DILEXIT NOS: “LINH ĐẠO LIÊN QUAN SÂU XA ĐẾN TÂM HỒN CON NGƯỜI”
Thứ trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục nhấn mạnh rằng với thông điệp Dilexit nos, Đức Phanxicô chỉ ra các giá trị cơ bản cho một thế giới được đánh dấu bằng những xung đột và sự vô cảm: ngày nay, thước đo “trí tuệ” về cuộc sống đang chiếm ưu thế, Đức Phanxicô mời gọi chúng ta khám phá lại “ trung tâm thống nhất mang lại ý nghĩa cho những gì chúng ta đang sống: trái tim” và cảm thấy được Thiên Chúa yêu thương.
Đức Phanxicô và cha Spadaro trong chuyến tông du tại châu Á và châu Đại Dương
Đức Thánh Cha Phanxicô luôn cảm thấy mình là “một tội nhân được cứu bởi tình yêu của Chúa” và, trong thông điệp Dilexit nos, ngài mời gọi chúng ta khám phá lại lòng thương xót của Người và hiểu làm thế nào Chúa nói với chúng ta “thông qua những cảm xúc nội tâm của chúng ta”. Đây là cách mà Cha Antonio Spadaro, tu sĩ Dòng Tên, cựu giám đốc của tạp chí La Civiltà Cattolica từ năm 2011 đến năm 2023, và hiện nay là thứ trưởng Bộ Văn hóa và Giáo dục, đọc lại cho truyền thông Vatican thông điệp mới nhất của Đức Thánh Cha, được xuất bản ngày 24 tháng Mười, về Thánh Tâm Chúa Giêsu. Một tài liệu “diễn tả linh đạo của Đức Phanxicô” và là “chìa khóa để đọc toàn bộ triều đại giáo hoàng”. Đối với cha Spadaro, Đức Thánh Cha mời gọi thế giới, vốn “đang mất đi trái tim” và tất cả sự nhạy cảm của con người, hãy khám phá lại những giá trị cơ bản.
Vatican News: Thưa cha Spadaro, Cha có nghĩ rằng thông điệp Dilexit nos là một tài liệu quan trọng của triều đại giáo hoàng và là chìa khóa cho toàn bộ huấn quyền của Đức Thánh Cha Phanxicô không?
Cha Spadaro: Thông điệp này tập trung vào linh đạo của Đức Thánh Cha Phanxicô. Vì vậy, một cách nào đó, chúng ta có thể nói chắc chắn rằng nó là chìa khóa để hiểu toàn bộ triều đại giáo hoàng, bởi vì nó là chìa khóa để hiểu được nhân cách tâm linh của Đức Phanxicô. Nhưng chúng ta đừng quên rằng một giai đoạn rất quan trọng trong triều đại giáo hoàng của ngài là Năm Lòng Thương Xót. Vì vậy, chủ đề về lòng thương xót, do đó, về trái tim vốn trở nên gần gũi, thân thiết, vốn yêu thương sâu xa, những tình cảm, những “cảm xúc nội tâm”, như thánh Inhaxiô đã nói, cũng là trọng tâm của sự quản trị của Đức Phanxicô, vốn hành động bằng sự phân định. Sự phân định hệ tại việc cố gắng hiểu làm thế nào Chúa nói qua những cảm xúc nội tâm vốn rõ ràng hướng đến trái tim. Do đó, tôi có thể nói rằng thông điệp này, nhưng cả tông huấn Gaudete et Exsultate, là một diễn tả về linh đạo của Đức Phanxicô và soi sáng toàn bộ triều đại giáo hoàng.
Vatican News: Ở đâu và khi nào thì kinh nghiệm thiêng liêng của Jorge Mario Bergoglio, cuộc gặp gỡ cá nhân của ngài với Chúa Kitô và tình yêu của ngài dành cho tất cả mọi người, được tìm thấy rõ nhất trong bản văn này?
Cha Spadaro: Đức Phanxicô luôn cảm thấy mình như một tội nhân được cứu bởi tình yêu của Chúa. Tôi nhớ rằng, từ cuộc phỏng vấn đầu tiên ngài dành cho tôi vào năm 2013, ngay sau khi ngài được bầu, ngài đã mô tả về mình như vậy. Do đó, tình yêu của Chúa được ưu tiên. Sự hoán cải là hoa trái của tình yêu này. Nếu không có sự tiếp xúc trực tiếp, không có nhận thức về tình yêu, sự hiểu biết nội tâm về Chúa để yêu mến và bước theo Người tốt hơn, như thánh Inhaxiô đã nói, thì cũng không thể có sự hoán cải thực sự. Như vậy, viết một thông điệp về trái tim có nghĩa là việc đi vào trái tim Chúa Kitô cho phép chúng ta cảm thấy được yêu thương bởi một trái tim con người đầy tình cảm, đầy những cảm xúc như của chúng ta. Theo nghĩa này, linh đạo của Đức Phanxicô tránh xa những hình thức không nhập thể và nhiệm nhặt. Đối với ngài, linh đạo liên quan sâu xa đến tâm hồn con người, những tình cảm, chiều kích thể lý của con người.
Vatican News: Do đó, Dilexit nos là một minh chứng cho thấy huấn quyền của Đức Giáo hoàng Bergoglio không phải là huấn quyền chỉ dành riêng cho xã hội, như một số người đã hiểu?
Cha Spadaro: Nói chung, tôi có thể nói rằng huấn quyền của Đức Phanxicô không bị bất cứ điều gì đè bẹp. Chắc chắn rằng một đức tin không thể hiện qua những việc làm là đức tin chết, nó không có ý nghĩa gì. Do đó, rõ ràng rằng chiều kích xã hội, huấn quyền xã hội của Đức Phanxicô là hoa quả trực tiếp của linh đạo của ngài và chính xác cũng là linh đạo về Trái Tim Chúa Kitô. Cuối cùng, Đức Phanxicô nói rõ điều đó trong thông điệp này: cần phải có lòng trắc ẩn đối với trái đất bị tổn thương. Trong thông điệp này, ngài cho thấy Chúa Giêsu đang dang tay ra và chữa lành. Và một cách nào đó, ngài liên kết huấn quyền trước đây của mình với hình ảnh này, bởi vì nơi các anh em, mọi mối dây huynh đệ đều có thể được bởi vì, như Đức Thánh Cha nói, chúng ta uống thỏa thuê trong tình yêu của Chúa. Chính nhờ tình yêu này mà chúng ta có thể thiết lập những mối dây huynh đệ nhưng cũng có thể cùng nhau chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Do đó, tôi sẽ không phân biệt giữa huấn quyền xã hội và huấn quyền tâm linh. Chắc chắn, trái tim là trung tâm của tâm linh và xã hội.
Vatican News: Cha nghĩ tại sao Đức Phanxicô lại chọn chính xác thời điểm này để cống hiến một thông điệp về Thánh Tâm Chúa Giêsu? Có lẽ bởi vì ngài lo ngại, như ngài viết, bởi sự kiện là một “lòng đạo không quy chiếu đến mối quan hệ cá nhân với một vị Thiên Chúa tình yêu” đang tiến triển và Kitô giáo đang quên đi “sự dịu dàng của đức tin, niềm vui của sự tận tâm phục vụ, lòng nhiệt thành truyền giáo từ người này sang người khác”?
Cha Spadaro: Một mặt, tôi nghĩ nguyên nhân quan trọng là do nhận thức rằng xã hội đang mất đi trái tim của nó. Ngài nói tại một điểm trong thông điệp rằng “việc nhìn thấy những người bà than khóc mà vẫn chịu được, là dấu hiệu của một thế giới không có trái tim”. Ngài quy chiếu đến những cuộc chiến tranh, những người lính chết, đến thực tế là thế giới ngày nay đang bị chia rẽ và đang trải qua một vết thương to lớn. Và điều này là do sự vô cảm, vì khước từ tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề đang được đặt ra. Do đó, một xã hội mất đi trái tim cần được nhắc nhở về những giá trị cơ bản của nó.
Lý do thứ hai, vâng, tôi nghĩ đó là điều bạn đang nói, đó là chúng ta trở thành nô lệ cho bộ máy của thị trường, cho các thuật toán, cho chiều kích “trí tuệ” của cuộc sống, do đó, một mặt là cho hiệu quả, và mặt khác cho một chiều kích bản năng hơn, tự do hơn, phóng túng hơn. Chúng ta đã mất đi trung tâm thống nhất vốn mang lại ý nghĩa cho những gì chúng ta đang sống, đó là trái tim. Vì thế, lời kêu gọi này rất sâu sắc và đáp ứng nhu cầu của thời đại chúng ta.
Vatican News: Cuối cùng, trong văn kiện, có yêu cầu không chế nhạo những biểu hiện nhiệt thành của dân Thiên Chúa, những người, với lòng đạo đức bình dân, tìm cách an ủi Chúa Kitô. Đâu là vị trí của lòng đạo đức bình dân trong huấn quyền của Đức Phanxicô?
Cha Spadaro: Nó rất quan trọng, vì đức tin của những con người giản dị và bình dân được thể hiện qua lòng sùng kính, qua những hình ảnh. Một trong những lý do khiến Kitô giáo có lẽ đang khủng hoảng, đó là vì nó không còn tìm được những từ ngữ và hình ảnh để nói lên chính mình, để diễn tả chính mình nữa. Vì vậy, có thể nói lòng đạo đức bình dân là nguồn quý giá của những hình ảnh, những ngôn từ để diễn tả chính mình, và tự sâu xa, nó gắn liền với những tình cảm nhân bản nhất. Vì thế, đó là một nền linh đạo, một nền linh đạo của dân chúng, gắn liền sâu sắc với lịch sử, với sự nhạy cảm của con người. Một sự nhạy cảm quá trí tuệ, quá lý trí có nguy cơ trừu tượng hóa con người khỏi thực tại của chính mình. Đức tin có nguy cơ trở thành một thứ ngộ đạo, đối với một số người thông thạo, đối với giới tinh hoa. Ngược lại, chính nơi dân chúng mới tìm thấy trái tim ấm áp của đức tin.
————————————————————
Tý Linh chuyển ngữ
(theo Alessandro Di Bussolo – Vatican News)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO