ĐỨC PHANXICÔ XIN LỖI CÁC NỮ TU Ở PONTCALEC
Trong một lá thư gởi cho các nữ tu dòng Đa Minh Chúa Thánh Thần, ngày 23/12/2021, Đức Phanxicô đảm bảo đã theo dõi « rất chặt chẽ » tình hình của Hội Dòng vốn đã trải qua những căng thẳng to lớn kể từ năm 2013. Ngài cũng xin lỗi về « những yếu kém » trong việc đồng hành với cộng đoàn bởi Giáo triều Rôma.
Sáu tháng sau khi cuộc tranh cãi bùng lên bởi việc bác bỏ lời thỉnh cầu của một nữ tu của Pontcalec (Morbihan), mẹ Marie Ferréol, và bãi bỏ dứt khoát nữ tu này khỏi đời sống tu trì, Đức Thánh Cha Phanxicô đã hạ bút để làm rõ một số yếu tố liên quan đến dòng tu theo khuynh hướng duy truyền thống được thành lập ở Pontcalec vào năm 1943, mà ngày nay có khoảng 100 nữ tu và điều hành năm trường học không hợp đồng ở Pháp.
Bức thư của ngài, mà hãng thông tấn I.media có thể tham khảo và đã được đọc cho các nữ tu vào tối 28/1/2022, đến kết thúc chuyến kinh lý được giao phó vào tháng 6/2020 cho ĐHY Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám mục, và được thực hiện bởi hai vị kinh lý.
Từ những dòng đầu tiên, Đức Thánh Cha đảm bảo đã theo dõi « rất chặt chẽ » chuyến kinh lý này, « cá nhân đưa ra những quyết định cần thiết ». Nếu ngài không đề cập gì đến trường hợp của mẹ cũ Marie Ferréol, thì sự trình bày của bức thư tỏ ra rõ ràng. Đức Thánh Cha đảm nhận cách mặc nhiên việc bãi bỏ dứt khoát đời sống tu trì của nữ tu này.
Vả lại, ngài lặp lại sự tin tưởng của mình đối với ĐHY Ouellet, người sẽ tiếp tục theo dõi, cùng với Sư huynh Henry Donneaud, dòng Đa Minh – được bổ nhiệm trợ tá kinh lý vào tháng 9/2021 -, việc thực hiện các định hướng được đưa ra sau chuyến kinh lý. Một cử chỉ mạnh mẽ, đang khi thẩm quyền của Tổng trưởng Bộ Giám mục đã bị một số người đặt vấn đề sau khi ngài đã ký sắc lệnh bãi bỏ nữ tu, vào tháng 4/2021.
Một loạt những yếu kém
Trong một công thức khác thường, Đức Thánh Cha Phanxicô xin lỗi Hội Dòng về một loạt « những yếu kém » đã phải chịu trong sự đồng hành của Tòa Thánh đối với cộng đoàn. Vì những yếu kém này xảy ra dưới triều đại giáo hoàng của ngài, nên ngài đảm nhận trách nhiệm. Không nêu tên trực tiếp, chính Ủy ban Ecclesia Dei, có trách nhiệm đồng hành với các dòng tu theo khuynh hướng duy truyền thống từ năm 1988, mà Đức Thánh Cha dường như nhắm đến. Bị Đức Thánh Cha bãi bỏ vào năm 2019, Ủy ban này đã phụ trách giám sát Hội Dòng từ năm 2013.
« Những yếu kém » được Đức Thánh Cha chỉ ra liên quan đến ba lãnh vực. « Trước tiên, Đức Giáo hoàng rất buồn việc một số quyết định được Rôma đưa ra đã biểu hiện sự thiếu hiểu biết về đời sống tu trì », Sư huynh Henry Donneaud giải thích. Chẳng hạn, vào năm 2016, Ủy ban Ecclesia Dei đã bổ nhiệm một bề trên, mẹ Marie Pia, mà bề trên này không thể thành lập một Hội đồng để dựa vào đó mà đưa ra các quyết định của mình. « Trong đời sống thánh hiến, điều đó không được xảy ra », Henry Donneaud nhấn mạnh.
Yếu kém thứ hai được Đức Thánh Cha khơi lên trong bức thư : việc đồng hành với các « nạn nhân của các vụ lạm dụng » đã bị thiếu sót. Việc dẫn chứng một số nữ tu bị tổn thương về mặt tâm lý sau những cuộc trừ tà bất hợp pháp đã được thực hành vào đầu những năm 2010 bởi cựu tuyên úy của cộng đoàn – một linh mục mà các thủ tục nhà nước và giáo luật hiện đang được tiến hành chống lại đương sự.
Các nữ tu này, vốn tất cả đã rời khỏi cộng đoàn, đã không được đồng hành bởi Ecclesia Dei. Trong một thông cáo của Hội Dòng được công bố hôm 29/1 có nêu rõ rằng « các bước hỗ trợ thích hợp vẫn chưa được thực hiện ». Chỉ sau chuyến kinh lý 2020-2021 mà các nạn nhân mới có thể có được sự đồng hành.
Yếu kém thứ ba được Đức Thánh Cha nêu ra liên quan đến cách thức mà vấn đề vị sáng lập Hội Dòng là cha Victor-Alain Berto (1900-1968) được xử lý. Vào thời điểm khủng hoảng 2012-2013, một số tiếng nói đã nổi lên để cáo buộc linh mục này lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
Được Rôma cử gấp đến để khôi phục trật tự trong Dòng, ủy viên của Đức Giáo hoàng thời đó, cha Benoît-Dominique de la Soujeole, dòng Đa Minh, đã giao phó cho hai chuyên gia nhiệm vụ thực hiện một cuộc điều tra về vị sáng lập. Báo cáo đã kết luận rằng không có tội phạm trẻ em nào đã được đưa ra. Tuy nhiên, trên cơ sở những lời tuyên bố của các nữ tu, báo cáo đã cho rằng vị sáng lập đã có thể có những cử chỉ đáng ngờ đối với một số nữ tu.
Tuy nhiên, lấy lại những kết quả của cuộc điều tra, « Ủy ban Ecclesia Dei đã kết luận rằng cha Berto đã được xóa bỏ mọi nghi ngờ », Sư huynh Donneaud kể lại và đồng thời tóm tắt : « Từ đó, ngài được phục hồi hoàn toàn ». Trong bức thư của mình, Đức Thánh Cha trở lại khía cạnh này và muốn chỉ rõ rằng « việc phục hồi » này đối với vị sáng lập « không thể được duy trì mà không có sự phân định tinh tế », như kết luận của hai chuyên gia chỉ ra.
« Bức thư này là một sự ngạc nhiên thực sự »
Cuối cùng, trước tất cả những thiếu sót nêu trên, Đức Thánh Cha « mong muốn rằng các phương thế được thực hiện để xoa dịu và cho phép tái thiết những người đang cần đến nó ». Trong thông cáo của mình, các nữ tu Đa Minh Chúa Thánh Thần viết rằng họ có « tấm lòng tràn đầy lòng biết hơn hiếu thảo » đối với Đức Thánh Cha Phanxicô về bức thư « độc nhất » này vốn đánh dấu một giai đoạn cho họ và mở ra một con đường mới ».
« Bức thư này là một sự ngạc nhiên thực sự », sơ Marie Magdeleine, đặc trách truyền thông của Dòng, thổ lộ với I.Media. Dòng hiện có 99 nữ tu, trong đó có 7 tập sinh. « Chúng tôi không đại diện cho điều gì lớn lao trong Giáo hội phổ quát…Tuy nhiên, Đức Giáo hoàng, như một ngời cha, đã chịu khó viết thư cho chúng tôi để xin lỗi và khích lệ chúng tôi… Điều này khiến chúng tôi tràn đầy xúc động ». Liệu bức thư của Đức Thánh Cha có góp phần xoa dịu những căng thẳng của một Dòng Tu đang khủng hoảng từ hơn 10 năm qua ? « Tôi hy vọng như vậy », Sơ nói tiếp. « Nó sẽ góp phần vào việc đọc lại các sự kiện của chúng tôi ».
Đối với Sư huynh Donneaud, búc thư này của Đức Thánh Cha « làm sáng tỏ nhiều sự ». « Trong một cộng đoàn bị tổn thương, vốn đã được đánh dấu bằng một loại chiến tranh bè phái, Đức Giáo hoàng, bằng cách đảm nhận trách nhiệm về những sai sót do các cơ quan của mình gây ra, đã thực hiện một hành vi rất mạnh mẽ và mang lại một lộ trình cho phép Dòng khởi sự lại từ đầu ».
Tý Linh
(theo Aleteia , hình ảnh: nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS
- JOHN TRAYNOR, NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP LẠ THỨ 71 Ở LỘ ĐỨC
- KINH TRUYỀN TIN LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024: ĐẶT NIỀM HY VỌNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT VÔ NGẦN CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐTC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024
- ĐỨC PHANXICÔ CẦU CHÚC VIỆC MỞ LẠI NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS TRỞ THÀNH MỘT DẤU CHỈ NGÔN SỨ VỀ SỰ ĐỔI MỚI CỦA GIÁO HỘI PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC TÂN HỒNG Y HÃY LÀ NHỮNG NGƯỜI XÂY DỰNG SỰ HIỆP THÔNG VÀ HIỆP NHẤT