10 NĂM TÔNG HUẤN EVANGELII GAUDIUM, NIỀM SAY MÊ TRUYỀN GIÁO CỦA ĐỨC THÁNH CHA
Mười năm trước, vào ngày 24 tháng 11 năm 2013, nhân dịp bế mạc Năm Đức Tin, Đức Thánh Cha đã công bố Tông huấn đầu tiên của ngài dành riêng cho việc loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay. Với tựa đề Evangelii Gaudium, Niềm Vui Của Tin Mừng, Tông huấn này xuất hiện như một bản văn chương trình của triều đại giáo hoàng. Giải thích của Đức cha Rino Fisichella, quyền tổng trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng.
Đức Thánh Cha tại Thái Lan ngày 22/11/2019
Trong sự liên kết thiêng liêng trực tiếp với Thánh Phaolô VI, Đức Phanxicô khai triển trong Tông huấn đầu tiên này các quan niệm về Giáo hội “đi ra”, về việc hội nhập văn hóa của đức tin, nhưng cũng cả chiều kích xã hội của Tin Mừng hay thậm chí là cuộc cách mạng của sự dịu dàng, hy vọng chỉ ra cho hàng giáo sĩ và các tín hữu những con đường để “tái khám phá sự tươi mới nguyên thủy của Tin Mừng”. Trong văn kiện ca ngợi một Giáo hội truyền giáo không còn tập trung vào chính mình, Đức Thánh Cha dựa vào sự đóng góp của Thượng Hội đồng về “Tân Phúc Âm hóa để loan truyền đức tin Kitô giáo”, diễn ra tại Vatican từ ngày 7-28/10/2012. Đức Thánh Cha viết trong Tông huấn: “Việc loan báo Tin Mừng trong thế giới ngày nay tiếp tục đòi hỏi chúng ta một sự kháng cự có tính ngôn sứ ngược lại văn hóa, đối với chủ nghĩa cá nhân khoái lạc ngoại giáo”.
Một cuộc hoán cải mục vụ và truyền giáo không thể tách rời khỏi niềm vui, mà Đức Thánh Cha đã dành nhiều bài giáo lý vào cuối năm 2023, một năm dành riêng cho niềm say mê loan báo Tin Mừng, lòng nhiệt thành tông đồ của các tín hữu, trong các buổi tiếp kiến chung truyền thống vào Thứ Tư. Đức Thánh Cha khẳng định trong buổi suy niệm đầu tiên này, vào ngày 11 tháng 1 năm 2023: “Không có lòng nhiệt thành tông đồ, đức tin sẽ khô héo. Sứ mạng là dưỡng khí của đời sống Kitô hữu: nó bồi bổ và thanh lọc nó”,
Đức cha Rino Fisichella, quyền tổng trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng, từng là Tổng trưởng Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ tân Phúc Âm hóa vào năm 2013. Ngài đã theo sát tiến trình đổi mới do Đức Phanxicô khởi xướng và nhìn lại di sản và tính thời sự của Tông huấn này.
Delphine Allaire: Mười năm sau, về căn bản, Evangelii Gaudium dạy chúng ta điều gì vào?
Đức cha Rino Fisichella : Thượng hội đồng vừa kết thúc mới đây đã trả lời điều này một cách nào đó. Tông huấn nói với chúng ta rằng chúng ta không thể ủy thác việc loan báo Tin Mừng. Mọi người đều có trách nhiệm về Bí tích Rửa tội của mình, về ơn gọi của mình và có trách nhiệm sống ơn gọi đó ở mọi nơi, từ gia đình, đến xã hội, giáo xứ thông qua các phong trào và cộng đồng. Tất cả những gì thuộc về đại gia đình Giáo hội đều trở thành bài giáo lý loan báo Tin Mừng. Việc loan báo Tin Mừng không thể dừng lại ở các cơ cấu, nhưng phải gặp được tâm hồn của mọi người và ở đó phải khơi dậy sức mạnh của đức tin, đức cậy và đức mến.
Delphine Allaire: Đức Cha mô tả phong cách loan báo Tin Mừng do Đức Thánh Cha đề ra như thế nào?
Đức cha Rino Fisichella : Phong cách gặp gỡ. Tôi rất thích những gì Đức Thánh Cha đã nói ngay cả trước khi viết nó trong Evangelii Gaudium. Đó là năm đức tin, tại Quảng trường Thánh Phêrô đông đúc các tín hữu, ngài đã mời gọi mọi người cổ võ nền văn hóa gặp gỡ. Còn hơn chỉ là gặp gỡ, văn hóa gặp gỡ còn có nghĩa là một ngôn ngữ mới, những dấu hiệu và cử chỉ khác nhau. Tôi nghĩ tất cả những điều đó đã thấm nhuần vào cộng đồng Kitô giáo. Một cách diễn đạt quan trọng khác của Đức Thánh Cha: Giáo hội đi ra. Văn hóa gặp gỡ là hệ quả của việc đi ra. Gặp gỡ người khác có nghĩa là đi ra khỏi bản thân để thấy rằng người khác tồn tại và có điều gì đó để dạy tôi.
Delphine Allaire: Làm thế nào duy trì cho niềm vui của Tin Mừng được sống động trong bối cảnh đen tối của các cuộc chiến tranh và nhiều cuộc khủng hoảng?
Đức cha Rino Fisichella : Niềm vui là một từ được Đức Thánh Cha sử dụng mỗi ngày, vì ngài coi đó là nội dung cơ bản của đức tin. Chúng ta không thể quên rằng chúng ta đâng loan báo Tin Mừng này. Một lối diễn tả trong một văn bản vào cuối thế kỷ I của kỷ nguyên chúng ta có nói rằng “lời cầu nguyện của người buồn bã không đến được bàn thờ của Thiên Chúa.” Điều này luôn đánh động tôi vì chúng ta không thể buồn bã trước mặt Chúa. Điều này có nghĩa là không có hy vọng. Thế nhưng, niềm xác tín rằng Chúa yêu thương chúng ta là ở đó. Chắc chắn, cần phải nhìn thấy sự đau đớn, đau khổ, thảm kịch của những sự kiện bạo lực, nhưng điều này phải được vượt qua bằng niềm vui theo nghĩa thiêng liêng, mật thiết của thuật ngữ này, chứ không phải niềm vui như một cảm giác. Niềm vui mang lại sự thanh thản và mang lại sự xác tín về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong mỗi người chúng ta.
Delphine Allaire: Niềm say mê loan báo Tin Mừng của Đức Thánh Cha nằm trong đường hướng Giáo hội rộng lớn hơn nào?
Đức cha Rino Fisichella : Đức Phaolô VI đã viết trong tông huấn Evangelii Nuntiandi (8/12/1975) “Giáo hội tồn tại để loan báo Tin Mừng”. Nếu không có việc loan báo Tin Mừng, thì không có Giáo hội. Giáo Hội là trung gian đầu tiên của việc rao giảng Tin Mừng, của việc loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Tiếp đến, cách nào đó, trong bối cảnh văn hóa thờ ơ, nơi chúng ta thấy các cộng đoàn của chúng ta mệt mỏi bởi nhiều công việc vốn không phải là ý nghĩa của lời loan báo, thì điều này lại trở thành cơ hội để Đức Thánh Cha cũng mang lại cái nhìn về người nghèo. Phần cuối cùng của Evangelii Gaudium được dành riêng cho chiều kích xã hội của việc loan báo Tin Mừng. Chúng ta đã quen với Lời Chúa mời gọi chúng ta “loan báo Tin Mừng cho người nghèo”. Đức Thánh Cha nói với chúng ta: “Người nghèo loan báo Tin Mừng cho chúng ta”. Đó không phải là một sự mâu thuẫn, nhưng là mong muốn chứng tỏ rằng người nghèo cho chúng ta khả năng đi đến cốt lõi của chân lý Tin Mừng.
—————————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO