Archive for Tháng Ba, 2022
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ THỨ TƯ LỄ TRO 2022 : CẦU NGUYỆN, BÁC ÁI VÀ CHAY TỊNH CÓ THỂ THAY ĐỔI LỊCH SỬ
« Những ai nhìn vào phần thưởng của thế gian sẽ không bao giờ tìm được bình an, và thậm chí không biết thăng tiến hòa bình vì họ quên mất Chúa Cha và anh chị em của mình ». Đức Phanxicô lưu ý như thế trong bài giảng, được đọc bởi Đức Hồng y Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, vào Thứ Tư Lễ Tro ngày 2/3/2022.
GIÁO HỘI BA LAN KÊU GỌI THƯỢNG PHỤ GIÁO CHỦ MOSCOU CHẤM DỨT CHIẾN TRANH
Đức cha Stanisław Gądecki, chủ tịch HĐGM Ba Lan, đã lên tiếng với Đức Thượng phụ giáo chủ Moscou và toàn Nga. Trong lá thư ngày 2/3/2022, ngài xin Đức Thượng phụ kêu gọi ông Putin chấm dứt chiến tranh ở Ucraina.
CÉLINE VÀ TÊRÊXA LISIEUX, HAI CHỊ EM BẤT KHẢ TÁCH RỜI
Câu chuyện chưa được xuất bản này của Céline Martin (*), người chị gần gũi nhất của thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, mang lại một cái nhìn mới mẻ về cuộc sống của thánh nữ dòng Cát Minh và giúp khám phá một nhân cách thiêng liêng đầy đủ của thánh nữ.
BÀI GIÁO LÝ VỀ TUỔI GIÀ – BÀI 2. TUỔI THỌ : BIỂU TƯỢNG VÀ CƠ HỘI
Trong buổi tiếp kiến chung hôm 2/3/2022, Thứ Tư Lễ Trọ, Đức Phanxicô tiếp tục bài giáo lý về tuổi già, bàn về « Tuổi thọ : biểu tượng và cơ hội ». Ngài đề cập đến vấn đề về sự thông truyền và gặp gỡ giữa các thế hệ và đồng thời mời gọi chúng ta đừng bị lôi cuốn vào sự thái quá của tốc độ, của một lối sống vội vàng, vốn đang thịnh hành, để đặt mình vào nhịp sống chậm và lắng nghe người già. Và ngài kêu gọi cần phải chấp nhận « mất thời gian » để xây dựng mối liên kết giữa các thế hệ.
CHIẾN TRANH Ở UCRAINA : TẠI SAO CẦU NGUYỆN CHO HÒA BÌNH ?
Đối diện với cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ucraina, Đức Phanxicô đã mời gọi một ngày cầu nguyện và ăn chay vào ngày 2/3/2022, nhằm Thứ Tư Lễ Tro. Nhưng nhằm mục đích gì ? Lời cầu nguyện thực sự có thể làm im tiếng súng ?
SỰ PHẢN KHÁNG CỦA NGƯỜI UCRAINA, MỘT CUỘC ĐẤU TRANH VÌ PHẨM GIÁ CỦA TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
Người dân Ucraina phản kháng, bất chấp cán cân quyền lực nghiêng về Nga. Dân thường và binh sĩ hiện đang quyết tâm chống lại quân đội xâm lược Nga, mà theo lời của điện Kremlin, đến « giải phóng » Ucraina khỏi « Đức quốc xã ». Triết gia người Ucraina, ông Constantin Sigov, cho rằng cuộc chiến này vượt quá biên giới của đất nước của ông, và người Ucraina chiến đấu vì phẩm giá của họ và của người Châu Âu khác. Và thảm họa này khiến người ta nghĩ đến « Néron », « đến sự điên rồ của tên bạo chúa đã cho phóng hỏa thành Rôma ».
ĐỨC KIRILL, MỘT THƯỢNG PHỤ GIÁO CHỦ NGA RẤT CHÍNH TRỊ
Thận trọng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ucraina, Thượng phụ giáo chủ Kirill của Moscou, hôm 27/2/2022, đã gọi những người đấu tranh chống lại sự thống nhất lịch sử của hai nước là « thế lực của sự dữ ». Giống như Putin, Kirill được thúc đẩy bởi sức mạnh của nước Nga và sự vĩ đại của Giáo hội của mình.