MỘT LINH MỤC TUYỆT THỰC Ở CALAIS, ĐÂU LÀ LẬP TRƯỜNG CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ?
Hôm 11/10/2021, một linh mục và hai vị hữu trách khác đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối bạo lực đối với người tỵ nạn ở Calais. Đối với Giáo hội, việc khước từ ăn uống chỉ được sử dụng như là phương sách cuối cùng vì nó gây nguy hiểm cho mạng sống của người tuyệt thực.
Cha Philippe Demeestère (tóc bạc) cùng với hai người tỵ nạn
Giáo hội Công giáo có chấp nhận hy sinh bản thân vì phẩm giá của người khác ? Câu hỏi được đặt ra liên quan đến phong trào phản đối đang diễn ra trong nhà thờ Saint-Pierre de Calais. Từ 11/10, ba người trong đó có cha Philippe Demeestère, dòng Tên và là tuyên úy của hội Cứu trợ Công giáo của Pas-de-Calais, đã bắt đầu tuyệt thực với mục đích yêu cầu Nhà nước ngưng đối xử tệ đối vơi người tỵ nạn.
Được nhật báo La Croix hỏi về vấn đề này, cha Christian Mellon, s.j., thành viên của Trung tâm nghiên cứu và hành động xã hội (Ceras) và là tác giả của nhiều tác phẩm về bất bạo động và bất tuân dân sự, đã giải thích rằng một « cuộc tuyệt thực mà người ta không xác định thời hạn là một hình thức tự sát ».
« Giáo hội có thể cho phép tuyệt thực cho đến chết không ? »
Tuy nhiên, người Công giáo ca ngợi việc hy sinh mạng sống trong một số hoàn cảnh. Như cha Alain Thomasset, s.j., thần học gia luân lý, nhắc nhớ, « có một nghĩa vụ hàng đầu tôn trọng sự sống của mình ». Thế nhưng ngài nói thêm ngay, « sự sống không phải là một giá trị tuyệt đối và có thể hy sinh vì một lý do quan trọng hơn, như hòa bình, tự do, công lý hay bảo vệ đức tin, như mẫu gương của các vị tuẫn đạo cho thấy. »
Vậy, mục đích đôi khi có thể biện minh cho phương tiện ? Theo cha Thomasset, « theo quan điểm đạo đức, Giáo hội không thể kết án một người nhịn ăn uống để giành công lý, thậm chí việc đó là đáng ca ngợi. Nhưng chúng ta có thể cho phép việc nhịn ăn uống này đi đến cái chết không ? Nó chắc chắn là khó nhưng như thế tất cả tùy thuộc vào các hoàn cảnh… Dù thế nào đi nữa, đó chỉ có thể là phương sách cuối cùng, vốn đòi hỏi tương xứng với lý do phải bảo vệ, và với một lý do phải đúng đắn ».
Nếu khó phân định sự đúng đắn của một lý do, trong trường hợp sáng kiến ở Calais, hàng giáo phẩm không phản đối sự tranh chấp này. Đúng hơn, hàng giáo phẩm dường như ủng hộ nó. Theo cha Philippe Demeestère, việc tuyệt thực này được thực hiện « với sự đồng ý của cha sở [của nhà thờ nơi những người tuyệt thực có mặt, ndlr] và trong mối liên hệ với Giám mục ».
Nhiều tiền lệ
Sự kiện này không phải là lần đầu ở Pháp. Vào năm 1981, cha Christian Delorme, được biết đến là một trong những người chịu trách nhiệm cho phong trào « Marche des Beurs », đã bắt đầu tuyệt thực vô thời hạn để yêu cầu chấm dứt việc trục xuất những người trẻ tuổi xuất thân các gia đình nhập cư và bị tòa án kết tội. Với sự hỗ trợ của Đức Tổng Giám mục của mình lúc đó là Đức Hồng y Decoutray, cha đã thắng kiện sau một tháng.
Có thể xảy ra trường hợp chính các Giám mục hay Hồng y sử dụng phương thức phản đối này. Chẳng hạn, vào tháng 10/2011, ĐHY Joseph Zen, lúc đó 79 tuổi, đã tuyệt thực ba ngày để phản đối phán quyết của Tòa phúc thẩm ở Trung quốc đòi hỏi các trường Công giáo tuyển 40% nhân sự lãnh đạo của mình từ bên ngoài Giáo hội. ĐHY Zen, người đứng đầu Giáo hội Công giáo Hong Kong từ 2002 đến 2009, nổi tiếng không tiêc lời chỉ trích Trung quốc.
Năm vừa qua, ba Giám mục của bang Kerala ở Ấn Độ đã tuyệt thực để đòi chính quyền địa phương trả tiền lương cho các giáo sư ở các trường Công giáo. Kêu gọi huy động vì chính nghĩa của mình, các ngài đã được tham gia bởi các vị lãnh đạo Kitô giáo khác và đã thắng kiện sau 14 ngày tuyệt thực.
Ở Pháp, việc nại đến tuyệt thực được công nhận như là một quyền tự do cá nhân, được bảo vệ bởi khoản 16-3 của Bộ luật dân sự.
Tý Linh
(theo nhật báo La Croix)
Tags: Công-lý, Di dân, tuyệt thực
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?