CHÚC LÀNH CHO CÁC CẶP ĐỒNG TÍNH, MỘT SỰ CHỐNG ĐỐI MỚI LẠ
Việc công bố một bản văn của Vatican cho phép các linh mục chúc lành các cặp đồng tính luyến ái đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích mới lạ trong lịch sử đương đại của Giáo hội Công giáo. Đến mức một số nhà quan sát tin rằng sự hiệp nhất của Giáo hội có thể bị đe dọa.
Việc cử hành các ngày lễ Giáng Sinh sẽ tạm dừng những cuộc tranh cãi vốn đã gây kích động trong Giáo hội Công giáo từ hơn một tuần nay. Tuy nhiên, cuộc « đình chiến » có thể sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Bằng cách công bố, vào ngày 18 tháng 12, Tuyên ngôn Fiducia supplicans, cho phép chúc lành các cặp đồng giới – bên ngoài khuôn khổ phụng vụ và nghi lễ dân sự – Vatican đã gây ra sự phản đối kịch liệt trong một bộ phận thế giới Công giáo.
Ở châu Âu, cánh bảo thủ của Giáo hội đã bộc lộ một cách ồn ào, bất chấp sự ủng hộ chung của các Hội đồng Giám mục ở phía tây lục địa. Đứng đầu là các Giám mục Ba Lan và Ucraina, cũng như một số nhân vật nổi tiếng vì sự đối lập của họ với Đức Giáo hoàng. Nhân vật quan trọng nhất chắc chắn đến từ Hồng y người Đức Gerhard Müller, cựu Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin và là một trong những người tham gia Thượng hội đồng về tương lai của Giáo hội vào tháng 10 tại Rôma . Ba ngày sau khi văn bản được công bố, vị Hồng y người Đức này đã tố cáo: “Chúc lành cho một thực tại trái ngược với công trình tạo dựng không những là không thể mà còn là sự báng bổ”. Đối với vị Hồng y người Đức, một linh mục chúc lành cho một cặp đồng tính luyến ái sẽ phạm tội “phạm thánh”.
Sự từ chối của các Giáo hội Châu Phi
Nhưng chính ở Châu Phi mới là nơi xảy ra các phản ứng dữ dội nhất. Lần lượt, các Hội đồng Giám mục đã cấm các linh mục của họ về các cuộc chúc lành như vậy: Zambia, Malawi, Nigeria, Rwanda, Cameroun, CHDC Congo, Ghana… Và các Hội đồng Giám mục khác cũng không cấm điều đó, theo gương Côte d’Ivoire, nhưng đã yêu cầu các giáo sĩ và tín hữu chờ đợi chỉ đạo của thẩm quyền giáo hội địa phương.
Ở cấp độ lục địa, Đức Hồng y Fridolin Ambongo, thành viên Hội đồng Hồng y, chịu trách nhiệm giúp đỡ Đức Giáo hoàng trong các quyết định của ngài, đồng thời là chủ tịch Hội nghị chuyên đề của các Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar (Sceam), kêu gọi Giáo hội Châu Phi lên tiếng cùng một tiếng nói sau khi đã thu thập được ý kiến của mỗi HĐGM. “Sự mơ hồ của tuyên ngôn này về việc chúc lành cho các “cặp đôi” đồng tính – vốn dẫn đến nhiều cách giải thích và thao túng – gây ra nhiều bối rối nơi các tín hữu”, ngài giải thích khi ấn định thời hạn là ngày 15 tháng Giêng.
ĐHY Fernandez trả lời
Chính trong bối cảnh này, Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng y Victor Fernandez, tác giả chính của Tuyên ngôn bị chỉ trích – được công bố mà không có thông báo trước hoặc họp báo – đã phát biểu trên các phương tiện truyền thông vào ngày 23 và 24 tháng Mười Hai để làm rõ tinh thần của văn bản. Chính các đôi bạn mới là những người được chúc lành, ngài nói rõ trong chuyên mục của phương tiện truyền thông Mỹ The Pillar: “Sự kết hợp không được chúc lành, vì những lý do được Tuyên ngôn giải thích nhiều lần về ý nghĩa thực sự của hôn nhân Kitô giáo và quan hệ tình dục.” Nhưng ngài loại trừ “việc từ chối hoàn toàn cách tiếp cận này được cầu xin với cácc linh mục”.
Đức Hồng y Fernandez đã lợi dụng chuỗi phương tiện truyền thông này để phê bình một số Giám mục châu Phi ủng hộ luật hình sự hóa các mối quan hệ giữa những người cùng giới tính. “Tôi hoàn toàn hiểu mối quan tâm của các Giám mục ở một số quốc gia ở Châu Phi hoặc Châu Á, nơi mà việc đồng tính luyến ái có thể đưa bạn vào tù. Đó là một sự lăng nhục đến phẩm giá con người, vốn chắc chắn gây đau khổ cho các Giám mục và thách thức họ trong tư cách làm cha của họ,” ngài tuyên bố không phải không có sự mỉa mai.
Sự phản đối mới lạ
Trong quá khứ, một số văn bản hoặc định hướng đã có thể gây ra phản ứng từ các Hội đồng Giám mục quốc gia, như thông điệp Humanae vitae năm 1968 ở Pháp và Bỉ. Nhưng đối với nhà sử học và nhà báo Christophe Dickès, những căng thẳng giữa các thành phần khác nhau của Giáo hội Công giáo ngày nay tạo thành một “cuộc khủng hoảng lớn”. Ông nhắc lại: “Trong lịch sử hiện đại của Giáo hội, đây là lần đầu tiên cả một lục địa đã từ chối rõ ràng việc áp dụng một văn bản đến từ Đức Giáo hoàng. Có thể đã từng có sự tức giận và phản ứng dữ dội trên truyền thông, nhưng không ở quy mô như vậy.”
Đối với linh mục và nhà thần học người Canada Gilles Routhier, sự phản đối của nhiều Hội đồng Giám mục đã thực sự đặt câu hỏi về sự hiệp nhất của Giáo hội, bị giằng xé giữa một phương Tây ủng hộ những tiến bộ này, một châu Phi kiên quyết phản đối và các lục địa châu Á và châu Mỹ cho đến nay vẫn im lặng và không thống nhất về những vấn đề này. Ngài giải thích: “Thực sự nguy cơ là tiến tới một Giáo hội với nhiều tốc độ, và trong đó thẩm quyền của Đức Giáo hoàng sẽ thấy mình bị suy yếu bởi một cuộc phản đối ồn ào trong bốn hoặc năm năm, ngay cả kể từ khi xuất bản Tông huấn Amoris laetitia” về đôi bạn và gia đình, năm 2016.
Cha Gilles Routhier nói tiếp: “Để duy trì sự hiệp thông, việc đối thoại là hàng đầu. Trong quá khứ, người ta đã tìm thấy những thỏa hiệp về các vấn đề liên quan đến giáo lý hôn nhân, chẳng hạn như việc phong chức phó tế cho những người đàn ông đã lập gia đình. Nhưng các nghị phụ của Vatican II đã quyết định cho phép điều đó mà không áp đặt nó và mỗi Hội đồng Giám mục đều đã tiến hành theo tốc độ riêng của mình. Không được áp đặt quan điểm của phương Tây lên mọi nền văn hóa, và ngược lại.”
Hướng tới những thực hành khác nhau ?
Như thế, liệu chúng ta có thể tưởng tượng rằng ý tưởng mỗi quốc gia có thể tiến tới theo nhịp độ riêng của mình đã hiện diện trong tâm trí Đức Giáo hoàng với Tuyên ngôn Fiducia supplicans không? Hình thức của văn bản, không mang tính quy chuẩn, có thể gợi ý điều này. Cha Gilles Routhier phân tích : “Thật khó để khẳng định điều đó nhưng có một điều chắc chắn: Đức Phanxicô, giống như Đức Gioan Phaolô II trước ngài, cảm thấy rằng chúng ta không còn có thể quản trị một Giáo hội – thế giới giống như cách một giáo hoàng đã quản trị một Giáo hội Châu Âu. Từ ghi nhận này, chúng ta phải thoáng thấy khả năng có những thực hành khác biệt trong sự hiệp thông, như từng là trường hợp của các Giáo hội Đông phương.”
Đối với nhà thần học này, giải pháp này có thể giúp Giáo hội Công giáo tránh khỏi cạm bẫy chia rẽ mà Cộng đồng Anh giáo đã phải đối mặt trong gần 20 năm. Vào đầu năm, một số giáo trưởng Anh giáo châu Phi đã bác bỏ quyền tối thượng của Tổng Giám mục Canterbury vì ngài đã cho phép chúc lành cho các cặp đồng giới.
—————————————————
Các giám mục vùng Lorraine phản ứng với “Fiducia supplicans”
Các Giám mục của Metz, Nancy và Verdun đã phản ứng tích cực, trong ấn bản ngày 22 tháng 12 của nhật báo Le Républicain Lorrain, trước việc Rôma bật đèn xanh vài ngày trước đó đối với việc chúc lành cho các cặp đồng tính – bên ngoài khuôn khổ phụng vụ. Theo Đức cha Philippe Ballot (Metz), văn bản này nên được đọc “như phần bổ sung cho một văn bản khác, được viết vào năm 2021”. “Hôn nhân đồng giới vẫn luôn không được phép”, ngài nhắc lại, tuy nhiên “chúng tôi nhất thiết phải đặt ra câu hỏi: làm thế nào để từ chối mọi người, với lý do họ đang ở trong một “cặp đôi bất quy tắc” như người ta nói, một điều chúng ta làm một cách tự nhiên với những cặp khác mà không thắc mắc? ” Đối với Đức cha Pierre-Yves Michel (Nancy), đó là “một dấu hiệu tích cực biểu hiện trái tim mẫu tử của Giáo hội”, một cột mốc gắn liền với cách tiếp cận của Amoris laetitia, văn bản của Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến việc đón tiếp và đồng hành với mọi người. Về phần mình, Đức cha Jean-Paul Gusching (Verdun) chào mừng : “Chúng ta không chúc lành cho cặp đôi như trong hôn nhân, chúng tôi chúc lành cho con người. Đối với tôi, thật tốt và quan trọng để làm như thế”.
——————————————————-
Tý Linh
(theo Matthieu Lasserre , nhật báo La Croix)
Tags: Âu Châu, châu Phi, Phanxicô-I, Đồng-tính
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO