TÍNH HIỆP HÀNH « KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỀU SÁO RỖNG » NHƯNG LÀ MỘT KINH NGHIỆM HẰNG NGÀY
Cuộc họp báo vào thứ Hai, ngày 16/10/2023, đã giúp minh họa các chủ đề của công việc buổi sáng của Thượng hội đồng: từ công việc truyền giáo đến đối thoại liên tôn, bao gồm cả vai trò của phụ nữ trong việc phục vụ Giáo hội. Đại hội nhắc lại kỷ niệm 45 năm ngày Đức Gioan Phaolô II được bầu làm Giáo hoàng.
Trong thời gian Thượng hội đồng đang diễn ra tại Vatican, có rất nhiều chủ đề được đề cập. Ngay sáng thứ Hai tuần này, “ý nghĩa thực sự của tính hiệp hành, sự phong phú của tính đa dạng, vai trò của người được rửa tội trong Giáo hội, hoạt động truyền giáo, đối thoại đại kết và đối thoại liên tôn, vai trò của phụ nữ trong viễn cảnh chức phó tế nữ, sự tiến triển kỹ thuật số, không quên những người trẻ đến từ các nước nghèo, những người hoàn toàn không được tiếp cận với những công nghệ hiện đại nhất ” đã được đề cập. Đó là những gì đã được cho biết trong cuộc họp báo được tổ chức chiều 16/10 với các nhà báo tại Phòng Báo chí Tòa Thánh.
Xem xét các báo cáo đầu tiên
Phiên họp “mở đầu với lời cám ơn gửi đến Đức Thánh Cha vì tông huấn của ngài dành riêng cho Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu được công bố ngày hôm qua”, Tổng trưởng Bộ Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban Thông tin, ông Paolo Ruffini, giải thích và đồng thời nhấn mạnh rằng cũng chính các tham dự viên Thượng hội đồng đã nhắc lại “với những tràng pháo tay dài, ngày kỷ niệm, rơi vào ngày hôm nay, việc bầu chọn Đức Gioan Phaolô II vào ngai tòa Phêrô và ngày kỷ niệm một số lễ thụ phong linh mục”. “Các báo cáo đầu tiên từ các nhóm nhỏ cũng đã được xem xét”, vị tổng trưởng cho biết và nói thêm rằng vào thứ Sáu vừa qua, một cuộc họp của Ủy ban thông thường của Thượng hội đồng đã đánh giá hành trình trải qua cho đến nay, nhấn mạnh “chất lượng và vẻ đẹp của việc lắng nghe”.
Tính hiệp hành không phải là một điều sáo rỗng
Từ diễn đàn, Cha Vimal Tirimanna thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, một nhà thần học người Sri Lanka, đã đưa ra một chứng từ dài về tiến trình hiệp hành được thực hiện trong Thượng hội đồng. Ngài nói : “Khi đến đây, tôi nghĩ tính hiệp hành là một điều sáo rỗng, nhưng tôi phải thay đổi quan điểm của mình. Thượng hội đồng đã bắt đầu cách đây ba tuần và tôi nhận ra rằng tính hiệp hành đã thực sự tồn tại ở đây”. Cha nhấn mạnh rằng điều này cũng được thể hiện qua cách sắp xếp các bàn ăn: “Khi bạn ngồi trong những chiếc bàn tròn, bên cạnh các Giám mục, Hồng y, phụ nữ và giáo dân, bạn nhận ra rằng mình đang ở trong một Giáo hội hiệp hành chứ không chỉ là kim tự tháp”. Cha muốn làm rõ một điều kiện, vốn không phải là ý tưởng của Đức Thánh Cha Phanxicô nhưng “hoàn toàn gợi nhớ đến Công đồng Vatican II”. Cha Tirimanna hy vọng rằng mô hình này cũng có thể được đưa ra “bên ngoài Thượng hội đồng”.
Cầu nguyện và chuẩn bị
Nữ tu Patricia Murray, thuộc Dòng Đức Trinh Nữ Maria và thư ký điều hành của Liên minh Quốc tế các Bề trên Tổng quyền, rất vui mừng khi thấy rằng tính hiệp hành ngày càng trở thành hiện thực. Sơ nói với các phóng viên rằng “từ hai mươi năm qua, trong cộng đoàn của tôi, tôi đã thử nghiệm tính hiệp hành bằng cách đặt Chúa Giêsu làm trung tâm và lắng nghe người khác. Tôi rất vui mừng khi thấy phương pháp này đã trở thành đặc thù của Thượng hội đồng và nó đang lan rộng khắp Giáo hội”. Sơ cũng giải thích rằng trong quá trình làm việc của Thượng hội đồng, “mọi tiếng nói đều được lắng nghe một cách hoàn toàn tự do. Chúng tôi đến với các nhóm nhỏ được chuẩn bị kỹ lưỡng để nhận thức tốt hơn. Chúng tôi cũng phải tận dụng tốt thời gian cầu nguyện, một chiều kích quan trọng khi chúng tôi xem xét những câu chuyện từ các anh em đến từ các quốc gia và nền văn hóa khác”.
Một ánh sáng chiếu soi bóng tối
Tông huấn mới đây về Thánh Têrêsa thành Lisieux đã làm cảm động Đức Giám mục phụ tá Praha, Đức Cha Zdenek Wasserbauer, người đã nhìn thấy trong tài liệu này một la bàn cho toàn thể Thượng hội đồng. Ngài nói với các nhà báo: “Trong quá trình làm việc này, tôi thấy rất rõ ràng rằng từ “sứ mạng” là điểm mấu chốt đối với chúng tôi. Và Thánh Thérèse Lisieux là đồng bảo trợ của các xứ truyền giáo”. Đức Cha coi tông huấn gần đây như một hướng dẫn, một ngọn hải đăng, vì hai lý do: “Lý do đầu tiên liên quan đến việc vị thánh này, khi vào Dòng Cát Minh, đã có ước muốn cứu các linh hồn. Rồi, tôi nhận ra rằng ở đây, 400 thành viên đến với nhau mỗi ngày để tìm kiếm lợi ích cho người khác, cho phần rỗi của họ. Lý do thứ hai liên quan đến đêm tối mà Thánh Thérèse thành Lisieux cảm thấy trong tâm hồn vào năm 1856. Một số người nói rằng ngay cả ngày nay, Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba cũng đang trải qua bóng tối: ở đây, Thượng hội đồng là ánh sáng chiếu soi bóng tối”.
Quan tâm đến sự đau khổ
Trả lời câu hỏi của một số nhà báo về việc liệu nỗi đau của người LGBTQ+ đã được đề cập hay không, Sơ Murray nói rằng “vấn đề về nỗi đau khổ đã được đề cập trong những nhóm nhỏ. Chúng tôi đã cố gắng hiểu làm thế nào Giáo hội, trong lĩnh vực phụng vụ và mục vụ, có thể có thể giúp hiểu rằng Giáo hội xin lỗi về nỗi đau đã gây ra. Có một nhận thức tuyệt vời.” Một phóng viên cũng hỏi liệu vấn đề chúc lành cho các cặp đồng giới có được đề cập không. Vị Tổng trưởng giải thích rằng câu hỏi này “không phải là trọng tâm” và có nhiều cuộc thảo luận hơn về đào tạo, các thừa tác vụ chức thánh, sự lựa chọn ưu tiên cho người nghèo và về chủ nghĩa thực dân. Paolo Ruffini nói thêm rằng giáo huấn Công giáo là trọng tâm của mọi việc được thực hiện tại Thượng hội đồng.
Các Giám mục Trung Quốc
Hơn nữa, khi xác nhận tin tức rằng các Giám mục Trung Quốc có mặt tại Thượng hội đồng sẽ rời khỏi công việc vào ngày mai, chính Paolo Ruffini giải thích rằng “họ sẽ phải làm như vậy vì những lý do mục vụ kêu gọi họ trở về giáo phận của mình”.
Tý Linh
(theo Federico Piana, Vatican News)
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI QUAY TRỞ LẠI VỚI LỊCH SỬ TRONG VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC ?
- ĐỨC PHANXICÔ: ‘TÀI LIỆU CHUNG KẾT CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG LÀ MỘT PHẦN CỦA HUẤN QUYỀN GIÁO HOÀNG’
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TRONG LỄ CHÚA KI-TÔ VUA: CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA TÌM THẤY ÁNH SÁNG VÀ Ý NGHĨA NƠI TÌNH YÊU
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA KITÔ VUA: ĐỨC GIÊSU LÀ ‘VUA’ CỦA TÔI KHÔNG?
- ĐỨC PHANXICÔ THÔNG BÁO NGÀY PHONG THÁNH CHO CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA