NĂM 2023, KỶ LỤC MỚI VỀ CHI TIÊU QUÂN SỰ TOÀN CẦU
Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), chi tiêu vũ khí toàn cầu tăng 6,8% so với năm 2022, đạt 2,443 tỷ USD. Trong bối cảnh chiến tranh và căng thẳng leo thang, sự gia tăng này được quan sát thấy ở tất cả các châu lục lần đầu tiên kể từ năm 2009.
“Giải trừ vũ khí là một nghĩa vụ đạo đức”, Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố như thế vào cuối buổi đọc Kinh Truyền Tin vào Chúa nhật ngày 3 tháng 3 năm 2024. Lời cầu nguyện này của Đức Thánh Cha thậm chí còn vang vọng mạnh mẽ hơn khi chi tiêu quân sự toàn cầu đã đạt kỷ lục mới vào năm 2023. Theo nghiên cứu mới nhất của SIPRI, được công bố vào thứ Hai ngày 22 tháng Tư, chi tiêu cho vũ khí năm ngoái trên toàn thế giới lên tới 2,443 tỷ USD.
Trên tất cả các châu lục, chi tiêu quân sự bao gồm tất cả chi tiêu công cho lực lượng vũ trang và các hoạt động quân sự đang gia tăng đáng kể. 5 quốc gia hàng đầu chiếm 61% chi tiêu quân sự với Hoa Kỳ ở vị trí đầu tiên (916 tỷ USD hoặc 37% chi tiêu toàn cầu). Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 2, kém xa với 296 tỷ USD. Tiếp đến là Nga, rồi Ấn Độ và cuối cùng là Ả Rập Saudi.
Cuộc chiến ở Ucraina
Việc Nga xâm lược Ucraina đóng một vai trò đáng kể trong việc tăng chi tiêu quân sự toàn cầu kể từ năm 2022. Hai nhân vật chính đã tăng ngân sách đáng kể vào năm 2023. Mức tăng 24% của Nga kể từ năm 2022 với 109 tỷ USD, tương đương 16% chi tiêu của chính phủ Nga . Ở Ucraina, chi tiêu quân sự chiếm 58% ngân sách nhà nước do toàn bộ nền kinh tế nước này đã thích nghi với chiến tranh. Nhờ đó, nước này từ vị trí thứ 11 lên vị trí thứ 8 với 64,8 tỷ USD, được hỗ trợ thêm 35 tỷ USD từ viện trợ nước ngoài.
Cuộc chiến ở Đông Âu đang thúc đẩy các nước láng giềng phải tái vũ trang, như Ba Lan ở vị trí thứ 14 đã tăng ngân sách lên 75% trong một năm. Tương tự như vậy, các thành viên của NATO hầu hết đều tăng chi tiêu cho vũ khí.
Căng thẳng leo thang ở Trung Quốc
Từ 29 năm qua, ngân sách quân sự của Trung Quốc không ngừng tăng lên, đạt 296 tỷ USD vào năm 2023. Nó chiếm một nửa chi tiêu ở khu vực Châu Á và Châu Đại Dương. Việc quân sự hóa này thúc đẩy các nước láng giềng đi theo con đường này: Nhật Bản và Đài Loan mỗi nước đã tăng ngân sách thêm 11%, tương ứng 50,2 tỷ USD và 16,6 tỷ USD.
Ở Trung Đông, một cuộc xung đột mở khác khuyến khích chi tiêu quân sự: đó là giữa Israel và Hamas. Bất chấp sự xích lại gần về mặt hệ ngoại giao gần đây giữa nhà nước Do Thái và các nước Ả Rập, chẳng hạn như với Hiệp định Abraham, cuộc xung đột công khai được phát động sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023 đã khuyến khích các quốc gia tăng cường quân đội của họ. Viện Thụy Điển lưu ý rằng chi tiêu quân sự của Israel – lớn thứ hai trong khu vực sau Ả Rập Saudi – đã tăng 24%, đạt 27,5 tỷ USD vào năm 2023.
Diego Lopes da Silva, nhà nghiên cứu chính tại chương trình sản xuất vũ khí và chi tiêu quân sự của SIPRI, nhấn mạnh: “Sự gia tăng mạnh mẽ trong chi tiêu quân sự ở Trung Đông vào năm 2023 phản ánh sự tiến triển nhanh chóng của bối cảnh khu vực. Chúng ta đã đi từ mối quan hệ ngoại giao nồng ấm giữa Israel và một số nước Ả Rập trong những năm gần đây đến sự bùng nổ của một cuộc chiến tranh lớn ở Gaza và lo ngại về một cuộc xung đột ở quy mô khu vực”.
Những xung đột bị lãng quên
Tỷ lệ tăng chi tiêu quân sự lớn nhất so với tất cả các quốc gia trong năm ngoái liên quan đến Cộng hòa Dân chủ Congo (+105%): chính phủ đang chiến đấu với một số nhóm vũ trang, đặc biệt là ở phía đông đất nước. Mức tăng cao thứ hai (+78%) được ghi nhận ở Nam Sudan, khi hậu quả của cuộc nội chiến ở nước láng giềng Sudan đe dọa an ninh đất nước.
Ở Trung Mỹ, cuối cùng chính các băng nhóm vũ trang đã thúc đẩy các quốc gia đầu tư vào lĩnh vực quân sự. Ví dụ, chi tiêu quân sự của Cộng hòa Dominica đã tăng 14% vào năm 2023, do tình hình an ninh thảm khốc ở Haiti, quốc gia biên giới. Điều tương tự cũng xảy ra với Mêxicô, quốc gia đã chứng kiến ngân sách quân sự tăng 55% trong 10 năm để chống lại các hoạt động tội phạm, đặc biệt là buôn bán ma túy.
Tý Linh
(theo Jean-Benoît Harel – Vatican News)
Tags: Âu Châu
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO