TUẦN LỄ CẦU NGUYỆN CHO SỰ HIỆP NHẤT CỦA CÁC KITÔ HỮU : PHỎNG VẤN ĐHY KURT KOCH (1)
50 năm sau Công đồng Vatican II, đâu là những hoa trái của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất của các Kitô hữu ? Bao nhiêu Giáo Hội tham gia vào đó và với tinh thần nào ?
Hằng năm, Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất diễn ra từ 18-25/1. Trước ngày khai mạc Tuần lễ này, Zenit đã có cuộc trao đổi với ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh thăng tiến sự hiệp nhất của các Kitô hữu.
Hội đồng của Tòa Thánh làm việc với Hội đồng đại kết các Giáo Hội (COE) để chuẩn bị Tuần nay mà chủ đề là : « Điều nào ĐỨC CHÚA đòi hỏi bạn: đó chính là thực thi công bình, quý yêu nhân nghĩa và khiêm nhường bước đi với Thiên Chúa của bạn » (Mk 6, 8), theo lời đề nghị của các Kitô hữu Ấn Độ.
ZENIT : Kính thưa Đức Hồng y, Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất của các Kitô hữu đã hình thành như thế nào ?
ĐHY KOCH : Nguồn gốc của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất của các Kitô hữu lên đến thế kỷ XIX. Đó là một sáng kiến đại kết của Giáo Hội Anh giáo mà Giáo Hội Công Giáo, dưới thời Đức Lê-ô XIII, đã chấp nhận theo. Rồi Tuần này đã trở thành một thực hành trong Giáo Hội Công Giáo. Ngày nay, đó là biến cố hằng năm quan trọng nhất cho phong trào đại kết, vì lời cầu nguyện cho sự hiệp nhất là nền tảng của mọi tinh thần đại kết. Sắc lệnh về đại kết của Công đồng Vatican II nói về một « tinh thần đại kết thiêng liêng » nằm ở trung tâm của mọi sự.
ZENIT : Có bao nhiêu Giáo Hội đáp lại lời kêu gọi này ?
ĐHY KOCH : Sự chuẩn bị mà chúng ta lên khuôn được cùng nhau thực hiện với Hội đồng đại kết các Giáo Hội và tôi nghĩ rằng nhiều Giáo Hội và cộng đoàn Giáo Hội thực hiện việc cầu nguyện này, nhưng tôi không chắc tất cả các Giáo Hội làm điều đó.
ZENIT : Đề tài của năm nay là « bước đi cùng nhau ». Trên bình diện đại kết, đâu là kết quả to lớn nhất đạt được trong những năm qua ?
ĐHY KOCH : Trong 50 năm, tức là, từ khi khai mạc Công đồng, những hoa trái gặt hái được là rất nhiều. Bây giờ chúng ta có 16 cuộc đối thoại cởi mở với nhiều Giáo Hội và các cộng đoàn Giáo Hội khác trên thế giới. Chúng ta đã có thể dệt nên một mạng lưới tình bằng hữu với các Giáo Hội và các cộng đoàn Giáo Hội khác nhau, mà không còn là kẻ thù nữa nhưng là nhìn nhận nhau như là anh chị em ; và điều đó đặc biệt là trong phép Rửa tội là nền tảng thực sự của mọi sự.
ZENIT : Điều đó có đủ không ?
ĐHY KOCH : Việc chấp nhận phép Rửa tội lẫn nhau là cơ sở cho mọi cuộc đối thoại đại kết. Rõ ràng sau 50 năm, chúng ta đã không thể đạt tới mục tiêu của đối thoại đại kết là sự hiệp nhất hữu hình của mọi Kitô hữu, của mọi Giáo Hội.
ZENIT : Phải chăng cũng có những điểm chung trong phụng tự ?
ĐHY KOCH : Tôi nghĩ rằng, một mặt, có một sự khác biệt trong việc đối thoại đại kết với các Giáo Hội Chính Thông đông phương, và, mặt khác, với các Giáo Hội hình thành từ cuộc Cải Cách ; vì với tất cả các Giáo Hội đông phương, chúng ta có một nền tảng chung rất nhiều trong đức tin, nhưng chúng ta có một nền văn hóa khác. Còn với các Giáo Hội hình thành từ cuộc Cải Cách, chúng ta không có cùng cộng đồng đức tin nhưng có cùng một nền văn hóa. Và sự khác biệt to lớn này có tầm quan trọng nhiều đối với các nội dung đối thoại.
ZENIT : Và đó là những gì đang diễn ra trong Phụng vụ…
ĐHY KOCH : Đối với chúng ta là người Công giáo, việc cầu nguyện với mọi Kitô hữu trên nền tảng của phép Rửa, với nhiều người Chính Thống giáo là điều khả thi. Tôi đã đến Constantinople nhân ngày lễ thánh Anrê và tôi luôn tham dự vào Phụng vụ, được các Thượng phụ đón tiếp nồng hậu. Trái lại, có những người Chính Thống giáo cho thấy ấn tượng là không muốn cầu nguyện với người Công giáo…
ZENIT : Về vấn đề tự do tôn giáo, ngày nay đang bị khước từ đối với nhiều Kitô hữu, đâu là thái độ đúng đắn phải có ?
ĐHY KOCH : Tôi nghĩa rằng lời tuyên bố của Công đồng về tự do tôn giáo cho con người là rất quan trọng. Điều đó là sự dấn thân to lớn đối với các Giáo Hội của chúng ta, để đào sâu và bênh vực tự do tôn giáo cho mọi Kitô hữu ở tất cả các nước. Thách đố là rất lớn vì trên thế giới 80% các tín hữu bị bách hại vì niềm tin của mình là người Kitô hữu.
ZENIT : Và một số trong họ đã bị giết chết hay bị bỏ tù chung thân…
ĐHY KOCH : Chính theo nghĩa này mà Chân phước Gioan-Phaolô II đã nói về một « cuộc đối thoại đại kết của các vị tử vì đạo ». Đối với tôi, ý tưởng này là rất sâu sắc, vì tất cả các cộng đoàn Giáo Hội đều có các vị tử vì đạo của mình. Các thánh tử vì đạo – như Đức Gioan-Phaolô II đã nói – đã có « sự hiệp thông trọn vẹn » rồi, và chúng ta trên trái đất chúng ta vẫn chưa có sự hiệp thông trọn vẹn này… Như thế, cầu nguyện với các thánh tử vì đạo trên trời có thể giúp phát triển, trên trần gian, sự hiệp nhất và tinh thần đại kết này.
(xem phần 2 ở đây)
Tý Linh chuyển ngữ
Tags: Hiệp-nhất
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- ĐỨC PHANXICÔ THÔNG BÁO NGÀY PHONG THÁNH CHO CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO