“TÔI LÀ MỘT NGƯỜI TỘI LỖI”

Written by xbvn on Tháng Chín 30th, 2013. Posted in Thế Giới, Xuân Tịnh

Đây là bài viết của tiến sĩ Stephen Bullivant đăng trên tạp chí America. Ông là giáo sư về Thần Học và Luân Lý của Đại Học Saint Mary ở Anh Quốc.

Nội dung nói về lòng khiêm nhường thẳm sâu của Đức Thánh Cha Phanxicô. Sự khiêm nhường không chỉ là “một màn trình diễn” nhưng “thay vào đó, nó diễn tả một niềm xác tín chính yếu của đức tin Kitô giáo.” Bởi vì “Đối với người Kitô hữu, sự héo hon sầu muộn mà người ta cảm thấy vì tội lỗi của mình thì, hoặc phải là, được nâng đỡ với niềm hy vọng vào Đấng “giàu lòng thương xót” (Eph 2,4). Cùng với sự buồn sầu sâu xa vì đã phạm tội, đem đến sự nhận biết giá trị lớn lao của Ngài, Đấng có thể, và sẵn lòng, tha thứ cho chúng ta.”… “Trong cuộc phỏng vấn đáng chú ý của cha Antonio Sparado, Đức Phanxicô đồng hóa mình với thánh Matthêô người thu thuế trong tranh của Caravaggio: “Đó là tôi. Tôi cảm thấy giống như ông ấy… Ở đây, đây là tôi, một kẻ tội lỗi mà Chúa đã đoái nhìn.” Đây là sự khiêm nhường đích thực, cùng một lòng khiêm nhường mà chúng ta thấy nơi một người thu thuế khác trong Phúc Âm –người thu thuế trong Đền Thờ, anh ta la lớn ‘Lạy Chúa, xin thương xót tôi, một người tội lỗi!’ (Lc 18,9-14).”… 

***

“Jorge Mario Bergoglio là ai?” “Tôi là một người tội lỗi. Đây là sự xác định đúng đắn nhất. Nó không phải là một lối tu từ của lời nói, một thể loại văn học. Tôi là một người tội lỗi.” Đây là những lời mà người đọc có thể dể dàng bỏ qua. Rốt cuộc, sự thú nhận và những hành vi khiêm tốn của Vị Giáo Hoàng của chúng ta đã trở nên một trong những thương hiệu của ngài. Nếu ngài đã không cởi mở với một vài nhận xét tự coi thường mình, thì điều đó có thể là tin tức. Nhưng những người khôn ngoan đang theo dõi Đức Phanxicô có thể nhận biết rằng những mẫu tin đầy bất ngờ -và chắc chắn với vị giáo hoàng nầy, trong cách thức nầy, và với các chi tiết nầy, có thể sẽ có những mẫu tin đầy bất ngờ- có thể sẽ đến sau nầy.

Tuy nhiên, sự khiêm tốn của Đức Phanxicô không phải như của nhóm Uriah Heep (Ban nhạc Rock của Anh, nổi tiếng khoảng thập niên 1970): đơn thuần một màn trình diễn chính thức gọi là “rất khiêm tốn”. Thay vào đó, nó diễn tả một niềm xác tín chính yếu của đức tin Kitô giáo. Như chúng ta đã biết, Hồng y Bergoglio đã chấp nhận sự bầu chọn ngài làm Giáo hoàng với những lời nầy: “Tôi là một người tội lỗi, nhưng tôi tín thác vào lòng thương xót và kiên nhẫn vô bờ của Chúa Giêsu Kitô.” Và những lời thì thầm nầy, tôi đã nhận ra được khi đọc bài phỏng vấn, giúp giải thích rất nhiều những lời phát biểu hóm hỉnh của Đức Thánh Cha.

Đối với người Kitô hữu, sự héo hon sầu muộn mà người ta cảm thấy vì tội lỗi của mình thì, hoặc phải là, được nâng đỡ với niềm hy vọng vào Đấng “giàu lòng thương xót” (Eph 2,4). Cùng với sự buồn sầu sâu xa vì đã phạm tội, đem đến sự nhận biết giá trị lớn lao của Ngài, Đấng có thể, và sẵn lòng, tha thứ cho chúng ta. Vì vậy, những lời của Thư 1 gởi Timôtê chương 1 câu 15 nói: “Đây là lời đáng tin cậy và đáng được mọi người đón nhận: Đức Kitô Giêsu đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi”. Hoặc như thánh Phaolô viết trong thư gởi người Roma, “ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (5,20). Từ thánh Phaolô và thánh Augustinô, cho đến thánh nữ Dorothy Day và Mẹ Têrêxa, đó là những vị thánh luôn ý thức cách rất đau buồn về tội lỗi của mình và họ cần đến lòng thương xót Chúa biết bao. Như nữ thánh Gemma Galgani diễn tả: “Hãy nghĩ đến tất cả tội lỗi mà những tội nhân lớn nhất đã phạm, tôi đã phạm nhiều như vậy.”

Nếu “tội lỗi” là một khái niệm đã lỗi thời, chữ mà dường như đã không đụng đến được Nhà Thánh Matta. Đức Phanxicô dùng nó thường xuyên, và không chỉ khi nói cách thẳng thắng về lỗi tội của riêng mình. Ở một nơi nào đó trong cuộc phỏng vấn, ngài nói về “đời sống của một con người” như “một mảnh đất đầy gai góc và cỏ dại,” và -trong khi khai triển thánh Augustinô- phác thảo cái nhìn của ngài về Giáo Hội như một “bệnh viện dã chiến” đang thực hiện việc cấp cứu (“Hãy chữa những vết thương, hãy chữa những vết thương”). Dĩ nhiên, đàng sau mỗi một của những hình ảnh nầy, là một ý tưởng của Tin Mừng: “nhưng nỗi lo lắng sự đời, và bả vinh hoa phú quý” có nguy cơ bóp nghẹt lời của người gieo giống (Mc 4,19), và lời công bố của Đức Kitô, “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mc 2,17).

Vài chủ đề yêu thích của Đức Phanxicô -sự thú nhận, sự hối hận, sự tha thứ- tất cả đều bao hàm tội lỗi, và đau buồn vì nó. Và chính trong những khung cảnh nầy mà ngài đã đưa ra những nhận xét có thể làm tiêu đề bắt mắt nhất của mình. Những bình luận có tính “đột phá” của ngài trên tờ La Repubblica về sự cứu độ của người vô thần (cách tình cờ, một khả năng được xác định rõ ràng bởi Vatican II khoảng 50 năm trước) đã được mở lối bởi nhận xét “nền tảng” rằng “Lòng thương xót của Thiên Chúa thì vô hạn nếu ai xin thương xót với sự thống hối và lòng chân thành.” Và trong cuộc phỏng vấn của tờ America, sự chăm sóc mục vụ cho “một người phụ nữ với hôn nhân thất bại trong quá khứ và cô cũng đã phá thai” đã được đưa ra ánh sáng về “ích lợi lớn lao của phép giải tội… trong khi đánh giá từng trường hợp và phân biệt điều gì là cái tốt nhất cho một người tìm kiếm Thiên Chúa và ân sủng.” Điều ý nghĩa là Đức Thánh Cha không chỉ chỉ trích những cha giải tội nhiệm nhặt, nhưng ngài cũng trách những người “quá dễ dải”, họ “rửa tay của mình bằng cách nói ‘Cái nầy không phải là tội'”. Bệnh viện dã chiến của Đức Phanxicô, cũng như chuyên viên y tế của nó, thì ở đó để chữa thị vết thương, không phủ nhận sự có mặt của chúng.

Đối với chúng ta, dường như Đức Phanxicô rất thích “nói về những vấn đề trong khung cảnh.” Và đối với người Kitô hữu, tất cả lời nói về tội lỗi được khoanh vùng trong một khung cảnh rất rõ ràng -rằng có một Người hiện hữu “Đấng có thể tha thứ mọi sự, tha thứ tất cả và cho tất cả mọi người, bởi vì chính Ngài đã đổi máu vô tội để lấy tất cả và lấy mọi sự.” Những lời đó được rút ra từ cuốn Anh Em Nhà Karamazov của Dostoevsky, một tác giả mà chúng ta biết Đức Thánh Cha “rất yêu thích.” Hơn thế nữa, ý tưởng căn bản nầy đã là một lời dạy dỗ được lặp đi lặp lại thuộc huấn quyền của Đức Phanxicô: “Thiên Chúa thì lớn hơn tội lỗi” (trong phỏng vấn của tờ America); “sự tha thứ của Thiên Chúa thì lớn hơn bất kỳ tội lỗi nào” (trong thư trên tờ La Repubblica). Nhưng đối với Đức Phanxicô cũng như Dostoevsky không hề có một ám chỉ nào về “ân sủng rẻ rúng” trong bất cứ ý gì của điều nầy. Đức Phanxicô đã nói một lần trong một bài giảng lễ sáng sớm: “Sự hổ thẹn là một nhân đức Kitô giáo thực sự”. Như thánh Dorothy Day (một người hâm mộ Dostoevsky khác) thích trích dẫn Anh Em Nhà Karamazov: “Tình yêu trong hành động là một điều cay nghiệt và kinh khiếp so với tình yêu trong mơ.”

Trong cuộc phỏng vấn đáng chú ý của cha Antonio Sparado, Đức Phanxicô đồng hóa mình với thánh Matthêô người thu thuế trong tranh của Caravaggio: “Đó là tôi. Tôi cảm thấy giống như ông ấy… Ở đây, đây là tôi, một kẻ tội lỗi mà Chúa đã đoái nhìn.” Đây là sự khiêm nhường đích thực, cùng một lòng khiêm nhường mà chúng ta thấy nơi một người thu thuế khác trong Phúc Âm –người thu thuế trong Đền Thờ, anh ta la lớn ‘Lạy Chúa, xin thương xót tôi, một người tội lỗi!’ (Lc 18,9-14). Chỉ có người thật sự cần đến lòng thương xót mới có thể loan báo, với niềm vui và sự khuây khỏa, rằng “Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã ban cho tôi đầy tràn ân sủng, cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người” (1 Tim 1,14). Đây là “Tin Mừng” –điều mà Đức Phanxicô muốn nói khi ngài nói về “sự công bố đầu tiên…sự công bố về ơn cứu độ,” điều mà “không có gì khả tín, sâu thẳm và chắc chắn hơn.” Và đây, ít nhất là một lần, thật sự là một mẫu tin đầy bất ngờ đáng được làm tiêu đề, bây giờ cũng không kém hơn gần hai ngàn năm trước.

XT (theo America Magazine)

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30