PHỎNG VẤN CHA DOMINIQUE GREINER VỀ THÔNG ĐIỆP FRATELLI TUTTI

Written by xbvn on Tháng Mười 3rd, 2020. Posted in Học thuyết xã hội, Luân lý, Tý Linh

Cha Dominique Greiner, tu sĩ – linh mục dòng Assomptionniste, thần học gia, kinh tế gia và là tổng biên tập nhật báo La Croix, nói về thông điệp Fratelli tutti (“Tất cả đều là anh (chị) em”) của Đức Phanxicô. Trước đây, ngài từng giảng dạy ở Học viện Công giáo Paris, môn Thần học luân lý chính trị và xã hội, cũng còn được gọi là Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo. Nhiều linh mục sinh viên Việt Nam cũng đã từng theo học môn này của ngài.

Ngài cũng từng đến Việt Nam giúp thường huấn linh mục, do Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh tổ chức ở Xuân Lộc từ ngày 01-14/7/2018, với bài thuyết trình “Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo hay công cuộc xây dựng một nền luân lý huynh đệ”.  Xin chuyển ngữ đoạn video phỏng vấn cha Greiner dưới đây nói về thông điệp mới này của Đức Phanxicô, được ngài chính thức ký vào chiều 3/10/2020.

 

 
 
 
La Croix : Tại sao Đức Giáo hoàng đã chọn thành phố Assidi để ký thông điệp này ?
 
Cha D. Greiner : Trước tiên, có cả một biểu tượng vốn gắn kết chúng ta với thánh Phanxicô mà từ lâu Giáo hội xem như là bổn mạng của các nhà sinh thái học. Điều đó làm vang vọng lại thông điệp Laudato si’, vốn là bài ca ngợi các thụ tạo. Vì thế, chắc chắn có một tình huynh đệ phổ quát với toàn thể công trình tạo dựng mà Đức Giáo hoàng muốn nhấn mạnh. Nhưng thánh Phanxicô thành Assidi cũng đã là một hình ảnh gần gũi người nghèo. Vì thế, chiều kích huynh đệ này vốn cần phải khám phá ra với những người bé mọn, những người nghèo chắc chắn là hiện diện nhiều trong tư tưởng của Đức Phanxicô. Và chúng ta cũng nhớ đến cuộc gặp gỡ của thánh Phanxicô thành Assidi với vua (Malik-el-Kamil, ở Ai Cập). Đó là một tình huynh đệ phổ quát, với những ai chia sẻ những niềm tin tôn giáo khác. Do đó, có đồng thời những chiều kích này : nghèo khổ, đối thoại liên tôn và mối tương quan với toàn thể công trình tạo dựng, chắc chắn đó là ba chủ đề sẽ nằm trong thông điệp và Đức Giáo hoàng làm nổi bật khi ký văn kiện này ở Assidi, vào ngày lễ thánh Phanxicô.
 
La Croix : Có phải đây là lần đầu tiên một thông điệp dành bàn về tình huynh đệ ?
 
Cha D. Greiner : Xem ra đây là thông điệp đầu tiên bàn về tình huynh đệ. Điều này không muốn nói rằng chủ đề tình huynh đệ đã vắng mặt trong các văn kiện trước đây. Tôi muốn đọc toàn thể học thuyết xã hội của Giáo hội như là một sự học biết về tình huynh đệ. Chính việc soạn thảo một nền đạo đức về tình huynh đệ từ cuối thế kỷ 19, trong bối cảnh tình huynh đệ bị nhấn chìm, với những cuộc xung đột giai cấp, với việc hình thành các Nhà nước-quốc gia, vốn là nguồn gốc của nhiều mối căng thẳng. Giáo hội đã cố gắng suy tư làm thế nào chúng ta có thể hòa giải những con người vốn thuộc về những giai cấp và các quốc gia khác nhau. Vì thế, có một khởi đầu của một nền đạo đức về tình huynh đệ được hình thành vào thế kỷ 19. Và nếu ta tiếp tục xa hơn chút nữa vào thế kỷ 20, thì ta sẽ thấy rõ rằng tình huynh đệ cũng bị nhấn chìm, giữa các nước phía Nam, các nước phía Bắc, giữa các nước giàu và các nước nghèo. Cả ở đó nữa, Giáo hội ý thức rằng có những điều phải làm. Giáo hội sẽ bày tỏ lập trường về một sự phát triển có trách nhiệm hơn, với những mối tương quan mới mẻ, và chữa lành tình huynh đệ bị tổn thương này. Rồi chúng ta có thể đến với Đức Phanxicô, ngài nói với chúng ta về một tình huynh đệ với toàn thể công trình tạo dựng, vốn bị tổn thương và cũng cần phải chữa lành, sửa chữa.
 
La Croix : Đức Phanxicô đã nói nhiều về tình huynh đệ rồi phải không ?
 
Cha D. Greiner : Đức Phanxicô, trong các văn kiện của mình, đã nói nhiều về tình huynh đệ. Những từ đầu tiên mà ngài thốt ra sau khi được bầu làm Giáo hoàng, đó là « anh em » và « chị em ». Ngay lúc ấy, ngài mời gọi dân thành Rôma nói : « Chúng ta hãy cùng nhau dấn thân trên con đường tình huynh đệ ». Vì thế, đó là chìa khóa của triều đại Giáo hoàng của ngài. Đó là một chủ đề trở lại cách đều đặn trong các phát biểu của ngài. Và cũng như ngài mời gọi khám phá những con đường của một nền kinh tế huynh đệ hơn, một nền chính trị huynh đệ hơn, và cả một Giáo hội huynh đệ hơn.
 
Tý Linh chuyển ngữ
 

 

 

 

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30