ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI CÁC NHÀ VĂN ĐỪNG ĐỂ CHO QUY LUẬT CỦA THỊ TRƯỜNG KHUẤT PHỤC MÌNH
Hôm 1/8/2021 nhà văn Maurizio Maggiani đã viết một lá thư ngỏ gởi cho Đức Thánh Cha Phanxicô, « xấu hổ » kể lại việc khám phá ra phương pháp tội phạm được dùng để in các sách của ông. Hôm 12/8/2021, nhật báo « La Stampa » và các tờ báo khác của nhóm đã đăng thư trả lời của Đức Thánh Cha cho tiểu thuyết gia người Ý.
Đó là một cuộc đối thoại độc đáo và mạnh mẽ từ xa đã được khai triển trong những ngày vừa qua giữa Maurizio Maggiani, nhà văn và phóng viên của vùng Giênoa, và Đức Phanxicô, người đã muốn trả lời cho tiểu thuyết gia bằng một lá thư – ghi ngày 9/8, ngày Giáo hội mừng lễ thánh Têrêsa Bênêđícta Thánh giá (tên gọi khác là Edith Stein), bổn mạng của Châu Âu – về một vấn đề được nhà văn công khai khơi lên trong một lá thư ngỏ, được đăng hôm 1/8 trên mục Secolo XIX.
Maurizio Maggiani đã muốn chia sẻ trực tiếp với Đức Thánh Cha « sự xấu hổ » mà ông cảm nhận khi biết được rằng việc xuất bản sách của ông và của các tác giả khác cũng ngang qua một doanh nghiệp ở Vénétie, và nhà máy của nhà thầu phụ ở Trentin, cả hai đều bị tòa án cáo buộc đã bóc lột sức lao động của các công nhân Pakistan bị đối xử cách tàn nhẫn.
Nhà văn này coi mình là một người không tín ngưỡng (ông đã viết : « Con biết sức mạnh ngôn sứ sáng ngời của Chúa Kitô, nhưng con chưa bao giờ có được ân huệ, ân sủng, kiên nhẫn trong ba ngày bên cạnh mộ của Ngài, để chờ đợi với Maria Mađalêna và ghi nhận sự phục sinh của Con Thiên Chúa ») và nói rằng mình đã hướng đến Đức Phanxicô vì nhiều lý do, đặc biệt là sự nhạy cảm chung đối với việc bảo vệ những người nghèo nhất.
Những lệch lạc nô lệ trong chuỗi xuất bản sách
Ông nói : « Những câu chuyện mà con muốn kể lại và con cảm thấy như là một bổn phận phải làm, là những câu chuyền về những người thầm lặng, những người rốt hết và những người hèn mọn », nhưng sự dửng dưng của các đồng nghiệp của ông đối với những chất vấn của ông về điều kiện xuất bản sách, « như thể đó là một vấn đề tầm phào », đã thúc đẩy ông thưa chuyện trực tiếp với Đức Thánh Cha. Ông giải thích : « Bất chấp mọi nghiên cứu của con, con không thấy bất kỳ thẩm quyền luân lý nào khác, ngoài việc có một tiếng nói mạnh mẽ, sẵn sàng lắng nghe, bàn hỏi trước khi phán xét ».
Nhà văn đã tự vấn về những hệ lụy của sự kinh hoàng diễn ra trong trại tập trung hiện đại, được xây dựng trên lớp da của những người nhập cư nghèo với đồng lương thảm hại, không có thời gian biểu và không có quyền lợi nào, bị đấm đá nếu họ dám yêu cầu sự tôn trọng : « Con đã xấu hổ về bản thân, về bản thân vì đã rất lưu ý có đôi tay sạch sẽ và không sử dụng các sản phẩm bị nghi ngờ do bóc lột nô lệ, tuy nhiên, con chưa bao giờ nghĩ cho rõ ràng rằng công việc tiểu thuyết gia của con, rất cao quý, là một phần của một chuỗi hệ thống sản xuất, mà người ta gọi một cách khiêm tốn là chuỗi cung ứng, vốn không khác với các chuỗi cung ứng khác, và do đó có thể có cùng những lệch lạc. »
Nhận thấy cái vô hình
Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời bằng cách trở về với một trong những tư tưởng chủ chốt của huấn quyền của ngài. Ngài nói : « Ông không đặt ra một câu hỏi bâng quơ đâu, vì những gì quan hệ, đó là phẩm giá con người, phẩm giá này, ngày nay, quá thường và dễ bị chà đạp với lao động nô lệ, trong sự thinh lặng đồng lõa và thỏa mãn của nhiều người. Chúng ta đã chứng kiến điều đó trong thời gian cách ly, khi nhiều người trong chúng ta đã khám phá ra rằng đằng sau lương thực tiếp tục đến trên bàn ăn của chúng ta, có hàng trăm ngàn công nhân không có quyền lợi : những người vô hình và những người rốt hết – dù là những người đầu tiên ! – đã là những mắc xích trong một chuỗi mà, để đảm bảo lương thực, đã tước đi công ăn việc làm tử tế của nhiều ».
Nhưng thực ra, Đức Thánh Cha nói tiếp, liên kết loại ô nhục này với văn chương « có lẽ còn gây sốc hơn nữa » nếu « bánh của linh hồn, một kiểu nói nâng cao tinh thần con người », « bị tổn thương bởi tính tham lam của một thứ bóc lột đang hành động trong bóng tối, xóa bỏ những khuôn mặt và danh xưng ». Như thế, nếu người ta xuất bản điều gì đó dựa trên sự bất công, thì tự nó là bất công, và « đối với một Kitô hữu, mọi hình thức bóc lột đều là một tội lỗi ».
Do đó, Đức Thánh Cha mời gọi các nhà văn tố giác « các cơ chế của sự chết », « các cơ cấu tội lỗi », đi đến chỗ viết ra « những điều thậm chí khó chịu để lay động chúng ta khỏi sự dửng dưng, kích thích các lương tâm, quấy rối chúng để chúng không để mình bị mê hoặc bởi những « nó không liên quan đến tôi, nó không dính dáng đến tôi, tôi có thể làm gì được ở đó nếu thế giới diễn ra như thế ? » »
Từ bỏ các thói quen và tiện nghi
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhớ rằng ngoài sự can đảm tố giác, cần phải có can đảm từ bỏ. Một sự từ bỏ « không phải văn chương và văn hóa », nhưng là « những thói quen và lợi ích mà, ngày nay khi mọi sự đều kết nối, chúng ta khám phá ra rằng, vì những cơ chế bóc lột đồi bại, chúng làm tổn hại đến phẩm giá của anh chị em của chúng ta ». Như thế, từ bỏ một số lợi ích sẽ cho phép dành chỗ cho người bé mọn nhất.
Vị Giáo hoàng của Giáo hội của người nghèo này nhắc lại rằng ngài thích Dostoïevski « không chỉ vì ông đọc được tâm hồn con người cách sâu xa và ý thức tôn giáo của ông, nhưng còn bởi vì ông đã chọn kể lại những mảnh đời nghèo khổ, tủi nhục và bị xúc phạm ». Đối mặt với nhiều người bị sỉ nhục và xúc phạm hôm nay, mà trên thức tế không có ai bảo vệ họ, do đó, văn hóa và văn chương có bổn phận không được để mình « bị khuất phục bởi thị trường ».
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Công-lý, Nhân quyền, Nhân-phẩm, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?