CUỘC GẶP GỠ HỢP LỰC GIỮA CÁC ĐAN VIỆN Ý

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 14th, 2022. Posted in Thế Giới, Tu sĩ, Tý Linh

Khoảng 80 nữ tu thuộc các dòng tu khác nhau đã quy tụ ở Rôma vào tháng Mười Một để xem xét các nhu cầu hành chánh và tài chánh của các cộng đoàn và chia sẻ ý kiến. Như một nữ tu giải thích, « chúng tôi cầu nguyện, vâng, nhưng cũng như tất cả mọi người, chúng tôi có các nhu cầu và chúng tôi làm việc để kiếm tiền ». Các nữ đan sĩ đưa ra lời kêu gọi tới chính phủ Ý và Giáo hội.

Trong khi chờ đợi sự trợ giúp đến « từ trên » – không phải từ trời, nhưng từ chính phủ Ý, vốn « loại trừ » họ khỏi tiền bảo hiểm, tiền trợ cấp, ưu đãi thuế, hay các tổ chức của Giáo hội mà đôi khi họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một cuộc đối thoại « xây dựng và sáng tạo hơn » – , các nữ tu trên khắp nước Ý đã quyết định xắn tay áo và tự mình hoạt động.

Hay đúng hơn, đó là những gì họ làm từ nhiều năm qua. Nhưng hiện nay, gần đến mùa Đông và cuộc khủng hoảng năng lượng, với những tòa nhà rộng đến chục nghìn mét vuông có nguy cơ ở trong giá lạnh, cùng với khó khăn kiếm được các sản phẩm và thực phẩm hợp vệ sinh, thì điều cần thiết là phải « kết thành mạng lưới » để làm cho tiếng nói của thành phần của dân chúng này vang vọng hơn, một thành phần mà bất chấp cuộc khủng hoảng ơn gọi, vẫn còn quan trọng.

Từ Sicile đến Trentin, khoảng 80 nữ tu dòng Clara, Xitô, Biển Đức hay Cát Minh, và nhiều nữ tu thuộc các dòng khác, đã quy tụ về Rôma vào đầu tháng Mười Một để « hiểu rõ hơn các nhu cầu ở cấp độ quản lý kinh tế, hành chánh và tài chánh của các đan viện » và chia sẻ những thực hành tốt nhất về cách thức hành động trên thị trường.

« Chúng tôi là những tổ chức theo giáo luật về mặt pháp lý được công nhận bởi Tòa Thánh và các tỉnh. Nhưng liên quan đến các ưu đãi thuế hay khả năng tiếp cận các khoản đóng góp, etc., thì chúng tôi chẳng là gì cả », nữ tu Chiara Lacchetti, dòng Phanxicô, người khởi xướng cuộc gặp gỡ này, giải thích. Bằng giọng gần giống phát thanh viên, gọi điện thoại trong giờ giải lao, nữ tu này không nói để phàn nàn hay gây tranh cãi. Sơ chỉ ghi nhận một thực tế : tất cả các dòng tu phải tự lo cho mình và đi làm. « Vâng, những chúng ta hãy rõ ràng. Nhu cầu làm việc bắt nguồn từ nhu cầu về « sức khỏe tinh thần », bởi vì công việc cho phép cân bằng sức lực, truyền năng lượng, phát triển khả năng sáng tạo mà mỗi người chúng tôi vun trồng như một món quà của Thiên Chúa ».

Tất nhiên, lao động là một nhu cầu cần thiết : « Nhu cầu kiếm tiền », Sơ giải thích. « Chắc chắn, cuộc sống của chúng tôi được tạo nên từ việc cầu nguyện, nhưng cũng có những chi phí phải trả, những nhu cầu y tế, bảo trì nhà cửa. Và nhà của chúng tôi không phải là 90 mét vuông hay thậm chí mười ngàn. Vì thế, điều rất quan trọng đối với chúng tôi là có thu nhập ».

Và nếu bây giờ chúng ta nghĩ đến vấn đề sưởi ấm, với giá năng lượng cao, thì đó cũng là một vấn đề lớn. « Chúng tôi đã thấy mình giống như tất cả mọi người khi thấy hóa đơn của mình tăng gấp ba lần ngay cả trong những tháng mùa Hè, và chúng tôi vẫn chưa bật máy sưởi ! Một số người cố gắng thoát khỏi đó càng nhiều càng tốt hay hợp lý hóa. Nhưng hãy nghĩ đến các nữ tu ở miền nùi hoặc các cộng đoàn có các nữ tu già và bệnh tật ». Ý tưởng là tạo ra một hình thức hợp lực trong đó tất cả các cộng đoàn đoàn kết với nhau để thương lượng với một người quản lý để duy trì giá năng lượng ở mức thấp : « Chúng ta hãy hy vọng, nếu không chúng ta sẽ sống trong giá lạnh trong một thời gian ».

Chủ đề này và nhiều chủ đề khác đã được các nữ tu đề  cập trong đại hội ở Rôma. « Chúng tôi quy tụ lại với nhau chủ yếu để chia sẻ các thực hành gây quỹ và truyền thông. Chúng tôi đã cố gắng hiểu cùng nhau liệu các cộng đoàn của chúng tôi và nhất là các tài sản của chúng tôi có được tiếp cận với ngân quỹ của PNRR (kế hoạch tái khởi động và phục hồi quốc gia) hay không ». Các tài sản có một giá trị lịch sử, kiến trúc, quan trọng mà « đến thời điểm hiện tại, hầu như vẫn để trống và với chi phí quản lý cao. Nhiều cộng đoàn không còn khả năng đảm nhận chúng. Cần thiết phải hiểu sự vận hành của việc gây quỹ chủ yếu bắt nguồn từ điều đó ».

Đồng quan điểm, các nữ tu đã chia sẻ những kinh nghiệm làm việc khác nhau của họ. Chẳng hạn, các nữ tu dòng Trappe ở Valserna đã nói về xưởng mỹ phẩm và các trang trại nông nghiệp nơi họ sản xuất các sản phẩm khác nhau. Trái lại, từ đan viện Potenza đã có kinh nghiệm về hợp tác làm bánh mì, được kế thừa bởi một trong các nữ tu. Các nữ tu dòng Biển Đức của Sant’Anna ở Bastia Umbra đã giải thích rằng gần đây họ bắt đầu sử dụng vùng đất mà họ sở hữu hay vùng đất xung quanh đan viện để thu hoạch ôliu và trồng mạch nha, lúa mì và các loại ngũ cốc khác. Sơ Chiara nói : « Họ đã thành công trong việc ngăn chặn các công ty mua sản phẩm trồng trọt và đưa nó ra thị trường ». « Chúng tôi làm việc rất nhiều nhưng sau đó, khi chúng tôi bán, chúng ta không có mã số thuế giá trị gia tăng, nên chúng tôi không thể truy cập vào các cửa hàng, chúng tôi phải luôn đưa ra các yêu cầu cung cấp miễn phí mà, hầu hết thời gian, không tương ứng với giá thành vật liệu hay thời gian dành cho sản xuất ».

Trong trường hợp các nữ tu Biển Đức, một thương hiệu cũng đã được tạo ra : Bottega delle Monache. « Họ không nói rõ nữ tu nào. Ý tưởng là những người khác cũng vậy, có khả năng tạo ra các sản phẩm tương tự, có thể tham gia dưới cùng nhãn hiệu này. Nó không còn là của tôi nữa, nhưng là của chúng ta ». Đối với nữ tu Chiara, đó là chìa khóa cho tương lai của chính đời sống thánh hiến : « Tạo ra sự hợp lực ! Cho đến một vài năm trước, chúng tôi tiếp tục tự quy chiếu đến mình giữa các dòng khác nhau. Chúng tôi đã hiểu rằng chúng tôi có sự khác biệt về đặc sủng, nhưng trên bình diện thực tế, chúng tôi gặp phải những vấn đề giống nhau.

Vì thế, điều quan trọng là đoàn kết lại với nhau, cũng vì một nữ tu trước chúng tôi đã có thể tìm ra những giải pháp vốn có thể trở thành di sản của tất cả mọi người. Bên cạnh thực tế là, ở Ý, sự hiện diện của kỹ thuật số đang giảm nhanh chóng và do đó, khi chúng tôi ngày càng ít đi, thì việc nhóm lại với nhau là một sự trợ giúp tuyệt vời ».

Dù mạnh mẽ, đoàn kết và có năng lực, thế nhưng các nữ tu vẫn cần sự hỗ trợ. Vì thế, họ kêu gọi chính phủ Ý : « Chúng tôi đã nhận ra rằng chúng tôi vẫn nằm ngoài mọi hệ thống trợ cấp hoặc tiền bảo hiểm. Chúng tôi yêu cầu rằng chẳng hạn chúng ta tạo ra những chuẩn mực bao gồm những kinh nghiệm như kinh nghiệm của chúng tôi, để mọi thứ không phải lúc nào cũng phụ thuộc vào quà tặng ».  Trong Giáo hội, các nữ tu yêu cầu một cuộc đối thoại có tính xây dựng hơn : « Nhiều người sống trong huyền thoại : « Nhưng các sơ không nhận được 8xmille* (ndlr : Thuế dành cho Giáo hội) à? ». Không, chúng tôi không nhận được sự hỗ trợ trực tiếp. Tất nhiên, sự trợ giúp của Hội đồng Giám mục Ý hay sự giúp đỡ của cá nhân các Giám mục là không thiếu, nhưng có thể nói rằng đôi khi có sự cảm thông lớn hơn, đôi khi ít hơn ».

 Tý Linh

(theo Vatican News)

——————————–

* 8xmille là một phần trong tổng doanh thu IRPEF (thuế thu nhập cá nhân) mà Nhà nước Ý cung cấp cho: mục đích “xã hội hoặc nhân đạo” do Nhà nước quản lý hoặc “tôn giáo hoặc từ thiện” do các cơ sở tôn giáo quản lý bằng cách yêu cầu người nộp thuế hàng năm chỉ ra người mà nó nên được dành cho.

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Hai 2024
H B T N S B C
« Th11    
  1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31