« TOTUM AMORIS EST », TÔNG THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VỀ THÁNH PHANXICÔ SALÊ
Thánh Phanxicô Salê, Giám mục Genève, tiến sĩ Hội Thánh và là đấng sáng lập dòng Đi Viếng, được Đức Thánh Cha vinh danh nhân kỷ niệm 400 năm ngày mất của ngài. Đức Thánh Cha đề cập đến những điểm nổi bật trong linh đạo của ngài, được bén rễ trong đức ái, bằng cách trình bày nó như điểm quy chiếu « cho sự thay đổi thời đại mà chúng ta đang sống ».
Một Giám mục thánh thiện thuộc xứ Xa-voa của thế kỷ 17 vấn có thể nói với các tín hữu của thế kỷ 21 này ? Vâng, Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời chúng ta qua một tông thư dài khoảng 20 trang nói về thánh Phanxicô Salê – qua đời ngày 28/12/1622 – được công bố hôm 28/12/2022.
Đức Thánh Cha giúp cho chúng ta biết rõ hơn hành trình trần thế của vị mục tử và nhà giảng thuyết không biết mệt mỏi này của « Thế kỷ vĩ đại », được đánh dấu bằng những cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Pháp và bởi những cuộc chiến tranh tôn giáo.
Từ trái tim của Thiên Chúa đến trái tim của con người
Chúng ta khám phá nơi ngài một vị thánh có « cá tính », một người quan sát tinh tế các vấn đề và đặc điểm của thời ngài, nhưng cũng chú ý đến sự phức tạp của trái tim con người, mà chính ngài đã cảm nghiệm qua những khủng hoảng và thăng hoa. Đức Thánh Cha viết : « Tại ngôi trường Nhập Thể, ngài đã học cách đọc lịch sử và sống ở đó một cách tự tin ».
« Phong cách sống tràn đầy Thiên Chúa » của ngài dạy rằng đức tin « trước hết là một thái độ của tâm hồn », rằng « kinh nghiệm về Thiên Chúa là một điều hiển nhiên đối với tâm hồn con người ». « Ngài chỉ biến thành giáo lý những gì ngài đã sống và giải mã một cách nhạy bén, được Chúa Thánh Thần soi sáng, trong hoạt động mục vụ độc đáo và đổi mới của ngài ».
Tất cả thuộc về tình yêu
Với nhiều trích dẫn từ vị thánh tiến sĩ, Đức Thánh Cha khám phá cách rộng rãi hơn linh đạo của thánh nhân.
Như thánh Phanxicô Salê viết trong một cuộc trao đổi thiêng liêng, « chính bái ái và tình yêu mang lại giá trị cho các công việc của chúng ta ». Tình yêu, được thể hiện cách đặc biệt qua sự dịu dàng, là nền tảng của linh đạo Salêdiêng – và Đức Thánh Cha làm nổi bật điều này ngay trong tựa đề của tông thư, Totum amoris est (« Tất cả thuộc về tình yêu ») (Khảo luận về Tình Yêu của Thiên Chúa). « Nguồn mạch của tình yêu lôi cuốn tâm hồn này là cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô », Đức Thánh Cha nêu rõ, cách đặc biệt trên thánh giá, tột đỉnh của đức ái của Chúa Kitô.
Thánh Phanxicô Salê cũng học cách « không từ chối hay ước muốn điều gì », không phải bằng thuyết vô vi hay duy ý chí, nhưng bằng cách sống sự phó thác qua việc « chiêm ngắm chính cuộc sống của Chúa Con nhập thể ».
Đức Thánh Cha ca ngợi khả năng của thánh Phanxicô Salê trong việc dung hòa « chiêm niệm và hành động », do đó vượt quá « bất kỳ sự cứng nhắc vô ích nào hay sự khép kín nơi chính mình », bằng cách tự hỏi « ở mỗi thời khắc, đối với mỗi chọn lựa, trong mỗi hoàn cảnh của cuộc sống, đâu là tình yêu lớn lao nhất ».
Là bậc thầy trong nghệ thuật phân định, được hình thành bởi nhiều tình bạn thiêng liêng, thánh nhân đã biết dẫn đến « thái độ nội tâm kết hợp tư tưởng với cảm xúc, lý trí với tình cảm, mà ngài sẽ gọi thái độ này là « Thiên Chúa của tâm hồn con người » ».
Một linh đạo được ghi khắc trong cuộc sống hằng ngày
Đức Thánh Cha cũng dừng lại ở « mối tương quan hạnh phúc giữa Thiên Chúa và con người » được thánh Phanxicô Salê đề nghị, một điệu vũ hài hòa giữa ân sủng thần linh và sự tự do của con người cho phép con người bộc lộ. Ân sủng này « giúp chúng ta hiểu rằng chúng ta hoàn toàn được đi trước bởi tình yêu của Thiên Chúa, và ân huệ đầu tiên của Người chính là được đón nhận bởi tình yêu của Người. Thế nhưng, mỗi người có bổn phận cộng tác vào việc thành tựu của mình, bằng cách tin tưởng dang rộng đôi cánh trước hơi thở của Thiên Chúa ».
Cũng có vấn đề về « lòng sùng kính » và « sự xuất thần », những từ mang màu sắc cổ xưa và thần bí, nhưng trên thực tế lại thích đáng đối với mọi tín hữu. Từ đầu tiên, vốn nuôi dưỡng lòng bác ái, đúng hơn « là một phong cách sống, một cách hiện hữu trong cái cụ thể của cuộc sống thường ngày. Nó tập hợp và mang lại một ý nghĩa cho những điều bé nhỏ của cuộc sống hằng ngày, thức ăn và quần áo, công việc và giải trí, tình yêu và sự phong nhiêu, sự quan tâm đến nghĩa vụ nghề nghiệp ». Từ thứ hai là « sự dư dật hạnh phúc của đời sống Kitô hữu, vượt lên trên sự tầm thường của việc chỉ tuân giữ », một cuộc sống « vốn đã khám phá lại những nguồn mạch của niềm vui, chống lại mọi khô khan, chống lại mọi cám dỗ khép kín nơi chính mình ».
Đối diện với một sự thay đổi thời đại
Trong tông thư này, Đức Thánh Cha giúp hiểu rằng linh đạo Salêdiêng và tấm gương của thánh Phanxicô Salê vẫn còn là ánh sáng cho ngày nay.
Đức Thánh Cha Phanxicô không che giấu sự ngưỡng mộ của mình đối với vị thánh cùng tên nổi tiếng này : « Tôi đã nhận thấy sự linh hoạt và khả năng nhìn thấu đáo của ngài ». « Suy tư của ngài về đời sống thiêng liêng có một giá trị thần học nổi bật ». « Chúng ta trở thành thần học gia trong lò luyện cầu nguyện », Đức Thánh Cha khẳng định và đồng thời ghi nhận tầm quan trọng của « đời sống Giáo hội » đối với thánh Phanxicô Salê. « Thần học cũng phải chịu đựng văn hóa cá nhân chủ nghĩa, nhưng thân học gia Kitô giáo phát triển tư tưởng của mình bằng cách hòa mình vào cộng đoàn, bằng cách bẻ bánh Lời Chúa ở đó ».
Người mà « ảnh hưởng thừa tác vụ Giám mục đối với châu Âu thời đó và các thế kỷ tiếp theo dường như rất lớn », đang nói với một « thế giới rất khao khát Thiên Chúa ». « Đặc biệt, ngài là người giải thích đặc biệt về sự thay đổi thời đại và là người hướng dẫn các linh hồn trong một thời đại khao khát Thiên Chúa theo một cách thức mới ». Thánh Phanxicô Salê có « trực giác về một sự thay đổi trong hành động và về yêu cầu, hoàn toàn Tin Mừng, để hiểu làm thế nào có thể sống trong đó ».
Thách thức này tìm thấy tiếng vang trong thế giới hiện nay. « Đó là những gì đang chờ đợi chúng ta như một nhiệm vụ thiết yếu cho sự thay đổi thời đại mà chúng ta đang trải qua : một Giáo hội không quy chiếu về mình, thoát khỏi mọi tính trần tục nhưng có khả năng sống trong thế giới, chia sẻ cuộc sống của con người, bước đi cùng nhau, lắng nghe và đón tiếp ». Thánh Phanxicô Salê, người đã dựa trước tiên vào ân sủng của Thiên Chúa, « mời gọi chúng ta ra khỏi sự bận tâm thái quá về chính mình, về các cơ cấu, về hình ảnh mà chúng ta mang lại trong xã hội và đúng hơn tự hỏi đâu là những nhu cầu cụ thể và những mong đợi thiêng liêng của người dân của chúng ta. Vì thế, cả ngày nay nữa, điều quan trọng là đọc lại một số những chọn lựa quan trọng của ngài, để sống sự thay đổi bằng sự khôn ngoan của Tin Mừng ».
Ơn gọi nên thánh phổ quát
Cùng với thánh Jeanne-Françoise de Chantal -, thánh Phanxicô Salê, vốn luôn ao ước rằng mỗi tín hữu, dù bậc sống là gì, có thể sống đức tin của mình cách tròn đầy, cũng cho thấy rằng « sự thánh thiện không phải là đặc quyền của giai cấp này hay giai cấp kia » (thánh Phaolô VI). Đức Thánh Cha nhấn mạnh : « Đi qua thành đô trần thế trong khi vẫn gìn giữ nội tâm, kết hợp khát vọng hoàn thiện với mỗi bậc sống, bằng cách tìm lại một trung tâm không tách rời với thế giới nhưng học cách sống trong đó, đánh giá cao nó, bằng cách cũng học biết giữ khoảng cách. Đó là ý định của ngài, và điều đó tiếp tục là một bào học quý giá cho mỗi người nam và người nữ trong thời đại chúng ta ».
Mong muốn của thánh Phanxicô Salê, bổn mạng các nhà báo, như thế báo trước « chủ đề của công đồng về ơn gọi nên thánh phổ quát ».
Chứng tá về đức hạnh, sự lạc quan và lòng nhân từ của ngài đã sinh hoa kết trái lúc ngài còn sống, và còn hơn nữa sau cái chết của ngài. Đức Thánh Cha nhìn nhận : thánh Phanxicô Salê vĩnh viễn là một phần của những người « thúc đẩy chúng ta bước đi trên con đường độc nhất và đặc thù mà Chúa đã nghĩ ra cho chúng ta ».
Tý Linh
(theo Vatican News)
Tags: các thánh-nhân vật, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO