CÁC KHÍA CẠNH THẦN HỌC CỦA ƠN GỌI TU SĨ
Từ thời Trung Cổ, ơn gọi tu sĩ được đồng hóa với việc khấn giữ công khai ba lời khấn trong cộng đoàn. Một quan niệm nào đó đã được thoát ra từ sự phân biệt giữa các giới răn và lời khuyên (Phúc Âm). Những giới răn dành riêng cho các giáo dân và các lời khuyên dành cho các tu sĩ. Từ đó phát xuất ý niệm thường thấy về một sự trổi vượt của đời sống tu trì trên đời sống giáo dân trong trật tự thánh thiện, chỉ các tu sĩ mới được kêu gọi đến « bậc sống hoàn thiện ».
Viễn ảnh của Vatican II thì khác. Sau khi cho thấy sự ưu tiên của ơn gọi phép Rửa của mọi tín hữu, ơn gọi tham dự vào ba chức vụ của Chúa Kitô tư tế, ngôn sứ và vương đế, và sau khi đã định nghĩa các thừa tác vụ như là được tấn phong cho sự tăng trưởng của Dân Thiên Chúa theo ba chiều kích này, Hiến chế Lumen Gentium nhấn mạnh ơn gọi nên thánh phổ quát trong Giáo Hội. Và chỉ như thế mà nó định vị ơn gọi tu sĩ như là được liên kết mật thiết với mầu nhiệm của Giáo Hội và với sứ mạng của Giáo Hội : đời sống tu sĩ, dù không thuộc về cấu trúc phẩm trật của Giáo Hội, nhưng được sống bởi những những người chịu phép rửa, đến từ bậc sống giáo dân cũng như bậc sống giáo sĩ.
Viễn ảnh đã thay đổi, cũng như từ vựng. Dù hoàn toàn lấy lại đề tài các lời khuyên Phúc Âm và ơn gọi đặc biệt, nó nhấn mạnh đến ý tưởng thánh hiến (consécration), đặc sủng, khấn công về một hình thức sống (forme de vie) biểu lộ, giữa lòng Giáo Hội, trong một dòng tu, hình thức sống của chính Chúa Kitô. Trong nhiều văn kiện chính thức, Giáo Hội lấy lại giáo huấn này cho đến ngày nay : Tông huấn Evangelica Testificatio (1) của đức Phaolô VI (1971), Tông huấn Redemptionis Donum (2) của đức Gioan-Phaolô II (1984), tiếp theo sau văn kiện Những yếu tố chủ yếu của đời sống tu sĩ tông đồ (3) (Eléments essentiels de la vie religieuse apostolique) (1983), chính nó là văn kiện theo sau của Bộ Giáo Luật mới và cuối cùng Tông huấn Vita Consecrata (1996) (4). Từ toàn bộ này, chúng tôi sẽ giữ lại hai yếu tố cấu thành của đời sống tu sĩ làm sáng tỏ ý niệm ơn gọi : sự thánh hiến và hình thức sống.
I. Sự thánh hiến.
Thành ngữ « đời sống thánh hiến » được đức Gioan-Phaolô II sử dụng không chỉ bao hàm sự đa dạng của các hình thức sống này (ẩn tu, đồng trinh, các hội đời sống tông đồ, các tu hội đời, các dòng tu), nhưng còn để nhấn mạnh mối liên hệ giữa sự thánh hiến phép rửa và sự thánh hiến tu sĩ. Cũng thế, Vatican II : « Qua các lời khấn…người tín hữu hiến thân phụng sự Thiên Chúa bằng một danh hiệu mới mẻ và hoàn toàn đặc biệt…Chắc chắn nhờ phép Rửa, họ đã chết cho tội lỗi và được thánh hiến cho Thiên Chúa; nhưng họ tìm cách thâu lượm hoa trái dồi dào hơn của ân sủng phép Rửa và nhờ việc khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm trong Giáo Hội, họ muốn thoát ly khỏi những ngăn trở có thể làm họ không nhiệt tâm yêu mến và tôn thờ Thiên Chúa cách hoàn hảo; và họ tận hiến để phụng sự Thiên Chúa cách thân tình hơn » (LG 44).
Trong Vita consecrata, « những người được thánh hiến lãnh nhận (từ Chúa Kitô và từ Giáo Hội) một sự thánh hiến mới mẻ và đặc biệt mà, dù không phải là bí tích, vẫn giúp họ cam kết chọn theo hình thức sống mà Chúa Giêsu đã thực hiện cách cá nhân và đề nghị cho các môn đệ của Ngài » (số 31).
Sự thánh hiến này, là sự đào sâu sự thánh hiến của phép Rửa, không phải là một hệ quả tất thiết của nó. Vì, nếu mọi người chịu phép Rửa đều được kêu gọi thực hành các lời khuyên (Phúc Âm) theo bậc sống của mình, thì phép Rửa tự nó không bao gồm lời kêu gọi sống độc thân hay khiết tịnh, sự từ bỏ sở hữu của cải, vâng phục bề trên… « Bởi thế, việc khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm này giả thiết một ân huệ đặc biệt của Thiên Chúa mà không phải được ban cho hết mọi người (Mt 19, 10-12 » (số 30). Từ đó, làm thế nào để hiểu ơn gọi đặc biệt này, mà không phải hết thảy mọi người đều được kêu gọi ?
Để hiểu bản chất và căn tính của nó, chắc chắn, cần phải đặt nó trong nhiệm cục cứu độ. Quả thế, ở Israël và trong Giao Ước đầu tiên, sự độc thân không được thừa nhận như là ơn gọi. Hôn nhân là một bó buộc tự nhiên, được biểu lộ bằng lời « hãy tăng trưởng và sinh sản », và bằng sự cần thiết đảm bảo nòi giống Abraham. Nhưng, nếu nhìn vào sự dễ dãi trong việc ly dị, thì người ta cũng công nhận sự mong manh của mối liên hệ hôn nhân. Vì như mọi người phải kết hôn, nên thật sự không có « ơn gọi » hôn nhân, vì không có sự chọn lựa ưng thuận tự do.
Bởi thế, Chúa Kitô, Đấng thể hiện như là Hôn Phu của Israël, đến thiết lập một trật tự mới. Từ nay, trong Giao Ước mới có hai ơn gọi, cả hai hoàn toàn biểu lộ trật tự mới này và được đánh dấu bằng những đòi hỏi của nó : hôn nhân một vợ một chồng và chung thủy, từ đó sự ly dị bị loại bỏ, không còn « tự nhiên » hơn sự độc thân, và qua dấu chỉ bí tích của nó, biểu lộ sự kết hiệp với Chúa Kitô và Giáo Hội, và sự khiết tịnh, qua sự thánh hiến của nó, biểu lộ sáng kiến tình yêu của Chúa Kitô và tính triệt để của một lời đáp trả nắm lấy toàn thể cuộc sống con người. Theo nghĩa này, sự thánh hiến tu sĩ biểu lộ rõ bản chất sâu xa của ơn gọi kitô hữu của hết thảy mọi người, và hiện tại hóa việc hướng tất cả Giáo Hội-Hôn Thê tới sự kết hiệp với vị Hôn Phu độc nhất.
Từ đó, sự tồn tại của ơn gọi tu sĩ trong Giáo Hội đặt ra thế đôi ngả của một chọn lựa mang lại bậc sống của mỗi người, độc thân hay hôn nhân, đặc tính của một ơn gọi -tức là của một lời kêu gọi biểu lộ mầu nhiệm của Giáo Hội cách này hay cách khác- trong tính bổ túc soi sáng nó. Từ nay, không tất thiết phải lập gia đình, cũng không tất thiết bước vào đời tu trì. Tính đôi ngả đã được đặt ra, nó cho phép chọn lựa một bậc sống trong tự do, tùy theo tiếng gọi được lãnh nhận.
Phải chăng người ta sẽ bảo rằng ơn gọi đời sống thánh hiến là trổi vượt hơn ? Đức khiết tịnh chẳng trổi vượt hơn hôn nhân sao, như Công đồng Trentô khẳng định mạnh mẽ chống lại sự chối bỏ của phái Luther ? Nếu qua đó người ta muốn nhấn mạnh tính trổi vượt tu luyện hay công trạng của đời sống khiết tịnh, thì rõ ràng là sai lầm. Chẳng phải Công đồng khẳng định rất đúng đắn rằng hồng ân khiết tịnh hay độc thân cho phép « dâng mình cho chỉ mình Thiên Chúa cách dễ dàng hơn và với một tấm lòng không chia sẻ » ? Người ta chỉ có thể nói rằng, về mặt khách quan, và được dành riêng cho sự thánh thiện của con người, đức khiết tịnh, bởi vì nó diễn tả hình ảnh cánh chung của Vương Quốc nơi không có vợ cũng chẳng có chồng, bao gồm một đặc tính tận căn mà hôn nhân không có. Hôn nhân kéo dài và biến đổi mối quan hệ Giao ước được Thiên Chúa thiết lập với nhân loại. Bậc sống khiết tịnh thì hoàn toàn mới mẻ, vì nó được thiết lập bởi chính hành vi của Chúa Kitô, Đấng đã chọn nó cho Ngài và kêu gọi những người khác theo Ngài, để biểu lộ sự hiện diện của Vương quốc trong sự tạo thành mới : nó biểu thị Tân Ước như thế, khác biệt với Cựu Ước. Và vả lại, đó là lý do tại sao, trên bình diện chủ thể, đức khiết tịnh giả thiết, khác với hôn nhân chung cho hết mọi người, sự hiện diện của một đặc sủng, nghĩa là của một ơn gọi đặc biệt, của một tiếng gọi cá nhân kết hợp với ân huệ của Thánh Thần. Do đó, Tông huấn Vita Consecrata, bằng việc từ bỏ từ vựng « tính trổi vượt » (supériorité), thích nói hơn rằng đời sống thánh hiến, về mặt khách quan, nằm « ở một cấp bậc tuyệt hảo », xét như là nó được kêu gọi để phản ảnh chính cách thế mà Chúa Kitô đã sống.
II. Hình thức sống
Những lối diễn tả này : cách sống, hình thức sống, mà trở lại thường xuyên trong các văn kiện hậu công đồng, nhấn mạnh khía cạnh thứ hai của ơn gọi tu sĩ, không kém quan trọng hơn khía cạnh thứ nhất, tức là chiều kích cộng đoàn và quy luật sống của nó (theo nghĩa « regula » : hướng đi, con đường). Trước khi thần học về ba lời khấn được xác định rõ với thánh Tôma, thì đặc điểm của đời sống tu trì trong Giáo Hội thông thường đã là hình thức sống, tức là cách thế đặc biệt mà việc bước theo Chúa Kitô (sequela Christi) đã được sống bởi các đấng sáng lập và các đồ đệ của họ, theo những đặc sủng riêng biệt của mình và những xác quyết riêng cho mỗi một dòng tu của họ : hoán cải cuộc sống (conversio morum), lời khấn gắn bó trọn đời trong một đan viện, đức khó nghèo, rao giảng Lời Chúa, phục vụ Giáo Hội, tình yêu thương người nghèo…
Không chỉ bậc sống, nhưng còn cách sống theo một quy luật và trong tình huynh đệ. Vatican II đã nói đến điều đó khi nhấn mạnh đến bốn đặc tính chung của các dòng tu này, mang lại cho các thành viên của chúng một sự ổn định vững chắc trong lối sống, một học thuyết tu đức, một sự hiệp thông huynh đệ nhằm phục vụ một sứ mệnh, và một sự tự do được củng cố bằng sự vâng phục (LG 43). Những đặc tính này mô tả cách nào đó những yếu tố chung cho những con đường khác nhau hay những hình thức sống mà các tu sĩ chọn theo bằng việc tuyên khấn, trên nền tảng của một sự dấn thân độc thân. Như thế, chẳng hạn, Bản Định Thức (Formula Instituti) mà thánh Inhaxiô Lôyôla trình cho Đức Giáo Hoàng vào năm 1540 xin phê chuẩn, được diễn tả :
« Trong Hội Dòng mà chúng tôi muốn tôn vinh thánh danh Chúa Giêsu này, bất kỳ ai muốn tham dự vào cuộc chiến đấu của Thiên Chúa dưới ngọn cờ thập giá và hiến mình chỉ phục vụ Chúa chúng ta và Giáo Hội, Hiền Thê của Ngài, bằng sự vâng phục Đức Giáo Hoàng, vị đại diện của Chúa Kitô trên trần gian, (thì) sau khi đã tuyên khấn các lời khấn trọng thể đức khiết tịnh suốt đời, khó nghèo và vâng phục, sẽ phải nhớ rằng nơi Hội dòng, người ấy thực hiện chủ yếu với mục đích trước hết chăm lo bảo vệ và truyền bá đức tin và sự tiến bộ của các linh hồn trong đời sống và học thuyết Kitô giáo, bằng những lời rao giảng công khai… »
Như thế, ơn gọi tu sĩ là một ơn gọi đến một lối sống đặc biệt được sống trong tình huynh đệ, tức là một đặc sủng được chia sẻ và thể hiện trong Giáo Hội. Từ đó, ơn gọi, về mặt chủ thể, được sống như là một lời kêu gọi thánh hiến, sẽ bao gồm trong tiếng gọi này những xác định xã hội về tính hữu hình giáo hội của nó, mà lời khấn giữ công khai đời sống Phúc Âm diễn tả. Như thế, người ta sẽ nói rằng ơn gọi tu sĩ là một ký ức Tin Mừng trong Giáo Hội, một truyền thống của đặc sủng không chỉ khiết tịnh, nhưng còn là lối sống bước theo Chúa Kitô trong Giáo Hội hôm nay. Ở đó, bậc sống tu sĩ biểu lộ Vương Quốc hiện tại và loan báo sự phuc sinh. Và ở đó, ơn gọi tìm thấy những đặc tính cụ thể của việc bước vào trong một gia đình, của tình huynh đệ và việc phục vụ Giáo Hội và thế giới.
Các tài liệu nền tảng diễn tả điều đó, dưới hình thức Thư Từ (Augustin), Quy Luật (Bênêđictô) hay Định Thức (Inhaxiô)…mà không được lẫn lộn với các Hiến Pháp, các tài liệu này là chữ nghĩa trong đó người nam hay nữ cảm thấy được kêu gọi có thể nhìn nhận và chứng thực liệu dòng tu như thế là nơi mà mình có thể thực hiện ao ước bước theo Chúa Kitô của mình hay không.
Hai lối tiếp cận này về ơn gọi tu sĩ bổ túc cho nhau. Chúng cũng gợi lên hai con đường khả thể của một ơn gọi. Một con đường đi từ sự phân định tiếng gọi nội tâm đến sự phân định hình thức sống theo đó nó có thể thành hình. Con đường kia đi từ sự cuốn hút vào một lối sống được sống bởi một dòng tu đến sự chứng thực một tiếng gọi nội tâm cá nhân đến từ Chúa Kitô. Con đường này và con đường kia, con đường này trong con đường kia.
Lm. Claude FLIPO, sj, giáo sư ở Centre Sèvre, Paris.
—————————–
(1) Tông thư « Chứng tá Tin Mừng » bàn về việc canh tân đời sống tu sĩ theo giáo huấn của công đồng Vatican II (chú thích của người dịch).
(2) Tông thư « Hồng ân cứu độ » bàn về sự thánh hiến của các tu sĩ dưới ánh sáng của mầu nhiệm cứu độ (chú thích của người dịch).
(3) Do Bộ các Dòng Tu và các Hội Đời Sống Tông Đồ ban hành (chú thích của người dịch).
(4) Tông huấn « Đời sống thánh hiến » hậu Thượng Hội Đồng Giám mục (chú thích của người dịch).
Lm. Võ Xuân Tiến
chuyển ngữ từ Claude FLIPO, « Aspects théologiques de la vocation religieuse », trong Théologie de la vocation, Colloque de l’Institut Catholique de Paris (février 2001), Revue Jeunes et Vocations, 3e trimestre, số 102, tr. 67-70.
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- BAN BÁC ÁI HỘI DÒNG KHIẾT TÂM ĐỨC MẸ TRAO HỌC BỔNG CHO 57 HỌC SINH – SINH VIÊN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 12. « CHÚA THÁNH THẦN CHUYỂN CẦU CHO CHÚNG TA ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO
- MỞ ÁN PHONG CHÂN PHƯỚC CHO SƠ CLARE CROCKETT
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 11. «NGÀI ĐÃ XỨC DẦU CHO CHÚNG TA VÀ ĐÃ ĐÓNG ẤN TÍN TRÊN CHÚNG TA». BÍ TÍCH THÊM SỨC, BÍ TÍCH CỦA CHÚA THÁNH THẦN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM B : CHÚA GIÊSU ĐẾN GẦN CHÚNG TA NƠI NHỮNG NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 10. « CHÚA THÁNH THẦN, HỒNG ÂN CỦA THIÊN CHÚA ». CHÚA THÁNH THẦN VÀ BÍ TÍCH HÔN NHÂN
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 9. « TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN ». CHÚA THÁNH THẦN TRONG NIỀM TIN CỦA GIÁO HỘI
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: NHIỀU ĐÓNG GÓP VỀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC NHAU CỦA GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 8. “AI NẤY ĐỀU ĐƯỢC TRÀN ĐẦY ƠN THÁNH THẦN”. CHÚA THÁNH THẦN TRONG SÁCH CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ
- BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỚI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC, PHÓ TẾ, TU SĨ, CHỦNG SINH VÀ CÁC NHÂN VIÊN MỤC VỤ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI GIÁO HỘI BỈ: “KHÔNG CÓ CHÚA THÁNH THẦN, KHÔNG CÓ GÌ LÀ KITÔ GIÁO XẢY ĐẾN CẢ”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 7. CHÚA GIÊSU ĐƯỢC THÁNH THẦN DẪN VÀO HOANG ĐỊA. CHÚA THÁNH THẦN, ĐỒNG MINH CỦA CHÚNG TA TRONG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG LẠI THẦN DỮ
- TÂY BAN NHA: GIÁO PHẬN BURGOS YÊU CẦU TRỤC XUẤT KHỎI TU VIỆN SANTA CLARA
- CUỘC GẶP GỠ VỚI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC, PHÓ TẾ, NHỮNG NGƯỜI SỐNG ĐỜI THÁNH HIẾN, CHỦNG SINH VÀ GIÁO LÝ VIÊN
- ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI TRỞ THÀNH VÀ LAN TỎA HƯƠNG THƠM CỦA TIN MỪNG
- TẠI JAKARTA, ĐỨC PHANXICÔ CẢM ƠN CÁC GIÁO LÝ VIÊN: “CÁC CON LÀ SỨC MẠNH CỦA GIÁO HỘI”