SUY NIỆM LỜI NGÀI TUẦN IV THƯỜNG NIÊN NĂM C

Written by xbvn on Tháng Một 28th, 2013. Posted in Mai Tá, Năm C

“Hờn ghen chưa giải thoát, nên thành bệnh”

“Sảng sốt từng cơn, nhớ bạo hành.”

(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Lk 4: 21-30

            Bệnh hờn ghen chưa giải thoát, nên thành chuyện. Cơn bạo hành sảng sốt, vẫn chưa nguôi. Vì chưa nguôi thành chuyện, nên cần tìm đến lời của Chúa để giải-hoá minh nhiên, hài hoà.

            Lời Chúa, các tuần tới trích dẫn nhiều trình thuật từ thánh Luca, rất già dặn. Lâu nay, ta thấy thánh Luca ghi trình thuật theo cung cách chuyển trao văn hoá từ Đạo của dân conIsraelqua tôn giáo nhuốm mầu văn hoá Hy Lạp, thời đế quốc. Thánh Luca muốn Đạo đi vào cuộc sống đích thực như một “tôn giáo” khả dĩ tôn kính được và đã được kính tôn. Nhưng thánh sử không nghĩ đạo đó hoặc bất cứ đạo nào cũng thay thế được cuộc sống đích thực hoặc coi đó chỉ như chuyện phụ thuộc.

            Ngoài ra, thánh-nhân cũng đặt trọng tâm nơi trình thuật mình ghi đưa vào công cuộc thừa sai cho người ngoài. Tuy là thế, sứ vụ này có mục đích khuyến khích người ngoài Đạo hãy khởi sự di hành về với Giêrusalem góp phần tái thiết ngôi đền rất thánh. Làm như thế, người ngoài Đạo sẽ tìm ra nơi chốn đích thực để con dân Chúa tin tưởng vào tương lai, rất mai ngày.

            Giả như Đạo Chúa được coi là văn hoá rất tư riêng hầu sống đời lý tưởng, thì đó cũng không được nâng đỡ ở thế giới phàm tục. Hiểu như thế, cũng nên đọc trình thuật Luca như thể thánh nhân đã phát minh ra thế giới của riêng mình, trong đó lý tưởng về Đạo sẽ còn phấn đấu. Và như thế có nghĩa: mọi kẻ tin sẽ đề cao giá trị của Đạo và chứng tỏ cho người ngoài biết ý nghĩa ấy thế nào.

Chẳng hạn, thánh Luca viết: Chúa tuyên bố với dân con mọi người rằng: không thể có ranh giới giữa người với người. Thánh sử từng mô tả Chúa là thức ăn bổ dưỡng mọi người. Thánh Luca  muốn Chúa chủ trương trong Hội thánh không có ai trên/dưới, vẫn đồng quyền. Thánh sử không mấy đặt nặng việc diễn tả Chúa như Đấng Mêsia-chịu-nạn-chịu-chết, cho bằng Ngài là Đấng Phục Sinh quang vinh đã chiến thắng khổ đau và sự chết. Sự chết, theo nghĩa chia cách/tách rời. Và, Phục sinh mang nghĩa gồm tóm mọi người, bao gộp và cùng sống trong yêu thương, tuy va chạm.

Điều, mà thánh Luca vẫn làm, là: cho thấy mô-hình chính-yếu qua đó mọi cái hay/đẹp không do thế giới này tạo ra. Đó chỉ là biểu tượng. Biểu tượng đặc trưng dạy ta cách sống không theo cung cách đặc thù, nhưng sống thực. Thánh Luca cũng đã chứng tỏ rằng: những gì thuộc về quá khứ đều do từ Chúa và Hội thánh mà ra. Thánh sử cũng hướng ta về với đặc trưng “dân dã” khá cởi mở và chiêm nghiệm; về với thế giới có cuộc sống dân sự vẫn chan hoà kẻ tin với những người còn ngờ vực, để rồi ta học cách sống tự do, biết lắng nghe và hiểu thấu đáo dấu chỉ thời đại mà tham gia cuộc sống ở ngoài.

Có lẽ là, trong nhiều thập niên qua, ta có được kinh nghiệm sống khả dĩ giúp ta hiểu được nhiều sự việc. Chẳng hạn, qua mạng vi tính và những gì nó kéo theo sau, ta sống với thời đại truyền thông rất nhanh chóng cởi mở với mọi người. Xã hội ta chung sống, đã biết cho đi và sẵn sàng nhận đón nhiều phát minh về thông tin rộng khắp với các phương tiện tân tiến nhưUSB, MP3, iPOD, chuyện trò trên mạng hoặc Faceboof, Youtube… nghĩa là ta có thể nắm bắt được những gì mình thích thú trong nền văn hoá vẫn trên đà thay đổi, chuyển biến. Đó là cuộc sống thị thành mà thánh Luca vẫn bị hớp hồn vào lúc trước với tầm mức giáo dục mỗi ngày một cao. Đó là nhân chủng học, cũng rất mới. Một thế giới ngày càng mang tính nhân bản hơn rất nhiều.

Nói thế là bởi trình thuật Luca đã đưa ra một số vấn nạn về lòng Đạo và giá trị thực của tín hữu trong quá khứ có ý nghĩa gì với thế giới phàm trần. Các kẻ tin khi ấy còn tìm hiểu nhiều hơn thế. Tuy vậy, điều này giúp người đọc hiểu rõ tâm trạng của thánh Luca tác giả so với cuộc sống của Chúa và các kẻ tin thời ban đầu, thì thế giới quanh ta hồi đầu thế kỷ thứ hai, lại rất khác. Thánh Luca vẫn tìm cách minh định vị trí cho giá trị nào từng tạo nên thế giới ban đầu và xem nhóm nào thực tình đóng góp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đầu trình thuật, thánh Luca mô tả Chúa phát biểu những điều chính yếu cho người có mặt ở hội đường Nadarét hôm ấy, tức những điều căn bản của niềm tin ta nêu ở trên. Trình thuật tuần rồi cũng nói đến chuyện tương tự như thế. Như thế, tức: theo các nhà chú giải, thì cảnh trí hội đường là do thánh Luca dàn dựng. Bởi, cho đến nay, các nhà khảo cổ vẫn chưa tìm ra di cảo nào về các Ngôn sứ đúng thực như thế. Tuy nhiên, ở đây, lịch sử không thành vấn đề. Vấn đề là: vào thời trước, muốn có nguồn hứng thú để làm việc gì đó mà chẳng có ai làm, điều ấy thật cần thiết. Sự việc nói ở đây, là bàn về cung cách sống thực chưa một ai biết tới. Và, thánh Luca ghi khắc vài đường nét có thể có, để người đọc Tin Mừng suy ra hầu tự biết.

Về việc này, có thể kể ra đây hai yếu tố khả dĩ trở thành sự thực. Thứ nhất, là: truyền thống tôn giáo thời tiên khởi –bất kể người đọc nghĩ thế nào về tính thánh thiêng và cung cách lịch sử của “Đức Chúa”- cũng không là việc để ta theo đó mà tiếp tục hiểu biết/bắt chước từng ly từng tí, rất máy móc. Bởi, lịch sử không chỉ là việc lập đi lập lại mà không thích ứng, như các nhà sinh-vật-học từng am tường và xác chứng. Thứ đến, dân gian quần chúng, chí ít là những người thuộc tầng lớp “dân dã”/thế tục hoặc có cuộc sống rất dân thường như ta ngang qua lịch sử nhân loại vẫn cần được tôn trọng và cần ta có động thái đúng đắn. Việc ấy không phải thứ yếu hoặc không cần thiết đối với Đạo, nhưng là cách thức để Đạo Chúa tìm ra được thế đứng trong hệ thống lớn rộng hơn.

Hiểu như thế, mới thấy thánh Luca đã có những suy nghĩ rất lớn lao, cao trọng. Ngài có đầu óc rất vĩ đại. Viết nhiều. Hiểu nhiều. Và, tư tưởng ngài cũng cao siêu, mang nhiều tính chất nói về tương lai mai ngày, rất ngôn sứ. Như trình thuật hôm nay, thánh nhân nói cho ta biết về những gì Chúa phát biểu ở hội đường. Ngài đưa ra nhiều tư tưởng chính yếu, mà dân chúng khi ấy cứ bác bỏ, không nghe lời. Bác bỏ, không chỉ có nghĩa chống đối, nghịch ngạo mà còn nổi dậy làm loạn chống lại ý niệm mới mẻ ấy nữa.

Thời hôm nay, quần chúng cũng đã và đang thực hiện những động thái tương tự như thời của thánh Luca, cả ở trong lẫn ở ngoài hội thánh. Thái độ của quần chúng bao giờ cũng thế. Vẫn cứ chống đối, nghịch ngạo, phản bác những gì được Chúa phát biểu như ở trình thuật được thánh Luca dàn dựng như một áng thơ. Vào buổi này, chúng dân biết rất ít và quan tâm cũng không nhiều về chuyện dấn thân theo Chúa mang ý nghĩa gì? Tựa hồ, ra sao? Kết quả thế nào?

Cũng có thể, thánh Luca giống Chúa, là cần đi vào và đi xuyên suốt các buổi bàn thảo, cãi tranh của thế giới, để rồi Ngài sẽ biến mất khỏi hiện trường cho đến khi con người giải quyết được mọi tranh chấp, lẫn xung đột. Bởi, thánh Luca không chỉ là tác giả công trình viết lách lớn lao như các thánh Phaolô, Máccô, Mátthêu. Nhưng thánh Luca lại đã và đang đưa ra những vấn đề thiết thực rất trực tuyến như con người thời đại. Ở mọi thời. Lúc nào cũng thế.

Thế nên, nhà thơ Luca rất thích hợp với dân gian ở thời buổi tràn ngập những kỹ thuật cao, vi tính, di động chỉ muốn giúp người đời đi vào và đi xuyên suốt những cái hay/cái đẹp của đời người. Và con người. Chí ít, là người được Chúa dẫn dắt, căn dặn và bảo ban.

Trong tâm tình đầy tính cảm nhận, cũng nên ngâm lại lời thơ trích ở trên, để lại hát:

            “Em hết là Em của Anh,

            Mà quên không nỡ, giận không đành.

            Hận chưa giải thoát, ghen thành bệnh.

           Sảng sốt từng cơn, nhớ bạo hành.” 

            Sảng sốt, hờn ghen với bạo hành, là chuyện của đời và của người. Còn, chuyện của con dân Đức Chúa vẫn theo gương lành của thánh-nhân, vẫn không rời. Cứ theo đường lối Chúa đi, để rồi chắc chắn sẽ thực thi cuộc sống thân thương, đằm thắm, êm ấm. Êm và ấm, như Hội thánh vẫn quyết tâm gìn giữ. 

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch

   

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30