ƠN TRUNG TÍN VÀ NIỀM VUI KIÊN TRÌ
Tài liệu đồ sộ của Bộ đời sống thánh hiến và hội đời sống tông đồ có tựa đề « Ơn trung tín và niềm vui kiên trì. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy (Ga 15, 9) » có mục đích soạn thảo và đề nghị một số chỉ dẫn báo trước việc đồng hành với những hoàn cảnh nhạy cảm (số 3), và đồng thời, cung cấp cho những người liên hệ những chuẩn mực của giáo luật và của việc thực hành của Bộ vốn phải được tôn trong trong hoàn cảnh như thế. Đối với một chủ đề tế nhị như việc rời bỏ đời sống thánh hiến, điều quan trọng là phải mang lại cái nhìn chăm chú và sự lắng nghe chân thành. Sự phân định của đương sự, của người đồng hành và của cộng đoàn chứng tỏ được yêu cầu nhiều hơn những nơi khác.
Quá nhiều sự ra đi
« Xem xét thời điểm rời bỏ như một hành trình đồng hành ơn gọi có nghĩa rằng cần phải cùng nhau làm việc để sự phân định tiếp tục có ý nghĩa, nhất là trong những thời điểm tế nhị và quan trọng nhất của cuộc đời, trong một viễn cảnh hội nhập trong sự tôn trọng tính đa dạng của sự lựa chọn của anh chị em » (số 46). Người ta tự do bước vào đời sống thánh hiến, người ta cũng tự do rời bỏ nó, nhưng sự nghiêm túc và sự gắn kết đều có giá trị cho mỗi cuộc chơi. Điều này cũng có giá trị cho cá nhân cũng như cho gia đình tu trì. Và các quy tắc được sử dụng như sự mong đợi chính đáng của dân Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta về điều đó. Chúng ta hoàn toàn không thể chấp nhận được sự ưng thuận « hoàn toàn đồng cảm và thấu hiểu (của bối cảnh xã hội của chúng ta) đối với những người phá vỡ mối liên hệ cuộc sống đã được đảm nhận cách bất khả hủy bỏ » (số 57).
Ngày nay, đối diện với sự thiếu kiên trì của vô số anh chị em vốn đã bắt đầu cách rất quảng đại bước theo Chúa Kitô, chúng ta có thể trở thành những thẩm phán nghiêm khắc, đưa ra ánh sáng những thất bại và mong manh mà, vì những lý do cá nhân, thể chế hay trách nhiệm tập thể, đã không được đương đầu cách đúng đắn. Người rời bỏ sẽ phải nghiêm túc tự hỏi bản thân câu hỏi vì lý do nào sự chọn lựa ơn gọi của mình đã thất bại ; và người ở lại cũng sẽ phải tự hỏi về sự gắn kết trong sự chọn lựa tiếp tục của mình và về khả năng can dự của mình vào những nguyên nhân làm xa rời và nguội lạnh sự kiên trì của người ra đi.
« Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm hỗ tương và là người gìn giữ anh chị em của chúng ta, đặc biệt những người mong manh nhất, bởi vì chúng ta « được quy tụ trong Chúa Kitô như một gia đình đặc biệt duy nhất » ; và những mối liên hệ của tình huynh đệ phải được vun đắp cách trung thực, để tạo ra cho tất cả mọi người một sự trợ giúp lẫn nhau nhằm thực hiện ơn gọi của mỗi người » (số 99).
Chọn lựa cuộc sống và tinh thần của thế gian
Nền văn hóa phân mảnh, tạm thời, của « những cam kết không giữ được », bao trùm đời sống thánh hiên cũng như kinh nghiệm của tất cả mọi người. Cách đặc biệt, sự thiếu chắc chắn và mất phương hướng len lỏi vào đời sống thánh hiến, vốn dường như đã mất đi khả năng thu hút. Nhưng, như Đức Giáo hoàng nói, « một người đi theo Chúa Kitô buồn là một người đi theo đáng buồn của Chúa Kitô ». Một trong những hậu quả của hoàn cảnh này là không có khả năng ngăn chặn những sự bất ổn, những cuộc khủng hoảng và những điều tệ hại khác nhau, khiến những người mong manh nhất đi lệch hướng. Một hoàn cảnh mà bản văn đương đầu ở nhiều cấp độ, đặc biệt là theo các chiều kích thần học, giáo hội học, tâm linh, cá nhân và cộng đoàn.
Thiên Chúa của các Kitô hữu là một vị Thiên Chúa trung tín. Toàn bộ Thánh Kinh đều thấm nhuần lòng trung tín của giao ước của Ngài. Chúa Giêsu là chứng nhân mẫu mực về điều đó. Người tu sĩ đi vào trong tiếng « Vâng » của Chúa Kitô, trong sự gắn bó trọn vẹn với thánh ý của Chúa Cha. Tài liệu vạch lại nhiều trang của Cựu Ước và Tân Ước vốn nhấn mạnh đến sức mạnh của lòng trung tín của Ngài : từ các ngôn sứ đến Tin Mừng theo thánh Gioan, từ Thư gởi tín hữu Do Thái đến thư của thánh Giacôbê. Huấn quyền của Giáo hội cũng nằm trong sự liên tục này. Nhiều bản văn hậu Công đồng nói về đời sống thánh hiện đã được lướt qua : từ Tông huấn Evangelica testificatio đến Tông huấn Vita consecrata, từ Potissimum institutioni (những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các hội dòng) đến Huấn thị « Khởi sự lại từ Chúa Kitô », từ « Thư gởi người sống đời thánh hiến cho Năm Đời sống thánh hiến » đến bản văn « Đời sống huynh đệ trong cộng đoàn ».
Sự trung tín của Chúa Kitô dựa trên bí tích Rửa tội và được phản ánh trong sự chọn lựa của đời sống thánh hiến. « Đó là ý nghĩa của ơn gọi về đời sống thánh hiến : một sáng kiến của Chúa Cha, vốn đòi hỏi nơi người mà Ngài đã kêu gọi một sự dâng hiến hoàn toàn và chuyên nhất. Kinh nghiệm về tình yêu nhưng không này của Thiên Chúa mật thiết và mạnh mẽ đến nỗi con người cảm thấy rằng mình phải đáp lại tình yêu đó bằng một cam kết vô điều kiện, dâng hiến mọi sự cho Ngài, hiện tại và tương lai, trong tay Ngài » (số 32).
Gần với sự kiên trì là niềm vui : « Chúng ta không được quên rằng sự bình an và ước muốn ở lại bên nhau vẫn là một trong những dấu chỉ của Nước Thiên Chúa. Niềm vui sống ngay giữa những khó khăn của hành trình nhân bản và thiêng liêng cũng như giữa những u phiền hằng ngày là một phần của Nước Thiên Chúa. Niềm vui này là hoa trái của Chúa Thánh Thần và bao trùm sự đơn sơ của cuộc sống và cảnh đơn điệu của đời thường. Một tình huynh đệ không có niềm vui là một tình huynh đệ đang lụi tàn và chẳng mấy chốc các thành viên sẽ bị cám dỗ đi tìm kiếm nơi khác những gì họ không thể tìm thấy nơi chính ngôi nhà của mình » (số 42).
Lương tâm và phân định
Các nguồn mạch, các giá trị và những tham chiếu không phải lúc nào cũng nhập thể trong đời sống thực. Cuộc khủng hoảng đức tin cũng có giá trị đối với các nam nữ tu sĩ. Nếu nó không được vượt qua một cách tích cực, thì nó có thể gây nên việc rời bỏ. Hoặc tệ hơn nữa, nếu chúng ta thiếu can đảm, thì chúng ta đang tiếp tục một cuộc sống cộng đoàn như đang thiếu vắng Thiên Chúa. Sự chọn lựa độc thân thường bị đặt vấn đề, giả định rằng sự phán xét của thế gian cho rằng bất kỳ ràng buộc hay trở ngại nào đều làm suy yếu hay phá hủy một sự tự do giả định. Phán đoán này tiêm nhiễm các quy tắc phải tuân giữ, công việc phải làm, các mối tương quan phải giữ gìn. Sự cô đơn có thể dẫn đến sự cô lập và nghiện internet. Một sự quảng đại thái quá trong sứ mạng có thể dẫn đến chủ nghĩa duy hoạt động và chủ nghĩa cá nhân trong trương hợp các cuộc xung đột không được kiểm soát. « Một phong cách sống bám vào sự an toàn kinh tế, hay không gian quyền lực hay vinh quang nhân loại như thế sẽ được thiết lập thay vì dâng hiến cuộc sống cho người khác » (số 22).
Đối với tất cả những lý do này, bản văn nhấn mạnh nhiều đến việc đào tạo cá nhân, về sự phát triển căn tính của họ, « hoặc trong viễn cảnh tâm lý – tính dục, hoặc trong viễn cảnh lý trí và tình cảm », hoặc trong viễn cảnh tâm linh và giáo hội (số 12). Đối diện với tất cả những cuộc khủng hoảng này, một định hướng rõ ràng là điều cần thiết, cũng như một sự hỗ trợ tử tế bởi các chuyên gia và trên hết, bằng « việc thực thi sự phân định chung » (số 47). « Như thế đã chín mùi nhu cầu về một thừa tác vụ phân định đích thực không chỉ đối với những ai đang trải qua cuộc khủng hoảng, nhưng còn đối với tất cả những ai, trong sự kiên trì, đang mong muốn khơi dậy lại ý thức về lòng trung tín của họ » (số 49).
Một điểm chú ý liên quan đến lương tâm cá nhân vốn có thể vượt qua thử thách để đảm nhận một trách nhiệm mà không thể để mặc cho tùy cơ ứng biến. Nó hệ tại việc lắng nghe những xúc động của chính mình bằng cách xác minh chúng đối với tiếng gọi của Thiên Chúa ; nhận ra ơn gọi của mình, xác thực quyết định của mình về cuộc sống. Như thế, « cuộc sống hoàn toàn là một quà tặng vốn trở thành một khát vọng hăng say làm điều thiện cho người khác. Đó là một tiến trình hoán cải vốn không thể phớt lờ sự hiểu biết sâu xa về chính mình » (số 51). « Trong nghịch lý Kitô giáo, trong nguồn gốc nhân loại sâu xa của nó, sự triển nở của bản thân được ban cho những ai hoàn toàn trao hiến chính mình, cho đến chết », loại bỏ việc tìm kiếm « những xác nhận liên lỉ về chọn lựa mà họ đã thực hiện và không khuất phục trước những nỗi sợ hãi không thể tránh khỏi xảy ra trong suốt cuộc đời » (số 52). Chỉ như thế mới lấy lại được ý nghĩa và vẻ đẹp « mãi mãi » của những gì xem ra đã biến mất trong ngôn ngữ của nền văn hóa đương đại : sự chọn lựa không thể hủy bỏ.
Đời sống huynh đệ và luật pháp
Vai trò của người đồng hành, của cha thiêng liêng và nhất là của cộng đoàn có tầm quan trọng rất lớn. « Vì phẩm chất tầm thường của đời sống huynh đệ thường bị trích dẫn như là động cơ rời bỏ, nên tình huynh đệ được sống thực sự luôn sẽ và đang là một sự nâng đỡ hữu hiệu cho sự kiên trì của nhiều người. Trong một cộng đoàn thực sự huynh đệ, mỗi người đều cảm thấy mình có trách nhiệm về sự trung tín của người khác, mỗi người mang lại sự đóng góp của mình cho việc chia sẻ đời sống thanh bình, sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau ; mỗi người đều bị ảnh hưởng vào những lúc mệt mỏi, đau khổ, cô lập, thiếu động lực của người anh em, mỗi người mang lại sự nâng đỡ của mình cho những ai đang phải buồn rầu do những khó khăn và thử thách. Như thế, cộng đoàn tu trì phát huy được sự kiên trì của các thành viên của mình, sẽ có được sức mạnh biểu thị lòng trung tín vững chắc của Thiên Chúa » (số 37).
Phần thứ Ba của bản văn cung cấp cái khung chuẩn mực quy định các hình thức khác nhau của việc rời bỏ tu viện hay rời bỏ đời sống chung. Đây là một phần kỹ thuật, nhưng rất hữu ích cho những người liên hệ và cho các bề trên, những người sẽ tìm thấy ở đó những gì cần thiết để hài hòa thủ tục của họ với thủ tục được Bộ thực hiện. Phần này xem xét các hình thái khác nhau của việc tách khỏi tu viện : vắng mặt hợp pháp hay không hợp pháp, chuyển đến một tu viện khác, việc rời khỏi tu viện được yêu cầu và bị bó buộc, đặc quyền rời bỏ (trong thời gian khấn tạm và khấn trọn đối với các tu sĩ và giáo sĩ), thủ tục loại trừ tức khắc, bắt buộc, tùy chọn…. Toàn bộ những chuẩn mực này đối với các thành viên liên hệ và các bề trên, một mặt, cho thấy những đòi hỏi cần được đáp ứng và, mặt khác, đảm bảo cho các đương sự những quyền của họ trong các quyết định của họ. Đằng sau tất cả những dữ kiện này có thể đoán được vô số các hoàn cảnh sống, những vết thương và những đam mê của nhau, những mối bận tâm để đảm bảo các thủ tục đúng đắn và tôn trọng. Nhưng cũng có khó khăn trong việc nuôi dưỡng sự ấm cúng và sức sống của đặc sủng này, khả năng sáng tạo và lòng quảng đại được mang lại bởi những sự trao hiến thiêng liêng cũ và mới. Có lẽ chúng ta đã có thể tận dụng một cái nhìn song song về những khó khăn và tiềm năng của đôi vợ chồng và gia đình và về tình trạng sống mới này là tình trạng của « những người độc thân », những người đó, rất nhiều, sống sự cô đơn mà không chọn lựa nó.
Phần Kết luận xoay quanh chủ đề « ở lại » của Tin Mừng Gioan. Để tránh bi kịch rời bỏ của người môn đệ và khả năng cằn cỗi của ơn gọi, các môn đệ được tha thiết mời gọi « ở lại ». Động từ này rất thân thiết với sách Tin Mừng thứ tư ám chỉ ước muốn và sự dấn thân liên lỉ để tương xứng với tình yêu của giao ước và gắn bó với phong cách của Chúa Kitô. « Ở lại trong tình yêu, đó là cũng hiểu rằng tình yêu là phục vụ và chăm sóc người khác » (số 104-105).
———————–
Tý Linh chuyển ngữ
(tác giả : Lorenzo Prezzi, vies-consacrees.be)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS
- BÀI GIẢNG THỨ 2 TRONG MÙA VỌNG CHO GIÁO TRIỀU RÔMA : TÁI KHÁM PHÁ NIỀM TIN TƯỞNG VÀO THIÊN CHÚA ĐỂ LÀM SỐNG LẠI NIỀM HY VỌNG
- BÁO CÁO CỦA HỘI THỪA SAI PARIS VỀ CÁC VỤ LẠM DỤNG TÌNH DỤC
- SỨ ĐIỆP CHO NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2025
- GIÁO HỘI ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 17. THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ NÓI : « XIN NGƯỜI NGỰ ĐẾN ! ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ NIỀM HY VỌNG KITÔ GIÁO
- SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI PARIS NÓI VỀ LÝ DO TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KHÔNG ĐẾN PARIS
- JOHN TRAYNOR, NGƯỜI ĐƯỢC PHÉP LẠ THỨ 71 Ở LỘ ĐỨC
- KINH TRUYỀN TIN LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024: ĐẶT NIỀM HY VỌNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT VÔ NGẦN CỦA THIÊN CHÚA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐTC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI 2024
- ĐỨC PHANXICÔ CẦU CHÚC VIỆC MỞ LẠI NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS TRỞ THÀNH MỘT DẤU CHỈ NGÔN SỨ VỀ SỰ ĐỔI MỚI CỦA GIÁO HỘI PHÁP
- ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI CÁC TÂN HỒNG Y HÃY LÀ NHỮNG NGƯỜI XÂY DỰNG SỰ HIỆP THÔNG VÀ HIỆP NHẤT