HÀNH ĐỘNG VÌ MỘT THẾ GIỚI CÔNG BẰNG VÀ LIÊN ĐỚI HƠN: BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC PHANXICÔ TẠI VARGINHA

Written by xbvn on Tháng Bảy 26th, 2013. Posted in Thế Giới

Trong chuyến viếng thăm khu dân nghèo ở Rio de Janeiro hôm 25/7/2013, Đức Thánh Cha đã đưa ra một lời kêu gọi mạnh mẽ về công bằng xã hội và liên đới.

Khu dân nghèo này có chừng 50.000 người, nằm trên một vùng xưa là đầm lầy. Đức Thánh Cha đã đi bộ ngang qua khu dân cư bất chấp trời mưa và ngài đến thăm một gia đình 4 người con. Khi được hỏi sẽ nói gì với Đức Thánh Cha khi ngài đến, bà mẹ trả lời : « Xin Đức Thánh Cha cẩn thận, cửa thấp, Đức Thánh Cha hãy cúi thấp đầu xuống… »

Đức Thánh Cha đã đưa ra một lời kêu gọi : « Tôi muốn đưa ra một lời kêu gọi đến những ai có nhiều của cải, đến chính quyền và tất cả những ai thiện chí dấn thân vì công bằng xã hội : đừng chán nản làm việc vì một thế giới công bằng và liên đới hơn ! Không ai có thể vô cảm trước những bất bình đẳng đang tồn tại trên thế giới ! »

Và ngài nhấn mạnh : « Mỗi người, theo khả năng và trách nhiệm của mình, hãy biết đóng góp phần mình để chấp dứt nhiều bất công xã hội. Không phải nền văn hóa ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân thường đang điều tiết xã hội chúng ta, để xây dựng và dẫn đến một thế giới có thể sống hơn, nhưng là nền văn hóa liên đới vốn nhìn thấy nơi người khác không phải là kẻ cạnh tranh hay một con số, nhưng là người anh em ».

Dưới đây là bài phát biểu của Đức Thánh Cha ở Varginha :

Xin chào anh chị em thân mến !

Thật đẹp để có thể hiện diện nơi đây với anh chị em ! Từ đầu, khi lên chương trình viếng thăm Braxin của tôi, ước muốn của tôi là có thể viếng thăm tất cả các khu phố của Quốc gia này. Tôi đã muốn gõ mỗi cửa nhà, nói lời « xin chào », xin một ly nước, dùng một ít cà-phê, chứ không phải một ly rượu – nói chuyện như với những người bạn trong nhà, lắng nghe tâm hồn của mỗi người, các bậc cha mẹ, con cái, ông bà… Nhưng Braxin rộng lớn lắm ! Và không thể gõ hết các cửa nhà ! Do đó, tôi đã chọn đến đây, viết thăm « Cộng đồng » của anh chị em mà hôm nay đại diện cho tất cả các khu phố của Braxin. Thật đẹp khi được đón tiếp trong tình yêu, sự quảng đại, niềm vui ! Chỉ cần xem làm thế nào anh chị em đã trang hoàng đường phố của « Cộng đồng » này là đủ ; Điều đó cũng là một dấu thương mến, nó nảy sinh từ tâm hồn anh chị em, từ tâm hồn của người Braxin đang vui mừng ! Xin cám ơn nhiều mỗi người trong anh chị em vì sự đón tiếp tốt đẹp này ! Tôi cám ơn vợ chồng Rangler và Joana vì những lời nồng nhiệt của họ.

1. Từ giây phút đầu tiên tôi đặt chân đến đất Braxin và cũng cả nơi đây, ở giữa anh chị em, tôi thấy mình được đón tiếp. Và điều quan trọng là biết đón tiếp ; điều đó còn đẹp hơn mọi tô điểm hay trang trí. Khi chúng ta quảng đại trong việc đón tiếp một người, tôi xin nói với anh chị em, và khi chúng ta chia sẻ điều gì với người đó – một chút lương thực, một chỗ trong nhà, thời giờ của chúng ta – thì không chỉ chúng ta không nghèo hơn, nhưng chúng ta trở nên phong phú hơn. Khi một người cần ăn gõ cửa nhà anh chị em, tôi biết rõ rằng anh chị em luôn tìm ra một cách thức chia sẻ lương thực ; như tục ngữ nói, ta có  thể luốn « thêm nước vào đậu » ! Ta có thể thêm nước vào đậu không ? Luôn luôn ! Và anh chị em làm điều đó bằng tình yêu, cho thấy rằng sự giàu có đích thực không phải trong các sự vật, nhưng trong tâm hồn !

Và dân tộc Braxin, cách riêng những người chất phác hơn, có thể mang lại cho thế giới một bài học liên đới cao quý, từ « liên đới » này, một từ thường bị lãng quên hay làm khó chịu, vì nó gây phiền toái, hầu như là một từ thô tục !

Tôi muốn đưa ra một lời kêu gọi đến những ai có nhiều của cải, đến chính quyền và tất cả những ai thiện chí dấn thân vì công bằng xã hội : đừng chán nản làm việc vì một thế giới công bằng và liên đới hơn ! Không ai có thể vô cảm trước những bất bình đẳng đang tồn tại trên thế giới ! Mỗi người, theo khả năng và trách nhiệm của mình, hãy biết đóng góp phần mình để chấp dứt nhiều bất công xã hội. Không phải nền văn hóa ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân thường đang điều tiết xã hội chúng ta, để xây dựng và dẫn đến một thế giới có thể sống hơn, nhưng là nền văn hóa liên đới vốn nhìn thấy nơi người khác không phải là kẻ cạnh tranh hay một con số, nhưng là người anh em. Và chúng ta hết thảy đều là anh em.

Tôi muốn khích lệ các nỗ lực mà xã hội Braxin đang thực hiện để sáp nhập tất cả các thành phần của mình, ngay cả những người đau khổ và nghèo túng nhất, trong cuộc đấu tranh chống lại nạn đói nghèo và cùng khổ. Không có nỗ lực « bình định » nào sẽ có thể bền vững, sẽ không có sự hài hòa lẫn hạnh phúc đối với một xã hội không biết đến, đặt ra rìa và bỏ rơi một phần của chính mình nơi vùng ngoại vi. Một xã hội như thể sẽ chỉ nghèo nàn đi và thậm chí đánh mất điều thiết yếu đối với chính mình. Để để xâm nhập vào tâm hồn chúng ta nền văn hóa cặn bã này, bởi vì chúng ta đều là anh em, không ai là một cặn bã !

Chúng ta hãy luôn nhớ điều này : chỉ khi chúng ta có khả năng chia sẻ thì chúng ta mới trở nên phong phú thực sự ; tất cả những gì được chia sẻ đều được nhân tăng ! Chúng ta hãy nghĩ đến việc Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều. Thước đo sự cao cả của một xã hội là qua cách thức nó đối xử với người nghèo túng nhất, người không có gì hơn là sự nghèo khổ của mình !

2. Tôi cũng muốn nói với anh chị em rằng Giáo Hội, « người bênh vực công lý và bảo vệ người nghèo khổ chống lại những bất bình đẳng xã hội và kinh tế vốn không thể chấp nhận được, vốn kêu thấu trời » (Văn kiện Aparecida, tr.395), ao ước cộng tác với mọi sáng kiến có ý thức về sự phát triển đích thực của mọi người và của toàn thể con người. Các bạn thân mến, chắc chắn cần mang lại bánh ăn cho người đói khát ; đó là một hành vi công bằng. Nhưng cũng có một sự đói khát sâu xa hơn, đói khát một hạnh phúc mà chỉ Thiên Chúa có thể làm no thỏa. Sự đói khát phẩm giá !

Không có thăng tiến công ích đích thực, cũng không có phát triển con người đích thực khi người ta không biết đến các trụ cột căn bản vốn nâng đỡ một Quốc gia, tức là các thiện ích phi vật chất của nó : sự sống, vốn là ân huệ của Thiên Chúa, giá trị phải bảo toàn và thăng tiến luôn mãi ; gia đình, nền tảng của sự sống chung và là phương thuốc chống lại sự phân rã xã hội ; giáo dục toàn diện, vốn không được giảm thiểu thành việc chỉ truyền đạt những thông tin với mục đích tìm kiếm lợi nhuận ; sức khỏe, vốn cần phải tìm kiếm hạnh phúc toàn diện của con người, cả trong chiều kích thiêng liêng của nó, thiết yếu cho sự quân bình nhân vị và cho một đời sống chúng lành mạnh ; an ninh, với xác tín rằng bạo lực chỉ có thể  được chinh phục chỉ từ việc thay đổi tâm hồn con người.

3. Tôi muốn nói một điều cuối cùng. Một điều cuối cùng. Ở đây, cũng như trong toàn thể đất nước Braxin, có nhiều bạn trẻ. Các bạn trẻ thân mến, các con đặc biệt nhạy cảm với những bất công, nhưng các con thường thất vọng bởi những sự kiện nói về tham nhung, về những con người mà, thay vì tìm kiếm công ích, lại tìm kiếm lợi ích riêng tư của mình. Cùng với các con và với mọi người, tôi lặp lại : đừng bao giờ nản chí, đừng mất đi niềm tin, đứng để niềm hy vọng bị dập tắt. Thực tại có thể thay đổi, con người có thể thay đổi. Anh chị em hãy là những người đầu tiên tìm cách mang lại thiện ích, đừng tập quen với điều xấu, nhưng chinh phục nó bằng sự thiện. Giáo Hội đồng hành với anh chị em, mang lại cho anh chị em sự thiện cao quý nhất của đức tin, là chính Chúa Giêsu Kitô Đấng « đã đến để con người được sống và sống dồi dào » (Ga 10,10).

Hôm nay tôi nói với tất cả anh chị em, cách riêng với các cư dân của « Cộng đồng » Varginha này : anh chị em không cô độc, Giáo Hội ở với anh chị em, Đức Giáo Hoàng ở với anh chị em. Tôi mang mỗi một anh chị em trong tâm hồn tôi và làm thành của tôi các ý hướng mà anh chị em đang mang nơi chính sâu thẩm của anh chị em : những lời cám ơn vì niềm vui, những lời cầu xin trợ giúp trong lúc khó khăn, ước muốn được an uiur trong những lúc đau khổ. Tôi phó thác anh chị em cho sự cầu bàu của Đức Bà Aparecida, Mẹ của tất cả những người nghèo của Braxin, và tôi ưu ái ban Phép lành cho anh chị em.

Xin cám ơn !

Tý Linh chuyển ngữ

 

Tags: , ,

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30