16/10: NGÀY LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI
LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
Vào Ngày Lương Thực Thế Giới (16/10), Tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã đưa ra một lời kêu gọi nhằm chấm dứt việc lãng phí lương thực. Theo tổ chức này, một phần ba sản lượng thế giới – 1,3 tỷ tấn mỗi năm – sẽ bị mất đi hay lãng phí. Robert Van Otterdijk, một chuyên viên của FAO, cho biết : « Với một phần tư của nó, người ta nuôi sống 842 triệu người đang còn chịu đói trên thế giới ».
Có nhiều lý do của sự lãng phí to lớn này. Nơi các nước đã phát triển, rất nhiều sản phẩm vẫn còn dùng được cuối cùng bị đổ bỏ vì những lý do vệ sinh y tế hay thẩm mỹ. Nơi các nước đang phát triển, chính việc tiếp cận thị trường thường gây nên vấn đề, nhất là đối với những nhà sản xuất nhỏ, vốn phải đối diện với việc thiếu khả năng dự trữ, việc vắng mặt chu trình thương phẩm hóa, sự yếu kém của các cơ sở hạ tầng. Nhân Ngày Lương Thực Thế Giới này, người Pháp, được thăm dò, đã chỉ ra những nhân tố con người hơn là những nguyên nhân khí hậu.
Đang khi một bản dịch mới Kinh Lạy Cha (tiếng Pháp*) sắp được đưa vào sử dụng trong phụng vụ, khơi lên sự quan tâm rộng rãi của giới truyền thông trong những ngày vừa qua, thì đó cũng là cơ hội để lắng nghe sức mạnh lật đổ của lời cầu xin thứ tư trong lời kinh chung này của người Kitô hữu : « Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày ». Những lời rất dễ nói, nhưng cũng là một sự dấn thân từ phía người nói bằng lòng với những gì được ban cho mình mỗi ngày, và làm hết sức có thể để không gì bị mất đi hay lãng phí và để không ai bị lấy đi. Chính như thế mà cuộc chiến đấu chống lại những cám dỗ ích kỷ, tham lam và dửng dưng bắt đầu.
Tý Linh
Theo La Croix và Radio Vatican
————-
* Bản tiếng Pháp sẽ đổi « ne nous soumets pas à la tentation » thành « ne nous laisse pas entrer en tentation », vì bản dịch cũ làm cho nghĩ rằng chính Thiên Chúa cám dỗ người tín hữu để thử thách họ, đang khi mà, đối với đức tin Kitô hữu, Thiên Chúa không bao giờ cám dỗ ai. Bản dịch mới cho thấy chính Thiên Chúa là Đấng che chở người Kitô hữu khỏi sa chước cám dỗ.
Tags: bác ái-liên đới
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- CHA TÂN GIÁM TỈNH XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP DÂNG LỄ TẠ ƠN TẠI GIÁO XỨ SAINT-SULPICE
- ĐỨC THÁNH CHA VẪN NGUY KỊCH NHƯNG KHÔNG CÓ CƠN SUY HÔ HẤP MỚI
- ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN VỀ SỰ CHĂM SÓC VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
- ĐÊM YÊN BÌNH CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- CHA TRYPHON BONGA, TÂN BỀ TRÊN GIÁM TỈNH CỦA CÁC LINH MỤC XUÂN BÍCH TỈNH PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ BỊ CƠN ĐAU HÔ HẤP VÀO BUỔI SÁNG
- ĐHY PAROLIN LẤY LÀM TIẾC TRƯỚC “SỰ SUY ĐOÁN VÔ ÍCH” VỀ VIỆC TỪ CHỨC CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG
- GIÁO THUYẾT CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO CÓ PHẢI LÀ BẤT BIẾN KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ ĐÁP ỨNG ĐIỀU TRỊ, NHƯNG VẪN CÒN NGUY HIỂM
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỠ HƠN
- BỆNH VIÊM PHỔI HAI BÊN, CĂN BỆNH MÀ ĐỨC PHANXICÔ MẮC PHẢI LÀ GÌ?
- ĐỨC PHANXICÔ VẪN VUI VẺ BẤT CHẤP BỊ VIÊM PHỔI CẢ HAI BÊN
- “ORDO AMORIS” LÀ GÌ?
- J.D. VANCE TRÁI NGƯỢC VỚI ĐỨC PHANXICÔ: “LIỆU TRẬT TỰ CỦA TÌNH YÊU CÓ BIỆN MINH CHO VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG?”
- NĂM THÁNH CỦA CÁC NGHỆ SĨ VÀ THẾ GIỚI VĂN HOÁ: BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
- ANNE LÉCU: “CÀNG QUAN TÂM ĐẾN THÁNH KINH, CHÚNG TA CÀNG QUAN TÂM ĐẾN CON NGƯỜI”
- KHỔ HÌNH KHỦNG KHIẾP CỦA THÁNH NỮ APOLLINA
- ĐHY PAROLIN PHẢN ĐỐI VIỆC TRỤC XUẤT NGƯỜI PALESTINE KHỎI GAZA
- THÁNH KINH THỰC SỰ NÓI GÌ VỀ TIẾNG CƯỜI?
- THÁNH KINH: LOẠT VIDEO CHỐNG LẠI NHỮNG LỐI GIẢI THÍCH SAI LẠC