ĐỨC CHA PAGLIA LẤY LÀM TIẾC VỀ MỘT « HÌNH THỨC ƯU SINH MỚI »

Written by xbvn on Tháng Tám 17th, 2021. Posted in Gia đình, Học thuyết xã hội, Lm Võ Xuân Tiến, Luân lý, Thế Giới, Tý Linh, Đức tin & lý trí

Đức cha Vincenzo Paglia, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về sự sống, đã chẩn đoán « cám dỗ về một hình thức ưu sinh mới », không chỉ ở Ý, trong một cuộc phỏng vấn dành cho Radio Vatican năm năm sau ngày Đức Phanxicô bổ nhiệm ngài làm chưởng ấn Học viện thần học Tòa Thánh Gioan-Phaolô II về các khoa học hôn nhân và gia đình, và là chủ tịch của Viện hàn lâm Tòa Thánh về sự sống.

Lương thực và nước uống

« Lương thực và nước uống là một chăm sóc phải có dành cho con người của bệnh nhân. Ở Ý, và ở những nơi khác, cuộc tranh luận về việc chấm dứt sự sống và việc an tử đã trở lại. Cách riêng, điều bận tâm là gì ? », Radio Vatican đặt câu hỏi. Đức cha Paglia nhấn mạnh đến « tình huynh đệ nhân loại » : « Mối lo âu của tôi là thực sự sâu sắc vì một quan niệm sinh lực luận về sự sống dần dần ăn sâu vào cảm thức của số đông, một quan niệm (về sự sống) trẻ trung và lành mạnh mà tất cả những gì không tương ứng với một phúc lợi nào đó và một quan niệm nào đó về sức khỏe đều bị loại trừ. Có cám dỗ về một hình thức ưu sinh mới : nhưng ai không được sinh ra « lành mạnh » đều không được sinh ra. Và như thế, có một khái niệm mới về sức khỏe theo đó những người được sinh ra mà không có sức khỏe tốt đều phải chết đi. Đó là an tử. Đó là sự len lỏi nguy hiểm đầu độc nền văn hóa. Theo nghĩa này, điều cần thiết là Giáo hội phải nhắc lại cho mọi người rằng sự mong manh, sự yếu đuối, là một phần làm nên bản tính con người và của toàn thể công trình tạo dựng. Và điều đó đòi hỏi một tương quan huynh đệ mới mẻ giữa chúng ta vốn đòi buộc cấp bách. Sự yếu đuối kêu gọi sự cấp bách của tình huynh đệ vì chính trong tình huynh đệ mà chúng ta chăm sóc lẫn nhau. Chính trong tình huynh đệ mà chúng ta nâng đỡ nhau. Chính trong tình huynh đệ – thông điệp Fratelli tutti nhắc nhớ cho chúng ta – mà chúng ta phác họa một tương lại nhân bản hơn cho mọi người (…). Và không phải ngẫu nhiên mà Viện hàn lâm Tòa Thánh về sự sống đã muốn kêu gọi mọi người, trong những tháng qua và chính do đại dịch, suy nghĩ về những con người mà trên thực tế đã bị bỏ rơi và quên lãng. Dân chúng đã trả giá cách cay đắng cho đại dịch. Tôi nói về người cao tuổi, người khuyết tật, các trẻ em. Điều là cấp bách là khởi lại từ người yếu đuối, từ những người mong manh nhất, có thể nói từ « những vùng ngoại vi của cuộc sống » để có thể xây dựng một thế giới thực sự nhân bản trọn vẹn cho mọi người. Không ai bị loại bỏ ».

Những danh xưng mới của Học viện

Đức cha Paglia cũng giải thích tầm quan trọng của hai từ ngữ mới được đưa vào trong danh xưng của Học viện : « Học viện cần một sự canh tân sâu xa, trước tiên trong chương trình nghiên cứu. Danh xưng mới mà Học viện chọn dù vẫn giữ cảm hứng của Đức Gioan-Phaolô II, thêm vào hai tữ ngữ : thần học và khoa học. Do đó, danh xưng mới là Học viện thần học về các khoa học hôn nhân và gia đình. Và theo nghĩa này, kế hoạch nghiên cứu mới thực sự là một kế hoạch mà, theo một nghĩa tổng quan, đề cập các vấn đề liên quan đến gia đình và hôn nhân : từ thần học cho đến luân lý, mục vụ, các khoa học nhân văn, nhân chủng học, chủ đề pháp lý, chủ đề kinh tế. Các chức danh giáo sư mới đã được thêm vào để việc suy tư về nền tảng này của đời sống và xã hội và của Giáo hội có thể được đề cập cách thận trọng và đào sâu và trong sự đối thoại với toàn thể truyền thống của Giáo hội. Và với hoàn cảnh hiện nay của thế giới hiện đại ».

Đại dịch và gia đình

Về đại dịch, ngài nêu rõ : « Trong thời gian đại dịch, đã có những suy tư đặc biệt xuyên qua một chức danh giáo sư mới được thiết lập về phương diện này mà không ngạc nhiên khi được gọi là « Gaudium et Spes ». Và đã có những cuộc hội thảo và hội nghị mang lại ích lợi đáng kể. Chẳng hạn, vấn đề tỷ lệ sinh sản cũng đã được đề cập với các bài tham luận của một nhà khoa học người Trung quốc, vốn đã chỉ ra những vấn đề gắn liền với các vấn đề sinh sản ở Trung quốc. Chúng tôi đã đề cập vấn đề về gia đình trong thời gian khủng hoảng này. Tiếp đến, nhiều cuộc hội thảo cũng đã được phát qua mạng đến khắp nơi trên thế giới để giúp các Giáo hội địa phương, nhưng cả những Học viện gia đình khác, về các vấn đề hiện tại của covid. Gia đình đã chứng tỏ là một trong những điểm chiến lược sống còn khi đối diện với hoàn cảnh bi thảm mà đại dịch đã tạo nên trên khắp thế giới này ».

Viện hàn lâm về sự sống và Trí tuệ nhân tạo

Đối với Đức cha Paglia, Viện hàn lâm Tòa Thánh về sự sống cũng đã nhận được một nhiệt huyết mới sau lời khích lệ của Đức Thánh Cha Phanxicô và nhiệm vụ được giao phó cho Viện, mà ngày nay bao hàm một suy tư về Trí tuệ nhân tạo : « Chính nội dung của từ « sự sống » cũng đã được mở rộng. Chẳng hạn – và đó sẽ là chủ đề cho đại hội nghị sắp tới – chiều kích về một nền đạo đức toàn cầu là quan trọng. Một tổ chức đặc biệt cũng đã được thành lập về toàn bộ chủ đề các công nghệ mới và, do đó, một Tổ chức về trí tuệ nhân tạo. Đó cũng là một điểm quan trọng bởi vì từ các công nghệ mới, chủ đề về sự sống nhận được sự cấp bách về một biên giới mới cần phải vượt qua. Và điều này không chỉ liên quan đến công nghệ. Một nhóm suy tư đã được thành lập bao gồm các thần học gia mà, trong những tuần quan, đã kêu gọi các nhà thần học và các nhà khoa học để có thể cùng nhau đối diện với những cấp bách của thời đại này. Một thời đại trong đó công nghệ có nguy cơ trở thành tôn giáo mới của tương lai. Theo nghĩa này, Viện hàn lâm Tòa Thánh về sự sống cho rằng điều cần thiết là thần học và khoa học phải tìm thấy một liên minh mới, một sự đối thoại mới và một cuộc gặp gỡ mới ».

Tý Linh

(theo Anita Bourdin, ZENIT)

Mgr Paglia déplore une « nouvelle forme d’eugénisme »

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31