PHIÊN TÒA Ở VATICAN : CÁC YÊU CẦU CỦA CHƯỞNG LÝ

Written by xbvn on Tháng Bảy 27th, 2023. Posted in Luân lý, Thế Giới, Tý Linh

Chưởng lý của Vatican đã yêu cầu các bản án từ hơn 4 năm đến hơn 13 năm tù, ngoài các hình phạt tài chính, đối với mười bị cáo xuất hiện từ tháng 7/2021 trước tòa án hình sự của Vatican vì tội gian lận, lạm tiêu công quỹ, lạm quyền, rửa tiền, tham nhũng và tống tiền.

Phiên tòa ngày 25/7/2023

7 năm 3 tháng tù giam, cũng như số tiền phạt 10329 euro và cấm thi hành chức vụ công cộng suốt đời. Đó là điều mà vị chưởng lý, Alessandro Diddi, đã yêu cầu vào ngày thứ sáu của bản cáo trạng, đối với Hồng y Angelo Becciu, bị cáo buộc, trong phiên tòa xét xử về các khoản đầu tư tài chính của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ở Luân Đôn, về lạm quyền, lạm tiêu công quỹ và tham nhũng. Phiên điều trần thứ sáu mươi bảy của phiên tòa hình sự Nghị định thư 45/19, trong vòng chưa đầy một giờ, đánh dấu một “bước quan trọng” của phiên tòa kéo dài này, bắt đầu vào ngày 27/7/2021. Không có bị cáo nào có mặt trong phòng đa năng của Bảo tàng Vatican.

Các biện pháp trừng phạt cần thiết cho các nhân vật chính khác của quá trình

Đối với Đức ông Mauro Carlino, bị buộc tội tống tiền và lạm dụng quyền lực, 5 năm 4 tháng tù giam đã được yêu cầu, ngoài án cấm thực thi chức vụ công cộng suốt đời và số tiền phạt 8000 euro.

Đối với Enrico Crasso, bị coi là chịu trách nhiệm về tội rửa tiền và tự rửa tiền, gian lận, lạm tiêu công quỹ, lạm quyền, tham nhũng, tống tiền, nhận thức không đúng đắn về giải ngân gây nguy hại cho Thành quốc Vatican, giả mạo giầy tờ công do một tư nhân thực hiện, giả mạo giấy tờ cá nhân, nhận thức không đúng đắn về việc ứng tiền ra gây phương hại cho Thành quốc, 9 năm 9 tháng thù giam được yêu cầu, ngoài án cấm thực thi chức vụ công cộng suốt đời và số tiền phạt 18000 euro.

Đối với Tommaso Di Ruzza, bị buộc tội lạm quyền và vi phạm nghĩa vụ vốn có đối với chức vụ công cộng, bị đề nghị 4 năm 3 tháng tù giam, ngoài án cấm tạm thời thực thi chức vụ công cộng và số tiền phạt 9600 euro.

Đối với Cecilia Marogna, bị buộc tôi lạm tiêu công quỹ, bị đề nghị 4 năm 8 tháng tù giam, cấm thực thi chức vụ công suốt đời và số tiền phạt 10329 euro.

Đối với Raffaele Mincione, bị buộc tội tự rửa tiền, gian lận, lạm tiêu công quỹ, tham nhũng, bị yêu cầu 11 năm 5 tháng tù, cũng như cấm thực thi chức vụ công vĩnh viễn và số tiền phạt 15450 euro.

Đối với Nicola Squillace, bị buộc tội rửa tiền và tự rửa tiền, gian lận và lạm tiêu công quỹ, bị đề nghị 6 năm tù giam, đình chỉ hành nghề và phạt 12500 euro.

Đối với Fabrizio Tirabassi, bị buộc tội rửa tiền và tự rửa tiền, lạm tiêu công quỹ, lạm quyền, tham nhũng, gian lận và tống tiền, bị đề nghị 13 năm 3 tháng tù giam, cấm thực thi chức vụ công suốt đời và phạt 18750 euro.

Đốiv ới Gianluigi Torzi, bị buộc tội rửa tiền và tự rửa tiền, lạm tiêu công quỹ, tham nhũng, gian lần, tống tiền, bị yêu cầu 7 năm 6 tháng tù giam, cấm suốt đời thực thi chức vụ công và phạt 9000 euro.

 Đối với René Brülhart, bị buộc tội lạm quyền, được yêu cầu 3 năm 8 tháng tù, cấm tạm thời thực thi chức vụ công và phạt 10 239 euro.

Các bản cáo trạng được thêm vào các vụ tịch thu khác nhau, với số tiền vài triệu euro, và được thêm vào các yêu cầu đối với các công ty liên quan: Logsic Humanitarne Dejavnosti; Family Office Prestige; Sogenel Capital Investissement; Finances HP.

Các tiêu chí đánh giá của Văn phòng Chưởng lý

Trước khi tuyên bố bản cáo trạng, các tiêu chí truyền cảm hứng cho Văn phòng Chưởng lý để biên soạn các yêu cầu đã được minh họa. Cụ thể, Bộ luật hình sự có hiệu lực ở Thành quốc Vatican, được gọi là Zanardelli, có từ năm 1889, đã được đề cập, tuy nhiên không có “một phương pháp xử lý kỷ luật”. Chẳng hạn, một “nguyên tắc truyền cảm hứng” đã được tìm thấy trong điều 21 của Luật cơ bản của Thành quốc Vatican, được Đức Phanxicô ban hành vào ngày 13/5/2023, có nội dung như sau: “Trong việc áp dụng luật, thẩm phán lấy cảm hứng từ nguyên tắc công bằng khôi phục công lý và thúc đẩy việc hòa giải giữa các bên. Hơn nữa, trong vấn đề hình sự, thẩm phán tuyên án trên cơ sở cải tạo người phạm tội, tái hòa nhập và khôi phục trật tự pháp lý bị vi phạm”. Xét thấy rằng cho đến này “các đề nghị bồi thường thiệt hại” vẫn chưa được thực hiện, nên các yêu cầu đã được thực hiện “luôn hướng tới mức thấp nhất” do nhà lập pháp xác định.

Một tuyên bố mới về việc bào chữa cho ĐHY Becciu

Sau phiên điều trần, lần cuối cùng trước kỳ nghỉ hè, các luật sư Maria Concetta Marzo và Fabio Viglione, người bào chữa cho ĐHY Becciu, đã đưa ra một thông cáo báo chí. “ Các yêu cầu của Chưởng lý không tính đến kết quả của phiên tòa, vốn đã chứng minh sự vô tội tuyệt đối của Đức Hồng y đối với hoạt động liên quan đến tòa nhà ở Luân Đôn và đối với tất cả các cáo buộc khác”. “Liên quan đến các yêu cầu của Chưởng lý, dù chỉ là một ngày [giam tù], đó sẽ không phải là một hình phạt công bằng”.

Tý Linh

(theo Vatican News)

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30