TÒA THÁNH PHẢN ĐỐI VIỆC CAN THIỆP QUÂN SỰ VÀO SYRIA
Đang khi Vatican kêu gọi Tây Phương đối thoại trong cuộc xung đột Syria, thì khái niệm « chiến tranh chính đáng » đặt ra câu hỏi ngay giữa lòng Giáo Hội.
Trong số ra ngày 26.8.2013, nhật báo Osservatore Romano đã không che giấu sự phản đối của mình đối với việc can thiệp quân sự vào Syria. Nhật báo đã lấy lại những phát biểu của sứ thần Tòa Thánh ở Damas, Đức cha Mario Zenari, kêu gọi thận trọng và khôn ngoan.
Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, Đức cha Silvano Tomasi, đã từng khẳng định trước đó rằng « kinh nghiệm ở Trung Đông, I-rắc, Afghanistan », « những can thiệp quân sự như thế không mang lại kết quả xây dựng nào ».
Thậm chí điều đó có nguy cơ dẫn đến « một cuộc thế chiến », Đức cha Antoine Audo, giám mục giáo phận Alep, Syria, tuyên bố như thế và đồng thời kêu gọi « một sức mạnh quốc tế vốn giúp đối thoại ».
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến đối thoại
Theo chiều hướng đó, Đức Thánh Cha đã nhắc nhở cộng đồng quốc tế, hôm đọc Kinh Truyền Tin 25.8.2013, rằng « không phải việc đương đầu mang lại những viễn cảnh hy vọng để giải quyết các vấn đề, nhưng là khả năng gặp gỡ và đối thoại ».
Lập trường đồng nhất này của Giáo Hội dựa trên học thuyết truyền thống về « chiến tranh chính đáng », dần dần được xác định bởi Giáo Hội để quyết đoán giữa các bổn phận Tin Mừng về bất bạo động và liên đới với những người yếu đuối nhất. Bảy tiêu chí của nó thường được sử dụng để quyết định liệu việc nại đến bạo lực có được bao dung không, và do đó có thể biện minh vào một thời điểm nào đó.
Trước tiên phải có chính nghĩa. Trong trường hợp Syria, Đức cha G. Defois, nguyên Tổng giám mục Lille, giải thích rằng rõ ràng « tấn công một cư dân dân sự bằng vũ khí hóa học là phi nhân và người ta phải bảo vệ cách hợp pháp các mạng sống vô tội ».
Không bao giờ có « công lý tuyệt đối »
Nhưng đối với ngài, sáu tiêu chí kia không được chu toàn. Vì cần có một thẩm quyền, ở đây là Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc : « Một hành động vượt quá sự phủ quyết của Nga và Trung Quốc sẽ có nguy cơ tái lập sự chia rẽ xưa kia giữa khối Tây và Đông, với những hệ quả nghiêm trọng ».
Còn phải vận dụng một công lý so sánh, bằng cách cân nhắc rằng không bao giờ có « công lý tuyệt đối » từ một phía duy nhất. Vậy mà, « các nước Tây Phương đã tìm cách hiểu các động cơ của tổng thống Assad chưa ? »
Còn cần phải có một ý hướng ngay thẳng, tức là muốn đạt tới hòa bình bằng con đường trung gian. Tiêu chí thứ năm, cần phải sử dụng tất cả các phương cách khác : « Trong chừng mực nào đó các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và Châu Âu phải chăng đã nỗ lực dàn xếp mọi sự, đang khi mà họ hấp tấp quá vội vàng trước sự cầu cứu của quân nổi dậy ? », Đức Cha tự hỏi.
Có một « trách nhiệm bảo vệ » ở Syria
Tiêu chí thứ sáu liên quan đến khả năng thành công : « Vậy mà các cuộc can thiệp quân sự của Tây phương chứng tỏ rằng hòa bình của các dân tộc không đạt được gì ». Sau cùng, tiêu chí tính tương xứng giữa những thiệt hại phải chịu và thiện ích là người ta hy vọng từ việc nại đến vũ khí cũng không được chứng thực.
Tuy nhiên, Đức cha Luc Ravel, Giám mục ở quân đội, nhận thấy rằng những tiêu chí này không thích hợp với hoàn cảnh hiện nay, trong chừng mực ở Syria – cũng như ở Libya vào tháng 3/2011 -, vấn đề không phải là một cuộc chiến tranh (một cuộc xung đột giữa các quốc gia, theo định nghĩa thường thấy), nhưng là một cuộc can thiệp được thôi thúc bởi « trách nhiệm bảo vệ ».
Các tiêu chí thông thường của luật quốc tế về chiến tranh bị rối đi : « Chắc chắn không được có ở đó những nạn nhân trong số các thường dân vô tội, nhưng làm sao phân biệt được thường dân, khi bất cứ ai cũng đều có một khẩu tiểu liên và cac phụ nữ có thể tỏ ra là những chiến binh ? »
Các nước Tây Phương chỉ có thể thắt thêm nút rối
Thế nhưng, Đức cha Ravel đối lập hoàn toàn với mọi can thiệp vào Syria, cho rằng các nước Tây Phương chỉ có thể thắt thêm « những nút rối khác khi nghĩ tháo cuộn chỉ » và « một cái tát cỏn con vào tay của Assad sẽ không đủ để ngưng ông lại ! »
Các lập trường sẽ được khơi lên bởi Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc tiếp kiến vua Abdallah của Jordanie, vào ngày 29.8.2013.
Luật quốc tế về trách nhiệm bảo vệ
Bản tin trên thanhnien.com.vn đề cập đến bộ quy tắc Trách nhiệm bảo vệ (R2P) vào năm 2005 với ba nguyên tắc chính:
Một là, các quốc gia trên thế giới phải bảo vệ người dân khỏi tội diệt chủng, tội ác chiến tranh, và tội ác chống lại nhân loại và cộng đồng thế giới phải giúp đỡ các quốc gia ngăn chặn những tội ác này.
Hai là, nếu có “đầy đủ chứng cứ” một quốc gia không thể ngăn chặn những tội ác kể trên thì cộng đồng thế giới sẽ áp dụng những biện pháp hòa bình (các lệnh trừng phạt ngoại giao và kinh tế), nhằm giúp quốc gia này ngăn chặn tội ác.
Ba là, nếu hai nguyên tắc trên được áp dụng nhưng thất bại, thì cộng đồng thế giới có thể sử dụng lực lượng quân sự nhưng phải đảm bảo can thiệp quân sự với mục đích ngăn chặn tội ác, bảo vệ thường dân.
Và để tăng tính hợp pháp tối đa, can thiệp quân sự phải được Hội đồng Bảo an LHQ thông qua.
Nhưng ông Clive Coleman, nhà báo chuyên về luật của đài BBC, nhấn mạnh rằng R2P chỉ là một “bộ quy tắc”, chứ không phải là một bộ “luật quốc tế”. Trong trường hợp Syria, phương Tây và Mỹ có thể dùng R2P làm “khung pháp lý” để “hợp pháp hóa” việc can thiệp quân sự vào Syria, theo ông Coleman.
Chính vì R2P mà Mỹ và các nước phương Tây liên tục lên án, cáo buộc chính phủ Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học nhằm có cớ can thiệp quân sự vào nước này.
Theo ông Coleman, về mặt nguyên tắc thì R2P khó mà áp dụng đối với Syria bởi vì thiếu sự đồng thuận của các nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an LHQ như Nga, đồng minh của Syria, và Trung Quốc.
Tuy nhiên, Mỹ, Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đang cân nhắc kế hoạch can thiệp quân sự Syria nhằm “trừng phạt” chính quyền ông Assad dùng vũ khí hóa học chống lại thường dân mà không cần sự phê chuẩn của LHQ.
Tý Linh
Theo La Croix và Thanh Niên online
Tags: Công-lý, Hòa-bình, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO