TỰ SẮC VỀ PHỤNG VỤ : « GIÁO HỘI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT QUẦN ĐẢO »
Jean-François Chiron, giáo sư ở Đại học Công giáo Lyon, bàn về quyết định của Đức Phanxicô trong Tự sắc « Traditionis Custodes » kiểm soát chặt chẽ hơn các thánh lễ theo nghi lễ tiền Công đồng. Theo thần học gia này, vấn đề hệ tại chống lại việc hình thành một « Giáo hội trong Giáo hội ».
Không có gì cay đắng hơn là những tranh cãi về phụng vụ. Bởi vì phụng vụ cho thấy mối tương quan với Thiên Chúa của cộng đoàn thực hành phụng vụ, cũng như phụng vụ cho thấy loại hình Giáo hội mà cộng đoàn muốn thể hiện cũng như mối tương quan với thế giới của Giáo hội này. Trong tất cả những điều đó, ở mức độ cao nhất, phụng vụ là biểu tượng. Cần nói thêm rằng, theo định nghĩa, phụng là hữu hình, và phụng vụ liên quan đến toàn thể con người, trong thân xác và trong lịch sử của nó : mối tương quan với chính mình được lồng vào. Mọi thứ được kết hợp với nhau để các lập trường lên đến cực đoan, với một mức độ phi lý. Người ta thấy rõ điều đó qua những phản ứng đối với Tự sắc « Traditionis Custodes » mà Đức Phanxicô vừa công bố.
Các Giám mục, những người gìn giữ truyền thống
Không có gì tai tiếng khi một vị Giáo hoàng muốn lên tiếng về những vấn đề mà người ta không thể phủ nhận tính nghiêm trọng của chúng. Không có gì là vô ích khi một văn kiện được mở đầu bằng những từ ngữ chỉ định các Giám mục, như là những người gìn giữ truyền thống. Văn kiện của Đức Bênêđíctô XVI từng lấy đi khỏi các Giám mục (và các Cha sở) mọi thẩm quyền về vấn đề này : các ngài bó buộc phải tuân theo những yêu cầu được gởi đến cho các ngài….Đức Phanxicô khôi phục một quy chế pháp lý thuộc về Giám mục.
Cũng cần phải biết về điều chưa từng có nơi các quy định của Đức Bênêđíctô XVI. Lần đầu tiên trong lịch sử, việc chọn lựa một nghi lễ đã được để mặc cho sự chủ quan của các tín hữu, các linh mục và giáo dân. Cách nghịch lý, chính nhân danh truyền thống mà tính hiện đại của chủ nghĩa cá nhân và tự do tháp nhập vào một lĩnh vực mới, theo luật cung cầu.
Khi thay đổi luật chơi, Đức Phanxicô muốn các cuộc cử hành không tuân theo cuộc cải cách phụng vụ này không được tăng thêm nữa. Chính điều đó cũng làm phật lòng, điều này cho thấy chúng ta đang đối phó với một trạng thái đầu óc chiến tranh, nếu không muốn nói là mới theo đạo nơi một số người đến mức nào. Để lấy lại từ vựng mà Đức Giáo hoàng muốn chấm dứt, đó là « hình thức thông thường » và « ngoại thường » : đối với những người tán thành nó, hình thức được gọi là « ngoại thường » – theo định nghĩa – thì cao hơn hình thức « thông thường » ; chân trời, ít nhiều rõ ràng, là có một sự đảo ngược xảy ra và « hình thức ngoại thường » trở thành « hình thức thông thường » và thay thế nó. Chính chuyển động này mà Đức Giáo hoàng đã muốn chấm dứt : ngài không châm lại « cuộc chiến phụng vụ », nó đã luôn hoành hành, cách âm thầm.
Công đồng Vatican II không phải là tùy chọn
Nhưng cũng chính mối tương quan với Vatican II đang được đặt ra. Khi hợp pháp hóa những gì mà Đức Gioan-Phaolô II đã từng khước từ ban cho một cách rộng rãi, Đức Bênêđíctô XVI có lẽ muốn nói rằng toàn bộ công trình của một Công đồng đại kết là tùy chọn. Thế nhưng cuộc cải cách phụng vụ đã được các Nghị Phụ muốn.
Mặt khác, lập luận chính yếu của Tự sắc là ở chỗ việc gắn bó với nghi lễ không cải cách thể hiện một nghi vấn đối với Vatican II. Thực ra, Công đồng, trong các chọn lựa thần học lớn lao của mình, chắc chắn thường bị phớt lờ bởi những người ủng hộ hình thức được gọi là ngoại thường hơn là bị không thừa nhận một cách rõ ràng. Nhất là chính việc mở ra có tính quyết định cho thế giới mà Công đồng cổ võ mới không được chấp nhận : ở đây việc đối thoại không phải là giá trị hàng đầu – huống hồ là tính thế tục, dưới bất cứ hình thức nào.
Không phải là không đáng kể khi, trong các buổi cử hành này, người ta nại đến các bài thánh ca từ những năm 1880, « Catholiques et Français toujours » («Người Công giáo và người Pháp luôn mãi ») hay « Nous voulons Dieu » (« Chúng tôi muốn Thiên Chúa ») (nơi các trường học, tòa án…) : lý tưởng vẫn là một hình ảnh tưởng tượng về Kitô giới, được tái tạo trong giờ kinh nhật tụng, cho một cuộc tập hợp rất đồng nhất về mặt xã hội. Và đâu là diễn văn (những bài giảng…) đi kèm nghi lễ này ? Người ta đã công nhận rằng chính nơi các cuộc tập hợp trong đó thánh lễ được cử hành theo phụng vụ xưa mà việc tôn trọng các quy tắc nhằm tránh sự lây lan của đại dịch đã là tương đối nhất. Đó là một trạng tái tâm trí đang có vấn đề.
Vũ trụ song song phụng vụ và do đó song song Giáo hội
Trên thực tế, bất kể thiện chí của những người này và ý thức mà họ có, thì một hoàn cảnh « Giáo hội trong Giáo hội » đã được thúc đẩy dễ dàng. Không phải rõ ràng « chống » Giáo hội ; nhưng, như người ta nói trong tiếng Latinh, « praeter legem » (« ngoài luật pháp ») : như thể luật không tồn tại, khơi dậy một loại vũ trụ song song, về mặt phụng vụ và do đó về mặt Giáo hội. Người ta nói đến « quần đảo hóa » về vấn đề một xã hội trong đó các nhóm xếp cạnh nhau mà phớt lờ nhau ; người ta hiểu rằng, khi đó là Giáo hội, thì một Giáo hoàng sẽ không chấp nhận điều đó.
Từ đó, làm thế nào hình dung tương lai ? Một công thức trong lá thư của Đức Giáo hoàng gởi cho các Giám mục cho hiểu rằng ước mong của ngài là mọi người đều có thể gặp lại nhau trong cùng một nghi lễ. Một sự tiến triển như thế chỉ có thể được thực hiện thông qua sự thuyết phục. Do đó, sẽ là hợp pháp khi, trong một số nơi chốn, người ta có thể đề nghị những buổi cử hành với việc nhấn mạnh đến chiều « dọc » hơn, bằng tiếng Latinh và với những hình thức gần với nghi lễ tiền Công đồng hơn (vị trí của linh mục ở bàn thờ, nơi rước lễ…). Những người thiện chí phải có thể tìm thấy ở đó những gì mà họ đánh giá cao nơi nghi lễ không cải cách ; đừng quá tự dối mình vì cần người khác.
Vì thế, chúng ta hãy xem Tự sắc không như một đoạn kết – nó không cấm việc cử hành thánh lễ theo nghi lễ trước cuộc cải cách của Công đồng – nhưng như một cách khác để xem xét các hoàn cảnh và đặt ra các vấn đề. Một cách thức lành mạnh hơn, và truyền thống hơn. Chúng ta dám nói rằng Đức Giáo hoàng đang thực hiện sự hiệp thông. Quả bóng bây giờ nằm nơi sân của người Công giáo – của mọi người Công giáo, vì phụng vụ là việc của mọi người.
———-
Tý Linh chuyển ngữ
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- TÀI LIỆU CHUNG KẾT THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC LẦN THỨ XVI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC