MICHAEL SANDEL : « CẦN CHẤM DỨT SỰ CHUYÊN CHẾ CỦA CÔNG TRẠNG »

Written by xbvn on Tháng Ba 22nd, 2021. Posted in Luân lý, Tý Linh

Giáo sư triết học chính trị ở Harvard, Michael Joseph Sandel, làm việc từ nhiều năm nay về khái niệm « công lý » và « công ích ». Trong tác phẩm mới nhất của ông – « Sự chuyên chế của công trạng » – , ông phê phán chính nền tảng của các nền dân chủ tự do : chế độ công trạng (méritocratie). Trước tiên, bằng cách chứng minh rằng công trạng của chúng ta không bao giờ hoàn toàn…đáng công trạng. Tiếp đến, bằng cách nhắc lại rằng từ sự chuyên chế công trạng này phát sinh một sự giận dữ ngấm ngầm đang làm bại hoại toàn thể xã hội.

La Croix Tuần báo : Ông phân tích sự nổi lên của chủ nghĩa dân túy như là một hậu quả của « sự chuyên chế của công trạng ». Ông trách cứ chế độ công trạng điều gì ?

Michael J. Sandel : Dĩ nhiên chế độ công trạng là giải pháp thay thế đáng ước ao cho chế độ quý tộc thuở xưa. Nhưng nó có mặt tối. Nó đòi hỏi một sự bình đẳng tiên quyết về các cơ hội giữa những người may mắn và những người bất hạnh mà hầu như không thể thực hiện được. Vì nếu mỗi người đều có khả năng leo lên đỉnh cao của bậc thang, thì khoảng cách giữa các bậc thang không cùng như nhau cho hết mọi người…

Nhưng sự phê bình của tôi còn đi xa hơn, dựa trên chính trọng tâm của chế độ công trạng : quả thế, nó chủ trương rằng những người thành công là những người tài năng nhất, rằng họ xứng đáng với thành công của họ ;  còn những người kém may mắn lại được coi như là thiếu tài năng, không làm việc đủ và do đó họ phải tự trách mình. Sự oán giận nảy sinh từ đó đã giải thích phần nào phong trào dân túy hiện nay.

La Croix : Khi đọc ông, công trạng là sự kết hợp giữa tài năng và nỗ lực. Vậy mà đối với ông, chúng ta không phải là « chủ sở hữu » các tài năng của chúng ta. Tức là ?

M. J. Sandel: Quả thật, chúng không tùy thuộc chúng ta. Hãy coi Usain Bolt, vận động viên chạy nước rút từng giành nhiều huy chương : dĩ nhiên, anh ta tập luyện ráo riết, nhưng anh ta cũng hưởng được những khả năng phi thường. Vả lại, anh ta may mắn khi những thiên khiếu của anh ta (trường hợp này là vận động viên điền kinh) được xã hội hiện nay đánh giá cao. Ở Ý, vào thời Phục Hưng, người ta không tìm kiếm những vận động viên có trình độ cao, nhưng là những họa sĩ vẽ tranh tường…Sự nhìn nhận các thiên khiếu của anh ấy một phần do ngẫu nhiên.

La Croix :  Vâng, nhưng công trạng bao hàm một phần lao công vốn tùy thuộc chúng ta…

M. J. Sandel: Đúng vậy ! Vả lại, tôi vẫn rất coi trọng trách nhiệm cá nhân. Phải làm tất cả để khuyến khích những người có tài năng phát triển chúng. Chẳng hạn, xã hội hưởng lợi được mọi thứ từ việc một số người trở thành bác sĩ phẫu thuật. Quả thật, những bác sĩ này đã làm việc nhiều để đạt tới đó và phải có thể được hưởng phần thưởng kèm theo đó. Đơn giản, việc chúng ta không phải là “chủ sở hữu” các thiên khiếu của chúng ta chứng tỏ rằng những lợi ích mà các thiên khiếu này tạo nên một phần phải được tái phân phối.

La Croix: Ông kêu gọi một khế ước xã hội mới tập trung vào phẩm giá của lao động và đề cao việc tham gia vào công ích.

M. J. Sandel: Chế độ công trạng gây sói mòn cho công ích ở chỗ nó hạ thấp những người không có bằng cấp và do đó phá hoại phẩm giá của lao động. Vào năm 1968, Luther King đã ủng hộ sự đình công của những người dọn rác ở Tennessee khi nhắc nhở rằng lao công của họ cũng quan trọng như lao công của các bác sĩ vì, nếu họ không làm việc đó cách đúng đắn, thì dân chúng có nguy cơ mắc bệnh.

Đó là một lập luận dựa trên công lý (được hưởng mức lương xứng đáng) nhưng còn trên công ích (sự đóng góp của họ vào hạnh phúc của mọi người). Suy tư này cũng có giá trị đối với tất cả các chuyên nghề mà chúng ta thấy mình phụ thuộc trong cơn đại dịch. Việc đánh giá cao các công nhân thiết yếu này không còn tùy thuộc vào phán quyết của thị trường nữa.

La Croix: Thị trường không thể nói một nghề nào « có giá trị » gì, phải thế không ?

M. J. Sandel: Đúng vậy. Ngày nay, quy luật thị trường làm cho một chuyên gia giao dịch cao tần kiếm tiền nhiều hơn là một bác sĩ hay một nhà buôn sống tốt hơn một giáo viên, đó là sai lệch! Chúng ta cần suy nghĩ về các mục đích của đời sống chung (một cuộc sống triển nở và xứng đáng) để tái lượng giá những đóng góp của mỗi người cho các mục đích này.

Chúng ta hãy bàn luận về vấn đề này cách công khai, và cách đều đặn, ở Nghị viện, trong doanh nghiệp, nơi các nghiệp đoàn, tại các phân khoa đại học, etc. Sẽ có những bất đồng, điều này không thể tránh khỏi, nhưng nó vẫn tốt hơn những gì đang diễn ra ngày nay.

La Croix: Ông đang kêu gọi một « bước ngoặt tinh thần », đó là những từ ngữ rất mạnh mẽ…

M. J. Sandel: Vâng, ít ra là một bước ngoặt đạo đức. Và, vâng…hầu như tinh thần. Trong một thông điệp về “lao động của con người”, vào năm 1981, Đức Gioan-Phaolô II đã khẳng định rằng “con người nhìn thấy nơi lao động của mình một phương thế gia tăng công ích được xây dựng cùng với đồng bào của mình (…) bằng cách ý thức rằng lao động giúp vào việc nhân tăng di sản của toàn thể gia đình nhân loại”.

Việc phục hồi lại các mối liên hệ xã hội vốn bị phá vỡ dưới tác động của “sự chuyên chế của công trạng” này là do ở sự thay đổi mô hình. Cần phải chấm dứt chế độ công trạng để kết nối lại với tình liên đới, để cũng nhận thấy chúng ta phụ thuộc lẫn nhau thế nào.

La Croix: Ông phê bình vai trò chủ chốt của bằng cấp cao học. Tại sao?

M. J. Sandel: Giáo dục cao học hứa hẹn tính linh hoạt do công trạng nhưng, trên thực tế, vẫn bám riết đặc quyền đặc lợi. Ở Hoa Kỳ, nếu bạn xuất thân từ một gia đình giàu có, bạn có cơ hội được nhận vào một trường đại học của Ivy League (các trường học uy tín nhất ở Hoa Kỳ) cao gấp 77 lần các trẻ em xuất thân từ một gia đình nghèo.

Các bằng cấp cao học là một chia rẽ xã hội to lớn, cho phép “những người chiến thắng” cho rằng họ xứng đáng được cơ hội của mình khi mà những người khác phải tự trách bản thân mình! Ở đây, như ở Châu Âu, một phần ba dân số có một bằng cấp cao học. Thực ra, hợp cách hóa sự công nhận của xã hội về việc đạt được “hạt vừng” này rốt cục là nhạo báng lòng tôn trọng đối với đa số đồng bào của chúng ta.

La Croix: Bằng những số liệu chứng minh, ông cho thấy tính linh hoạt xã hội là một mối đánh lừa như thế nào. Được, nhưng tác nhân, phải chăng thật sự nó cũng không có vấn đề? Vì dựa vào đâu, ngày mai, thiết lập những chính sách xã hội cho những người khó khăn? Chế độ công trạng có lẽ là một sự tưởng tượng, nhưng phải chăng đó không phải là một sự tưởng tượng cần thiết?

M. J. Sandel: Chúng ta phải tiếp tục tài trợ cho những chính sách bình đẳng cơ hội đích thực, dầu đó chỉ là nhân danh phẩm giá của mỗi người. Và, đồng thời, thăng tiến một xã hội trong đó không còn tất nhiên phải được cấp bằng để đạt được sự đánh giá xã hội, sống một cuộc sống xứng đáng và trợ cấp cho các nhu cầu của họ. Một xã hội mà chúng ta đánh giá cao sự đóng góp của mỗi người cho công ích. Quảng đại hơn, xã hội này cuối cùng cũng sẽ ít phân cực hơn nhiều.

(Tý Linh chuyển ngữ theo nhật báo La Croix)

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30