MỘT PHỤ NỮ, NẠN NHÂN CỦA LẠM DỤNG TÍNH DỤC, ĐƯA RA LỜI KHẨN CẦU ĐỐI VỚI CÁC LINH MỤC VÀ CHỦNG SINH
Đức Phanxicô đã nhận được chứng tá can đảm của một phụ nữ, nạn nhân của lạm dụng tính dục, và mong muốn ĐHY O’Malley, chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về bảo vệ trẻ vị thành niên, công bố cho tất cả các linh mục và chủng sinh. Trong thư này, người phụ nữ đã diễn tả nỗi đau đớn của mình khi không còn có thể cảm thấy an toàn trong Giáo hội, và khẩn xin các chủng sinh trở thành « những linh mục tốt lành ».
Tên không xuất hiện, cũng như không xuất xứ. Trái lại, những gì xuất hiện và rõ ràng đau đớn, đó là vết thương sâu xa mà việc lạm dụng đã khắc sâu trong tâm hồn của người phụ nữ này, một vết thương khó chữa lành, đến độ bà luôn sợ gặp một linh mục và thậm chí không thể đi lễ.
Lá thư này, được chia sẻ bởi Ủy ban bảo vệ trẻ vị thành niên của Tòa Thánh, là rất đau lòng, nhưng đồng thời rất can đảm. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đọc chính những trang cay đắng và đau khổ này. Và ngài cũng muốn các linh mục có thể đọc nó, nhưng một lời cảnh giác về một nỗi kinh hoàng mà Giáo hội đang cố gắng chống chọi. Tiếp đến, Đức Thánh Cha đã cho phép ĐHY Sean O’Malley công bố bức thư này.
Đức Hồng y O’Malley : Tiếng nói của tất cả những người bị tổn thương
« Vào thời điểm canh tân và hoán cải mục vụ mà Giáo hội đối mặt với tai tiếng và những vết thương của các cuộc lạm dụng tính dục gây ra khắp nơi cho nhiều người con của Thiên Chúa, Đức Thánh Cha của chúng ta đã nhận được một chứng tá can đảm do một người phụ nữ còn sống gởi cho tất cả các linh mục », ĐHY viết giới thiệu vắn tắt như thế về lá thứ này.
« Khi chia sẻ chứng ta này, được cung cấp bởi một nạn nhân mà tên không được tiết lộ vì lý do giấu tên, Đức Thánh Cha Phanxicô muốn đón nhận tiếng nói của tất cả những người bị tổn thương và chỉ ra cho tất cả các linh mục đang loan báo Tin Mừng, con đường dẫn đến việc phục vụ Thiên Chúa cách đích thực vì lợi ích của tất cả những người dễ bị tổn thương », ĐHY giải thích.
Lên tiếng nhân danh các trẻ em nạn nhân
Người phụ nữ này nói lên sự chiến thắng của « sự thật đầy yêu thương » và kể lại những gì bà đã sống « cũng nhân danh các nạn nhân khác…những trẻ em đã bị tổn thương sâu xa, mà người ta đã cướp đi tuổi thơ của họ, sự trong trắng và lòng kính trọng của họ… ».
Bà tuyên bố : « Giáo hội là Mẹ của con », « và điều đó làm cho con đau đớn vô cùng khi Giáo hội bị tổn thương, khi Giáo hội bị vấy bẩn ». « Những người lớn từng biết đến thói giả hình này trong thời thơ ấu của họ sẽ không bao giờ có thể xóa bỏ nó khỏi đời sống của mình. Họ có thể quên nó trong một thời gian nào đó, cố gắng tha thứ, cố gắng sống một cuộc sống tròn đầy, nhưng những vết sạo vẫn sẽ ở trong tâm hồn họ, chúng sẽ không biến mất đi. »
Lo âu, sợ hãi, rối loạn hậu chấn thương
Tác giả lá thư này không che giấu những điều kiện sống không thể chịu đựng được mà mình đang ở trong đó, thậm chí nhiều năm sau : « Con cô gắng sống sót, cảm nhận niềm vui, nhưng trên thực tế, đó là một cuộc chiến đấu khó khăn lạ thường…Con bị rối loạn phân ly căn tính, một rối loạn căng thẳng sau sang chấn phức tạp nghiêm trọng (TSPT*), trầm cảm, lo âu, sợ hãi mọi người, sai lầm và, con không ngủ được hay, nếu con có thể ngủ thiếp đi, thì con luôn bị ác mộng. Thỉnh thoảng, khi con « ra ngoài », thì con không nhận thức được « ở đây » và « bây giờ ». Thân xác con nhớ đến từng cuộc tiếp xúc ».
Sự căng thẳng hậu sang chấn của bà đặc biệt rất mạnh trong khuôn khổ của Giáo hội. « Con sợ các linh mục, sợ ở xung quanh họ ». « Thời gian qua, con không thể đi lễ. Điều đó làm con đau đớn nhiều. » Giáo hội, « không gian linh thánh này, là ngôi nhà thứ hai của con », và linh mục « đã lấy đi ngôi nhà ấy của con ». « Con có một ước muốn lớn lao là cảm thấy mình an toàn trong Giáo hội, có thể không sợ hãi, nhưng thân thể con, những cảm xúc của con phản ứng một cách hoàn toàn khác hẳn ».
Bảo vệ Giáo hội
« Con muốn xin các cha bảo vệ Giáo hội, Thân Thể Chúa Kitô ! Giáo hội đầy những vết thương và vết sẹo. Xin đừng để cho những vết thương này sâu thêm và tạo nên những vết thương mới ! Các cha là những người trẻ trung và mạnh mẽ. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC KÊU GỌI ! Những người được Thiên Chúa kêu gọi, để phụng sự Thiên Chúa, và qua Ngài, phục vụ con người…Thiên Chúa đã kêu gọi các cha trở thành dụng cụ của Ngài cho con người. Các cha có một TRÁCH NHIỆM TO LỚN ! Một trách nhiệm vốn không phải là gánh nặng, nhưng là một QUÀ TẶNG ! Xin hãy cư xử trách nhiệm đó theo gương của Chúa Giêsu…với LÒNG KHIÊM TỐN VÀ YÊU THƯƠNG ! », tác giả lá thư dằn từng tiếng, viết hoa những chữ mà quan trọng đối với bà.
Kêu gọi các linh mục : hãy sống trong sự thật
Lời kêu gọi trở thành một lời biện hộ chân thành và cảm động, được thúc đẩy bởi một bản năng yêu mến Giáo hội : « Xin đừng quét những thứ dưới thảm, vì như thế chúng sẽ bắt đầu bốc mùi, thối rữa, và chính tấm thảm sẽ bị phân hủy…Hãy nhận ra rằng nếu chúng ta che giấu những sự kiện này, nếu chúng ta bắt chúng im lặng, thì chúng ta đang che giấu sự bẩn thỉu và như thế trở thành kẻ ĐỒNG LÕA. Nếu chúng ta muốn sống trong sự thật, thì chúng ta không thể nhắm mắt lại ! »
« Sống trong sự thật, đó là sống theo Chúa Giêsu, nhìn mọi sự với ánh mắt của Ngài ». Chúa Kitô « đã không nhắm mắt trước tội lỗi và tội nhân, nhưng đã sống SỰ THẬT bằng TÌNH YÊU…Với một sự thật đầy yêu thương, Ngài đã chỉ ra tội lỗi và tội nhân. »
Luôn nói với các linh mục, người phụ này đưa ra lời khẩn cầu sau : « Hãy nhận ra rằng các cha đã nhận được một món quà rất lớn. Ân huệ trở thành một « Chúa Kitô khác », trở thành sự nhập thể của Chúa Kitô, ở đây, trong thế giới này. Mọi người, nhất là các trẻ em, không nhìn thấy nơi các cha một con người, nhưng là Chúa Kitô, Chúa Giêsu, nơi Ngài họ tin tưởng vô hạn ». Sự đồng hóa với Chúa Kitô này là điều gì đó « rất lớn lao và mạnh mẽ », nhưng cũng « rất mong manh và dễ bị tổn thương ». Tác giả lá thư đặc biệt xin mỗi chủng sinh : « Hãy trở thành một linh mục tốt lành ».
Tý Linh
(theo Salvatore Cernuzio, Vatican News)
—————–
* TSPT, viết tắt của cụm từ tiếng Pháp “Trouble de Stress Post-Traumatique”, hay, trong tiếng Anh, PTSD “Post Traumatic Stress Disorder”.
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS
- JOHN TRAYNOR, NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP LẠ THỨ 71 Ở LỘ ĐỨC
- KINH TRUYỀN TIN LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024: ĐẶT NIỀM HY VỌNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT VÔ NGẦN CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐTC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024
- ĐỨC PHANXICÔ CẦU CHÚC VIỆC MỞ LẠI NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS TRỞ THÀNH MỘT DẤU CHỈ NGÔN SỨ VỀ SỰ ĐỔI MỚI CỦA GIÁO HỘI PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC TÂN HỒNG Y HÃY LÀ NHỮNG NGƯỜI XÂY DỰNG SỰ HIỆP THÔNG VÀ HIỆP NHẤT