Archive for Tháng Bảy, 2024
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 1. MẦU NHIỆM CỦA LỜI CẦU NGUYỆN
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta bắt đầu một loạt bài giáo lý mới về cầu nguyện. Cầu nguyện là hơi thở của đức tin, là tiếng kêu phát ra từ tâm hồn của những ai tin tưởng vào Thiên Chúa.
CUỘC GẶP GỠ HIROSHIMA: ĐỨC PHANXICÔ MONG MUỐN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO PHỤC VỤ HÒA BÌNH
Ngày 9 và 10 tháng Bảy này tại Hiroshima, Nhật Bản, một sự kiện liên tôn mang tính lịch sử đang diễn ra: tại địa điểm bị tàn phá bởi quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1945, 16 nhà lãnh đạo của các tôn giáo chính đã ký Lời kêu gọi Rôma về đạo đức đối với trí tuệ nhân tạo (AI). Một cơ hội để Đức Phanxicô nhắc lại rằng đổi mới công nghệ phải đi đôi với hòa bình, với sự tôn trọng phẩm giá con người.
TẠI SAO NÓI “LÀM LUẬT SƯ QUỶ”?
Khám phá cách diễn đạt có nguồn gốc từ truyền thống Kitô giáo: “Làm luật sư quỷ”. Để hiểu nguồn gốc của cách diễn đạt này, cần phải nhìn vào tiến trình phong thánh: làm thế nào trở thành một vị thánh?
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 2. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện, giờ đây chúng ta xem xét những đặc điểm thiết yếu của nó. Cầu nguyện liên quan đến việc toàn bộ con người chúng ta khao khát một “đấng khác” nào đó ngoài chúng ta. Đặc biệt, lời cầu nguyện Kitô giáo phát sinh từ việc nhận ra rằng “đấng khác” mà chúng ta đang tìm kiếm đã được tỏ lộ nơi khuôn mặt dịu hiền của Chúa Giêsu, Đấng dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là “Cha”, và muốn đích thân bước vào mối quan hệ với chúng ta.
THƯỢNG HỘI ĐỒNG: BỐN CUỘC CẢI CÁCH QUẢN TRỊ LỚN ĐƯỢC VATICAN XEM XÉT
Vatican đã công bố hôm thứ Ba, ngày 9/7/2024, “Tài liệu làm việc” của Thượng Hội đồng về tính hiệp hành. Tài liệu gồm ba phần trọng tâm, dài khoảng ba mươi trang, cho thấy những thay đổi đáng kể trong các phương thức ra quyết định nội bộ của Giáo hội Công giáo.
ĐỨC PHANXICÔ CẢNH GIÁC NHỮNG CÁM DỖ THUỘC CHỦ NGHĨA DÂN TÚY, ĐỒNG NGHĨA VỚI “SỰ PHỦ NHẬN”
Khi đến Trieste, miền bắc nước Ý, Đức Phanxicô đã bày tỏ mối quan ngại vào Chúa Nhật ngày 7/7/2024 về tình trạng dân chủ, “đang gặp khủng hoảng”. Ngài phê bình “nền văn hóa vứt bỏ” và mời gọi người Công giáo tham gia chính trị.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 3. MẦU NHIỆM CÔNG TRÌNH TẠO DỰNG
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Vẻ đẹp và mầu nhiệm của công trình tạo dựng tạo ra trong tâm hồn con người động lực đầu tiên, vốn khơi dậy lời cầu nguyện. Người cầu nguyện chiêm ngưỡng mầu nhiệm của cuộc sống xung quanh mình, và họ tìm thấy kế hoạch yêu thương đằng sau một công trình mạnh mẽ như vậy!
ĐỨC PHANXICÔ: “CHÚNG TA CẦN CỚ VẤP NGÃ CỦA ĐỨC TIN”
Đức Phanxicô đã chủ sự thánh lễ vào Chúa Nhật ngày 7/7/2024 tại quảng trường chính của Trieste. Trong bài giảng của mình, ngài nhấn mạnh đến sự cần thiết phải vun trồng “một đức tin đánh thức các lương tâm khỏi sự mê muội của họ và chạm đến những vết thương của xã hội”. Ngài nhấn mạnh, sự hiện diện của Thiên Chúa ẩn giấu “trong những góc tối của cuộc sống và các đô thành của chúng ta”.
ĐỨC CHA GALLAGHER: QUYỀN BÍNH CỦA MỘT GIÁM MỤC, SỰ ĐAN XEN GIỮA SỰ NHẤT QUÁN VÀ KIÊN NHẪN
Đến thăm Phi Luật Tân, Bộ Trưởng ngoại giao Tòa Thánh đã gặp gỡ các giám mục địa phương ở Malaybalay. Đức Tổng Giám mục Gallagher nhấn mạnh: lãnh đạo trong tinh thần phục vụ không có nghĩa là rụt rè hay im lặng trước sự dữ, nhưng là thực thi quyền bính luân lý khi các quyền lực thế giới trở thành kẻ bách hại.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 4. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI CÔNG CHÍNH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha :
Kế hoạch của Thiên Chúa dành cho nhân loại là tốt đẹp, nhưng trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cảm nghiệm sự hiện diện của sự dữ. Những chương đầu tiên của sách Sáng Thế ký mô tả sự lan tràn dần dần của tội lỗi trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, một câu chuyện khác cũng được viết trong những trang đầu tiên này của Thánh Kinh, tượng trưng cho niềm hy vọng cứu chuộc. Vẫn có những người có thể cầu nguyện với Thiên Chúa một cách chân thành, có khả năng viết nên số phận của con người theo một cách khác.
GIÁM MỤC VIGANÒ BỊ VẠ TUYỆT THÔNG VÌ LY GIÁO
Hôm 5/7/2024, một thông cáo báo chí từ Bộ Giáo lý Đức tin tuyên bố vạ tuyệt thông “latae sententiae” (tiền kết) do cựu sứ thần tại Hoa Kỳ phải gánh chịu, người không công nhận tính hợp pháp của Đức Thánh Cha Phanxicô hoặc của Công đồng Vatican II.
ĐHY PAROLIN: “CHIẾN TRANH KHÔNG BAO GIỜ LÀ “CHIẾN TRANH CHÍNH ĐÁNG””
ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã tham dự buổi trao giải thưởng của các đại sứ tại Tòa thánh cho nhà báo Damosso vì cuộc điều tra của ông về dịp kỷ niệm 60 năm Thông điệp Pacem in Terris, nhấn mạnh giá trị “di chúc” của thông điệp của Đức Gioan XXIII. Ngài nói về Tuần lễ Xã hội Ý ở Trieste, các cuộc chiến tranh ở Ukraine và Trung Đông. Ngài nói: “Chiến tranh không bao giờ là ‘chiến tranh chính đáng’”.
TÒA NHÀ Ở LUÂN ĐÔN: VATICAN LÀM CHỨNG Ở PHIÊN TÒA TẠI ANH QUỐC
Vào ngày 4 và 5 tháng Bảy, Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức cha Peña Parra, sẽ ra trước Tòa án tối cao Anh quốc với tư cách nhân chứng trong khuôn khổ tố tụng pháp lý, vốn bắt đầu vào ngày 24 tháng Sáu tại thủ đô của Anh quốc, liên quan đến việc mua bán tài sản ở Đại lộ Sloane. Một thủ tục được bắt đầu sau đơn khiếu nại dân sự được đệ trình vào năm 2020 bởi nhà tài chính Raffaele Mincione, người bị tòa án Vatican kết án sơ thẩm về tội rửa tiền, lạm tiêu quỹ và tham nhũng.
TRANH CÃI XUNG QUANH VẤN ĐỀ TIẾP TỤC SỬ DỤNG HAY LOẠI BỎ CÁC BỨC TRANH KHẢM CỦA LINH MỤC RUPNIK
Trong một hội nghị được tổ chức tại Hoa Kỳ vào thứ Sáu ngày 21/6/2024, Tổng trưởng Bộ Truyền thông Vatican cho rằng việc phá hủy các tác phẩm của linh mục Marko Rupnik, người bị cáo buộc nhiều vụ hãm hiếp, không phải là một “phản ứng của Kitô giáo”. Tại Rôma và Vatican, hơn 40 địa điểm được trang trí bằng những bức tranh khảm của cựu tu sĩ Dòng Tên này. ĐHY Sean O’Malley, chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên, kêu gọi Giáo triều Rôma hãy “thận trọng”. Đức Giám mục giáo phận Lộ Đức quyết định không làm nổi bật các tác phẩm của Marko Rupnik nữa.
TỘI LY GIÁO
Giám mục Carlo Mario Viganò, cựu Sứ thần Tòa Thánh tại Washington, người trong nhiều năm đã trở thành người chống đối khai của Đức Phanxicô, hiện đang là mục tiêu của một phiên tòa xét xử tội “ly giáo” do Bộ Giáo lý Đức tin thẩm cứu. Tại sao và làm thế nào chúng ta trở thành ly giáo?
CUỘC XUNG ĐỘT Ở THÁNH ĐỊA KHÔNG PHẢI LÀ “CHIẾN TRANH CHÍNH ĐÁNG”
Ủy ban Công lý và Hòa bình của Thánh Địa muốn làm rõ trong một thông điệp vào Chúa Nhật ngày 30/6/2024 rằng thuật ngữ “chiến tranh chính đáng” không thể áp dụng cho cuộc xung đột đã chia cắt Dải Gaza từ ngày 7 tháng 10 năm 2023. Ủy ban này tố cáo việc sử dụng việc thuật ngữ này, được dùng để biện minh cho bạo lực đang diễn ra ở Gaza.
ÁN PHONG PHONG CHÂN PHƯỚC TỐN BAO NHIÊU TIỀN?
Từ công việc nghiên cứu của giáo phận đến các vấn đề ngoại giao của Rôma, án phong chân phước kéo dài và tốn kém đối với các giáo phận.
BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 5. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA ABRAHAM
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Anh chị em thân mến, tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện, bây giờ chúng ta xem xét lời cầu nguyện của Abraham. Trong cuộc đời “tổ phụ trong đức tin” của chúng ta, chúng ta thấy một cách thức mới mẻ để liên hệ với Thiên Chúa. Abraham nghe tiếng Chúa và tin tưởng vào lời nói và lời hứa của Ngài.
ĐỨC PHANXICÔ THÔNG BÁO PHONG THÁNH CHO 14 VỊ THÁNH MỚI VÀO NGÀY 20/10/2024
Trong Công nghị Hồng y thường kỳ được Đức Phanxicô triệu tập tại Vatican sáng ngày 1/7/2024, ngày 20 tháng 10 năm 2024 đã được ấn định cho 14 vị thánh mới trong tương lai, bao gồm 11 vị tử đạo ở Damas và các nữ tu Marie-Léonie Paradis và Elena Guerra. Chân phước Carlo Acutis dự kiến sẽ được phong thánh vào Năm Thánh 2025, cùng với các chân phước khác. ĐHY Mamberti sẽ là người công bố “Habemus Papam”.
KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: KHÔNG LOẠI TRỪ VÀ ĐỐI XỬ VỚI BẤT KỲ AI LÀ Ô UẾ
“Chúng ta hãy nhìn vào trái tim của Thiên Chúa, để Giáo hội và xã hội không loại trừ cũng chẳng đối xử với bất kỳ ai là ‘ô uế’”. Đức Phanxicô mời gọi như thế trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 30/6/2024, để mỗi người, trong xã hội và Giáo hội đều cảm thấy được đón tiếp và yêu thương. Vì đứng trước những người bị xã hội coi là “ô uế”, chính “Đức Giê-su đã để cho mình được chạm đến và Ngài không hề sợ chạm đến”.