UCRAINA : ĐỐI MẶT VỚI « SỰ LẠM DỤNG QUYỀN LỰC TAI ÁC », ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI ĐỐI THOẠI
Một sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô được công bố hôm 18/3/2022 nhân dịp khai mạc Ngày Xã hội Công giáo Châu Âu, diễn ra ở Bratislava cho đến Chúa Nhật, về chủ đề « Châu Âu vượt qua đại dịch, một xuất phát mới ». Đức Thánh Cha đề cập đến cuộc chiến tranh hiện nay giữa Ucraina và Nga, và đồng thời kêu gọi Châu Âu hướng đến một đà nhiệt huyết mới ở bình diện chính trị và xã hội. Đối với ngài, Kitô hữu có một chứng tá phải mang lại, chứng tá của bác ái Tin Mừng.
Sau cơn đại dịch đang tàn phá mà chưa có hồi kết, đến « thảm kịch chiến tranh » : một cuộc chiến đang diễn ra « ở trung tâm của Châu Âu, khiến chúng ta sững sờ », Đức Thánh Cha nói trong sứ điệp này, được viết vào ngày 15/3/2022, gởi cho Đức cha Gintaras Grušas, Tổng Giám mục Vilnius và là chủ tịch của Hội đồng các HĐGM Châu Âu (CCEE), một trong những cơ quan tổ chức sự kiện này.
Nhân loại bị đe dọa bởi « sự lạm dụng quyền lực tai ác »
Đức Thánh Cha nhấn mạnh : « Chúng ta chưa bao giờ nghĩ chứng kiến lại những cảnh như thế, gợi lại những cuộc chiến tranh to lớn của thế kỷ qua. Lời kêu cứu thảm thiết của anh chị em Ucraina thôi thúc chúng ta, với tư cách là một cộng đồng tín hữu, không chỉ suy nghĩ nghiêm túc nhưng còn khóc cùng với họ và làm điều gì đó cho họ ; chia sẻ mối lo âu của một dân tộc mà căn tính, lịch sử và truyền thống của họ đã bị tổn thương. Máu và nước mắt của trẻ em, nỗi đau khổ của những người nữ và người nam đang bảo vệ mảnh đất của họ hay chạy trốn bom đạn làm rung động lương tâm chúng ta ». « Một lần nữa, nhân loại bị đe dọa bởi sự lạm dụng quyền lực tai ác và những lợi ích riêng tư, buộc những còn người không có khả năng tự vệ phải chịu mọi hình thức bạo lực tàn bạo ».
Tiếp tục liên đới
Tại Ngày Xã hội Công giáo Châu Âu lần thứ ba, diễn ra ở thủ đô Slôvakia từ 17-20/3/2022, đặc biệt có sự hiện diện của ĐHY Michael Czerny, quyền tổng trưởng Bộ Phục vụ sự phát triển con người toàn diện, của các thành viên CCEE, COMECE, và của Hội đồng Giám mục Slôvakia, cũng như các HĐGM Châu Âu khác. Đức Thánh Cha cảm ơn các Giám mục vì sự giúp đỡ « nhanh chóng » của họ đối với người tỵ nạn Ucraina, mà con số đã lên tới 3 triệu người vào tuần qua.
« Chúng ta đừng mệt mỏi vì điều đó, và chúng ta đừng ngừng cầu xin sự bình an của Thiên Chúa và của con. Vì thế, tôi xin anh chị em tiếp tục cầu nguyện để những ai nắm giữ vận mệnh các quốc gia sẽ không chểnh mảng để ngăn chặn chiến tranh và mở ra sự đối thoại có tính xây dựng để chấm dứt thảm kịch nhân đạo to lớn mà nó gây ra ».
Một thách thức đối với các nước Châu Âu
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đề cập đến khía cạnh chính trị, bằng cách dựa vào thông điệp « Fratelli tutti » của mình. Ngài nhắc lại, chiến tranh là « một sự thất bại của chính trị và của nhân loại, một sự đầu hàng đáng xấu hổ trước các thế lực của sự dữ ». Châu Âu, « được sinh ra để đảm bảo hòa bình sau các cuộc thế chiến », sẽ có « một vai trò quan trọng » ở đó.
Bác ái, bổn phận đầu tiên của các Kitô hữu
Kitô hữu được mời gọi khởi lại từ « Chúa Giêsu và tình yêu cứu độ của Ngài », bằng cách làm chứng cho Tin Mừng. Và Đức Thánh Cha dựa vào thánh Martinô thành Tours, được biểu thị trên logo của biến cố này. « Ngài nhắc nhở chúng ta rằng tình yêu là sự gần gũi cụ thể, sự chia sẻ, quan tâm đến người khác ». « Những ai yêu thương sẽ vượt qua nỗi sợ hãi và nghi ngờ đối với những người đến biên giới của chúng ta để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn : nếu đón tiếp, bảo vệ, đồng hành và hội nhập biết bao anh chị em đang chạy trốn các cuộc xung đột, nạn đói và sự nghèo khổ là công bằng và nhân đạo, thì điều đó còn là Kitô hữu hơn nữa ».
Một lần nữa, Đức Thánh Cha mong ước những bức tường ngăn trở việc đối thoại trên lãnh thổ châu Âu được biến thành những chiếc cầu. Và điều đó là để « sự chung sống của con người dựa trên tình huynh đệ được phát triển ».
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: Âu Châu, Di dân, Hòa-bình, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO