5 CHÌA KHÓA ĐỂ HIỂU THÔNG ĐIỆP « FRATELLI TUTTI – TẤT CẢ ĐỀU LÀ ANH EM »
- Một ghi nhận bóng tối
Văn kiện huấn quyền mới này của Đức Phanxicô đưa ra một bảng tổng kết đặc biệt không mấy vui mừng về tình trạng hiện nay của thế giới. Vả lại, Đức Giáo hoàng không che giấu điều đó. Chương đầu tiên có tựa đề « Những bóng tối của một thế giới khép kín » và tựa đề đầu tiên của mục này là « Những giấc mơ bị tan vỡ ». « Lịch sử đang cho thấy những dấu hiệu thụt lùi », Đức Giáo hoàng báo động và đồng thời tự hỏi : « Ngày nay những từ ngữ như nền dân chủ, tự do, công lý, hiệp nhất có ý nghĩa gì ? Chúng bị biến chất và méo mó để được sử dụng như là những dụng cụ thống trị ». Theo ngài, thế giới hiện nay biết đến một giai đoạn khép kín nơi chính mình và bài ngoại, mà những nạn nhân đầu tiên là những người nghèo.
- Một tiếng kêu báo động chống lại chủ nghĩa dân túy mị dân
« Các nhóm dân túy chủ nghĩa khép kín bóp méo từ ngữ « dân tộc », vì trên thực tế những gì nó nói đến không phải là dân tộc đích thực », thông điệp cảnh giác và đồng thời tố giác một « chủ nghĩa dân túy không lành mạnh » và « vô trách nhiệm ». Đức Thánh Cha lo sợ : « Đôi khi người ta tìm cách kiếm được lòng dân bằng cách làm gia tăng các khuynh hướng hạ đẳng và ích kỷ nhất của một số lĩnh vực quần chúng ».
Tuy nhiên, không phải vì thế mà Đức Phanxicô, người theo « nền thần học dân tộc », hạ thấp dân tộc, từ ngữ trở đi trở lại 95 lần trong thông điệp mới này. Ở số 185, Đức Giáo hoàng khẳng định rằng « mỗi người chỉ là một nhân vị trọn vẹn khi thuộc về một dân tộc ».
- Tình bạn xã hội
Theo phụ đề của thông điệp, Fratelli Tutti không chỉ bàn về tình huynh đệ, nhưng còn về « tình bạn xã hội », một khái niệm được đặt ra trong thập niên 2000 bởi người mà khi đó vẫn còn là Hồng y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám mục Buenos Aires (Arhentina). « Tình yêu vốn vượt qua các biên cương có nền tảng những gì mà chúng ta gọi là ‘tình bạn xã hội’ trong mỗi thành phố hay trong mỗi đất nước. Khi nó là đích thực, thì tình bạn xã hội này trong một cộng đồng là điều kiện khả thi cho một sự mở ra phổ quát thực sự ».
Đối với Đức Phanxicô, chính « tình bạn xã hội » này đã cho phép người Samaritanô nhân lành của dụ ngôn (Lc 10, 25-37) « cắt đứt hành trình, thay đổi kế hoạch, sẵn sàng mở ra trước sự ngạc nhiên của người bị thương đang cần đến ông ».
- Phẩm giá bất khả tước bỏ của mỗi người
Đức Phanxicô giải thích : để đạt tới « tình bạn xã hội và tình huynh đệ phổ quát », cần phải « thấy rõ một con người có giá trị biết bao, một nhân vị có giá trị dường nào, luôn mãi và trong mọi hoàn cảnh ». Mọi người đều « có quyền sống trong phẩm giá » và nếu « nguyên tắc cơ bản này không được gìn giữ, thì không có tương lai cho tình huynh đệ cũng như cho sự sống còn của nhân loại ». Lời nhắc nhở này là cơ hội để Đức Thánh Cha tố giác những ai, bao gồm trong số các Kitô hữu, mà thái độ của họ là xem một số người, bắt đầu bằng những người di dân, như là « ít người hơn ».
Nguồn của tình huynh đệ, mà theo các Kitô hữu là đến từ Thiên Chúa, phẩm giá bất khả tước bỏ này cũng cho phép Đức Giáo hoàng khẳng định một lần nữa rằng án tử hình là « không thể chấp nhận » và mạnh mẽ nghi ngờ khả năng về một « cuộc chiến tranh chính đáng ».
- Hòa bình là một công trình thủ công
Thông điệp khẳng định rằng việc xây dựng hòa bình là một « công trình thủ công » vốn « liên quan đến hết thảy chúng ta » và là « một nhiệm vụ không ngừng ». « Hòa bình không chỉ là vắng bóng chiến tranh, nhưng còn là sự dấn thân không ngừng – nhất là về phía chúng ta, những người đang gánh trên vai một trách nhiệm lớn lao hơn – để nhìn nhận, bảo đảm và tái xây dựng cách cụ thể phẩm giá, mà biết bao lần bị quên lãng hay bị phớt lờ, của các anh chị em của chúng ta ».
Điều kiện khác của hòa bình : sự tha thứ, mà Đức Giáo hoàng có những dòng rất đẹp bàn đến. « Những ai tha thứ thực sự thì không quên lãng, nhưng là từ bỏ việc bị chiếm hữu bởi chính sức mạnh hủy diệt này mà họ đã từng là nạn nhân ». « Sự tha thứ, đó chính là những gì cho phép tìm kiếm công lý mà không rơi vào cái vòng luẩn quẩn của sự báo thù, cũng không rơi vào sự bất công của sự quên lãng. »
Tý Linh chuyển ngữ
(theo Xavier Le Normand, nhật báo La Croix, ngày 4/10/2020)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS