ĐỨC PHANXICÔ: “ĐỪNG PHẢN ỨNG VỚI SỰ KHỦNG HOẢNG BẰNG MỘT THÁI ĐỘ GIỐNG NHƯ PHONG-XI-Ô PHI-LA-TÔ”
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha với các tổ chức và người Công giáo, nhắc nhở họ hãy tham gia vào chính trị
“Sẽ không có tương lai cho bất kỳ quốc gia nào, xã hội nào hay cho thế giới, trừ phi chúng ta học biết để bày tỏ một tinh thần đoàn kết cao hơn.” Đức Thánh Cha trình bày sự đoàn kết như một cách để làm nên lịch sử, như một tinh thần sinh động mà trong đó các cuộc xung đột, căng thẳng và những sự đối lập đạt được sự hài hòa để phát sinh ra sự sống. “Đừng để bất cứ ai hay bất cứ điều gì lấy đi niềm hy vọng của các bạn và ra đi”. Đức Phanxicô bước theo Chúa Giêsu đến “những vùng ngoại vi của cuộc sống” bằng cách đón nhận người nghèo và các tù nhân: “Tôi cảm thấy như ở nhà khi tôi ở giữa các bạn.” Ngài cũng chỉ vào ngôi nhà thờ lớn: “Ngôi nhà này là nhà của các bạn. Chúng ta tất cả đều là anh chị em.” “Chúa Giêsu đã không do dự, Ngài không thờ ơ, Ngài đã thực hiện một sự lựa chọn và đi theo nó cho đến cùng. Ngài đã chọn để trở làm người và tử đó trở nên một người đầy tớ, cho đến khi chết trên thập giá.”
Tổ chức từ thiện không phải như là sự cứu trợ gia tăng của nhà nước. Đó là một sự lựa chọn của đời sống, đó là một cách hiện hữu và sinh hoạt; đó là con đường của khiêm nhu và đoàn kết. “Khiêm nhường của Đức Kitô không phải là một luân lý hay tình cảm. Khiêm nhường của Đức Kitô là có thật. Nó có nghĩa là lựa chọn để trở nên nhỏ bé, để ở với những con người bé nhỏ, với những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, là ở giữa những người tội lỗi chúng ta”, Đức Phanxicô nói. “Nhưng hãy cẩn thận : nó không phải là một ý thức hệ, đó là một cách sống và sinh hoạt được lấy cảm hứng từ tình yêu và đến từ trái tim của Thiên Chúa. Đức Giêsu đã không đi vào thế giới để phô trương. Chúa Giêsu là con đường và một con đường là để bước đi. Tôi cám ơn Chúa vì sự cam kết đi theo Ngài, ngay cả trong khung cảnh khó khăn của một xà-lim nhà tù nơi có sự đau khổ.”
“Nhưng chúng ta không thể theo Chúa Giêsu trên con đường từ thiện nếu trên hết chúng ta không yêu thương nhau, nếu chúng ta không cố gắng để làm việc cùng nhau, để hiểu biết và tha thứ cho nhau, trong khi nhận ra những giới hạn và những sai lầm của chính chúng ta.” Vì vậy “chúng ta cần phải bày tỏ lòng nhân từ mỗi khi chúng ta thực hiện một hành động thương xót và bác ái khi thực hiện hành vi từ thiện, trong khi luôn luôn bày tỏ tình yêu và sự khiêm nhường.” “Đôi khi mọi người ngạo nghễ khi phục vụ người nghèo, một số người tự thổi phồng mình lên, hoặc nói chuyện về người nghèo nhưng không thực sự làm bất cứ điều gì, một số người sử dụng người nghèo để đáp ứng sở thích cá nhân của mình hoặc những lợi ích của một nhóm “Đây là con người và sẽ không được làm thế. “Điều nầy là có tội. Những người này tốt hơn nên ở nhà.” “Xã hội Ý hôm nay rất cần đến niềm hy vọng, đặc biệt là Sardinia”. Vì vậy, “những nhà chức trách chính trị và dân sự có trách nhiệm và là những công dân chúng ta cần phải tích cực hỗ trợ việc này.” Một số các thành viên của cộng đồng Kitô hữu được mời gọi để tham gia vào lĩnh vực chính trị này, nó là một “hình thức cao của việc từ thiện” như Đức Phaolô VI đã thường nói. Vì vậy, “là một Giáo Hội tất cả chúng ta có một trách nhiệm lớn để gieo hạt giống hy vọng, với những hành động đoàn kết và cố gắng làm việc với các cơ quan công cộng trong các lĩnh vực tương ứng về chuyên môn của chúng ta.”
Trước khi đọc kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha nhắc lại sự liên kết mạnh mẽ với Sardinia: “Hãy luôn là con cái đích thực của Mẹ Maria và Giáo Hội và hãy chứng minh nó trong cuộc sống hàng ngày của các bạn, trong khi dõi theo tấm gương của các vị thánh như tu sĩ dòng Phanxicô Capuchin Tommaso Acerbis da Olera”. Đức Phanxicô gặp các nhân vật văn hóa trong giảng đường chính của Khoa Thần học Giáo Hoàng do các bạn Dòng Tên của Đức Phanxicô điều hành. Đức Thánh Cha nói cuộc khủng hoảng “có thể là một cơ hội để thanh luyện và cho chúng ta phải suy nghĩ lại về mô hình kinh tế – xã hội của chúng ta và một khái niệm nào đó về sự tiến bộ mà nó đã dẫn đến sự dối trá để chúng ta có thể phục hồi tất cả các chiều kích của nhân loại.” Biện phân không phải là mù quáng cũng không là ngẫu hứng: Nó dựa trên các tiêu chuẩn về đạo đức và tinh thần nào đó và liên quan đến việc tự hỏi chính mình những gì là tốt đẹp. Một con người không nên được xem như là “con người vật thể”.Biện phân có nghĩa là giải thích thực tế khách quan và không trốn chạy khỏi nó. Một nền văn hóa đối thoại không san bằng tất cả các sự khác biệt và những tính chất đa nguyên (“một trong những nguy cơ của toàn cầu hóa”) một cách bừa bãi, cũng không đẩy chúng đến cực đoan, biến chúng thành một nguyên nhân cho sự xung đột, nhưng đưa ra cơ hội để thảo luận rộng rãi. Đức Phanxicô nhấn mạnh, “Điều này có nghĩa là hiểu biết và đánh giá cao những năng khiếu của những người khác, coi đó là một yếu tố tăng trưởng thay vì thờ ơ với chúng hoặc lo sợ chúng”. Vì vậy, “đừng bao giờ sợ gặp gỡ, đối thoại và tranh luận ở bất cứ cấp độ nào.” Và đừng ngại mở lòng ra với sự siêu việt, để gặp gỡ Đức Kitô hoặc đẩy mối quan hệ của mình với Chúa Kitô đến một cấp độ khác.” Đức tin không bao giờ đóng cửa tâm trí đối với lẽ phải nhưng khai mở nó đến một tầm nhìn hoàn chỉnh của nhân loại và thực tại, và bảo vệ con người khỏi bị xem như chỉ là “con người vật thể”.
Chữ đoàn kết không chỉ là một phần của từ vựng Kitô giáo. Nó là một thuật ngữ quan trọng trong vốn từ vựng của nhân loại. Nhìn thực tại trong bối cảnh của sự khủng hoảng, thúc đẩy một nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại trong tinh thần đoàn kết là rất thiết yếu cho “sự đổi mới của xã hội chúng ta”. Đức Phanxicô thậm chí còn kêu gọi những người không có niềm tin bày tỏ sự liên đới qua những hành động của họ, bởi vì chúng ta không nên nhìn người khác như một con số nhưng như những con người. Đức Bergoglio nhấn mạnh, “Đào tạo linh mục vẫn là một ưu tiên, nhưng việc đào tạo người giáo dân cũng rất quan trọng “. “Tôi không muốn đưa ra một bài thuyết trình trừu tượng. Cách đơn giản tôi chỉ muốn làm nổi bật sự thất vọng và ảo tưởng gây ra bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, cũng như cuộc khủng hoảng về sinh thái, giáo dục và đạo đức. Cuộc khủng hoảng này liên quan đến hiện tại và lịch sử và cả tương lai tồn tại của nhân loại trong xã hội phương Tây ngày nay, nó cũng gây ảnh hưởng trên toàn thế giới. Chưa bao giờ trong suốt bốn thế kỷ qua những điều chắc chắn căn bản của con người được đặt câu hỏi nhiều như chúng đang có trong ngày này và thời đại nầy.” Đức Thánh Cha đã đề cập đến “sự suy thoái môi trường, những sự mất cân bằng xã hội, sức mạnh khủng khiếp của vũ khí, hệ thống kinh tế và tài chính và sự phát triển và ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông, thông tin liên lạc và chuyên chở.” Sự thay đổi này có liên quan đến cách thức mà nhân loại tiến triển trên thế giới. Một số phản ứng với cuộc khủng hoảng có thể bao gồm sự từ chức và bi quan về khả năng của bất kỳ hình thức can thiệp hiệu quả nào. Nhưng nó sẽ là một sai lầm rất lớn để “giải cứu khỏi” hoàn cảnh lịch sử hiện nay, lên án những khía cạnh tiêu cực nhất của nó và việc áp dụng một trạng thái tâm lý tương tự như của cái gọi là “Apocalypse” (Thế mạc luận), phong trào tinh thần và thần học của thế kỷ thứ 2 sau công nguyên.
Quan niệm bi quan này của tự do con người và quá trình lịch sử dẫn đến một thứ tê liệt của trí tuệ và ý chí con người. Đức Phanxicô nói, “Sự vỡ mộng có thể làm cho người ta chạy đi tìm những khoảnh khắc khuây khỏa. Thái độ này tương tự như của Phong-xi-ô Phi-la-tô: rửa tay mình khỏi một điều gì đó. Thái độ này có vẻ thực dụng nhưng trong thực tế tỏ ra coi thường công lý, nhân đạo và trách nhiệm xã hội và dẫn đến chủ nghĩa cá nhân, đạo đức giả và thậm chí sự yếm thế.” Thay vào đó, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục toàn diện của một con người. Những giải thích về ý thức hệ hoặc một phần thì không tốt. Chúng đơn giản chỉ cung cấp nhiên liệu cho những hy vọng và thất vọng của người dân. “Thực tế cần phải được giải thích nhưng cũng cần được trải nghiệm, mà không sợ hãi, không trốn chạy và không theo thuyết bi quan.” Cuộc khủng hoảng hiện nay là “một giai đoạn, nó cũng giống như cho đi, nó đòi hỏi sự cố gắng. Sẽ có những lúc khó khăn và đau khổ nhưng điều này sẽ dẫn đến một cuộc sống mới.”
XT (theo Vatican Insider)
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- Ở BA LAN, MỘT KIẾN NGHỊ NHẰM XÓA BỎ VIỆC GIẢI TỘI CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
- VỤ CHA PIERRE: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC XIN TÒA ÁN MỞ CUỘC ĐIỀU TRA
- ĐỨC THÁNH CHA MỜI GỌI CÁC LINH MỤC ARGENTINA HÃY TIÊU HAO VÌ TIN MỪNG
- CUBA THẢ TÙ NHÂN, HOAN NGHÊNH SỰ TRUNG GIAN HÒA GIẢI CỦA TÒA THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 2
- HĐGM Ý GIẢI THÍCH CÁC CHUẨN MỰC CỦA RÔMA LIÊN QUAN ĐẾN ĐÀO TẠO LINH MỤC
- TIẾP KIẾN CHUNG NĂM THÁNH (11/1/2025): HY VỌNG LÀ BẮT ĐẦU LẠI – GIOAN TẨY GIẢ
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C: TÔI ĐƯỢC RỬA TỘI NGÀY NÀO?
- JOE BIDEN TRAO HUÂN CHƯƠNG TỰ DO CỦA TỔNG THỐNG CHO ĐỨC PHANXICÔ
- HÀNH KHÚC GIÁO HOÀNG, BÀI QUỐC CA CHÍNH THỨC CỦA VATICAN DO MỘT NGƯỜI PHÁP SÁNG TÁC
- CÁC ĐẠI SỨ TẠI TÒA THÁNH ĐƯỢC ĐỨC PHANXICÔ CHẤT VẤN
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO CÁC THÀNH VIÊN CỦA ĐOÀN NGOẠI GIAO TẠI TÒA THÁNH NHÂN DỊP CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 : NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT NỀN NGOẠI GIAO HY VỌNG
- Ở THÁI LAN, CUỘC CHIẾN HÀNG NGÀY CỦA MỘT LINH MỤC CHỐNG LẠI NẠN LAO ĐỘNG TRẺ EM
- CÁI CHẾT CỦA CHA FELIX WILFRED, “MỘT MẤT MÁT LỚN LAO CHO NỀN THẦN HỌC CHÂU Á”
- BÀI GIÁO LÝ VỀ TRẺ EM. NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHA YÊU QUÝ NHẤT. BÀI 1
- CẦU NGUYỆN VÀ BÓNG ĐÁ, BÍ QUYẾT CỦA NỮ TU INAH CANABARRO LUCAS, NGƯỜI LỚN TUỔI NHẤT THẾ GIỚI
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CHÚA HIỂN LINH 2025: GẶP GỠ CHÚA GIÊSU NƠI ANH CHỊ EM CHÚNG TA
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG LỄ CHÚA HIỂN LINH 2025: MANG ÁNH SÁNG TÌNH YÊU VÀ HY VỌNG CỦA CHÚA CHO THẾ GIỚI
- NỮ TU SIMONA BRAMBILLA TRỞ THÀNH NỮ TỔNG TRƯỞNG ĐẦU TIÊN TẠI VATICAN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT II SAU LỄ GIÁNG SINH: HÃY TRỞ THÀNH SỨ GIẢ CỦA NIỀM HY VỌNG