NICARAGUA: ĐỨC CHA ALVAREZ ĐƯỢC TRẢ TỰ DO VÀ BỊ TRỤC XUẤT VỀ RÔMA CÙNG VỚI 18 NGƯỜI KHÁC
Đức cha Rolando Alvarez, Giám mục giáo phận Matagalpa và là nhân vật đối lập với chế độ của Daniel Ortega, đã được trả tự do và trục xuất về Vatican vào Chúa nhật ngày 14 tháng 1 cùng với một giám mục khác, 15 linh mục và hai chủng sinh. Đây là kết quả của các cuộc đàm phán ngoại giao của Vatican.
Một cuộc đàm phán thành công giữa Vatican và chế độ của Daniel Ortega. Chính phủ Nicaragua hôm Chúa nhật 14 tháng 1 đã công bố việc trả tự do khỏi nhà tù và trục xuất Đức cha Rolando Alvarez, một giám mục khác, 15 linh mục và 2 chủng sinh về Rôma.
Là nhân vật của Giáo hội Nicaragua và là một trong những tiếng nói cuối cùng chống lại chế độ độc tài vẫn còn hiện diện trên lãnh thổ, Đức cha Alvarez đã bị quản thúc tại gia vào tháng 8 năm 2022. Vào tháng 2 năm 2023, sau khi từ chối lên máy bay tới Hoa Kỳ với 222 tù nhân chính trị, ngài bị kết án 26 năm tù. Vài tháng sau, vào tháng 7/2023, ngài một lần nữa từ chối khả năng lưu vong được đàm phán với Vatican và vào tháng 10, ngài không phải là một trong 12 linh mục bị trục xuất về Rôma sau một “thỏa thuận” được ký kết giữa Tòa Thánh và Managua.
Ngày 14/1/2024, gần một năm sau khi bị kết án, lần này ngài bị trục xuất cùng với Đức cha Isidoro Mora, Giám mục giáo phận Siuna, bị bắt vào ngày 20 tháng 12 năm 2022 cùng với hai chủng sinh sau khi yêu cầu, trong một bài giảng, cầu nguyện cho Đức Giám mục đang bị giam giữ. Hầu hết trong số 17 tu sĩ khác được trục xuất khỏi nước đều bị bắt vào ngày 29 và 30 tháng 12 vừa qua.
“Sự phối hợp rất tôn trọng và kín đáo”
“Chế độ độc tài tội phạm Sandinista không thể làm gì chống lại quyền năng của Thiên Chúa! ”, Đức cha Silvio Baez, giám mục phụ tá của Managua và là tiếng nói của Giáo hội Nicaragua lưu vong, bày tỏ vui mừng hôm Chúa Nhật vừa qua. Thông báo tin này, Đức Cha, một người tị nạn ở Hoa Kỳ từ năm 2019, đã cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì “sự quan tâm, gần gũi và chú ý của ngài đối với Nicaragua”, cũng như về hiệu quả của chính sách ngoại giao của Vatican, trước khi khóc vì xúc động.
Do đó, lần này, các cuộc đàm phán ngoại giao của Tòa thánh đã thành công, như được xác nhận bởi thông cáo báo chí từ chính phủ Nicaragua công bố hôm Chúa nhật, với giọng điệu rất nhã nhặn. Nó gợi lên “sự phối hợp rất tôn trọng và kín đáo được thực hiện để làm cho khả thi cuộc hành trình đến Vatican” của các tu sĩ. Hơn nữa, chính phủ Sandinista hoan nghênh “khả năng đối thoại thẳng thắn, trực tiếp, thận trọng và rất nghiêm túc” nhưng cũng “có trách nhiệm và chu đáo” với Tòa Thánh.
Có phải Vatican đã khiến những cuộc đàm phán này thành công với cái giá phải trả là có sự dè dặt lớn hơn đối với chế độ Nicaragua, như một số nhà quan sát đưa ra giả thuyết? Dù sao đi nữa, thông báo này được đưa ra hai tuần sau khi Đức Thánh Cha bày tỏ, trong giờ Truyền tin ngày 1 tháng Giêng, “mối quan tâm sâu sắc” của ngài đối với tình hình ở Nicaragua. Một tuần sau, trước đoàn ngoại giao, ngài cũng khẳng định rằng Tòa Thánh “tiếp tục kêu gọi” tiến hành “đối thoại ngoại giao tôn trọng” với chính phủ Nicaragua.
Mối liên hệ mỏng
Giữa Rôma và Managua, căng thẳng tiếp tục gia tăng trong nhiều tháng. Việc chế độ trục xuất sứ thần vào tháng 3 năm 2022 đã tạo ra một làn sóng chấn động ở Vatican. Vào tháng 3 năm 2023, trong một cuộc phỏng vấn với trang tin Infobae của Argentina, Đức Thánh Cha đã lên tiếng mô tả Nicaragua là một “chế độ độc tài thô thiển”. Bảy ngày sau, chính phủ Nicaragua phản ứng bằng cách yêu cầu đóng cửa trụ sở ngoại giao của Tòa thánh ở Nicaragua.
Tuy nhiên, Vatican vẫn chưa từ bỏ việc theo dõi vụ việc của đất nước này, nhưng giờ đây Vatican thực hiện điều đó một cách hết sức thận trọng và giữ sự im lặng hoàn toàn nhất để không gây nguy hiểm cho các cộng đồng Công giáo ở đó. Đặc biệt như trường hợp khi chế độ Ortega tịch thu tài sản của Đại học Dòng Tên Trung Mỹ danh tiếng vào tháng 8 năm ngoái. Sự im lặng được chính Đức Giáo hoàng giữ, do đó đã thu hút nhiều lời chỉ trích từ một số thủ tướng phương Tây, nơi người ta cho rằng ngài nên thẳng thắn tố cáo các cuộc đàn áp ảnh hưởng đến người Công giáo trong nước.
Một nguồn tin của Vatican cho biết, mối liên hệ giữa Rôma và Managua – “giống như một sợi dây rất mỏng”, hiện được thực hiện từ Costa Rica, nước láng giềng Nicaragua, nơi nhà ngoại giao Vatican duy nhất còn tại chức tại Managua đã định cư vào tháng 3 năm 2023. Chính nhờ điều này, dựa vào các mối liên hệ địa phương có mặt ở Nicaragua, Vatican mới duy trì được những mối liên hệ mỏng với chế độ.
Tý Linh
(theo Marguerite de Lasa và Loup Besmond de Senneville, nhật báo La Croix)
Tags: Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Phanxicô-I, Tự-do-tôn-giáo
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- NGUỒN GỐC LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ VÀ LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI
- BÉN RỄ SÂU VÀ LỮ HÀNH ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG
- “LUCE”, VATICAN GIỚI THIỆU LINH VẬT CHO NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 11. «NGÀI ĐÃ XỨC DẦU CHO CHÚNG TA VÀ ĐÃ ĐÓNG ẤN TÍN TRÊN CHÚNG TA». BÍ TÍCH THÊM SỨC, BÍ TÍCH CỦA CHÚA THÁNH THẦN
- BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ĐẦU TIÊN CỦA ỦY BAN GIÁO HOÀNG VỀ BẢO VỆ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- DILEXIT NOS: “LINH ĐẠO LIÊN QUAN SÂU XA ĐẾN TÂM HỒN CON NGƯỜI”
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC PHANXICÔ ĐỊNH HÌNH GIÁO HỘI NGÀY MAI
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM B : CHÚA GIÊSU ĐẾN GẦN CHÚNG TA NƠI NHỮNG NGƯỜI NGHÈO
- CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM B – BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ BẾ MẠC THƯỢNG HỘI ĐỒNG VỀ TÍNH HIỆP HÀNH : ĐỪNG NGỒI YÊN MÀ LOAN BÁO TIN MỪNG
- NGAI TÒA CỦA THÁNH PHÊRÔ ĐƯỢC TRƯNG BÀY TẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG Ở VATICAN
- VIDEO TRỰC TUYẾN THÁNH LỄ BẾ MẠC THƯỢNG HỘI ĐỒNG
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC PHANXICÔ ĐƯA GIÁO HỘI VÀO THIÊN NIÊN KỶ THỨ BA
- “VĂN HÓA LẮNG NGHE TRONG THƯỢNG HỘI ĐỒNG NÀY LÀ MỘT ÂN HUỆ TUYỆT VỜI”
- ĐỨC PHANXICÔ THÔNG BÁO : MỘT THƯỢNG HỘI ĐỒNG KHÔNG CÓ TÔNG HUẤN
- TÍNH HIỆP HÀNH, MỘT SỰ HOÁN CẢI ĐỂ TRỞ NÊN TRUYỀN GIÁO HƠN
- “DILEXIT NOS”: CÁC TRƯỜNG PHÁI TU ĐỨC PHÁP ĐƯỢC VINH DANH TRONG THÔNG ĐIỆP MỚI
- LAURENT LANDETE: THÔNG ĐIỆP DILEXIT NOS LÀ “MỘT LIỆU PHÁP CHỐNG LẠI MỌI ĐAU KHỔ, MỌI THIẾU SÓT TRONG TÌNH YÊU”
- “DILEXIT NOS”: MỘT CUNG GIỌNG MỚI
- “DILEXIT NOS”: TẠI SAO ĐỨC PHANXICÔ QUAN TÂM ĐẾN THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
- MỘT TRÁI TIM THAY ĐỔI THẾ GIỚI