NỮ TU BECQUART : CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC THÚC ĐẨY BỞI SỰ NĂNG ĐỘNG HIỆP HÀNH
Một năm trước đại hội nghị của Thượng hội đồng về tính hiệp hành, và trong khi Đức Phanxicô loan báo khóa họp thứ hai vào năm 2024, nữ tu Nathalie Becquart, phó thư ký của THĐ Giám mục, điểm lại tiến trình đang diễn ra trong Giáo hội hoàn vũ. Sơ đánh giá cao tính sáng tạo của các Giáo hội địa phương và nhắc lại vai trò thiết yếu của giới trẻ Công giáo, những người “đã đến đánh thức chiều kích hiệp hành của Giáo hội và đã làm sáng tỏ sự kiện rằng cách thức duy nhất truyền đạt đức tin ngày nay, đó là phong cách hiệp hành“.
Thượng hội đồng (THĐ) về tính hiệp hành đang tiến triển. Sau các cuộc tham khảo ý kiến tại các giáo phận trên thế giới, một văn kiện đã được công bố để đồng hành với các tín hữu trong giai đoạn lục địa của các hội nghị về hiệp hành.
Hơn nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã loan báo hôm 16/10 rằng hội nghị chung kết ở Rôma sẽ diễn ra trong hai khóa : một vào tháng 10/2023, và một vào tháng 10/2024. Đức Thánh Cha giải thích : « Tôi hy vọng rằng quyết định này sẽ thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn về tính hiệp hành xét như là chiều kích cấu thành của Giáo hội, và sẽ giúp đỡ tất cả mọi người sống nó như anh chị em, làm chứng cho niềm vui của Tin Mừng ».
Nữ tu Nathalie Becquart, tu sĩ dòng Xavière, giải thích cho chúng ta trước tiên các lý do của quyết định thêm một khóa họp nữa, trước khi đưa ra bản tổng kết về tiến trình đang diễn ra.
Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra quyết định. Ngài là chủ tịch của Hội đồng THĐ, và tôi tin rằng điều đó diễn tả rõ tầm quan trọng mà ngài dành cho THĐ này và nhất là cho thách đố về tính hiệp hành, tức là một sự hoán cải hiệp hành của Giáo hội, để Giáo hội trở nên ngày càng là một Giáo hội lắng nghe, một Giáo hội phân định hơn nữa. Và sự phân định cần có thời gian.Vì thế, tôi nghĩ rằng mong muốn có hai khóa họp cách nhau một năm sẽ thực sự cho phép một con đường trưởng thành. Chúng ta cũng có thể nghĩ đến kinh nghiệm của Công đồng Vatican II : bốn khóa họp. Trong thời gian chờ đợi, các nghị phụ đã trở về lại giáo phận của mình, và ý tưởng đi-về này, vốn đã được thể hiện trong tiến trình hiện nay, sẽ được phát triển qua hai khóa họp này.
Vatican News : Cụ thể điều gì sẽ diễn ra giữa hai khóa họp này?
Nữ tu Becquart : Dần dần theo kinh nghiệm, chúng ta có thể phân định rõ hơn các giai đoạn trong tương lai. Hiện tại, hôm nay chúng ta đang ở trong giai đoạn khởi đầu của lục địa, đặc biệt với việc công bố tài liệu giai đoạn lục địa vốn sẽ đến rất sớm và sẽ cho phép tiếp tục cuộc đối thoại này, cuộc lắng nghe này ở cấp địa phương, để nuôi dưỡng đối thoại giữa các Giáo hội địa phương ở bình diện một lục địa, và làm nổi bật tiếng nói của mỗi lục địa, những ưu tiên của họ, những vấn đề của họ, hòa cảnh quả họ qua bảy cuộc gặp gỡ hiệp hành thuộc lục địa, sẽ giữa ra giữa tháng Giêng và tháng Ba. Mỗi cuộc gặp gỡ cấp lục địa sẽ đưa ra một tài liệu chung kết. Bảy văn kiện chung kết này sẽ là cơ sở để chuẩn bị tài liệu làm việc (instrumentum laboris) của Hội nghị vào tháng 10/2023.
Quyết định loan báo khóa họp thứ hai này mới gần đây. Vì thế, cần phải phân định làm thế nào sẽ được sống khoảng thời gian giữa hai năm này. Hiện tại, còn hơi sớm.
Vatican News : Làm thế nào tránh không để cho nhiệt huyết của khóa họp thứ nhất giảm đi trước khóa họp thứ hai ?
Nữ tu Becquart : Vâng, đó thực sự là vấn đề. Theo kinh nghiệm mà chúng ta đã có được qua tất cả các phản hồi đến với chúng tôi từ thực địa : các giáo phận, các nhóm đã cảm nghiệm được phương pháp hiệp hành trong phong cách này – đó là cuộc đối thoại thiêng liêng, việc lắng nghe nhau, bước đi cùng nhau – , tất cả chúng ta đều nói « chúng ta thực sự nhận thấy rằng đó là con đường cho Giáo hội ngày nay và chúng ta muốn tiếp tục ».
Bất cứ nơi nào sự năng động hiệp hành được cảm nghiệm, thì có ước muốn tiếp tục thực hiện điều đó tại địa phương. Mục đích của THĐ này là rất rõ ràng : giúp đỡ Giáo hội trong sự hoán cải hiệp hành của mình, vốn phải được sống ở mọi cấp độ. Vì thế, tôi tin rằng nếu chúng ta thực sự tiếp tục con đường đi-về này, hay đúng hơn con đường tuần hoàn giữa các giáo phận, các hội đồng giám mục, chiều kịch lục địa, chiều kích phổ quát, thì tính hiệp hành sẽ được lan tỏa trong vòng tuần hoàn đó và được thực hiện trong sự tuần hoàn đó.
Vì thế, chúng ta không thể nghĩ khóa họp đầu tiên là « tự tại », hội nghị vào tháng Mười hay thậm chí là khóa họp thứ hai. Toàn bộ tiến trình là một con đường và chúng ta cảm nghiệm nó. Giáo hội đã phân định rằng Chúa Thánh Thần mời gọi chúng ta trở thành một Giáo hội hiệp hành và vì thế Chúa Thánh Thần sẽ tiếp tục mở ra những con đường và ban cho chúng ta ân sủng nhìn thấy làm thế nào sống những thời gian đó, để con đường hoán cải hiệp hành này, vốn vừa là sự hoán cải cá nhân vừa là sự hoán cải cộng đoàn, cùng nhau, có thể được tiếp tục.
Vatican News : Sơ nói về một sự năng động mà Sơ nhận thấy trong các câu trả lời của các Giáo hội khác nhau. Sơ có thể nói cho chúng tôi điều gì về sự năng động này ? Có phải nó là sự đồng nhất ở cấp độ địa lý, ở bình diện các bậc thang khác nhau ? Có phải nó đã xuất hiện ngay từ đầu, hay phải mất một thời gian trước khi nó « cất cánh » ?
Nữ tu Becquart : Điều chúng ta có thể thấy, đó là vẻ đẹp của Giáo hội, vốn rất đa dạng và được sống trong các Giáo hội cụ thể, trong các khung cảnh hết sức khác nhau. Giáo hội Công giáo hiện diện khắp nơi, trong các ngôn ngữ, các nền văn hóa, các xã hội, các lịch sử khác nhau. Những gì chúng ta có thể thấy với THĐ này, đó là những điểm xuất phát không như nhau. Chẳng hạn, bạn có các nước như Pháp, nơi mà kể từ Công đồng, hầu như tất cả các giáo phận ở Pháp đều đã thực hiện một, hai hay ba công nghị giáo phận. Vì thế, Pháp là nước thực hiện nhiều công nghị giáo phận nhất kể từ Công đồng Vatican II.
Bạn có các nước khác vốn chưa bao giờ biết đến một công nghị giáo phận hay một phương pháp tiến hành công nghị. Những điểm xuất phát theo kinh nghiệm thì không giống nhau. Bạn có các nước mà, do lịch sử của họ, đôi khi theo cách thức mà các Giáo hội trẻ cùng với các nhà thừa sai đã khởi động, đã ở trong một sự năng động rất hiệp hành. Nơi các nước khác, chúng ta có thể có các cấu trúc hay não trạng khiến việc diễn tả của mỗi người không phải dễ dàng.
Các điểm xuất phát và các khung cảnh là khác nhau, nhưng đồng thời, những gì chúng ta có thể thấy với THĐ này, đó là cuối cùng, mỗi người đã thực hiện được một bước. Một số người đã lên đường rất nhanh chóng. Ngay cả trước việc phổ biến tài liệu chuẩn bị, đã có những nhóm công nghị làm việc, đã dự kiến mọi sự để thực hiện các bản dịch, để thực hiện các cuộc đào tạo. Các nước khác đã bắt đầu muộn hơn, vì thế mỗi nước đều có nhịp độ của mình. Cuối cùng, hầu như tất cả mọi người đều đi vào chuyển động này, nhưng với những lối tiếp cận khác nhau và cũng có nhiều sáng tạo, điều này rất tốt bởi vì không có một cách sống tính hiệp hành mà thôi. Điều đó được thể hiện và được hội nhập văn hóa, trong các nền văn hóa riêng, trong các khung cảnh riêng.
Trái lại, chúng ta thấy xuất hiện ở khắp nơi, thông qua kinh nghiệm hiệp hành, một sự tố giác rất mạnh mẽ chủ nghĩa giáo sĩ trị, và một số chủ đề là rất mạnh, như thách đố của việc lắng nghe, thách đố về một Giáo hội hòa nhập hơn, cởi mở hơn, thực sự dành chỗ cho tất cả mọi người, cách riêng các phụ nữ, nhưng cả những người có thể cảm thấy mình ở bên lề hay không có tiếng nói hơn. Một Giáo hội muốn đối thoại với xã hội, với những người khác. Và tôi tin rằng ngày nay chúng ta đang học hỏi để trở thành Giáo hội này hơn nữa, vốn đồng thời sống tình hiệp nhất, nhưng trong và qua sự đa dạng, chứ không phải là một sự hiệp nhất một màu vốn sẽ là một phong cách duy nhất áp đặt cho mọi người, và, từ lâu, cần phải nói điều này, đã là một phong cách châu Âu và Tây phương.
Vatican News : Sơ có những ví dụ về tính sáng tạo khiến Sơ cảm động không ?
Nữ tu Becquart : [Tôi nghĩ đến] một nữ tu phụ trách Công nghị trong giáo phận của mình ở Hoa Kỳ, nơi họ thực sự đã thực hiện một phương pháp hiệp hành hoàn toàn tuyệt vời, bằng cách đi khắp nơi không chỉ trong các giáo xứ, nhưng còn trong các trường học, ở các nơi dành cho người di cư. Và cũng có nhiều sự sáng tạo : họ đã làm ra những chiếc tất, những chiếc tất nhỏ với biểu tượng của THĐ như dấu hiệu về thách đố bước đi cùng nhau. Đó là một ví dụ nhỏ trong số các ví dụ khác.
Tôi cũng nghĩ trong một số khung cảnh, để thực sự chạm đến người dân, nó đã trải qua nhiều sự truyền thông trên các mạng xã hội, trên các đài truyền thanh, chẳng hạn tại một số giáo phận ở châu Phi nơi đây đó là phương tiện nói với người dân. Tôi tin rằng đó là Togo, nếu tôi không lầm, nơi họ đã đào tạo các nhà thừa sai của THĐ để đi đến từng nhà và lắng nghe mọi người để tham khảo ý kiến THĐ.
Tôi cũng nghĩ đến các nước này như Ý hay Tây Ban Nha, những nước đã thể hiện một sự năng động hiệp hành trong các nhà tù để đến lắng nghe các tù nhân. Một trong các nữ tu dòng Xavière của tôi, ở Tchad và làm việc nhiều với các trẻ em, đã tổ chức trong giáo xứ của mình một buổi tham khảo ý kiến THĐ rất hay với các trẻ em, các em cũng đã phát biểu và nói những điều rất hay mà chúng ta có thể nghe như tiếng nói của Chúa Thánh Thần.
Chúng tôi rất biết ơn khi thấy tất cả những gì đã được thực hiện, và tôi có thể nói rằng tôi đang, và tôi đã, và tôi vẫn hết sức cảm động khi chiêm ngắm cách thức mà Chúa Thánh Thần đang thôi qua THĐ này, và cách riêng cách thức mà THĐ đã thực sự được thực hiện trong các khung cảnh hết sức khó khăn, nơi các nước đang có chiến tranh, các nước đang chịu các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, các cuộc bạo lực. Tôi nghĩ đến Miến Điện, Haiti, Ucraina, Trung Phi, nơi phương pháp hiệp hành cũng được thực hiện, bất chấp những khó khăn lớn lao.
Vatican News : Sơ đã nói về các trẻ em. Làm thế nào nối kết các bạn trẻ, mà một THĐ gần đây đã dành cho họ? Làm thế nào để kết nói độ tuổi 20-30 này?
Nữ tu Becquart: Đúng là nhiều bản tổng kết hiệp hành đã làm sáng tỏ sự kiện là thật khó để đến kết nối các bạn trẻ. Nó khá thay đổi tùy theo các nước. Quả thật, tôi đã chứng kiến, một số bạn trẻ đã phát biểu trong cuộc tham khảo ý kiến THĐ về THĐ giới trẻ vào năm 2018. Và, vả lại, chính THĐ này về giới trẻ đã làm xuất hiện thách đố đối với Giáo hội trở thành một Giáo hội hiệp hành thực sự. Khi lắng nghe các bạn trẻ và phân định với họ, chúng ta có thể nói rằng các bạn trẻ đã đến đánh thức chiều kích hiệp hành của Giáo hội và đã làm sáng tỏ sự kiện rằng cách thức duy nhất truyền đạt đức tin ngày nay, đó là phong cách hiệp hành. Bởi vì các bạn trẻ muốn được lắng nghe, muốn trở thành những diễn viên, những nhân vật chính. Thông qua THĐ này, ngày nay, chúng ta nhận ra rằng không chỉ giới trẻ và do đó không chỉ mục vụ giới trẻ phải có tính chất hiệp hành, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết trong Tông huấn Christus vivit, nhưng toàn bộ mục vụ.
Một số nước đã thành công trong việc kết nối tốt với giới trẻ, đối với các nước khác thì khó khăn hơn. Nhưng chúng ta có thể chỉ ra sáng kiến tuyệt vời của THĐ kỹ thuật số mà, qua việc lắng nghe được thực hiện trên các mạng xã hội theo nhiều cách thức, dù sao đã cho phép lắng nghe được nhiều bạn trẻ. Điều đó phải được tiếp tục. Chúng ta đã nhấn mạnh nhiều đến sự kiện rằng đối với giai đoạn lục địa này, chúng ta cũng nghĩ đến việc mời gọi các bạn trẻ đối thoại, đến kết nối với họ và việc họ cũng có mặt trong các hội nghị THĐ lục địa. Nhưng tôi tin rằng chúng ta cũng có thể dựa vào tiếng nói của các bạn trẻ, một tiếng nói đã đến thông qua THĐ về giới trẻ, và hoàn toàn đi theo cùng hướng với tất cả những gì rút ra từ cuộc tham khảo THĐ hôm nay.
Vatican News: Đâu là mối liên hệ giữa Năm Thánh 2025 và THĐ này mà khóa họp thứ hai của nó sẽ kết thúc vào năm 2024, năm trước đó?
Nữ tu Becquart: Chúng ta đang chuẩn bị Năm Thánh này, thông qua một lộ trình kéo dài nhiều năm đặc biệt nhằm xem xét lại và tiếp tục thích nghi, và nhất là vận dụng, các bản văn của Công đồng Vatican II. Như một thần học gia đã diễn tả, Ormond Roche, thần học gia người Úc, đã nói, “tính hiệp hành, đó là Công đồng trong một từ, tóm lại là Công đồng”. THĐ này hoàn toàn là một thành quả của Công đồng và phải giúp, và đã giúp, tiếp tục việc đón nhận Công đồng Vatican II. Vì thế, tôi tin rằng cuối cùng thì đó cùng là cùng một sự năng động, sự năng động hiệp hành, việc chuẩn bị các Hội nghị của THĐ, và việc chuẩn bị Năm Thánh.
Và cách riêng tôi muốn nhấn mạnh rằng năm 2025, đó là để mừng kỷ niệm Công đồng Nixêa, và THĐ này có một chiều kích đại kết hết sức quan trọng, vì đó cũng chính là sự năng động này của hành trình hướng đến sự hiệp nhất Kitô hữu. Tính hiệp hành là một thách đố rất quan trọng. Trên con đường này, chúng ta cũng phải lắng nghe các Kitô hữu của các Giáo hội khác, làm phong phú lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau. Các Giáo hội khác cũng có một kinh nghiệm hiệp hành. Vì thế, tôi tin rằng việc chuẩn bị Năm Thánh, vốn cũng mang nơi nó chiều kích đại kết này, rất phù hợp với THĐ này, vốn có một soi sáng rất quan trọng cho thách đố theo đuổi và thậm chí là tăng cường đối thoại với các anh em Kitô hữu của chúng ta từ các Giáo hội khác.
———————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : vatican news)
Tags: năm thánh 2025, Phanxicô-I, synode
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO