DÁM CHO THẤY NHỮNG YẾU ĐUỐI CỦA MÌNH
Kitô hữu không thể “loan báo Chúa Giêsu-Kitô cứu độ” nếu “tự sâu xa họ không cảm nhận Ngài”, nếu họ che giấu những yếu đuối của mình, nếu họ không nhìn nhận mình tội lỗi “cách cụ thể”, vì lý do này hay lý do kia.
Đó là tuyên bố của Đức Phanxicô trong bài giảng lễ ngày 14.6.2013, tại nhà nguyện thánh Mátta, trước sự hiện diện của các nhân viên của Bộ Giáo Sĩ.
Trích dẫn thánh Phaolô trong bài đọc I (2Cr 4, 7-15), Đức Thánh Cha đã so sánh các Kitô hữu với “những bình gốm vô giá trị” đang sống “cuộc đối thoại cứu độ” với “sức mạnh của Chúa Giêsu cứu độ”.
Cuộc đối thoại này phải được thực hiên theo khuôn mẫu được thánh Phaolô đưa ra: “Nhiều lần [thánh Phaolô] đã nói, như một điệp khúc, về tội lỗi của mình: “Tôi đã từng là người bách hại Hội Thánh…Tôi đã bách hại…”…Ngài cảm thấy mình là tội nhân.”
Nói cách khác, “mỗi khi thánh Phaolô nói về lý lịch của mình…thì ngài cũng nói đến những ‘yếu đuối’ của ngài, những tội lỗi của ngài. Trái lại, người ta “luôn có cám dỗ về lý lịch, và che giấu đôi chút những ‘yếu đuối’ của mình để người ta không thấy chúng rõ quá”.
Khuôn mẫu của thánh Phaolô cũng có giá trị “đối với các linh mục”: những ai “chỉ khoe khoang về lý lịch của mình…” thì cuối cùng sẽ “tự dối mình” vì ta không thể “loan báo Chúa Giêsu Kitô cứu độ” nếu “tự sâu xa ta không cảm nhận Ngài”.
Nó hệ tại “trở nên khiêm hạ, nhưng là một sự khiêm hạ thực sự, với danh xưng và tên họ: :Tôi là kẻ có tội về điều này, điều này và điều này”. Như thánh Phaolô làm”. Vấn đề không phải là trình bày mình dưới một hình ảnh sai lạc, “ngây thơ”.
Sự khiêm hạ của người Kitô hữu phải “cụ thể”: “Tôi là một bình gốm vô giá trị về điều này, điều này và điều này”.
“Kho tàng” duy nhất mà người Kitô hữu có thể khoe khoang là “ Chúa Giêsu cứu độ, thập giá của Chúa Giêsu-Kitô”. Và nó được kèm theo bằng việc “xưng thú tội lỗi” vì chỉ như thế mà “cuộc đối thoại là Kitô và Công giáo, cụ thể”.
Cũng thế, “ơn cứu độ của Chúa Giêsu Kitô là cụ thể”: “Chúa Giêsu Kitô không cứu độ với một ý tưởng, với một chương trình trí thức. Ngài cứu độ bằng thân xác của Ngài, với sự cụ thể của thân xác. Ngài đã tự hạ và đã làm người, ngài đã làm người cho đến cùng”.
Tý Linh
Theo ZENIT
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO