BÀI GIÁO LÝ VỀ CẦU NGUYỆN – BÀI 22. CẦU NGUYỆN VỚI THÁNH KINH
Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:
Thưa anh chị em, những lời của Thánh Kinh không được viết ra để lưu giữ trên giấy, nhưng để được đón nhận và nảy mầm trong tâm hồn chúng ta. Mỗi ngày Chúa đi qua và gieo một hạt giống. Chúng ta không biết liệu ngày nay Lời Chúa sẽ tìm thấy đất khô cằn, bụi gai hay đất tốt để mọc lên. Điều đó phụ thuộc vào chúng ta. Người tín hữu không dựa vào Thánh Kinh để tìm sự hỗ trợ cho quan điểm triết học hoặc luân lý của riêng mình. Họ biết rằng Thánh Kinh được viết trong Chúa Thánh Thần, và chính trong Chúa Thánh Thần mà Thánh Kinh phải được đón nhận và hiểu biết. Thánh Kinh không được viết cho nhân loại chung chung, mà cho chúng ta, những con người bằng xương bằng thịt, cho tôi. Truyền thống Kitô giáo giàu kinh nghiệm và suy tư về việc cầu nguyện với Thánh Kinh. Phương pháp Lectio divina, ra đời trong thế giới đan viện, đang ngày càng lan rộng nơi các Kitô hữu. Qua cầu nguyện, Lời Chúa đến cư ngụ trong chúng ta và chúng ta ở trong Lời Chúa. Lời Chúa nâng đỡ hành động của chúng ta, ban cho chúng ta sức mạnh và sự thanh thản. Lời Chúa trở nên xác thịt nơi những người đón nhận Lời Chúa trong lời cầu nguyện. Thánh Kinh là một kho tàng vô tận.
Dưới đây là bài giáo lý của Đức Thánh Cha, ngày 27/1/2021 :
Anh chị em thân mến, chào anh chị em !
Hôm nay, tôi muốn tập trung vào lời cầu nguyện mà chúng ta có thể thực hiện từ một đoạn Thánh Kinh. Những lời Thánh Kinh không được viết ra để lưu giữ trên giấy cói, trên giấy da hay trên giấy, nhưng để được người cầu nguyện đón nhận, làm cho chúng nảy mầm trong tâm hồn họ. Lời Chúa đi vào tâm hồn. Sách Giáo Lý khẳng định: “Cầu nguyện phải đi kèm với việc đọc Thánh Kinh – Thánh Kinh không thể được đọc như một cuốn tiểu thuyết – , để có thể thiết lập một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người” (số 2653). Lời cầu nguyện đưa bạn đến như thế, bởi vì đó là cuộc đối thoại với Chúa. Câu Thánh Kinh này cũng được viết cho tôi cách đây rất nhiều thế kỷ, để mang đến cho tôi một lời của Chúa. Nó được viết cho mỗi người chúng ta. Kinh nghiệm này xảy ra với tất cả các tín hữu: một đoạn Thánh Kinh, đã được nghe rất nhiều lần, một ngày nọ bỗng nhiên nói với tôi và làm sáng tỏ một hoàn cảnh mà tôi đang trải qua. Nhưng tôi phải có mặt ở đó, vào ngày hôm đó, trong cuộc gặp gỡ với Lời này, tôi phải ở đó, lắng nghe Lời Chúa. Mỗi ngày Chúa đi qua và gieo một hạt giống vào mảnh đất cuộc đời chúng ta. Chúng ta không biết liệu hôm nay Ngài tìm thấy một mảnh đất khô cằn, mảnh đất bụi gai hay mảnh đất tốt để làm cho chồi nụ này lớn lên hay không (x. Mc 4, 3-9). Điều đó tùy thuộc vào chúng ta, vào lời cầu nguyện của chúng ta, vào tấm lòng rộng mở mà chúng ta tiếp cận với Thánh Kinh để Thánh Kinh trở thành Lời hằng sống của Thiên Chúa đối với chúng ta. Thiên Chúa không ngừng đi qua, xuyên qua Thánh Kinh. Và lấy lại những gì tôi đã nói tuần trước và là những gì thánh Augustinô đã nói: “Tôi sợ Chúa khi Ngài đi ngang qua”. Tại sao bạn sợ? Tôi sợ không lắng nghe Ngài, sợ không nhận ra rằng Ngài là Chúa.
Qua lời cầu nguyện diễn ra như một sự nhập thể mới của Ngôi Lời. Và chính chúng ta là những “nhà tạm” nơi lời Chúa muốn được đón nhận và lưu giữ, để có thể viếng thăm thế giới. Đây là lý do tại sao chúng ta phải tiếp cận Thánh Kinh mà không có ý định thứ hai, không biến nó thành công cụ. Người tín hữu không tìm kiếm trong Thánh Kinh sự hỗ trợ cho quan điểm triết học hay luân lý của mình, nhưng vì họ hy vọng về một gặp gỡ; họ biết rằng Thánh Kinh, những lời này, được viết trong Chúa Thánh Thần, và do đó, chính trong Chúa Thánh Thần mà những lời này phải được đón nhận, phải được hiểu, để cuộc gặp gỡ được thực hiện.
Tôi hơi khó chịu khi nghe các Kitô hữu đọc thuộc lòng những câu Thánh Kinh như những con vẹt. “Ồ, vâng, Chúa nói điều này…, Ngài muốn điều này…”. Nhưng bạn đã gặp Chúa chưa, câu này? Đó không chỉ là vấn đề về trí nhớ: đó là vấn đề về ký ức của trái tim, vốn mở ra cho bạn cuộc gặp gỡ với Chúa. Và lời này, câu này, dẫn bạn đến cuộc gặp gỡ với Chúa.
Do đó, chúng ta đọc Thánh Kinh để Thánh Kinh “đọc chúng ta”. Và thật là một ân sủng khi có thể nhận ra mình trong nhân vật này hay nhân vật khác, trong hoàn cảnh này hay hoàn cảnh nọ. Thánh Kinh không được viết cho một nhân loại chung chung, mà cho chúng ta, cho tôi, cho bạn, cho những người nam và người nữ bằng xương bằng thịt, những người nam và người nữ có họ và tên, như tôi, như bạn. Và Lời Chúa, tràn đầy Chúa Thánh Thần, khi được đón nhận với tấm lòng rộng mở, sẽ không để mọi việc như trước, không bao giờ, Lời Chúa thay đổi điều gì đó. Đây là ân sủng và sức mạnh của Lời Chúa.
Truyền thống Kitô giáo giàu kinh nghiệm và suy tư về việc cầu nguyện với Thánh Kinh. Phương pháp “lectio divina” đã được khẳng định một cách đặc biệt, ra đời trong phạm vi đan viện, nhưng hiện nay cũng được thực hành bởi các Kitô hữu thường xuyên lui tới giáo xứ. Trước hết, vấn đề là phải đọc đoạn Thánh Kinh một cách chú tâm, hơn thế nữa, tôi có thể nói là một cách “vâng phục” bản văn, để hiểu chính nó có ý nghĩa gì. Tiếp đến, chúng ta đi vào cuộc đối thoại với Thánh Kinh, đến mức những lời này trở thành động cơ suy niệm và cầu nguyện: luôn bám sát bản văn, tôi bắt đầu tự vấn về những gì nó “nói với tôi”. Đây là bước chuyển tế nhị: không được sa vào những giải thích chủ quan, nhưng hãy hòa mình vào đường hướng sống động của Truyền Thống, vốn kết hợp mỗi người chúng ta với Kinh Thánh. Và bước cuối cùng của lectio divina là chiêm niệm. Trong đó, lời nói và suy nghĩ nhường chỗ cho tình yêu, như giữa những người yêu nhau mà đôi khi chỉ cần nhìn nhau trong im lặng là đủ. Bản văn Thánh Kinh vẫn còn đó, nhưng giống như một tấm gương, như một linh ảnh cần được chiêm ngắm. Và cách cuộc đối thoại diễn ra như thế.
Qua cầu nguyện, Lời Chúa đến cư ngụ trong chúng ta và chúng ta ở trong Lời Chúa. Lời Chúa truyền cảm hứng cho những ý định tốt và hỗ trợ hành động; Lời Chúa mang lại cho chúng ta sức mạnh, ban cho chúng ta sự thanh thản, và ngay cả khi khiến chúng ta gặp khủng hoảng, Lời Chúa cũng mang lại cho chúng ta sự bình an. Trong những ngày “tồi tệ” và bối rối, Lời Chúa bảo đảm cho tâm hồn chúng ta một cốt lõi của sự tin tưởng và tình yêu để bảo vệ nó khỏi sự tấn công của ma quỷ.
Vì vậy, Lời Chúa – tôi mạo muội sử dụng cách diễn đạt này: trở nên xác thịt – nơi những ai đón nhận Lời ấy trong lời cầu nguyện. Trong một số văn bản cổ xưa, xuất hiện trực giác cho thấy các Kitô hữu đồng hóa rất nhiều với Lời Chúa đến nỗi, ngay cả khi tất cả các sách Thánh Kinh trên thế giới bị đốt cháy, chúng ta vẫn có thể cứu được “bản sao” thông qua dấu ấn mà Lời Chúa để lại trong cuộc đời các vị thánh. Đây là một biệu hiện tuyệt đẹp.
Đời sống Kitô hữu vừa là một công trình vâng phục vừa là một công trình sáng tạo. Một Kitô hữu tốt phải vâng lời, nhưng họ phải có tính sáng tạo. Vâng lời, vì lắng nghe Lời Chúa; sáng tạo, bởi vì họ có Chúa Thánh Thần bên trong thúc đẩy họ thực hành Lời Chúa, theo đuổi Lời Chúa. Chúa Giêsu nói điều này vào cuối một trong những bài diễn văn bằng dụ ngôn của Người, khi sử dụng lối so sánh này: “Bởi vậy, bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình – trái tim – cả cái mới lẫn cái cũ. ” (Mt 13, 52). Thánh Kinh là một kho tàng vô tận. Xin Chúa ban cho tất cả chúng ta ngày càng kín múc ở đó được nhiều hơn nữa, qua việc cầu nguyện. Cảm ơn anh chị em.
———————————–
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : vatican.va)
Tags: Audience, Lời Chúa, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO