THÁNH THI “TE DEUM”, MỘT TRUYỀN THỐNG CỔ XƯA ĐỂ TẠ ƠN THIÊN CHÚA
Trước khi bắt đầu một năm mới, phụng vụ Rôma hát thánh thi Te Deum vào ngày 31 tháng 12 tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Một truyền thống cổ xưa để tạ ơn Thiên Chúa, long trọng hát “Te Deum laudamus !” (“Lạy Thiên Chúa, chúng con ngợi khen Ngài!”) .
Thành ngữ này xuất hiện thường xuyên, đặc biệt là vào cuối năm dương lịch: chúng ta nói về việc “hát Te Deum”. Tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, ở Rôma, theo truyền thống, Đức Thánh Cha sẽ đọc kinh Te Deum vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Tại Giêrusalem, mỗi Tổng lãnh sự mới của Pháp đều được đón tiếp tại Saint-Anne trong một cử hành tương tự, và người ta đang chuẩn bị cử hành một Te Deum tại nhà thờ Đức Bà Paris dịp mở cửa trở lại vào ngày 8 tháng 12 năm 2024. Một thói quen lâu đời, thường xuyên được tôn vinh: các lễ rửa tội hoàng thân, các nghi lễ hoàng gia, các cuộc chiến thắng…Các Kitô hữu Pháp hướng về Thiên Chúa để tạ ơn Ngài trong những dịp trọng đại này. Ví dụ, một phong tục được thực hiện bởi Tướng de Gaulle, người đã tham dự Te Deum vào ngày 9 tháng 5 năm 1945 tại nhà thờ Đức Bà một ngày sau khi Đức đầu hàng.
Thánh thi “Te Deum”, “Lạy Thiên Chúa” trong tiếng Latinh, là một “bài thánh thi của vũ trụ” dâng lên “Chúa Cha Hằng Hữu”. Nguồn gốc của nó còn gây tranh cãi, và bản văn này lần lượt được cho là của thánh Ambrôsiô, Giám mục thành Milan, thánh Augustinô, hay thánh Cyprianô, vị tử đạo vĩ đại của Carthage. Những sự quy tác giả này ít nhất cho thấy rằng bài thánh thi đã lâu đời.
Từ thế kỷ 16, Thánh thi này đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà soạn nhạc châu Âu như Lully, Purcell, Mozart, Berlioz và Liszt.
“Te Deum”: lời nhắc nhở đẹp đẽ về mầu nhiệm Kitô giáo
Ngay từ rất sớm, nó thậm chí còn được đưa vào Phụng vụ Các Giờ Kinh. Ngoại trừ Mùa Chay, nó được đọc hoặc hát vào mỗi Chúa Nhật và những ngày lễ trọng, vào cuối giờ Kinh Sách. Thánh thi này tóm tắt lại toàn bộ mầu nhiệm Kitô giáo. Từ việc Nhập Thể: “Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, Chúa vinh quang, đã không ngại nhận lấy xác phàm trong thân xác một trinh nữ để giải thoát nhân loại bị giam cầm”; đến việc Cứu Chuộc: “Qua chiến thắng của Ngài trên sự chết, Ngài đã mở cánh cửa Nước Trời cho mọi tín hữu.” Do đó, “Hát Te Deum” là một cử hành bán phụng vụ mà trọng tâm là việc hát trang trọng bài thánh thi này bằng nhạc Grégorien. Vào ngày 31 tháng 12, Đức Thánh Cha cũng sẽ cầu nguyện bằng Lời Chúa và với những lời tạ ơn cụ thể cho năm vừa qua. Một cái nhìn về hành động của Thiên Chúa trong quá khứ, sự xác tín về sự hiện diện của Ngài trong tương lai.
Tiếng Latinh :
Te Deum laudámus: te Dominum confitémur.
Te ætérnum Patrem omnis terra venerátur.
Tibi omnes Angeli; tibi cæli et univérsae potestátes.
Tibi Chérubim et Séraphim incessábili voce proclámant:
Sanctus, Sanctus, Sanctus, Dóminus Deus Sábaoth.
Pleni sunt cæli et terra majestátis glóriæ tuæ.
Te gloriósus Apostolórum chorus;
Te Prophetárum laudábilis númerus;
Te Mártyrum candidátus laudat exércitus.
Te per orbem terrárum sancta confitétur Ecclésia:
Patrem imménsæ majestátis;
Venerándum tuum verum et únicum Fílium;
Sanctum quoque Paráclitum Spíritum.
Tu Rex glóriæ, Christe.
Tu Patris sempitérnus es Fílius.
Tu ad liberándum susceptúrus hóminem, non horruísti Vírginis úterum.
Tu, devícto mortis acúleo,
aperuísti credéntibus regna cælórum.
Tu ad déxteram Dei sedes, in glória Patris.
Judex créderis esse ventúrus.
Te ergo quǽsumus, tuis fámulis súbveni,
quos pretióso sánguine redemísti.
Ætérna fac cum sanctis tuis in glória numerári.
Salvum fac pópulum tuum, Dómine, et bénedic hæreditáti tuæ.
Et rege eos, et extólle illos usque in ætérnum.
Per síngulos dies benedícimus te.
Et laudámus nomen tuum in sǽculum, et in sǽculum sǽculi.
Dignáre, Dómine, die isto sine peccáto nos custodíre.
Miserére nostri, Dómine, miserére nostri.
Fiat misericórdia tua, Dómine, super nos, quemádmodum sperávimus in te.
In te, Dómine, sperávi: non confúndar in ætérnum.
Tiếng Việt (bản dịch của nhóm Phụng vụ Các Giờ Kinh) :
Lạy Thiên Chúa,
chúng con xin ca ngợi hát mừng,
tuyên xưng Ngài là Đức Chúa.
Chúa là Cha,
Đấng trường tồn vạn đại,
hoàn vũ này kính cẩn suy tôn.
Trước nhan Chúa,
các tổng thần phủ phục,
mọi thiên thần
và đạo binh thiên quốc
đều cảm tạ và cung chúc tôn thờ,
chẳng khi ngừng
vang dậy tiếng tung hô:
Thánh! Thánh! Chí Thánh!
Chúa Tể càn khôn là Đấng Thánh!
Trời đất rạng ngời
vinh quang Chúa uy linh.
Bậc Tông Đồ
đồng thanh ca ngợi Chúa,
bao vị ngôn sứ tán tụng Ngài.
Đoàn tử đạo
quang huy hùng dũng,
máu đào đổ ra
minh chứng về Ngài,
và trải rộng
khắp nơi trần thế,
Hội Thánh Ngài
hoan hỷ tuyên xưng:
Chúa là Cha lẫm liệt uy hùng,
và Con Một Ngài chí tôn chí ái,
cùng Thánh Thần,
Đấng an ủi yêu thương.
Lạy Đức Ki-tô,
Con Chúa Trời hằng sống,
Ngài là Chúa hiển vinh
đã chẳng nề mặc lấy xác phàm
nơi cung lòng Trinh Nữ
hầu giải phóng
nhân loại lầm than.
Ngài đã ra tay
chiến thắng tử thần,
mở cửa trời
cho những ai tin tưởng.
Ngài hiển trị
bên hữu Chúa Cha,
ngày cuối cùng
sẽ giáng lâm thẩm phán.
Cúi lạy Chúa,
xin phù hộ bề tôi,
Ngài cứu chuộc
bằng bửu huyết tuôn tràn.
Xin được hợp đoàn
cùng muôn thần thánh,
phúc miên trường
vui hưởng ánh vinh quang.
X. Lạy Chúa,
xin cứu độ dân Ngài,
Đ. trên gia nghiệp này,
giáng muôn phúc cả,
dẫn dắt nâng niu đến muôn đời.
X. Ngày lại ngày,
con xin chúc tụng Chúa
Đ. và ca ngợi Thánh Danh
muôn thuở muôn đời.
X. Hôm nay,
xin Ngài giữ chúng con sạch tội,
Đ. dủ lòng thương, lạy Chúa,
xin dủ lòng thương.
X. Xin đổ tình thương
xuống chúng con, lạy Chúa,
Đ. như chúng con
hằng trông cậy nơi Ngài.
X. Con trông cậy nơi Ngài,
lạy Chúa,
Đ. xin đừng để con
phải tủi nhục bao giờ.
————————-
Tý Linh
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO