổn phận hằng ngày để tìm và gặp Chúa trong mọi sự. Chúa tế nhị lưu ý đến cả nhu cầu vật chất, thể lý của các tông đồ. Ngài vẫn khiêm tốn ‘phục vụ” như nướng sẵn cá và bánh để nuôi dưỡng bổ sức cho họ. Dù họ có bội phản, trốn tránh, Ngài vẫn tiếp tục kiên trì kêu mời về lại với tình yêu thương, là sức mạnh vô song đem lại nghị lực hầu vượt lên trên mọi nẻo đường đời, dù có chông gai đến mấy, hầu kiên trì phục vụ theo cương vị của mình.

Mẻ cá lạ lùng là dấu chỉ giúp các tông đồ nhận ra Chúa: Gioan càng thân thiết thì càng nhanh nhận ra Chúa hơn. Phêrô nhảy ào xuống biển đi đến với Thầy. Sự kiện này dạy chúng ta bài học: kẻ trên người dưới trong Giáo Hội phải dùng đoàn sủng của mình mà giúp nhau nhận ra Chúa, ý Chúa và mau mắn đến với Người. Chúa Giêsu thấy trước nhu cầu, nên ân cần chăm sóc, lo cả đến phần xác (dọn bữa), tế nhị lưu tâm đến công sức của các môn đồ (hãy đem ít cá mới bắt được tới đây). Chúa nuôi sống Giáo hội bằng chính Thánh Thể của Ngài trong tình thương hiệp nhất. Giáo Hội mãi mãi quây quần với nhau quanh bàn tiệc Thánh Thể, là nguồn suối và chóp đỉnh của đời sống và hoạt động của Giáo Hội.

Giáo Hội và mỗi linh mục sống giữa lòng trần thế, giữa dòng lịch sử vẫn luôn có Chúa Giêsu, tuy vô hình, hằng hiện diện bên cạnh để âm thầm đỡ nâng. Sáng kiến và chỉ đạo từ Phêrô (tôi đi đánh cá đây), các tông đồ tán thành (chúng tôi cùng đi với ông) và cùng hoạt động theo tinh thần đoàn kết, cộng đoàn… Trong Giáo hội, Đức Giáo Hoàng đứng đầu, chỉ đạo, đề xướng sáng kiến và làm việc theo phương thức và tinh thần tập thể giám mục đoàn. Các ông đánh cá suốt đêm mà không bắt được gì: gặp thử thách nhưng đoàn kết, hợp tác, kiên trì dưới sự chỉ đạo của Phêrô. Sứ mạng và sinh hoạt của Giáo hội cũng tiến hành trong cách thức tương tự. Chúa Giêsu hiện đến đứng trên bờ, bên cạnh cộng đoàn chịu thử thách, nhưng biết lắng nghe để nhận ra và làm theo lời chỉ bảo của Chúa (Hãy thả lưới bên hữu mạn thuyền). Đó là hình ảnh sinh động của cuộc sống nhiệm thể Chúa Kitô. Nhờ vâng lời, các ông đã thành công với Chúa: mẻ cá lớn lạ lùng. Với sức mạnh của Chúa, Giáo hội đón nhận hết mọi người không phân biệt, phổ quát tính (lưới không rách). Từ nhiều thế kỷ cho tới bây giờ, xem ra “lưới Giáo hội” đã và đang bị thủng vì những vụ ly khai, những vụ bê bối làm băng hoại từ bên trong, lẽ nào chúng ta có thể yên tâm rửa tay như Phi­latô để chạy tội?

Cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và Phêrô chính thức củng cố quyền bính của Phêrô trước mặt ‘nhóm tông đồ’ qua cuộc phỏng vấn với ba câu hỏi quy trọn vào lòng mến, tương ứng với sứ vụ ba chiều kích (ngôn sứ, tư tế, lãnh đạo). Có mến Chúa đủ mới có sức để phục vụ hữu hiệu và kiên trì, nhất là trong những trạng huống khó khăn gian nan thử thách. Ba lần hỏi, ba lần trả lời: rõ ràng và chắc chắn từ hai phía, mãi mãi là như thế, bởi câu hỏi và câu trả lời kia sẽ kéo dài suốt cuộc đời tông đồ: “Con có yêu mến Thầy hơn những người này không? –Thưa Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Và khi Phêrô hỏi về Gioan, Chúa Giêsu không trả lời thẳng, mà bảo ông: “Phần con, con hãy theo Thầy!” trong tin yêu và hy vọng.

Chớ gì trong cuộc sống mục vụ đa chiều, mỗi linh mục giáo phận biết kiến tạo cho mình sự thinh lặng của cuộc sống để lắng nghe Chúa nói và nói với Chúa, để lắng nghe Chúa hỏi và trả lời Chúa, để táo bạo hỏi Chúa và chân thành trả lời cho chính mình: Con có thực sự yêu mến Chúa hơn tất cả những người khác, sự khác, việc khác không? Với tất cả những gì đã xảy ra cho con và với tình trạng của con bây giờ? Xin Mẹ Maria đến trợ giúp và cầu xin Chúa Thánh Thần tiếp tục cho đến hoàn thành những gì Chúa đã khởi sự với linh mục và cho linh mục.

F.6. SỐNG SỨ ĐIỆP CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI

Ba thời khắc liên quan đến cuộc đời và sứ vụ ơn gọi của linh mục giáo phận

1) Trước khi Chúa Giêsu lên trời,

Ngài nói với các tông đồ: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 18-20). Ngài cũng bảo các ông trong Công vụ Tông đồ rằng: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1, 8). Chúa Giêsu hứa ban sức mạnh Thánh Thần và truyền lệnh cho các tông đồ ngày xưa và cho linh mục hôm nay ra đi rao giảng Tin Mừng, làm chứng nhân và qui tụ môn đệ cho Nước Chúa, và Ngài hứa sẽ ở lại với linh mục mọi ngày cho đến tận thế. Chính nhờ sự đồng hành liên lỉ của Chúa Giêsu và sức mạnh thường xuyên của Chúa Thánh Thần mà linh mục có thể ra khỏi chính mình, khỏi những giới hạn hẹp hòi của thân phận con người yếu đuối ghì trói mình để đến với tha nhân, mở rộng Nước Thiên Chúa ra cho đến tận cùng trái đất.

2) Khi Chúa Giêsu lên trời,

Thánh Luca cho biết: “Chúa Giêsu dẫn các tông đồ tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời” (Lc 24, 50-51). Còn sách Công vụ Tông đồ thì bảo: “Chúa Giêsu được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa” (Cv 1, 9). Chúa Giêsu đã sống lại trong một thể cách mới, không bị lệ thuộc vào thân xác thể lý, vượt trên mọi trải nghiệm và khung cảnh vật chất, nên ý niệm Lên Trời không hàm ý nói đến một nơi chốn cụ thể, nhưng là một tình trạng cho thấy là giai đoạn ‘hiện diện hữu hình’ của mầu nhiệm Nhập Thể đã chấm dứt, kể cả việc ‘hiện ra hữu hình trong một thể cách mới’ của bốn mươi ngày sau khi phục sinh. Ngài đã hoàn tất chương trình cứu độ Chúa Cha sai đi thực hiện, đã chiến thắng và khải hoàn trở về cùng Chúa Cha. Lên trời ở đây nhằm chỉ nơi Thiên Chúa hiện diện.

Chúa Giêsu “lên trời” là đi vào sự hiệp thông tuyệt hảo và vĩnh cửu với Chúa Cha và được chia sẻ với Chúa Cha quyền năng và vinh quang. Và vì Chúa Kitô là đầu và mỗi tín hữu là chi thể, nên bản tính nhân loại của linh mục cũng được tham dự vào thiên tính và vinh quang của Thiên Chúa. Như thế trời là niềm hy vọng có sức nâng cao địa vị và thân phận con người của chúng ta, làm cho chúng ta được triển nở vượt qua số phận phàm nhân và đạt tới địa vị làm con Thiên Chúa. Quả thế, chúng ta đọc thấy trong Kinh Tiền Tụng Lễ Thăng Thiên I: “Người lên trời không phải để lìa xa chúng con là những kẻ yếu đuối, nhưng vì là đầu và thủ lãnh của chúng con, nên Người đã lên trước, để chúng con là những chi thể của Người vững một niềm tin tưởng cũng sẽ được lên theo.”

3) Sau khi Chúa Giêsu lên trời,

Công vụ Tông đồ cho biết: “Đang lúc các tông đồ còn đăm đăm nhìn lên trời phía Người đi thì bỗng có hai người đàn ông mặc áo trắng đứng bên cạnh và nói ‘Hỡi những người Galilê, sao còn đứng mãi nhìn lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời” (Cv 1, 10-11). Lời trách “sao còn đứng mãi nhìn trời” nhắc nhở các tông đồ ngày xưa và chúng ta hôm nay là phải trở về với thực tế trần gian, nơi mình có bổn phận làm chứng về Chúa Giêsu cho đến tận cùng bờ cõi trái đất. Nếu chúng ta có hướng lên trời thì điều đó phải có nghĩa là chúng ta hướng tới những thực tại cao quí và tốt đẹp khả dĩ giúp cho con người đạt tới những kích thước viên mãn của mình nơi quê hương thật là trời mới đất mới, không đồng hóa mà cũng không đối lập với trần gian. Nhưng trời mới đất mới đây chính là quê hương trần thế này được đổi mới nhờ Thánh Thần của Đức Kitô Phục sinh, nên linh mục phải thiết tha hơn ai hết với sứ vụ Chúa đã trao ban, đó là đổi mới bản thân linh mục, đổi mới thế gian, để xây dựng Nước Chúa bằng cách kiến tạo một trời mới đất mới từ xã hội linh mục đang sống, như Sứ Điệp Truyền giáo của ĐTC đã nói: “Truyền giáo không phải là cách mạng thế giới, nhưng truyền giáo là đổi mới thế giới và làm cho thế giới trở nên ngôi nhà chung cho mọi người.”

Trong nỗ lực này, thánh sử Marcô cho hay “Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng” (Mc 16, 19-20). Có Chúa cùng hoạt động là động lực và sức mạnh của các tông đồ ngày trước và của linh mục bây giờ. Linh mục phải sống làm sao để có Chúa cùng hoạt động với mình. Điều đó nhắc linh mục nhớ rằng sứ vụ là một cuộc hành trình mà linh mục phải dùng các phương tiện tự nhiên và siêu nhiên sao cho thích hợp để đạt tới đích. Linh mục cần có một sức mạnh thu hút, nâng lên và kéo linh mục ra khỏi con người cũ của mình. Sức mạnh đó là chính Chúa Giêsu. Người ta thuật lại rằng trong công cuộc tập luyện, ba của ông Dunkin đặt một miếng thịt trước mặt con chó và ra lệnh “không được ăn.” Con chó chăm nhìn vào mặt ông mà không nhìn miếng thịt, dường như nó cảm nhận rằng nếu nó nhìn miếng thịt thì sự cám dỗ không vâng lời sẽ rất mãnh liệt. Nhờ đó nó tuân theo lệnh cách nghiêm túc. Linh mục hãy luôn nhìn vào Chúa Giêsu, hơn là nhìn vào tạo vật, dù là người, sự hay vật, vì Chúa không bao giờ cám dỗ làm điều dữ, như thánh Giacôbê nói (x. Gc 1,13). Khi phải đương đầu với các cơn cám dỗ, nếu linh mục hướng mắt nhìn về Chúa Giêsu ắt sẽ vượt qua được các cơn cám dỗ ấy. Khi phải đối diện với những sự lôi kéo có thể khiến mình bị khuất phục, hãy nhìn Chúa Giêsu và nghe theo sự dẫn dắt của Ngài. Việc ấy sẽ giúp linh mục nhận thức được rõ ràng điều thiện và có đủ sức mạnh để vâng lời Ngài.

F.7. SỐNG SỨ ĐIỆP CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

1) Sống Ngôn ngữ Tình Yêu Hiệp Nhất

Trong sách Sáng Thế, chúng ta đọc thấy  rằng sau cơn Hồng Thủy, Thiên Chúa đã hứa “mọi xác phàm sẽ không còn bị nước hồng thủy huỷ diệt, và cũng sẽ không còn có hồng thủy để tàn phá mặt đất nữa” (St 9,11), nhưng con cháu ông Noe đã bàn tính xây một ngọn tháp cao chọc trời để phòng hồng thuỷ sau này. Việc làm đó không đẹp lòng Thiên Chúa và Ngài đã làm cho tiếng nói của họ bị xáo trộn, không ai hiểu ai được nữa, đành phải chấm dứt việc xây tháp, được gọi là Tháp Babel và phải phân tán khắp nơi trên mặt đất (St 11,1-9). Trái lại, sách Công vụ Tông đồ (Cv 2,1-13) ghi lại rằng khi Chúa Thánh Thần ngự xuống ban cho các Tông đồ đang tụ tập trong nhà được tràn đầy ơn Thánh Thần và khả năng nói các thứ tiếng khác, khiến mọi người từ khắp nơi tụ về Giêrusalem đều nghe các tồng đồ nói tiếng bản xứ của mình mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa.

Bài tường thuật của sách Công vụ là đối trọng của bài tường thuật tháp Babel thời Cựu ước của sách Sáng Thế. Ngày xưa, con cháu ông Noe đang nói cùng một thứ tiếng, nghĩa là đang hiểu nhau và đoàn kết với nhau, bỗng dưng để cho tính kiêu ngạo xúi dục muốn xây một cái tháp cao tận trời để tỏ ra mình cao hơn Thiên Chúa, nên đã bị phạt khiến họ nói nhiều thứ tiếng, người này không còn hiểu người kia nữa, và chia rẽ nhau. Chuyện tháp Babel ngụ ý rằng khi con người không qui tụ quanh Thiên Chúa thì sẽ chia rẽ nhau, không hiểu nhau và không thông cảm cho nhau. Chúa Thánh Thần đến sửa lại sự hư hại đó: tất cả mọi người dù thuộc những dân tộc và những ngôn ngữ khác nhau nhưng đã hiểu nhau. Chúng ta đặc biệt chú ý đến tiếng nói chung Chúa Thánh Thần mang đến mà ai cũng nói và hiểu được, đó là Ngôn Ngữ Tình Yêu. Nếu linh mục thực sự để Chúa Thánh Thần tác động, cùng lấy Chúa làm trọng tâm, cùng tìm Chúa và ý Chúa, cùng để Chúa Kitô lớn lên và con người phàm trần của mình nhỏ lại thì mọi linh mục sẽ dễ dàng gặp được nhau, hiểu được nhau, đoàn kết và hiệp nhất với nhau. Chính Chúa Giêsu đã truyền dạy “các con hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con.” Tình yêu là thứ ngôn ngữ mà ai cũng có thể hiểu được, vì nó không chỉ được nói bằng lời, bằng tiếng, mà còn được nói bằng thái độ, bằng cử chỉ, bằng việc làm và bằng cả cuộc sống. Thật vậy, ai trong chúng ta cũng có thể hiểu được một ánh mắt thông cảm, một cử chỉ thân thiện, hay một việc làm giúp đỡ. Thứ ngôn ngữ tình yêu này không phải chỉ giúp chúng ta hiểu được nhau, mà còn giúp chúng ta hiểu được chính Thiên Chúa và tiến đến với Ngài, vì Thiên Chúa là Tình Yêu như thánh Gioan đã định nghĩa.

2) Sống tha thứ và bình an

Thánh Gioan (Ga 20,19-23) thuật lại Chúa Giêsu Phục sinh đến ban Bình an và Thánh Thần cho các tông đồ để sai các ông ra đi mang bình an và tha thứ cho người khác qua tác động quyền năng của Chúa Thánh Thần: “Anh em tha tội cho ai thì tội người ấy được tha, anh em cầm buộc tội ai thì tội người ấy bị cầm lại.” Nhưng Ngài không chỉ ban quyền “tháo gỡ hay cột buộc”, “tha giải hay cầm giữ” có tính cách bí tích, qua Bí tích Giải tội, cho các tông đồ và những người kế vị là các Giám mục và linh mục mà thôi đâu, Ngài còn trao ban và đòi hỏi mỗi tín hữu tha thứ và mang lại bằng an tâm hồn cho nhau và cho người khác trong cuộc sống đời thường mỗi ngày nữa. Quả thế, khi không tha thứ được cho ai đó, ta trói buộc người ấy lại trong lỗi lầm của họ và tự giam hãm chính mình trong tức bực không bình an. Trái lại, khi tha thứ thì ta giải phóng được hai tù nhân, mà tù nhân đầu tiên được giải thoát, được tâm hồn bình an, nhẹ nhành thanh thoả là chính ta.

Là những con người bất toàn, nên khi sống chung chúng ta không tránh khỏi bất đồng và xung khắc. Nhưng không thể cứ mỗi lần xung khắc là ta loại trừ đi một người bạn, không chơi không nói gì với người đó nữa! Không ai có thể sống một mình, mà mọi người đều cần đến nhau: Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau, huống là người. Vì thế, việc hoà giải và tha thứ là một nhu cầu bao hàm hai động tác xin lỗi và tha lỗi. Biết lỗi và xin lỗi đã khó, tha lỗi còn khó hơn, nên chúng ta cần rất nhiều ơn Chúa Thánh Thần để thực hiện. Thật là đáng sợ và nguy hiểm điều kiện mà chúng ta đặt ra cho Chúa trong Kinh Lạy Cha: “Xin tha lỗi chúng con như chúng con tha thứ cho những ai lầm lỗi với chúng con.” Chúng ta đã tha thứ cho nhau và cho người xúc phạm đến chúng được bao nhiêu, mà chúng ta cả dám chỉ đòi xin Chúa tha thứ cho chúng ta cũng bấy nhiêu thôi?! Chúng ta đong bằng đấu nào thì Chúa sẽ đong trả lại cho chúng ta bằng đấu ấy, vì Người sẽ xét xử ai nấy tùy theo việc họ đã làm.

 3) Đón nhận ơn đổi mới của Chúa Thánh Thần

Sách Công Vụ Tông Đồ cho thấy Chúa Thánh Thần là Đấng đổi mới trí khôn các Tông đồ, vốn làm nghề chài lưới, thất  học. Chúa Giêsu đã dạy dỗ nhiều suốt 3 năm, mà các ông không hiểu, nhưng sau khi nhận được ơn Chúa Thánh Thần, trí khôn các ông được mở ra, hiểu biết về Chúa, về giáo lý của Chúa, và còn giảng dạy cho người khác nữa. Từ khi Chúa Giêsu bị bắt và bị kết án, các ông sống trong sợ hãi, trốn chạy, ẩn nấp trong nhà cửa đóng then cài, nhưng khi nhận được ơn Chúa Thánh Thần, con người các ông hoàn toàn thay đổi: Các ông mở tung cửa ra rao giảng Tin Mừng cho mọi người; bị đe doạ, các ông không sợ; bị đánh đòn, các ông kiên cường lấy làm vui vì được chịu khổ vì Chúa, không gì có thể ngăn cản các ông rao giảng và sau cùng chịu đổ máu, hiến mạng sống mình để làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh. Ơn Chúa Thánh Thần thật lạ lùng: Ngài đã biến những con người yếu đuối nên vững mạnh, nhút nhát nên can đảm.

Trước kia các ông còn mang nặng những ước mơ trần tục: Theo Chúa để mong được chức trọng quyền cao, được ngồi bên tả bên hữu Chúa, các ông tranh dành nhau chỗ cao chỗ thấp. Có thể nói, trước kia các ông theo Chúa vì bản thân, hơn là yêu mến Chúa. Nhưng từ khi được ơn Chúa Thánh Thần, trái tim của các ông đã hoàn toàn thay đổi. Từ nay, các ông dành trọn trái tim yêu mến đến sẵn sàng chịu mọi đau khổ, và sẵn sàng chết vì Chúa. Đời sống chúng ta có quá nhiều yếu đuối; trí khôn chúng ta u mê không hiểu Lời Chúa, không nhận biết thánh ý Chúa; ý chí ta bạc nhược không đủ sức làm việc lành, hèn nhát không dám làm chứng cho Chúa; trái tim chúng ta nhơ uế vì những ích kỷ nhỏ nhen, vì những ham muốn trần tục. Linh mục hãy tha thiết xin ơn Chúa Thánh Thần đến đổi mới con người xưa cũ của mình, để thấu hiểu Lời Chúa, thấu hiểu thánh ý Chúa muốn trong đời, để mạnh mẽ can đảm làm chứng cho Chúa và để trái tim được thanh luyện luôn quảng đại cho đi và dâng hiến, hầu càng ngày linh mục càng trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành hơn. Lời Ca Tiếp Liên lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là một lời cầu nguyện tuyệt vời:

Muôn lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến trần gian,

Từ trời cao gửi xuống nguồn ánh sáng tỏa lan.

Lạy Cha kẻ bần hàn,

Đấng tặng ban ân điển và soi dẫn nhân tâm,

Cúi xin Ngài ngự đến.

Đấng an ủi tuyệt diệu, thượng khách của tâm hồn

Ôi ngọt ngào êm dịu, dòng suối mát chảy tuôn.

Khi vất vả lao công, Ngài là nơi an nghỉ

Gió mát đuổi cơn nồng, tay hiền lau giọt lệ.

Hỡi hào quang linh diệu, xin chiếu giãi ánh hồng

Vào tâm hồn tín hữu cho rực rỡ trinh trong.

Không thần lực phù trì, kẻ phàm nhân cát bụi

Thật chẳng có chi mà không là tội lỗi.

Hết những gì nhơ bẩn, xin rửa cho sạch trong

Tưới gội nơi khô khan, chữa lành mọi vết thương.

Cứng cỏi uốn cho mềm, lạnh lùng xin sưởi ấm,

Những đường nẻo sai lầm, sửa sang cho ngay thẳng.

Những ai hằng tin tưởng, trông cậy Chúa vững vàng

Dám xin Ngài rộng lượng, bảy ơn thánh rộng ban.

Nguyện xin Chúa thưởng công, cuộc đời dày đức độ,

Ban niềm vui muôn thuở, sau giờ phút lâm chung. Amen

G

LINH MỤC GIÁO PHẬN THAM GIA THƯỜNG HUẤN

CŨNG LÀ CÁCH DUY TRÌ, NUÔI DƯỠNG VÀ CANH TÂN

VIỆC TÁI ĐỊNH HƯỚNG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ

G.1. Yêu sách của Huấn quyền về thường huấn

Các thẩm quyền Giáo Hội rất đặt nặng việc đào tạo và tự đào tạo thường xuyên này, chẳng hạn:

  • Sứ Vụ và Đời sống Linh Mục dành trọn chương III, số 69-92, để nói về việc đào tạo thường xuyên này như “một bổn phận và quyền lợi chính đáng của linh mục… và của Hội Thánh”, phù hợp với “mục đích cơ bản của sự trưởng thành trong đời sống thiêng liêng,”[524] mà “không ai có thể thay thế được linh mục trong việc canh chừng chính mình” (x. 1 Tm 4, 16).[525]
  • Trong khi đó Tông Huấn Pastores Dabo Vobis cũng dành trọn chương VI, số 70-82, để nói về việc đào tạo thường xuyên này của linh mục, như “sự tiếp tục tự nhiên và tuyệt đối cần thiết của tiến trình xây dựng nhân cách của linh mục, vốn đã được khởi sự và phát triển từ trong chủng viện.”[526]
  • Còn Optatam Totius khuyến cáo rằng “việc đào tạo linh mục, nhất là trong bối cảnh của xã hội hiện đại, cần phải được tiếp tục và hoàn thiện hoá sau khi đã hoàn tất chương trình đào tạo trong chủng viện.”[527]
  • Ngoài ra, Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis số 100-101 mô tả việc đào tạo hậu chủng viện, “cách riêng trong những năm đầu tiên sau khi chịu chức… để các linh mục mới ra trường có thể được trang bị tốt hơn, ngõ hầu họ có thể gánh vác và hoàn thiện các bổn phận của người tông đồ.[528]
  • Và Tông Huấn Ecclesia in Asia mở ra một hướng rộng lớn: “Để phục vụ Hội Thánh như ý Chúa Kitô, các Giám mục và linh mục cần một sự đào tạo chắc chắn và thường xuyên, có thể cung ứng những cơ hội khả dĩ cho một cuộc canh tân thiêng liêng và mục vụ[529]
  • Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu đã thực hiện lời khuyên này sớm nhất, qua cuộc hội thảo số 5 mang tựa đề “đào tạo tiếp tục cho các linh mục Á Châu.”[530]
  • Chỉ Nam Cho Thừa tác vụ và Đời sống linh mục 1994 của Bộ Giáo sĩ dành cả chương III để bàn về việc huấn luyện thường xuyên các linh mục, trong mọi phương diện tuổi tác, khả năng, hoàn cảnh sống và phận vụ mục vụ.[531]

G.2. Những năm đầu đời linh mục

Đây là giai đoạn cho người mới chịu chức linh mục dần dần đi vào đời sống linh mục thực sự, hay nói cách khác là sống linh mục: Càng sống đời linh mục càng trở nên linh mục hơn. Việc chịu chức linh mục khép lại giai đoạn được đào tạo và tự đào tạo ở chủng viện, nhưng lại mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn đào tạo và tự đào tạo thường xuyên kéo dài suốt đời của linh mục: “Việc huấn luyện không bao giờ được xem như chấm dứt, cả về phía Giáo Hội trao ban lẫn về phía thừa tác viên nhận lãnh.”[532] Các linh mục trẻ tự trắc nghiệm mình giữa cái học có tính cách lý thuyết hàn lâm và sự thực hành trong các thực tại của đời sống sứ vụ của họ.[533]

Giai đoạn đào tạo và tự đào tạo này nhằm mục đích giúp các linh mục trẻ chu toàn cách trung thành và vui tươi sứ vụ của họ trong những hoàn cảnh khác nhau, chấp nhận và vượt thắng những chiến đấu và cám dỗ cả bên trong lẫn bên ngoài. Những mối tương quan tốt lành, hài hoà, quân bình và trưởng thành được điều chỉnh và thăng tiến mỗi ngày, với chính mình, với thiên nhiên, với tha nhân, nhất là với những người khác phái, là những phương tiện nhân loại. Tương quan thân mật với Thiên Chúa, sự trung thành với cam kết của mình khi chịu chức, với đời sống cầu nguyện và với sứ vụ, lòng tôn sùng kiên trì và nhiệt thành với Chúa Giêsu Thánh Thể, Thánh giá và Mẹ Maria là những phương tiện siêu nhiên. Những phương tiện tự nhiên và siêu nhiên này sẽ thực sự bảo đảm cho sự thành công và lòng trung thành của linh mục.

Các linh mục trẻ sẽ thi hành sứ vụ trong một thế giới đang thay đổi của nền văn minh khoa học kỹ thuật, của chủ nghĩa tục hoá và hưởng thụ, của thần học giải phóng, của việc đề cao phẩm giá phụ nữ. Vì thế, việc đào tạo và tự đào tạo thường xuyên phải được nhấn mạnh và thực hành nhiều hơn; nó sẽ giúp họ được trưởng thành trong suy nghĩ, trong việc tự mình quyết định và hành động, cũng như trong mọi lãnh vực đời sống. Họ cũng phải làm việc trong sự hợp tác với mọi người trong Giáo Hội cũng như ngoài xã hội. Vì thế, họ cần được đào tạo thích hợp và phải tự mình điều chỉnh và thăng tiến các mối tương quan hài hoà, quân bình và trưởng thành với Thiên Chúa, với chính mình, với thiên nhiên và với người khác, nam cũng như nữ, giáo dân hay tu sĩ.

Do đó, “việc huấn luyện này phải bao gồm và hòa hợp mọi khía cạnh, nghĩa là nó phải nhằm giúp linh mục phát triển nhân cách con người đã chín mùi trong tinh thần phục vụ kẻ khác, dầu đang nắm chức vụ gì; giúp linh mục được đào tạo về mặt trí thức, cả trong các khoa học tự nhiên lẫn trong các khoa học nhân văn, trong mức độ liên quan đến thừa tác vụ của mình, ngõ hầu linh mục chu toàn phận vụ làm chứng đức tin một cách hữu hiệu hơn; giúp linh mục có được một đời sống thiêng liêng sâu xa, được nuôi dưỡng bằng tình thân mật với Chúa Giêsu Kitô và bằng tình yêu Giáo Hội; giúp linh mục chu toàn thừa tác vụ mục vụ với nhiệt tình và nhiệt tâm.”[534]

Các đề tài bàn luận như Thần học cơ bản, Tín lý, Luân lý, Thánh Kinh, Phụng vụ, Giáo luật, Đại kết… không được mang tính tranh luận, thuần túy lý thuyết hoặc thông tin, nhưng phải khuyến khích một sự huấn luyện đích thực, nghĩa là khuyến khích cầu nguyện, hiệp thông và làm việc mục vụ… liệu sao cho các văn kiện của huấn quyền được đào sâu chung với nhau dưới sự hướng dẫn của một nhân vật có thẩm quyền, để đưa tới sự thống nhất giải thích và thống nhất chương trình hành động mục vụ trong giáo phận.[535]

G.3. Những năm về sau cao tuổi cuộc đời linh mục

Các linh mục sau nhiều năm thi hành thừa tác vụ cần được khuyến khích, đề cao giá trị vai trò và đào sâu hơn việc huấn luyện mình trong mọi chiều kích để duyệt xét lại chính mình và công việc mình làm, hầu làm sống dậy các động lực của thừa tác vụ thánh… Các vị nầy cần đến sự hiệp thông linh mục và tình bạn của Giám mục để lướt thắng những kinh nghiệm mệt mỏi, thất vọng, cô đơn… hầu tìm lại được những nguồn mạch sâu thẳm của linh đạo linh mục.[536] Các linh mục cao niên tìm “xác nhận lại một cách thư thái và ôn hòa vai trò mà các ngài còn được mời gọi nắm giữ trong linh mục đoàn… để tự thấy mình còn hữu dụng như làm cha giải tội kinh nghiệm, linh hướng, chia sẻ kinh nghiệm, khích lệ, đón tiếp, lắng nghe và trấn tĩnh anh em đồng sự.”[537]

Các linh mục ở vào một hoàn cảnh suy yếu thể lý hay mệt mỏi tinh thần, cô đơn, thất vọng cần được khích lệ tiếp tục phục vụ Giáo Hội một cách bình thản và can trường, nêu chứng từ ghi dấu thánh giá, bằng lòng đón nhận trong hy vọng và niềm vui Vượt Qua (x. Col 1,24).[538] Trách nhiệm của Giám mục và linh mục đoàn là phải tránh sự cô đơn nảy sinh do sự chểnh mảng tình hiệp thông linh mục đối với các anh em đó.[539]

G.4. Hoạt động tương tác giữa các thành phần liên hệ

Trong lãnh vực được đào tạo và tự đào tạo thường xuyên này, chúng ta có thể mở rộng có hiệu quả hơn nữa việc tương trợ tinh thần, thăm viếng động viên, góp ý chỉ bảo và đào tạo, trong đó có các nguồn lực kiến hiệu này:

  • Các cha giáo Đại Chủng Viện được phân phối đến thăm các linh mục cựu sinh viên tại môi trường mục vụ để nâng đỡ, thúc đẩy, phối hợp và điều chỉnh cái học lý thuyết trong chủng viện và cái thực tiễn trong sứ vụ mục vụ giáo xứ;
  • Các linh mục cựu sinh viên lớn tuổi và hưu trí có rất nhiều kinh nghiệm mục vụ giáo xứ cũng như những từng trải trường đời chia sẻ, hướng dẫn, cảnh báo, đào tạo và nâng đỡ đàn em, không những khi đàn em tới chỗ mình, mà cả khi các ngài về thăm chủng viện hoặc Bề trên chủng viện mời đến chia sẻ với các em chủng sinh những kinh nghiệm thực tiễn tích cực lẫn tiêu cực. Chính những kinh nghiệm thành công nhờ đâu và những thất bại do đâu và tại sao đó là những bài học qúy báu trong công cuộc đào tạo và tự đào tạo của đàn em;
  • Chính những hoạt động tình nghĩa này của các cha giáo và các cha đàn anh cựu sinh viên xuất thân từ cùng chủng viện đã để lại nhiều dấu ấn và tình cảm sâu xa không những nơi các đàn em, mà còn nơi lòng của một số đông các giáo phẩm và giáo sĩ khác.
  • Các anh em linh mục cũng nên năng thăm viếng nhau và có lòng hiếu khách đối với nhau: đừng tự cô lập hoá mình và cũng đừng để anh em bị cô lập. Ngoài những lợi ích của tình huynh đệ nâng đỡ nhau, những cuộc thăm viếng như thế còn tạo thêm uy tín và sức mạnh liên đới cho nhau đối với giáo dân, cũng như lương dân sống chung quanh và xã hội dân sự.
  • Các thành viên giáo dân trình độ và trưởng thành vốn là những cựu chủng sinh sẽ thẳng thắn mạnh dạn nói lên những điều tai nghe mắt thấy và lòng cảm nhận, những kiểm chứng dư luận chung quanh để giúp các thành viên linh mục phát huy điều tốt, chỉnh đốn điều chưa tốt; cũng như những góp ý tích cực và các hoạt động đa dạng của họ.
  • Không phải bất cứ ai vào Đại chủng viện đều nhất thiết phải được làm linh mục, vì Chúa gọi nhiều nhưng chọn ít. Điều quan trọng là cần tôn trọng và coi những người ra đi là không thích hợp với chức linh mục vì Chúa có chương trình khác của Ngài cho họ, chứ không nên nói là họ bị đuổi, bị loại vì lỗi lầm xấu xa nào đó làm tổn thương tình cảm và danh dự của họ. Chính các cựu chủng sinh này là một vốn rất quí của Giáo Hội trong sứ mệnh tông đồ giáo dân. Khi cầu nguyện cho nhau và gặp gỡ sinh hoạt, chia sẻ cùng nhau các biến cố vui buồn của nhau: các gia đình giáo dân cựu chủng sinh này giúp nhau trong công việc làm ăn và sống Đạo, tạo cơ hội cho con cái quen biết nhau, cổ võ ơn gọi tu trì và ơn gọi hôn nhân, làm tiếp nối và mở rộng tinh thần gia đình Chủng viện và Giáo phận, có thể hỗ trợ tài chánh cho cả việc đào tạo chủng sinh và các công trình khác của Giáo Hội: “Dập dìu kẻ trước người sau, sức riêng một ít góp vào lợi chung.”
  • Các chủng sinh trong các kỳ nghỉ dài đến ở với các đàn anh linh mục để học hỏi kinh nghiệm mục vụ và phục vụ các ngài, đồng thời được các ngài bảo ban dạy dỗ và giúp đỡ, vừa tinh thần vừa vật chất cần thiết trong thời gian tu học (tôi nhớ lại kinh nghiệm này với lòng biết ơn sâu xa các cha đàn anh ngày tôi còn là chủng sinh).

Như vậy, chúng ta có thể nói vượt lên khủng hoảng và tái định hướng đời sống và sứ vụ linh mục là một bạo lực ngọt ngào: giết chết cái chất trần tục quá khứ trong con người mình, để cuối cùng được sinh ra trong con người tu: “Anh em hãy mặc lấy con người mới đã được Chúa Kitô Phục Sinh biến đổi” –  “Phàm ai ở trong Chúa Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua đi và cái mới đã có đây rồi[540] Trong sự thay đổi đó, tinh thần theo Chúa Kitô là chủ đạo: thay đổi con tim, thay đổi tâm thức, thay đổi lối sống và cuộc sống: “từ đây chúng tôi không còn biết một ai theo quan điểm loài người. Và cho dù chúng tôi đã được biết Đức Kitô theo quan điểm loài người, thì giờ đây chúng tôi không còn biết Người như vậy nữa.”[541]

Luật của sự sống và sinh trưởng là thay đổi, và mỗi chặng đường sinh trưởng của con người đều được ghi dấu bằng những thay đổi quyết định. Và đó là tiến trình lâu dài của một công cuộc hợp tác đào tạo và tự đào tạo, vừa thần linh vừa nhân loại theo hướng biện chứng pháp. Biện chứng pháp dẫn ta từ đối chọi chính đề – phản đề đến một quan điểm mới (hợp đề). Chúng ta sẽ không dừng lại ở hợp đề ấy, mà biến nó trở thành một chính đề mới đòi hỏi một phản đề mới tương ứng; sự cọ xát này sẽ phát sinh một hợp đề mới. Từ hợp đề mới này, chúng ta lại có một biện chứng mới, và cứ như thế chúng ta sẽ có tiến bộ và trở thành mới luôn. Cũng thế, mỗi một đổ vỡ hay khủng hoảng lại mở ra một khởi đầu mới: bắt đầu, lại bắt đầu…

Muốn cho việc tái định hướng đời sống và sứ vụ này thành công, chúng ta cần kết hiệp mật thiết với Chúa và luôn khẩn cầu Chúa ở lại với chúng ta, ngõ hầu được như thánh Phaolô khẳng định: “Tôi sống nhưng không còn phải là tôi nữa, mà là Chúa Kitô sống trong tôi[542] Chúng ta phải nhìn vượt qua bên kia, phía sau những sai lầm thiếu sót, để thấy được lòng nhân hậu thương xót cũng như kế hoạch cứu độ của Chúa, Đấng có thể biến cải điều xấu thành điều tốt, có thể rút ra cái tốt từ cái xấu: mỗi vị thánh đều có một quá khứ và mỗi tội nhân đều có một tương lai, như ĐGH Alexander nói: “Bản chất con người là lầm lỗi và bản chất Thiên Chúa là tha thứ.” Tận dụng ơn Chúa để vượt lên khủng hoảng, tái định hướng lại đời sống và sứ vụ linh mục của mình, tin tưởng rằng nhờ ơn thanh tẩy của Chúa, mình lại kiên trì làm chứng tá đức tin và đức ái mạnh mẽ hơn nữa trước mặt mọi người:

Đây linh mục, những con người thánh hiến

Suốt cuộc đời làm chủ tế trung kiên

Đem tình thương người mục tử nhân hiền

Dâng trọn vẹn cho đoàn chiên chẳng tiếc.

Hồng ân Chúa, những hồng ân đặc biệt

Lãnh nhận rồi phân phát cả cho dân

Thắt đai lưng như đầy tớ chuyên cần

Chờ đợi chủ tay cầm đèn sáng rực.

Không mỏi mệt nhưng kiên trì tỉnh thức

Suốt đêm trường hay mãi tới canh khuya

Miễn làm sao kịp khi Chủ trở về

Mở ngay cửa nghêng đón Người vội vã.

Vinh tụng Chúa Cha vua trời cao cả

Cùng Chúa Con đấng chuộc tội cứu đời

Và Thánh Thần lửa yêu mến sáng soi

Hằng hiển trị bây giờ và mãi mãi.

                        Thánh Thi Kinh Sáng Thánh Mục Tử.

Chúng ta hạnh phúc cám ơn Chúa vì thời đại chúng ta đang sống đã có một năm thánh đặc biệt, năm cầu nguyện của linh mục, cầu nguyện với linh mục và cầu nguyện cho linh mục. Là linh mục hiện thể hay năng thể, chúng ta đều luôn biết ơn Chúa, biết ơn Giáo Hội, biết ơn các Bề Trên trong Giáo Hội về những năm tháng dài chúng ta được đào tạo, về hồng ân thiên chức linh mục, về tình huynh đệ bí tích linh mục, về đời sống và sứ vụ linh mục mà chúng ta đã, đang và sẽ nhận lãnh, và dù giữa bao nhiêu thăng trầm khó khăn, yếu đuối của phận người, chúng ta sẽ luôn cố gắng sống tốt, nhìn nhận Giáo Hội đã làm cho chúng ta quá nhiều, nếu không muốn nói là tất cả, và chúng ta có bổn phận đền đáp bằng chứng tá đời sống và sứ vụ linh mục của chúng ta để nhiều người được cứu độ và Danh Chúa được cả sáng hơn.

 

Thái Bình, Năm Đức Tin

  Tạ ơn và kính dâng Đức Mẹ Lavang

Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy, pss

 

——————————————————

[1] Tại ĐCV. Huế (1999-2006), ĐCV. Hà Nội (1999-2013…), Học Viện Liên Dòng Nữ Bùi Chu (2006-2011), ĐCV. Bùi Chu (2010-2011), ĐCV. Thái Bình (2011-2013…).

[2] Mat. 11,29.

[3] Trích Sứ điệp Ngày quốc tế giới trẻ 2013 công bố ngày 16/11/2012 của ĐTC Biển Đức XVI, số 3.

[4] Chủ thể được hiểu ngầm này rất đa dạng: Linh mục giáo phận như lòng Chúa và Giáo Hội mong ước, giáo dân mong ước v.v… và ngay chính vị linh mục cũng mong ước mình được như thế.

[5] Gr 3,15 – Pastores Dabo Vobis, số 1.

[6] x. Sắc lệnh Chức Vụ và đời sống linh mục, số 9.

[7] ĐTC Biển Đức XVI nói với Giáo Hoàng Học Viện Giáo Sĩ Ba Lan ngày 17/1/2011 tại Vatican (http://www.zenit.org/article-26667?l=french)

[8] Trích Thư ĐTC Biển Đức XVI bổ nhiệm ĐHY Ivan Dias làm đặc sứ tại Việt Nam ngày 21/12/2010.

[9] Các nước Á châu, và ngay cả tại Việt Nam, không phải là không có đâu, nhưng không bị bạch hóa ồn ào vì tâm thức dè dặt kín đáo và tế nhị của người mình thôi.

[10] Presbyterorum Ordinis, số 16.

[11] Sacerdotalis Coelibatus số 12.

[12] Pastores Dabo Vobis số 29.

[13] x. GL 277,1.

[14] PDV. 29; PO. 16; Sacerdotalis Coelibatus 14; GL 277,1.

[15] Chỉ Nam 1994 số 57.

[16] x. 2 Th 2,15; 1 Cor 7,5; Tt 1,6-8; Chỉ nam 1994 số 59.

[17] Bộ GDCG, Đường hướng giáo dục trong việc huấn luyện độc thân linh mục số 16.

[18] 1 Tm 6,11.

[19] x. Những khái niệm về việc đào tạo bậc độc thân linh mục số 27 của Hội Xuân Bích.

[20] x. Bộ Giáo dục Công giáo, Huấn luyện thiêng liêng trong các chủng viện II,3 “những khổ chế thiêng liêng”; Jean-Jacques OLIER, “Con đường nên thánh là con đường thập giá.”

[21] x. 1 Co 4, 14-15 về tình phụ tử của thánh Phaolô đối với các tín hữu.

[22] GL 1026.

[23] Chỉ Nam 1994 số 58.

[24] Viết theo bài của Nguyễn Trọng Đa trong Vietcatholic.net từ nguồn Zenith.org ngày 6/10/2011.

[25] ĐHY Cláudio Hummes, Thư nhân Năm Linh Mục Zenit.org ngày 27/5/2009.

[26] GL điều 233: (1) Toàn thể cộng đồng Kitô giáo có nghĩa vụ cổ động ơn gọi, hầu cung cấp đủ cho nhu cầu các tác vụ thánh trong toàn thể Giáo Hội. Nghĩa vụ này bó buộc cách riêng các gia đình Kitô giáo, các nhà giáo dục và đặc biệt là các Linh Mục, nhất là các Cha Sở. Các Giám Mục giáo phận, những người phải lo cổ động ơn gọi hơn ai hết, hãy dạy cho dân đã được trao phó cho mình về sự cao trọng của tác vụ thánh và sự cần thiết của các thừa tác viên có chức thánh trong Giáo Hội; các vị hãy phát động và nâng đỡ các sáng kiến cổ động ơn gọi, nhất là qua các cơ sở đã được thành lập nhằm mục tiêu ấy. (2) Ngoài ra, các Linh Mục, nhất là các Giám Mục giáo phận, phải để tâm lo cho những người đã đứng tuổi và cảm thấy được gọi vào tác vụ thánh, sao cho những người ấy được giúp đỡ khôn khéo bằng lời nói và bằng hành động, và được chuẩn bị xứng đáng.

[27] Xem cuộc trao đổi của báo La Croix với nhà thần học Henri-Jérôme Gagey tại http://www.la-croix.com/Religion/S-informer/Actualite/Le-pretre-fait-de-toute-sa-vie-un-service-de-l-Eglise-_NG_-2010-06-03-552481

[28] Trích lời phát biểu của TGM Dolan, Hoa Kỳ.

[30] Ac 20,22: Giờ đây, bị Thần Khí trói buộc, tôi về Giê-ru-sa-lem, mà không biết những gì sẽ xảy ra cho tôi ở đó.

[31] Lc 1,41

[32] Lc 1,15

[33] Lc 1,67

[34] x. Mt 1,18-24; Lc 2,1-7

[35] Lc 2,25-27

[36] Is 61,1-2

[37] Lc 4,18-21

[38] x. Cv 2,1-41.

[39] Tông thư Cánh Cửa Đức Tin, số 10.

[40] Dn 5,24-28.

[41] Eph 4,30: Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc.

[42] 1 Tx 5,19.

[43] Mt 12,31-32: Vì thế, tôi nói cho các ông hay: mọi tội, kể cả tội nói phạm thượng, cũng sẽ được tha cho loài người, chứ tội nói phạm đến Thần Khí sẽ chẳng được tha. Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau.

[44] Trích Bài giảng lễ của ĐHY Filoni tại Chủng viện Owerri ngày 9/11/2012 http://www.news.va/fr/news/vatican-homelie-de-sem-le-cardinal-filoni-aux-semi.

[45] x. Ga 16, 13.

[46] Tv 33.

[47] x. Cv 2,1-41.

[48] x. Lc 11,13.

[49] Xh 17, 8-16.

[50] Ga 10,36

[51] Pastore Dabo Vobis số 47

[52] Ecclesia in Asia số 43

[53] Ibid số 42

[54] ĐTC Biển Đức XVI nói với Hiệp sĩ Colombo ngày 4/8/2010 tại Rôma trong bối cảnh Giáo Hội bị tấn công kịch liệt từ nhiều phía..

[55] Xem điểm khởi động cổ máy khổng lồ trong Phương pháp luận sáng tạo, là phương pháp giúp phân tích cặn kẻ để chọn giải pháp tốt nhất trong các giải pháp có thể.

[56] 1 Cr 3,2

[57] Ga 16,12-13

[58] x. Huấn thị Phục vụ Quyền Bính và Vâng Lời của Bộ Tu sĩ ban hành ngày 11/5/2008.

[59] x. Ga 17, 20-23.

[60] x. Ep 4,12

[61] 1 Cr 12, 4-1: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung. Người thì được Thần Khí ban cho ơn khôn ngoan để giảng dạy, người thì được Thần Khí ban cho ơn hiểu biết để trình bày. Kẻ thì được Thần Khí ban cho lòng tin; kẻ thì cũng được chính Thần Khí duy nhất ấy ban cho những đặc sủng để chữa bệnh. Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri; kẻ thì được ơn phân định thần khí; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ. Nhưng chính Thần Khí duy nhất ấy làm ra tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tuỳ theo ý của Người.”

[62] x. 1 Cr 12,12-30.

[63] x. Rm 8,18-23

[64] Ecclesia in Asia số 24

[65] ĐTC Biển Đức nói về thánh Piô X Giáo Hoàng, Zenit 18/8/2010.

[66] x. Zenit ngày 6/7/2010.

[67] x. Zenit.org Rôma này 25/3/2010.

[68] Ga 10,36.

[69] Cv 8,1.4.

[70] Mc 16, 15-16.

[71] Trích Sứ điệp Ngày quốc tế giới trẻ 2013 công bố ngày 16/11/2012 của ĐTC Niển Đức XVI, số 4.

[72] x. Ad Gentes số 2

[73] Mc 16,15: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.

[74] 1 Cr 9,16

[75] Tính theo tỷ lệ, người Kitô hữu chiếm 33,1% và Công giáo chiếm 17,2% dân số trên toàn thế giới. Nhưng tại châu Á, tỷ lệ dân số Công giáo chỉ là 110 triệu trên tổng số 3,5 tỷ dân, nghĩa là khoảng 2,9%. Tuy nhiên, Giáo Hội tại Châu Á vẫn không ngừng phát triển: Năm 1988, dân số Công giáo tại đây là 84,3 triệu, nay tổng số đã là 110 triệu, tức tăng 25%. Cũng trong thời gian trên, số các linh mục tăng từ 27.700 đến 32.291. Các quốc gia có nhiều chủng sinh nhất là Ấn Độ, Philippines, Hàn Quốc và Việt Nam. Ơn gọi tu sĩ cũng phát triển mạnh tại châu Á.

[76] Trích bài giảng của ĐHY Ivan Dias, đặc sứ của ĐTC Biển Đức tại Lavang ngày 6/1/2011.

[77] 2 Tm 4,2-4.

[78] x. Zenit.org Rôma này 25/3/2010.

[79] Zenit.org ngày 17/8/2010 http://www.zenit.org/article-25126?l=french.

[80] Hiến chế Sacrosantum Concilium số 10: “Phụng vụ là đỉnh cao hướng dẫn hoạt động của Giáo Hội, đồng thời là suối nguồn trào tuôn sức mạnh cho Hội Thánh. Vì thế, mục tiêu và đối tượng của mọi hoạt động tông đồ là tất cả những người được làm con cái Thiên Chúa, nhờ đức tin và qua Bí tích rửa tội, sẽ tuôn đến hợp dâng lời chúc tụng Chúa giữa lòng Giáo Hội, tham dự vào lễ tế hy sinh và ăn bữa Tiệc Ly của Chúa.”.

[81] x. Bài nói chuyện của Đức Cha Chaput OFM, TGM giáo phận Denver ngày 24.06.2010, tại Học viện Phụng vụ Chicago do Anh Khoa dịch và đăng trên WHĐ ngày 27.07.2010.

[82] Người ta đếm được trong các văn kiện của Công Đồng Vaticanô II 49 lần cụm từ tái Phúc Âm hóa được sử dụng.

[83] 2Cr 5,14; Phil 4:13.

[85] x. Giáo Hội tại Á Châu số 29.

[86] Micae-Phaolô Trần Minh Huy, Đào tạo và tự đào tạo thiêng liêng của các linh mục tương lai trong bối cảnh Việt Nam ngày nay, ĐCV. Huế 2006, tr. 165-187.

[87] ĐGH Biển Đức XVI còn đẩy mạnh xa hơn đường lối hợp tác lành mạnh của ĐGH Gioan Phaolô II: “Anh Em cũng như Tôi đều biết rằng một sự hợp tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị là điều có thể thực hiện được. Về điểm này, Giáo Hội mời gọi mọi phần tử của mình dấn thân cách trung thành nhằm xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng. Giáo Hội không hề muốn thay thế Chính quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng nhau, Giáo Hội có thể góp phần mình vào đời sống của đất nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân.” (Trích Huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tại buổi triều yết dành cho các giám mục Việt Nam ngày 27-6-2009 tại Vatican).

[88] Trích Sứ điệp Ngày quốc tế giới trẻ 2013 công bố ngày 16/11/2012 của ĐTC Niển Đức XVI, số 5.

[89] Chúng ta có thể liên tưởng đến lời dạy của ĐTC Biển Đức XVI “Mọi tín hữu đều được mời gọi… củng cố các mối liên hệ hiệp thông giữa họ và thực hiện một sự hoán cải cá nhân và cộng đoàn liên lỉ… vì bổn phận truyền giáo không phải là cách mạng hóa thế giới, nhưng là biến đổi thế giới, múc lấy sức mạnh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng triệu mời chúng ta đến bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể”

[90] ĐTC Biển Đức XVI trả lời phóng viên trên chuyến bay từ Rôma tới Mexicô ngày 23/3/2012: “Rõ ràng ngày nay ý thức hệ của chủ nghĩa Mác-xít không còn đáp ứng với thực tế. Cuba đang hướng tới dân chủ”. Ngài nói rằng vị tiền nhiệm của ngài là Chân phước Gioan Phaolô đã bắt đầu một quá trình mà các vị lãnh đạo Giáo hội đã thuyết phục được chính phủ dành nhiều khoảng cho tự do và tỏ ra tôn trọng nhân quyền. Mối quan hệ giữa Giáo hội và nhà nước vẫn đi theo kiểu đó, theo đuổi “con đường hợp tác và đối thoại có tính xây dựng, con đường đó dài và cần kiên nhẫn, nhưng phải hướng về phía trước”.

[91] Gerard O’Connell: Giáo hội phải tham gia bốn cuộc đối thoại – với các nền văn hóa, các tôn giáo, nghèo đói và chính quyền Trung Quốc – http://vietnam.ucanews.com/2012/10/31.

[92] Đức hồng y Filoni đề nghị: “Các ủy ban song phương cấp cao đã được thiết lập giữa Trung Hoa đại lục và Đài Loan, cũng như giữa Việt Nam và Tòa Thánh. Các ủy ban này cho thấy có thể lập ra một phương tiện liên lạc tương tự giữa Tòa Thánh và Trung Hoa đại lục”. Đức hồng y Gioan Thang Hán, giám mục Hồng Kông tin tưởng: Đề nghị mới đây của Đức hồng y Fernando Filoni về việc thành lập một Ủy ban cấp cao giữa Trung Quốc và Tòa Thánh để đối phó với các vấn đề chưa được giải quyết vốn ảnh hưởng đến cuộc sống của người Công giáo Trung Quốc là “một niềm hy vọng lớn lao cho tương lai”.

[93] Ecclesia in Asia số 30.

[94] Inter Mirifica số 1.

[95] Ecclesia in Asia số 48.

[96] TGM Charles Chaput phát biểu tháng 7/2009, xem http://www.hdgmvietnam.org/loi-hai-cua-truyen-thong-hien-dai/1816.63.8.aspx

[97] Trích Sứ điệp Ngày quốc tế giới trẻ 2013 công bố ngày 16/11/2012 của ĐTC Niển Đức XVI, số 4.

[100] G.Trần Đức Anh OP., http://www.betrenthuongcap.net/index.php/tin-giao-hoi/69-duc-thanh-cha-phe-binh-bao-chi-loan-tin-suy-doan.

[101] Huấn thị Thời Đại Mới (Aetatis Novae) về Truyền thông xã hội do Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền thông xã hội ban hành ngày 22/2/1992, kỷ niệm 20 năm Huấn thị Mục vụ Hiệp thông và Tiến bộ (Communio et Progressio); sau Sắc lệnh Giữa những khám phá kỳ diệu (Inter Mirifica) của CĐ. Vaticano II.

[102] Ecclesia in Asia số 48.

[103] x. Inter Mirifica số 13.

[104] ĐTC Biển Đức XVI, Sứ Điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2012, ban hành tại Rôma ngày 8/12/2011.

[106] x. Kh 21,5

[107] x. Vui Mừng và Hy Vọng số 1: “Vui mừng và hy vọng, buồn khổ và lo âu của người thời đại cũng là vui mừng và hy vọng, buồn khổ và lo âu của người môn đệ Chúa Kitô… không có gì thực sự là của con người mà không có âm hưởng trong lòng của người môn đệ.”

[108] Tông huấn Lời Chúa (Verbum Domini) của ĐTC Biển Đức XVI ký ngày 30/9/2010 và công bố chính thức ngày 11/11/2010, là kết quả của THĐGMTG lần thứ XII năm 2008.

[109] x. Verbum Domini số 22-23.

[110] Zenit 16/8/2010.

[113] Trích lời ĐTC Biển Đức XVI trong Vatican City, 14 /4/ 2010 (VIS).

[114] 2 Cr 1,3-4.

[115] Xem Tiến trình Bốn bước Tâm lý và thiêng liêng để giữ tâm hồn bằng an thanh thản trước những đau khổ và thiệt hại bất công: 1. coi như người ta vô ý; 2. xem họ là nạn nhân của ác tâm của chính họ mà ta phải thương hại, có khi coi thường và coi khinh, khiến nỗi đau và tâm lý của ta được bù đắp, được giải quyết; 3. Chúa biết hết mọi sự, kể cả từng sợi tóc rụng xuống, thế mà Ngài vẫn để thế là vì Ngài nhắm tới cái tốt nhất cho ta, dù hiện tại ta không thể hiểu, hãy tạ ơn Chúa vì tin vào lòng tốt của Ngài; 4. Nghĩ rằng người ta bằng lòng làm dụng cụ Chúa dùng để làm ích cho ta, nên đáng ta phải biết ơn.

[116] Oscar Romero sinh 15/8/1917 trong gia đình 8 người con; thụ phong linh mục này 4/4/1942 tại Roma; đang học tiến sĩ thần học thì được gọi về nước vì thiếu linh mục và El Salvador bị nội chiến. Một biến cố quan trọng và quyết định thay đổi lập trường và cũng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của ngài là việc cha Rutilio Grande sj,  linh mục đầu tiên được ngài truyền chức và là một người can đảm đấu tranh cho những người nghèo – bị sát hại vào ngày 12/03/1977. Ðức cha Romero đã hoàn toàn đứng về phía người nghèo, những người bị đàn áp. Ngài đã lên tiếng tố cáo những tội ác, bất công do giới cầm quyền gây nên. Mọi người đều kinh ngạc vì từ trước tới giờ chưa một giám mục nào ở đây dám công khai tố cáo giới cầm quyền như vậy. Ngài mở cửa chủng viện để đón tiếp bất cứ nạn nhân nào của các vụ bạo động. Hàng trăm người vô gia cư, đói rách và bị hành hung đã đến chủng viện. Ngài cho ngưng xây nhà thờ Chính tòa San Salvador: “Khi nào chiến tranh chấm dứt, những người đói khổ được ăn uống đầy đủ và trẻ con được giáo dục, lúc đó chúng ta sẽ tiếp tục xây cất Nhà thờ Chính tòa”. Ngài luôn bị đe dọa, luôn phải đối diện với nguy hiểm, nhưng  ngài vẫn không im lặng, hay tìm một nơi khác an toàn: “một mục tử chân chính khi thấy nguy hiểm không thể bỏ đoàn chiên để cứu lấy mạng sống mình. Tôi sẽ ở lại với dân tôi”. Ngài đã bị bắn chết chiều 24/3/1980 đang khi dâng thánh lễ cho mẹ của một người ban tại nguyện đường bệnh viện. Tổng thống Mauricio Funes của El Salvador đã tạ lỗi về cái chết của ngài: “Việc ám sát Đức Tổng Giám Mục Romero chẳng may đã diễn với sự bao che, cộng tác hoặc tham gia của một số nhân viên đặc vụ an ninh quốc gia. Một số những phe nhóm vũ trang bất hợp pháp đã khủng bố các thường dân suốt trong những năm tháng đen tối này, và để lại hàng mấy chục ngàn nạn nhân” (CWN/VietCatholicNews 25/3/2010).

[117] Mục sư Baptist Martin Luther King là nhà hoạt động dân quyền Mỹ gốc Phi, chủ trương bất bạo động, được giải Nobel Hòa Bình năm 1964 vì những nỗ lực chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc, ngày 4/4/1968 bị ám sát tại Memphis, thế giới ngưỡng mộ như một anh hùng, nhà kiến tạo hoà bình và thánh tử đạo.

[118] Trong một kỳ họp quốc tế, Đức Cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Điềm đã nói một câu mà mọi người rất cảm kích: “Đã từng có nhiều Giám mục trả giá tù đày và cả mạng sống vì đức tin, nhưng chưa mấy người đã trả cái giá đó cho công lý và công bằng xã hôi.”

[119] CatholicNews ngày 20/8/2010.

[120] Cv 4,19; 5,29.

[121] Hb 5,7-9.

[122] Viết theo bài thuyết trình của Đức Ông Alex Robello tại Hội nghị các Giám đốc và linh hướng chủng việc Á Châu ở Séoul, Nam Hàn, tháng 10/1999.

[123] Mt 16,24.

[124] Ga 20, 24-29: “Tôma, hãy đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy.”

[125] Thư Luân Lưu về một số khía cạnh cấp bách của việc huấn luyện tu đức trong chủng viện, II,2.

[126] Thánh Gioan Thánh Giá, Lên Đỉnh Các-men, quyển II, Ch.7, số 7.

[127] x. Mt 16,23.

[128] Ga 12,24.

[129] Kinh Nguyện Thánh Thể III.

[130] x. Mc 10,14.

[131] x. Ga 11,35.

[132] x. Mc 6,35.

[133] x. Lc 7,11.

[134] x. Mc 1,41.

[135] x. Mc 10,46.

[136] x. Mc 5,30.

[137] x. Lc 21,2.

[138] Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, số 1.

[139] JP II, Tông Thư Salvifici Doloris, số 30.

[140] JP II, Triều yếu ngày 14/8/1990.

[141] 2 Cr 5,16-19.

[142] 2 Cr 5,19.

[143] x. Mt 11,19.

[144] x. Lc 23,43.

[145] x. Ga 11,52.

[146] x. Dt 4,15.

[147] Rm 7,24.

[148] JP II, Reconciliatio et Penitentia, số 31.

[149] x. Mc 6,11.

[150] Lc 11,1.

[151] x. Mc 14,23

[152]  x. Lc 10,21

[153] x. Mc 14,32

[154] x. Mt 27,36

[155] x. Lc 23,46.

[156] x. Ga 1,:5.

[157] Thánh Bộ Giáo Sĩ, Linh Mục và Thiên Niên Kỷ Thứ Ba: Thầy Dạy Lời Chúa, Thừa Tác Viên Bí Tích và Người Lãnh Đạo Cộng Đoàn, Ch.3, số 2.

[158] Thánh Gioan Thánh Giá, Ngọn Lửa Sống của Tình Yêu, đoạn 3, 45.

[159] Mt 10,28.

[160] Bộ Giáo sĩ, Linh Mục Và Thiên Niên Kỷ Thứ Ba…, ch.4, số 3.

[161] x. Ga 10,11.

[162] x. Lc 17,10.

[163] x. Mt 25, 40; Pastores Dabo Vobis, số 49.

[164] x. Tông huấn Verbum Doini số 59-60 về nội dung và phẩm chất của bài giảng.

[165] x. Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, số 15.

[166] Optatam totius số 4.

[167] Thánh Bộ Giáo Sĩ, Linh Mục Và Thiên Niên Kỷ Thứ Ba…, Ch.2, số 1.

[168] Paul VI, Tông huấn Loan Báo Tin Mừng,  số 41.

[169] x. Bộ Giáo Luật 1983 số 265-272.

[170] Pastoral Guide for Diocesan Priests in Churches Dependent on the Congregation for the Evangelization of Peoples (1989), số 19.

[171] Vat. II, Presbyterorum Ordinis, số 1.

[172] Ibidem, số 2.

[173] Viết theo bài thuyết trình của Giám mục Anil COUTO tại Hội Nghị về đào tạo thiêng liêng cho linh mục do Ủy ban Giáo sĩ của FABC tổ chức tại Thái Lan 14-19/11/2010.

[174] Bộ Truyền Giáo, Hướng Dẫn Mục Vụ, số 20.

[175] x. Lc 4,18; Ga 10,36.

[176] x. Mt 28,20; Eph 1,23.

[177] Hội Xuân Bích gồm các linh mục giáo phận: nếu một linh mục giáo phận nào đó cảm thấy có ơn gọi đào tạo các linh mục tương lai theo sư phạm Xuân Bích và được Xuân Bích sẵn sàng đón nhận, thì xin phép Đấng Bản Quyền. Một khi được Giám Mục giáo phận cho phép gia nhập Hội Xuân Bích, linh mục ấy vẫn còn nhập tịch và thuộc về giáo phận, nếu không còn muốn ở lại trong Hội hoặc bị sa thải thì được đón nhận trở về giáo phận gốc của mình. Hội Xuân Bích làm việc tại nơi Giám mục yêu cầu và coi Giám Mục Bản Quyền sở tại là Bề Trên cao nhất của mình.

[178] Bộ Truyền Giáo, Hướng Dẫn Mục Vụ, số 20.

[179] Ibidem.

[180] Bộ Truyền Giáo, Hướng Dẫn Mục Vụ, số 20.

[181] Ibidem.

[182] Bộ Truyền Giáo, Hướng Dẫn Mục Vụ, số 32.

[183] Vat. II, Chức vụ và đời sống linh mục, số 12.

[184] JP II, Pastores Dabo Vobis, số 32.

[185] JP II, Pastores Dabo Vobis, số 32.

[186] JP II, Pastores Dabo Vobis, số 31.

[187] JP II, Pastores Dabo Vobis, số 28.

[188]  JP II, Pastores Dabo Vobis, số 28.

[189] JP II, Pastores Dabo Vobis, số 28.

[190] Ibidem.

[191] Ibidem.

[192] Ibidem.

[193] JP II, Pastores Dabo Vobis, số 79.

[194] Vat. II, Presbyterorum Ordinis, số 2.

[195] JP. II, Pastores Dabo Vobis,  số 12.

[196] Chỉ Nam 1994 số 4-11; PO số 6

[197] Sđd. số 14-15.

[198] PDV. 28; LG. 28; PO 7,15; GL 245,2.

[199] Chỉ Nam 1994 số 22-24.

[200] UCANEWS, “The Church is waiting for the Total Respect of its Autonomy”…

[201] Và chương trình đào tạo linh mục của Giáo Hội Philippines năm 1972 đề nghị (CBCP, The Philippine Program of Priestly Formation 1972 … p.99).

[202] Priests in the communion of the Church: Relations between priests and bishop.

[203] Archbishop Celestino Migliore, Vatican 6/2/2009: “Luận lý của tình liên đới và nguyên lý bổ trợ là dụng cụ rất thích hợp để vượt lên mọi vấn đề và bảo đảm sự tham gia của mọi người cho công cuộc phát triển chung của cộng đồng”; JP II, Centesimus Annus, số 48 : «Nếu tôn trọng nguyên lý bổ trợ, tổ chức cấp trên không được can thiệp vào cuộc sống nội bộ của tổ chức cấp dưới bằng cách lấy đi những khả năng chuyên môn của nó, đúng hơn phải nâng đỡ nó khi cần thiết» x. Xh 18,13-27; x. Dnl 1,9-18.

[204] Xh 18,13-27; x. Dnl 1,9-18.

[205] Chỉ Nam 1994 số 25-29.

[206] Vat. II, Presbyterorum Ordinis, số 8.

[207] Sứ điệp THĐGMTG kỳ XIII số 8.

[208] Chỉ Nam 1994 số 30-31; Công nghị giáo phận Rôma 26-29/5/2009: Mọi thành viên Giáo hội và sự đồng trách nhiệm mục vụ.”

[209] Chỉ Nam 1994, số 32.

[210] Trích Sứ điệp ĐTC Biển Đức XVI gửi Diễn Đàn Quốc Tế của Phong Trào Công giáo Tiến Hành họp Đại hội tại Rumani ngày 22-26/8/2012.

[211] Mc 3,13-15.

[212] Bênêđictô XVI, Tiếp kiến chung ngày 15/3/2006.

[213] Lc 24,48; Cv 1,8.

[214] 2 Cr 6,1.

[215] Ga 5,17.

[216] Ga 15,15.

[217] Ga 20, 31; Ga 15,4.

[218] Vat. II, Presbyterorum Ordinis, số 14.

[219] JP. II, Ecclesia de Eucharistia, số 31.

[220] x. Chức vụ và đời sống linh mục số 18.

[221] GL 924.

[222] Chỉ Nam 1994 số 48.

[223] Hiến chế  Tín Lý về Giáo Hội LG số 42,2.

[224] GL 897.

[225] Huấn thị Redemptionis Sacramentum  số 30

[226] Huấn Từ Đại Hội Thánh Thể của ĐTC Biển Đức  XVI.

[227] JP.II, Ecclesia de Eucharistia, số 34-36.

[228] x. GL 904.

[229] Huấn thị Redemptionis Sacramentum số 110; Ecclesia de Eucharistia số 11.

[230] x. GL 937-941; JP. II, Ecclesia de Eucharistia, số 1.

[231] Mt 11,28.

[232] Huấn thị Bí tích Cứu Độ số 32.

[233] Theo thông tấn CNS ngày 25.11.2010.

[234] John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 59.

[235] Huấn từ của ĐTC Biển Đức XVI trong Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần 49.

[236] Zenit.org ngày 22/6/2008.

[237] Hiến chế Sacrosantum Concilium số 10: “Phụng vụ là đỉnh cao hướng dẫn hoạt động của Giáo Hội, đồng thời là suối nguồn trào tuôn sức mạnh cho Hội Thánh. Vì thế, mục tiêu và đối tượng của mọi hoạt động tông đồ là tất cả những người được làm con cái Thiên Chúa, nhờ đức tin và qua Bí tích rửa tội, sẽ tuôn đến hợp dâng lời chúc tụng Chúa giữa lòng Giáo Hội, tham dự vào lễ tế hy sinh và ăn bữa Tiệc Ly của Chúa.”

[238] Trích Sứ điệp Ngày quốc tế giới trẻ 2013 công bố ngày 16/11/2012 của ĐTC Biển Đức XVI, số 6.

[239] x. Bài nói chuyện của Đức Cha Chaput OFM, TGM giáo phận Denver ngày 24.06.2010, tại Học viện Phụng vụ Chicago do Anh Khoa dịch và đăng trên WHĐ ngày 27.07.2010.

[240] Ga 10,36.

[241] Cv 8,1.4.

[242] Tông Huấn Verbum Domini, số 105; trích Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI  cho ngày Thế giới Di dân và Di cư năm 2012 “Di dân và Tân Phúc âm hóa ” ban hành tại Rôma ngày 21/9/2011.

[243] x. Ad Gentes số 2

[244] Mc 16,15: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.

[245] 1 Cr 9,16

[246] Theo ước tính của Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) trong www.7billionactions.org

[247] Trích Vài suy nghĩ về Chúa nhật truyền giáo của linh mục William Grimm sống ở Tokyo, chịu trách nhiệm xuất bản của UCA News và là cựu trưởng ban biên tập của tờ tuần báo Công giáo Nhật Bản “Katorikku Shimbun” từ http://www.ucanews.com/2011/10/20/vai-suy-nghi-ve-chua-nhat-truyen-giao-2011/

[248] Tính theo tỷ lệ, người Kitô hữu chiếm 33,1% và Công giáo chiếm 17,2% dân số trên toàn thế giới. Nhưng tại châu Á, tỷ lệ dân số Công giáo chỉ là 110 triệu trên tổng số 3,5 tỷ dân, nghĩa là khoảng 2,9%. Tuy nhiên, Giáo Hội tại Châu Á vẫn không ngừng phát triển: Năm 1988, dân số Công giáo tại đây là 84,3 triệu, nay tổng số đã là 110 triệu, tức tăng 25%. Cũng trong thời gian trên, số các linh mục tăng từ 27.700 đến 32.291. Các quốc gia có nhiều chủng sinh nhất là Ấn Độ, Philippines, Hàn Quốc và Việt Nam. Ơn gọi tu sĩ cũng phát triển mạnh tại châu Á.

[249] Mt 28, 19-20.

[250] Trích bài giảng của ĐHY Ivan Dias, đặc sứ của ĐTC Biển Đức tại Lavang ngày 6/1/2011.

[251] x. Zenit.org Rôma này 25/3/2010.

[252] Zenit.org ngày 17/8/2010 http://www.zenit.org/article-25126?l=french.

[253] 2 Tm 4,2-4.

[254] Trong các văn kiện của Công Đồng Vaticanô II có 49 lần cụm từ tái Phúc Âm hóa được sử dụng.

[255] 2Cr 5,14; Phil 4:13.

[256] Sứ điệp Truyên giáo 2011 của ĐGH Biển Đức XVI.

[257] Theo ĐHY Stanisław Ryłko, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Giáo dân, trong news.va ngày 2-08-2011.

[258] Sứ điệp Truyền giáo 2012 “Được mời gọi làm rạng ngời Lời chân lý” của ĐTC Biển Đức XVI ở http://www.fides.org/aree/news/newsdet.php?idnews=32187&lan=fra

[259] Gr 3,15.

[260] Ga 10,11.

[261] JP. II, Pastores Dabo Vobis, số 22. x. Câu chuyện về Bức Chân Dung.

[262] Ibidem.

[263] Ga 10,11.

[264] Mc 6,34.

[265] Mc 10, 45.

[266] Mc 10,14.

[267] Ga 11,35.

[268] Mc 6,35.

[269] Lc 7,11.

[270] Mc 1,41.

[271] Mc 10,46.

[272] Mc 5,30.

[273] Lc 21,2.

[274] Vat. II, Vui Mừng và Hy Vọng, số 1.

[275] Vat. II, Presbyterorum Ordinis, số 6.

[276] Ibidem; Bộ Truyền Giáo, Hướng Dẫn Mục Vụ, số 16.

[277] Bộ Truyền Giáo, Hướng Dẫn Mục Vụ, số 12.

[278] Bộ Truyền Giáo, Hướng Dẫn Mục Vụ, số 13.

[279] JP II, Pastores Dabo Vobis, số 23.

[280] Ibidem.

[281] Vat. II, Presbyterorum Ordinis, số 6.

[282] Ibidem.

[283] Ibidem.

[284] Bộ Truyền Giáo, Hướng Dẫn Mục Vụ, số 13.

[285] Ga 17,22.

[286] Bộ Truyền Giáo, Hướng Dẫn Mục Vụ, số 17.

[287] Bộ Truyền Giáo, Hướng Dẫn Mục Vụ, số 18.

[288] Ibidem.

[289] JP II, Tiếp kiến chung ngày 14/8/1990.

[290] Mt 16,24.

[291] Ga 15,13.

[292] x. Ga 3,16.

[293] Ga 19, 26-27.

[294] John Paul II, Thư gửi các linh mục Thứ Năm Tuần Thánh 1988, số 6.

[295] G. Trần Đức Anh OP, nguồn: vietvatican.net

[296] Paul VI, Sacerdotalis Caelibatus, số 1; 75.

[297] x. 1 Tm 5,2.

[298] Paul VI, Sacerdotalis Caelibatus, số 59.

[299] Paul VI, Sacerdotalis Caelibatus, số 98a.

[300] x. Paul VI, Marialis Cultus: The Angelus and the Rosary.

[301] Báo chí gần đây loan tải các cuộc giải thoát và kết án một số người cha đẻ biệt giam con gái và quan hệ tình dục với chính con gái của mình trong nhiều năm.

[302] x. Gl 3,3.

[303] 2 Cr 4,7.

[304] CNS 25.11.2010 ghi lại bài giáo lý của ĐTC Biển Đức trong buổi triều yết chung ngày 24/11/2010.

[305] St 2, 18-24.

[306] Mc 12,17.

[307] x. Mt 26,41; Mc 14,38.

[308] 2 Cr 11,29.

[309] Mt 16,23.

[310] 1 Cr 9,27: Tôi bắt thân thể phải chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại.

[311] X. Thư ĐGH. Gioan-Phaolô II gửi các linh mục Thứ Năm Tuần Thánh 1995.

[312] 1 Tm 5,2.

[313] x. Bài thuyết trình “Giáo Hội cảm phục và biết ơn những người nữ sống đời thánh hiến” của lm. Micae-Phalô Trần Minh Huy pss tại Đại Hội Tu sĩ tòan quốc lần thứ IV ngày 8-10/3/2010 tại Bùi Chu..

[314] Vatican CNA ngày 21/1/2010 http://www.catholicnewsagency.com.

[315] x. 2 Cr 12,7-10.

[316] Tl 16,4-6.16-21.

[317] x. 1 Sm 19,8-10; 20,1-17; bài đọc Kinh sách tập 3, tr.341-342.

[318] Theo nghĩa đen thì nhà sư mặc áo nâu, người miền Trung gọi lá “áo đà” và “đà” theo nghĩa bóng có nghĩa là ‘xin khéo’, gợi ý, nói khích để người ta phải cho cái mình muốn.

[319] JP II, Pastores Dabo Vobis, số 27.

[320] 2 Cr 8,9.

[321] JP II, Pastores Dabo Vobis, số 17.

[322] JP II, Pastores Dabo Vobis, số 30.

[323] Ibidem.

[324] x. 1 Cr 9,13.

[325] Bộ Truyền Giáo, Hướng Dẫn Mục Vụ, số 28.

[326] Bộ Truyền Giáo, Hướng Dẫn Mục Vụ, số 8.

[327] Ibidem.

[328] Bộ Truyền Giáo, Hướng Dẫn Mục Vụ, số 8.

[329] Ibidem.

[330] x. GL 1275-1289.

[331] x. GL 1274.

[332] Bộ Truyền Giáo, Hướng Dẫn Mục Vụ, số 8.

[333] Ibidem.

[334] Ibidem.

[335] Bộ Truyền Giáo, Hướng Dẫn Mục Vụ, số 30.

[336] Vat. II, Presbyterorum Ordinis, số 14.

[337] Eph 5,25-27.

[338] Lumen Gentium số 28.

[339] Chỉ Nam 1994 số 13.

[340] Ibidem.

[341] x.1 Cr 7,3-4.

[342] x.1 Cr 7,3-4; Chỉ Nam 1994, sô1 13.

[343] JP II, Pastores Dabo Vobis, số 29.

[344] Ibidem.

[345] Ibidem.

[346] Ibidem.

[347] Ibidem.

[348] Ibidem.

[349] x. 2 Cr 11,2.

[350] x. Gal 4,19; Pastores Dabo Vobis, số 29.

[351] JP II, Pastores Dabo Vobis, số 23.

[352] Ibidem.

[353] Ibidem.

[354] Ibidem.

[355] x. Ga 21,15-17.

[356] Vat. II, Presbyterorum Ordinis, số 14.

[357] Is 62,4: Chẳng ai còn réo tên ngươi ‘đồ bị ruồng bỏ,’ xứ sở người hết bị tiếng là ‘phận bạc duyên đơn,’ nhưng ngươi được gọi ‘Ái khanh lòng Ta hỡi,’ xứ sở ngươi nức tiếng là ‘duyên thắm chỉ hồng,’ vì ngươi sẽ được Chúa đem lòng sủng ái và Chúa lập hôn ước cùng xứ sở ngươi.

[358] Lm. Minh Anh (Huế) dịch đăng ở trang web.xuânbíchviệtnam.

[359] Cv 5,27-29: “Họ điệu các ông đến giữa Thượng Hội Đồng; vị thượng tế hỏi các ông rằng chúng tôi đã nghiêm cấm các ông không được giảng dạy về danh ấy nữa, thế mà các ông đã làm cho Giêrusalem ngập đầy giáo lý của các ông, lại còn muốn cho máu người ấy đổ trên đầu chúng tôi! Bấy giờ ông Phêrô và các Tông Đồ khác đáp lại rằng ‘Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm.’”

[360] x. Kh 21,5

[361] x. Vat. II, Vui Mừng và Hy Vọng, số 1.

[362] Sứ  điệp Truyền giáo của Đức Bênêdictô XVI;  x. TH Evangelii Nuntiandi, số 31, 34.

[363] Vào tháng 12 năm 1965.

[364] x. Verbum Domini số 22-23.

[365] Zenit 16/8/2010.

[366] Trích lời ĐTC Biển Đức XVI trong Vatican ity, 14 /4/ 2010 (VIS).

[367] 2 Cr 1,3-4.

[368] Mt 11,19.

[369] Lc 23,43.

[370] 2 Cr 5,19.

[371] Ga 11,52.

[372] Dt 4,15.

[373] Rm 7,24.

[374] JP II, Reconciliatio et Paenitentia, số 31.

[375] Xem tài liệu Bộ Giáo Sĩ vừa xuất bản, là kết quả của Năm Linh Mục, tựa đề là “LINH MỤC, THỪA TÁC VIÊN CỦA LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT: Những yếu tố để giúp các cha giải tội và linh hướng,” đặc biệt  phần II nói về Sứ vụ linh hướng.

[376] Kh 2,2-5

[377] do công ty Indiana-based company Little iApps sáng chế: “Confession: A Roman Catholic App.”

[378] Giám mục Giáo phận Fort Wayne-South Bend (bang Indiana, Hoa Kỳ).

[380] Bộ Giáo Sĩ, Linh mục thừa tác viên của Lòng Chúa Thương Xót (2011), số 14: ĐGH Gioan-Phaolô II kể đến thánh Gioan Népomucène, thánh Gioan Maria Vianney, thánh Giuse Cafasso, thánh Léopold de Castelnuovo, và ĐGH Biển Đức XVI thêm thánh Pio de Pietrelcina.

[381] Viết theo bài thuyết trình của Giám mục Vianney Fernando tại Hội nghị Đào tạo thiêng liêng cho linh mục tại Thái Lan 14-19/11/2010.

[382] ĐTC Biển Đức XVI nói với các tham dự viên khóa học về bí tích giải tội do Tòa Ân Giải Tối Cao tổ chức từ 21/3-11/4/2011 tại Rôma.

[383] 1 Tm 5, 17-18.

[384] Pastores Dabo Vobis, số 77; Chỉ Nam 1994, số 94.

[385] Chỉ Nam 1994, số 95.

[386] x. Col 1,24; Chỉ Nam 1994, số 96-97.

[387] 2 Tm 4, 6-8.

[388] Lc 2, 29-31.

[389] Donald B. Cozzens, “The Spirituality of the Diocesan Priest,” in Donald J. Georgen, ed., Being a Priest Today (Collegeville, Minnesota: The Liturgical Press, 1992), tr. 50-72.

[390] Gaudium et Spes số 40-44.

[391] Paul Bernier, Ministry in the Church: A Historical and Pastoral Approach (Connecticut: Twenty-Third Publications, 1992), tr. 264-268.

[392] Trích Thông cáo báo chí của Hội Nghị Các Giám Mục Á Châu từ 27/8 – 1/9/2007 tại Thái Lan.

[393] 1Ga 4, 7-21.

[394] Karl Rahner, Doctrine and Life tr. 71.

[395] Theo thông tấn xã H2O News ngày 3/2/2010.

[396] F.B. Connolly, CssR, Religious life: A Profile of the Future, Bangalore, 1985. tr. 31.

[397] 1 Cr 8,11-13: Thế là sự hiểu biết của bạn làm hư mất một người yếu đuối, một người anh em mà Đức Ki-tô đã chịu chết để cứu chuộc! Như vậy, phạm đến anh em và làm thương tổn lương tâm yếu đuối của họ là phạm đến Đức Ki-tô! Vì thế, nếu của ăn mà làm cớ cho anh em tôi sa ngã, thì tôi sẽ không bao giờ ăn thịt nữa, để khỏi làm cớ cho anh em tôi sa ngã.

[398]x. Sắc lệnh về Chức vụ và đời sống linh mục của Công đồng Vaticanô II.

[399] Trích bài giảng của thánh Grêgoriô Nadien, bài đọc Kinh Sách ngày 2 tháng Giêng.

[400] (Donald B. Cozzens, “The Spirituality of the Diocesan Priest,” in Donald J. Georgen, ed., Being a Priest Today (Collegeville, Minnesota: The Liturgical Press, 1992), tr. 50-72).

[401] 2 Cr 5,19; 1 Cr 8,6; Eph 1,3-14; Cl 1,15-29; Ga 1,1-3; Kh 21,5; Rm 8,19.

[402] St 1, 28.

[403] ĐTC Biển Đức XVI, Sứ điệp Hòa Bình Thế giới 2010, số 4.

[404] x. Mc 6,31.

[405] Ecclesia in Asia, số 15.

[406] x. Ý nghĩa và nội dung biến cố “Tráng sinh lên đường”.

[407] Trích Bài đọc 2 Kinh Sách thứ Sáu tuần V Thường Niên.

[408] ĐTC Biển Đức XVI nói với khách hành hương tại Castel Gandolfo ngày 7/11/2011, Zenit 10-7-2011.

[409] x. Ecclesia in Asia, số 41.

[410] Gio 4, 6-11.

[411] 2 Tm 4,6-8.

[412] Mc 12, 28b-34; Đnl 6, 4-6; Lv 19, 18).

[413] Pl 2,8; Dt 5,8.

[414] Mt 26,41 và Mc 14,38.

[415] x. 2 Cor 4,7.

[416] Mc 14,38.

[417] x. MP. Trần Minh Huy, Đào tạo và Tự đào tạo thiêng liêng của các linh mục tương lai trong bối cảnh Việt Nam ngày nay, tr.168-187.

[418] Optatam totius số 2.

[419] Mc 6,4.

[420] Tv 70, 9.18.

[421] 2 Cr 4,7-11. 16-17.

[422] x. Thư của Đức Bênêđíctô XVI gửi người Công Giáo Ái Nhĩ Lan trong VietCatholic News ngày 21/3/2010.

[423] Trích Bản tin tổng hợp ngày 28/2/2010 của trang điện tử HĐGMVN.

[424] 2 Ga 1, 8.

[425] Lc 18,7-8.

[426] Dt 13,8.

[427] Gv 3, 2-8.

[428] Mc 14,38.

[429] Mt 23,3.

[430] Trích bài đọc 2 Kinh Sách thứ hai tuần VIII TN.

[431] Trích từ bài viết của phó tế GB. Maria Nguyễn Định.

[432] x. G. Trần Đức Anh OP, Radio Vatican 11/10/2012.

[433] VIS, 21-06-2012 – WHĐ (22.06.2012).

[434] Trích bài giảng của thánh Lêo Cả Giáo Hoàng, bài đọc 2 Kinh Sách lễ Lập Tông Tòa Thánh Phêrô.

[435] x. Lc 9, 51-56.

[436] TGM Diarmuid Martin, Dublin, Ireland, ngày 30/11/2010, CNA. http://www.catholicnewsagency.com/news/dublin-archbishop-says-churchs-deepest-crisis-is-loss-of-faith

[437] Zenit ngày 6/7/2010.

[438] http://www.zenit.org/article-25847?l=french ngày 24/ 10/2010.

[439] x. Zenit 6/7/2010, Eglises d’Asie.

[440] Washington D.C., Aug 3, 2010 / 03:06 pm (CNA/EWTN News).

[441] Tôi liên tưởng đến hoàn cảnh và trường hợp Đức Cố Tổng Giám Mục Huế, TGM Philiphê Nguyễn Kim Điền, trong lịch sử Đất Nước và Giáo Hội Việt Nam tại Huế vào thập niên 80.

[442] 2 Ga 1,9.

[443] CWNews 16.08.2010.

[444] Mt 23,11.

[445] http://www.msnbc.msn.com/id/37632866/ns/world_news-europe/

[447] Trích bài viết THẦN THÁNH HÓA GIỚI TU HÀNH của  Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt.

[448] Huấn thị Phục vụ Quyền bính và Vân Phục của Bộ Tu Sĩ ban hành tại Rôma ngày 28/5/2008.

[449] Xem phần LMGP tái định hướng đời sống và sứ vụ theo viễn ảnh quyến bính đích thực bên dưới.

[450] Dc 8, 6b-7ª.

[451] 1 Cor 10,12.

[452] Hc 47,13-20.

[453] 2 Cr 11,29.

[454] Mc 14,38.

[455] ĐHY Carlo Maria Martini, Thánh Phaolô đối diện với chính mình, trích trong Alleluiah số 109.

[456] Rm 13,11-14: “Anh em biết chúng ta đang sống trong thời nào. Đã đến lúc anh em phải thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu độ chúng ta đã gần hơn trước kia, khi chúng ta mới tin đạo. Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng.”

[457] 1 Cr 6,11.

[458] Rm 13,11-14.

[459] CNA News ngày 29/6/2010.

[460] Tv 55,13-15.

[461] Tv 55,21-22.

[462] Tv 140, 3-4.

[463] Tv 56, 7.

[464] Tv 41,7,10.

[465] Eph 4, 29-31.

[466] 2 Tx 3, 10b-13.

[467] Hc 6, 5-17.

[468] x. 1 Sm 21,8; 22,9-19.

[469] Lc 18,7-8.

[470] 1 Pr 3,9.

[471] 2 Ga 1, 6.

[472] Vatican II, Presbyterorum Ordinis …, ibid., no. 8

[473] CBCP, The Philippine Program of Priestly Formation 1972 … ibid, p.99; Micae-Phaolô Trần Minh Huy, Đào tạo và tự đào tạo thiêng liêng của các linh mục tương lai trong bối cảnh Việt Nam ngày nay, tr.271-273.

[474] Vatican II, Presbyterorum Ordinis, no. 8

[475] xem tình bạn của David và Gionathan trong 2 Sm 1.

[476] Tv 132, 1.

[477] Synod of Bishops 1971, The Ministerial Priesthood, part two, II.2 : Relations of priests with each other; Presbyterorum Ordinis, no. 8

[478] Bài đọc 2 Kinh Sách thứ Tư tuần XII TN.

[479] John Paul II, Pastores Dabo Vobis …, ibid., no. 12

[480] Vatican, January 22, 2002, “The Church is waiting for the Total Respect of its Autonomy”

[481] CBCP, The Philippine Program of Priestly Formation 1972 … ibid, p.99

[482] Synod of Bishops 1971, The Ministerial Priesthood, part two, II: Priests in the communion of the Church: 1. Relations between priests and bishop.

[483] Sắc lệnh chức vụ và đời sống linh mục số 14,5.

[484] x. Paul VI, Sacerdotalis Caelibatus số 59.

[485] Eph 4,22-32.

[486] 1 Cr 15, 42-49.

[487] 1 Cr 6,11: Trước kia, có vài người trong anh em đã là như thế. Nhưng anh em đã được tẩy rửa, được thánh hoá, được nên công chính nhờ danh Chúa Giê-su Ki-tô và nhờ Thần Khí của Thiên Chúa chúng ta!

[488] Xin xem lại phần “Linh mục giáo phận sống Bí tích Hoà giải.”

[489] Vatican City, Mar 11, 2010 / 11:32 am (CNA/EWTN News).

[490] Thánh Thi Kinh Sáng thứ Năm tuần III Thường Niên.

[491] Gioan Phaolô II trong Bí tích Hòa Giải và Sám Hối số 31.

[492] Ibid, số 32.

[493] Như vụ TGM Paulin Pomodimo Giáo Phận Bangui bên Trung Phi phải từ chức.

[494] ĐTC Biển Đức hứa sẽ ra một Chỉ Nam cho các cha giải tội và linh hướng.

[495] Cũng cần lưu ý đến việc không được xưng tội và giải tội qua điện thoại đã nói trên kia.

[496] CNA ngày 5/6/2009.

[497] Mt 21,23.

[498] Lc 23,35.37.

[500] Daniélou, Why the Church? Chicago, Franciscan Herald, 1974.

[501] x. Mc 16,15-16.

[502] x. Thư thánh Inhaxiô Antiôkia gửi thánh Polycap, Bài đọc 2 Kinh Sách thứ sáu XVII TN.

[503] Dt 5, 7-9.

[504] Lumen Gentium số 42.

[505] x. LG 7; Eph 5,23-24.

[506] Cuộc tiếp kiến chung ngày 26.5.2010 tại quảng trường thánh Phêrô.

[507] Gal 2,20.

[508] x. Bênêđictô XVI, Thông điệp Deus caritas est, số 1.

[509] x. Mt.18, 15-17.

[510] x. Mt.18, 15-17.

[511] Mỗi người như mang hai cái bị, một trước mặt và một sau lưng. Trong cái bị trước mặt, ta bỏ điều tốt của mình và điều xấu của người; còn trong cái bị sau lưng, ta lại bỏ điều xấu của mình và điều tốt của người. Do đó, ta chỉ thầy được điều tốt của mình và điều xấu của người, mà không thấy được điều xấu của mình và điều tốt của người.

[512] x. 1Cr 13,12.

[513] x. Xem ý nghĩa của trò chơi “Tam sao thất bổn.”

[514] Lc 7,40.

[515] x. Chuyện Khổng Tử và Nhan Hồi: “Trên cuộc đời có nhiều chuyện chính mắt mình thấy vậy mà không phải vậy!”

[516] x. Chuyện Quản Trọng và Bảo Thúc Nha: “Sinh ta ra là mẹ ta, nhưng hiểu được lòng ta là bạn ta.”

[517] x. Mt 9,9-13.

[518] Lc 13, 6-9.

[519] G 1,21; 2,10b: Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đất cũng trần truồng. Chúa đã ban cho, Chúa lại lấy đi, Người muốn sao nên vậy, xin chúc tụng Danh Chúa. Mình biết đón nhận ân lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ lại không biết đón nhận sao?”

[520] x. Huấn thị Phục vụ Quyền Bính và Vâng Lời năm 2008 của Bộ Tu Sĩ.

[521] Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì. Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Người. Còn người có vợ thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng vợ, thế là họ bị chia đôi. Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người cả hồn lẫn xác. Còn người có chồng thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng chồng. Tôi nói thế là để mong tìm ích lợi cho anh chị em, tôi không có ý gài bẫy anh chị em đâu, nhưng chỉ muốn đề nghị với anh chị em một điều tốt, để anh chị em được gắn bó cùng Chúa mà không bị giằng co.

[522] Tv 113B,1.

[523] Dt 13,8.

[524] Presbyterorum  Ordinis số 72 và 82.

[525] Sđd. số 87.

[526] Pastores Dabo Vobis số 71.

[527] Optatam Totius số  22.

[528] Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis số 100.

[529] Ecclesia in Asia số 43

[530] FABC 92e, Về đào tạo thường xuyên cho linh mục tại Á Châu.

[531] Chỉ Nam 1994 số 69-97.

[532] Chỉ Nam 1994 số 73.

[533] Chỉ Nam Linh mục 1994, số 93.

[534] Chỉ Nam 1994 số 74.

[535] Chỉ Nam 1994 số 77-78.

[536] Pastores Dabo Vobis số 77; Chỉ Nam 1994 số 94.

[537] Chỉ Nam 1994 số 95.

[538] Sđd. số 96-97.

[539] Sđd. số 97.

[540] 2 Cr 5,17.

[541] 2 Cr 5,16.

[542] Gl 2, 20.

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Tư 2024
H B T N S B C
« Th3    
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30