“TẠI MẬT NGHỊ, CHÚA QUAN PHÒNG CŨNG CAN THIỆP QUA CHÍNH TRỊ”
Mật nghị Hồng y thu hút sự chú ý của nhiều người vượt xa biên giới của Giáo hội. Olivier Mathonat cho biết, sự kiện phi thường này thường bị giản lược thành một cuộc bầu cử chính trị tầm thường, nhưng thực tế của nó nằm đâu đó giữa chính trị và sự linh hứng của Chúa Thánh Thần.
Mật nghị là một sự kiện gây tò mò cho người quan sát bên ngoài, những người thỉnh thoảng quan tâm đến nó, khi nó diễn ra theo những khoảng thời gian không thể đoán trước và không đều đặn. Đây thực sự là một quá trình vừa dân chủ vừa tôn giáo, vừa chính trị vừa tâm linh, vừa nhất thời trong một thể chế có chân trời vĩnh hằng, với tất cả sự phức tạp, thậm chí là xáo trộn mà sự đan xen này hàm ý.
Về mặt chính trị, cuộc bầu cử này do hai phần ba số phiếu của một đoàn gồm 135 Hồng y cử tri nhằm chỉ định người đứng đầu tương lai của một chế độ quân chủ trọn đời có quyền bính đối với 1,4 tỷ người. Về mặt thiêng liêng, đó là sự chỉ định dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần và thông qua trung gian các Hồng y của người kế vị thánh Phêrô, đại diện của Chúa Kitô, người bảo đảm sự hiệp nhất của Giáo hội.
Do đó, người ta thường có cám dỗ giản lược một hiện tượng vừa kỳ lạ vừa quá phức tạp bằng cách gắn nó vào những phạm trù đã biết. Sự cùng tồn tại giữa chính trị và thiêng liêng được coi là ảo tưởng vì hai điều này thường lủng củng với nhau.
Nguồn linh hứng từ Chúa Quan Phòng
“Đây là một sự kiện hoàn toàn mang tính tâm linh”, những người thần bí nhất nói, cho rằng bất kỳ sự can thiệp nào của con người vào cuộc bầu cử Giáo hoàng đều có nghĩa là làm hoen ố sự kiện đó. Những người này thầm hy vọng rằng vị Giáo hoàng kế tiếp sẽ được chỉ định không phải bằng phiếu bầu của các thành viên của Hồng y đoàn, nhưng bằng “sự hoan hô”, khi đó các Hồng y sẽ được thúc đẩy bởi sự cảm hứng nhất trí hướng đến người mà Chúa Quan Phòng đã chọn từ muôn đời. Hoặc tốt hơn nữa, một con chim bồ câu đậu trên đầu người được chọn, qua đó thể hiện ý muốn thần linh như trường hợp của Giáo hoàng Fabien vào thế kỷ thứ III.
Chúng ta thậm chí có thể tưởng tượng ra một sự chỉ định dưới hình thức thử thách, thực hành này đã lỗi thời ở châu Âu kể từ thời Trung cổ, hệ tại việc xác định sự phán xét của Thiên Chúa thông qua các thử thách có thể gây ra cái chết, trên thực tế là nguy hiểm, cho những người chịu thử thách. Nhưng việc bầu cử không phải là điều xấu ít hơn, và Giáo hội Công giáo đã quy định từ những thế kỷ đầu rằng Giám mục Rôma phải được chỉ định bằng cách bỏ phiếu. Với những gì phương thức này bao hàm về mặt đàm phán, thảo luận và phân định. Và cả những sự sắp đặt và sự trớ trêu của số phận đôi khi không mấy tử tế.
Cuộc bầu cử tổng thống tại Nhà nguyện Sistine
“Đây chỉ là một cuộc bầu cử như bao cuộc bầu cử khác thôi“, những người thực dụng nhất nói. Nhưng người ta cũng sai lầm nếu coi mật nghị Hồng y là cuộc bầu cử tổng thống, vốn có điểm khác biệt duy nhất là địa điểm bỏ phiếu trong Nhà nguyện Sistine. Đức Giáo hoàng không phải là tổng thống của một liên bang Công giáo thế giới giả định, các Hồng y cũng không phải là những đại cử tri được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu gián tiếp.
Các lối phân tích chính trị thông thường thường không hiệu quả để phân tích tiên thiên ý định bỏ phiếu của cử tri, và “chiến dịch bầu cử” Giáo hoàng rất kỳ lạ đối với những người quen quan sát các động thái của các cuộc họp và các cuộc tranh luận vòng hai. Có lẽ đây là lý do tại sao các kho lưu trữ báo chí lại đầy rẫy những dự đoán đầy tự tin về cuộc bầu chọn các Hồng y, tuy nhiên, cho đến ngày qua đời, các ngài vẫn giữ chiếc áo Hồng y màu đỏ thay vì chiếc áo màu trắng của Giáo hoàng.
Cuối cùng, phải thừa nhận rằng mật nghị cũng giống như Giáo hội: một tổ chức của con người, được nâng đỡ bởi Thánh Thần của Thiên Chúa. Và Chúa Quang Phòng cũng can thiệp qua chính trị. Đây là điều Đức Hồng y Ratzinger đã nói vài năm trước khi chính ngài được bầu làm Giáo hoàng: “Tôi muốn nói rằng Chúa Thánh Thần không thực sự kiểm soát vấn đề, nhưng đúng hơn, với tư cách là nhà giáo dục tốt, Ngài để cho chúng ta nhiều không gian, nhiều tự do, mà không bỏ rơi chúng ta hoàn toàn. Do đó, vai trò của Chúa Thánh Thần phải được hiểu theo nghĩa linh hoạt hơn nhiều, và không phải như thể Ngài ra lệnh cho chúng ta phải bỏ phiếu cho ứng cử viên nào.”
Một xác tín chín chắn
Lịch sử bầu cử giáo hoàng minh họa một cách hoàn hảo sự căng thẳng giữa chủ nghĩa thực dụng và nguồn linh hứng: nguồn gốc của phiên họp kín của các Hồng y không có nguồn gốc từ Thánh Kinh hay trong Truyền thống Tông đồ, nhưng xuất phát từ áp lực của cư dân Viterbo, nơi các Hồng y đã tụ họp để bầu Giáo hoàng vào năm 1268. Sau ba năm do dự của các cử tri, bực bội vì sự trì hoãn này, người dân thành phố phía bắc Rôma này đã cô lập các Hồng y cho đến khi các ngài cuối cùng quyết định chỉ định người kế nhiệm thánh Phêrô. Lịch sử trớ trêu, các ngài lại chọn Teobaldo Visconti… một người thậm chí còn không phải là hồng y.
Vị này, khi trở thành Grêgôriô X, đã thiết lập chế độ biệt lập cho các cử tri như một quy tắc, mà từ đó đã trở thành đặc điểm của việc bầu Giáo hoàng, ngay cả trong từ nguyên của nó: mật nghị là nơi được đóng cửa bằng chìa khóa, cum clave. Vậy, phải chăng người dân Viterbo, thông qua áp lực vô cùng phi tâm linh trước đó của họ, là một phương tiện được Chúa quan phòng? Vì vậy, những cánh cửa đóng kín của Nhà nguyện Sistine có thể mang đến luồng gió mới, kể cả việc được mang lại qua đám đông hỗn loạn, dù họ là nhà báo, người vận động hành lang hay những tín hữu bình thường.
Và cần phải lưu ý rằng tại mật nghị, Chúa Thánh Thần hiếm khi tạo ra những tia chớp dưới mái vòm của Michel-Ange. Ngài chắc chắn hơn ngang qua một niềm xác tín chín chắn, được nuôi dưỡng bằng việc đọc sách, thảo luận và cầu nguyện. Hơn nhiều một giọng nói thình lình vang lên giữa các Hồng y, như sấm rền: “Đây là người mà ta đã chọn, các ngươi hãy bầu chọn người ấy”.
Olivier Mathonat, Giảng viên-nhà nghiên cứu tại Ircom, nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên về các Mật viện Hồng y
———————————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : nhật báo La Croix)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- “TẠI MẬT NGHỊ, CHÚA QUAN PHÒNG CŨNG CAN THIỆP QUA CHÍNH TRỊ”
- ĐỨC PHANXICÔ MỜI GỌI ĐÁNH THỨC THẾ GIỚI
- ĐỨC HỒNG Y PAROLIN, KIẾN TRÚC SƯ CỦA SỰ CÂN BẰNG ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA VATICAN
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 9 : CÁC HỒNG Y THẢO LUẬN VỀ NHU CẦU HY VỌNG TRONG NĂM THÁNH NÀY
- ĐHY GUGEROTTI NHẮC NHỚ KHO TÀNG THIÊNG LIÊNG CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐÔNG PHƯƠNG
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 8 : CÁC HỒNG Y THẢO LUẬN VỀ LOAN BÁO TIN MỪNG VÀ SỨ MẠNG
- KỶ NIỆM 400 NĂM THÀNH LẬP TU HỘI TRUYỀN GIÁO, “MỘT ĐỘNG LỰC MỚI”
- ĐHY FERNANDEZ : ĐỨC PHANXICÔ, TẤM GƯƠNG CỦA MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG QUẢNG ĐẠI
- ĐỨC CHA CACCIA: TẠI LIÊN HỢP QUỐC, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÃ TẠO ĐƯỢC SỰ ĐỒNG THUẬN”
- ĐHY SANDRI: ĐỨC PHANXICÔ ĐỂ LẠI DI SẢN VỀ SỰ PHỤC VỤ VÀ TẦM NHÌN
- LỊCH SỬ MẬT NGHỊ HỒNG Y, TỪ THỜI TRUNG CỔ ĐẾN NGÀY NAY
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 7: CÁC HỒNG Y XIN CÁC TÍN HỮU CẦU NGUYỆN
- TỔNG THƯ KÝ LIÊN HỢP QUỐC TƯỞNG NHỚ ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
- CÁC HỒNG Y CÔNG NHẬN QUYỀN BỎ PHIẾU CỦA TẤT CẢ CÁC HỒNG Y CỬ TRI TRONG MẬT NGHỊ
- PHIÊN HỌP CHUNG LẦN 6: MẬT NGHỊ PHẢI MỞ RA CHO SỰ TỰ DO CỦA CHÚA THÁNH THẦN
- ĐHY GAMBETTI : ĐỨC PHANXICÔ ĐÃ MỞ GIÁO HỘI RA CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
- MẬT NGHỊ: AI SẼ BẦU GIÁO HOÀNG TIẾP THEO
- TÍNH HIỆP HÀNH THEO ĐỨC PHANXICÔ
- CÁC HỒNG Y THÔNG BÁO THÁNH LỄ TIỀN MẬT NGHỊ
- HỒNG Y BECCIU SẼ KHÔNG THAM DỰ MẬT NGHỊ HỒNG Y