ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI TINH THẦN HUYNH ĐỆ CỦA XÃ HỘI INDONESIA
Được chào đón, sáng ngày 4/9/2024, tại dinh tổng thống ở Jakarta, bởi hàng trăm trẻ em trong trang phục truyền thống, Đức Phanxicô đã có bài phát biểu đầu tiên tại Indonesia, trước vị nguyên thủ quốc gia, các đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn, trong đó ngài ca ngợi tinh thần huynh đệ của xã hội Indonesia và cầu chúc người dân Indonesia phát triển trong đức tin, tình huynh đệ và lòng trắc ẩn.
Trong bài phát biểu công khai đầu tiên kể từ khi đến Indonesia, Đức Phanxicô đã chọn ca ngợi sự hòa hợp được ghi trong hiến pháp của đất nước. Trích dẫn tài liệu năm 1945, trong đó đề cập đến phúc lành của Thiên Chúa toàn năng trên Nhà nước Indonesia và công bằng xã hội như một mục tiêu cần đạt được vì lợi ích của toàn thể người dân, Đức Thánh Cha nhấn mạnh những khía cạnh này căn bản như thế nào và chúng tương hợp đến mức nào với khẩu hiệu của chuyến tông du này: “Đức tin, tình huynh đệ, lòng trắc ẩn”.
Thật vậy, tinh thần huynh đệ là một thành phần độc đáo của xã hội Indonesia vốn tôn trọng những tính đặc thù văn hóa, sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo, và đây chắc chắn là điều làm cho người dân Indonesia “đoàn kết và tự hào”. Phương châm của đất nước tuyên bố: “Bhinneka tunggal ika” (Hiệp nhất trong đa dạng, nghĩa đen: Nhiều, nhưng một). Đức Thánh Cha nhận xét rằng tất cả những khác biệt đặc thù này tạo nên một “một bức tranh khảm tuyệt đẹp trong đó mỗi phần là một yếu tố không thể thay thế”; một bức tranh khảm hài hòa trong đó “mỗi nhóm dân tộc và mỗi tôn giáo hành động trong tinh thần huynh đệ, theo đuổi mục tiêu cao cả là phục vụ lợi ích của mọi người”.
Sự cân bằng “khôn ngoan và tinh tế” này cho phép hợp tác cùng nhau, trong sự hiệp đồng, nhằm tìm ra giải pháp để tránh “sự gia tăng của những sự tương phản”. Nó phải được bảo vệ liên tục, Đức Phanxicô nhấn mạnh và đồng thời nói thêm rằng hành động chính trị có trách nhiệm cơ bản là làm việc vì “sự hòa hợp, công bằng, tôn trọng các quyền cơ bản của con người, phát triển bền vững, liên đới và tìm kiếm hòa bình, cả trong xã hội và với các dân tộc và các quốc gia khác”.
Đối thoại liên tôn và với xã hội dân sự
Trong bối cảnh này, Đức Thánh Cha khẳng định rằng “Giáo hội Công giáo mong muốn củng cố đối thoại liên tôn”, cũng như “sự hợp tác với các tổ chức công cộng hoặc các tác nhân khác của xã hội dân sự”, theo đuổi một mục tiêu kép: “chống lại chủ nghĩa cực đoan và sự bất bao dung” vốn muốn áp đặt, bằng cách bóp méo tôn giáo, thông qua “sự gian trá và bạo lực”; và tham gia vào “việc hình thành một cơ cấu xã hội cân bằng hơn và đảm bảo phân phối trợ giúp xã hội hiệu quả và công bằng hơn”.
Do đó, Giáo hội sẵn sàng đóng góp cho công ích, chống lại những xu hướng “ngăn cản sự phát triển của tình huynh đệ”. Đức Thánh Cha nêu ra các sự kiện: “Ở nhiều khu vực khác nhau, chúng ta đang chứng kiến sự xuất hiện của các cuộc xung đột bạo lực, thường là kết quả của sự thiếu tôn trọng lẫn nhau, của một ý muốn bất bao dung nhằm đảm bảo lợi ích của mình, quan điểm của mình hay câu chuyện lịch sử riêng của mình chiếm ưu thế bằng mọi giá, ngay cả khi điều đó gây ra đau khổ vô tận cho toàn bộ cộng đồng và dẫn đến những cuộc chiến tranh đẫm máu thực sự”. Ghi nhận này cũng là kết quả của việc thiếu sự dấn thân tập thể, khiến “một bộ phận đáng kể của nhân loại” bị gạt ra ngoài lề. Việc thiếu phương tiện cho một cuộc sống xứng đáng, sự bất lực trước sự mất cân bằng xã hội là nguồn gốc của những xung đột nghiêm trọng.
Góp phần vào sự hài hòa
Đức Thánh Cha nói tiếp : “Hòa bình là kết quả của công lý”, và Giáo hội, vốn xây dựng những nhịp cầu đối thoại, có thể đóng góp vào việc xây dựng một “xã hội công bằng và hòa bình mà tất cả người dân Indonesia mong muốn cho chính họ và họ mong muốn truyền lại cho con cái của họ,” Đức Thánh Cha nói, lấy một đoạn từ bài phát biểu của vị tiền nhiệm của ngài là Đức Gioan Phaolô II, tại Jakarta vào ngày 9 tháng 10 năm 1989.
Do đó, “việc tìm kiếm phúc lành của Thiên Chúa”, như đã đề cập trước đó khi trích dẫn hiến pháp Indonesia năm 1945, là một sự tìm kiếm lành mạnh về sự cân bằng giữa những người nghĩ điều đó là “dư thừa”, tin rằng con người và xã hội dân sự “nên được thúc đẩy bằng nỗ lực của chính họ”, thường xuyên vấp phải “sự thất đoạt và thất bại“; và những người liên tục đặt đức tin lên hàng đầu, thường để thao túng chứ không phục vụ, “xây dựng hòa bình, hiệp thông, đối thoại, tôn trọng, hợp tác, tình huynh đệ, nhưng để gây chia rẽ và gia tăng hận thù”.
Tiếp đón và sổ lưu bút
Khi đến dinh tổng thống, Đức Phanxicô đã được chào đón bởi một nhóm 500 trẻ em, một số mặc trang phục truyền thống, số khác mặc đồng phục, trước khi nói chuyện riêng với Tổng thống Joko Widodo. Kết thúc cuộc trao đổi này, Đức Thánh Cha đã ghi câu này vào sổ lưu bút: “Hòa mình vào vẻ đẹp của vùng đất này, nơi gặp gỡ và đối thoại giữa các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau, tôi chúc người dân Indonesia phát triển trong đức tin, tình huynh đệ và lòng trắc ẩn . Xin Thiên Chúa chúc lành cho Indonesia!”
Tý Linh
(theo Jean-Charles Putzolu – Vatican News)
Tags: Á-Châu, bác ái-liên đới, Công-lý, Giáo-Hội-&-Nhà-Nước, Hòa-bình, Phanxicô-I, Đối-thoại-liên-tôn
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO