SUY NIỆM LỜI NGÀI TUẦN 27 TN C
“Nếu có ngày mai anh trở gót,”
“quay về lãng đãng bến sông xa.”
(dẫn từ thơ Hoàng Cầm)
Lc 17: 5-10
Nhà thơ trở gót, sẽ quay về “lãng đãng bến sông xa”, mà thôi. Nhà Đạo trở lại tạ ơn Chúa, sẽ còn đi xa mãi chốn đạo thiêng, rất linh hồn! Trình thuật thánh Luca nay cũng ghi đôi điều về niềm tin yêu rất đáng kính.
Bàn về niềm tin nơi Chúa, nên cân nhắc xem việc nào tạo khác biệt, việc nào không. Có cân nhắc, mới đặt hết tâm tình để tin vào Ngài. Trong cuộc sống, nhiều lúc có người những muốn tạo khác biệt với người khác, đã quay về phía người mình không ưa/không thích mà nặng lời: hãy đi cho khuất mắt tôi, rồi muốn làm gì thì làm.
Ngày nay, muốn tỏ cho thấy mình có khác biệt, con người không còn giận dữ/cãi cọ như trước nữa, nhưng im lặng, mềm dẻo hơn. Trong đời mình, Hội thánh nay cũng đã đổi thay rất nhiều. Có những điều khi xưa gò bó người đi Đạo biết bao nhiêu, thì nay không còn gay gắt như trước nữa. Có những việc khi xưa bị cấm đoán, nay được phép thực hiện rất thả dàn. Có những điều tưởng chừng như không thể thiếu trong đời, nay trở thành thứ yếu, bớt nhiêu khê và cũng chẳng còn huý kỵ nữa. Nhiều người, nay vẫn chú tâm vào những chuyện độc đáo, khác biệt hoặc mới mẻ. Họ quan niệm: không đổi mới, thì đời người rồi ra cũng đáng chán.
Vậy thì, đâu là sự việc căn bản, ở đời người?
Nếu kể ra đây, sẽ thấy rất nhiều, như: ý-niệm Chúa hiện hữu, nay đã nhẹ nhõm, tích cực hơn với con người. Tích cực, là vì: ta nhận biết Chúa hoà mình với ta, và Ngài còn ban chính mình Ngài cho ta, dù ta chỉ là người con nhỏ bé, rất hèn mọn. Thêm nữa, ta trải nghiệm rõ rệt hơn, việc Chúa sống lại và ở giữa ta qua cuộc sống hiện tại, khắp mọi chốn. Rõ ràng là: xưa kia ta cứ tưởng tội lỗi của ta thực sự sờ-chạm vào Chúa, đụng đến Chúa rất khốn khổ. Nhưng, sự thực không phải thế. Vì, lỗi tội nào đến được Chúa, Đấng vô tì vết và chẳng nề hà.
Ngày nay, ta quan tâm nhiều hơn đến những người sống quanh ta, có nhu cầu nhiều hơn ta. Và nay, cũng có nhiều tiêu-chuẩn để ta sống thực, sống xứng đáng đặt ra với ta nhiều hơn trước. Và, ta cần biết tự tha thứ chính mình, hơn cứ mải lo việc Chúa thứ tha ta, khiến ta bối rối. Và ngày nay, ta đặt nặng trọng-tâm sự việc ở đời vào những chuyện tích-cực của cuộc sống hiện tại, hơn khi trước.
Điều cần thiết, cấp bách, là: ta có thể và cũng cần tin tưởng vào những chuyện như thế. Tin tưởng, là đảm bảo những gì căn bản trong đời người. Chuyện còn lại, là: chỉ nên mở rộng lòng với những chuyện liên quan đến đời sống tâm-linh, thần thánh và thứ rào cản cần lướt thắng, đó là: mất niềm tin và quyết đạt uy quyền, cho bằng được.
Mất niềm tin, là động thái nay ăn sâu vào chủ-nghĩa cá-thể bộc phát ở khắp nơi. Là, chủ nghĩa vị kỷ, chỉ biết mỗi mình mình, còn: mọi người chỉ là cỏ rác. Cá-thể chủ nghĩa, còn là: chỉ bận tâm lo sinh sống cho riêng mình, chẳng cần để tâm giùm giúp bất kỳ một ai, ngoài chính mình. Là, nhìn người khác bằng cặp mắt nghi-ngờ rằng họ sẽ làm khó, chống đối mình. Là, coi người khác lúc nào cũng bất mãn, càm ràm, kình chống đủ mọi chuyện, chỉ tin những người ưa thích mình, sống giống mình, mà thôi. Tóm lại, là: coi “mình” khác “nó”, chống lại “nó”.
Nguyên do dẫn đến động-thái mất tin tưởng, là do mình chọn cuộc sống khép kín, chỉ tin tưởng mỗi chính mình, thôi. Đó, là nguồn cội của mọi ý-thức-hệ rất khác biệt. Là, hành xử đố kỵ, cục-bộ. Nói cho cùng, thì: những người sống khép kín/vị kỷ, không còn tin tưởng một ai và chẳng ưa thích người nào, cả người khác chính-kiến, sắc tộc và lý lịch nữa. Không ưa ai, là bởi người khác hạy chất vấn họ. Và, cứ muốn đặt quyền-uy lên người họ. Đó, cũng là thái-độ lạ kỳ, xuất từ động-thái sống riêng-tư khép kín bên trong vỏ sò. Nó ngăn chặn sự tin tưởng người khác, không nghĩ rằng người khác cũng đã làm vì lợi ích chung.
Động-thái đố-kỵ này, còn thấy rõ ở môi-trường kinh-tế, thông-tin, giáo dục và cả đạo giáo nữa.
Môi trường kinh tế chỉ hoạt-động, nếu người người biết tin vào hệ-thống tiền-tệ và ngân hàng. Hệ thống tiền/hàng từng suy sụp vào những năm 2008/2009, đến độ cần có chính phủ nhúng tay vào, mới sống sót. Khi kinh-tế thế-giới được hồi-phục rồi, nó vẫn cần đến niềm-tin chân-chất, của mọi người. Bởi có tin-tưởng như thế, thì định-chế mới đảm bảo được “trò chơi” thị-trường tự-do có đầu-tư khởi sắc, rất tiếp-thị. Nếu không, tất cả chỉ là tranh-giành quyền-lực để có quyền (mà) hành người khác, thôi. Muốn thành công, mọi người phải tin vào luật chơi thật chân-phương, lương thiện mới được.
Vì mất tin tưởng, nên con người lại đi vào một cuộc chiến tôn-giáo dai dẳng, chẳng bao giờ kết thúc. Cuộc chiến này, đang có ngay trong lòng của đạo-giáo mà phần lớn đang phát-triển. Đây là vấn đề rất phức-tạp. Là, ưu tư của những người chỉ muốn kiểm-soát những gì lẽ đáng ra phải được tự-do về mặt tin tưởng nữa. Thế nên, nhiều người quyết chống lại hình thức của chủ nghĩa tóm chặt như thời đầu, khiến họ chưa sẵn sàng có động-thái tự-do phát-triển về mặt tôn-giáo, vì lợi ích của nhiều người. Nhiều nhóm/bè đạo-giáo, lại đã du-nhập chủ-nghĩa tân–giáo sĩ, qua đó có vị còn muốn có đủ mọi quyền-bính trong tay, nên đã chối-bỏ quyền đòi-hỏi tối-thiểu của giáo-dân. Cuối cùng, vấn đề thời đại hôm nay, là: đâu đâu cũng thấy mất đi đối-thoại thực-tình, cả trong đạo lẫn ngoài đời.
Vấn đề của thời hôm nay, không chỉ là: làm sao chuyển-đạt thông-tin tới mọi người, mà là vận-động để mọi người có thể kiểm-soát được truyền-thông, báo chí. Bởi truyền-thông, nay vẫn khoanh vùng những điều mà người thời nay gọi là “không-gian chung đụng”. Đó cũng là đấu-trường, trong đó sự tin-tưởng trở thành niềm khuynh-loát; và khuynh-loát trở-thành độc-tố mang đến cho lương-tâm con người các giá-trị khó kiểm-chứng. Kết cuộc, lại dẫn đến độc-tài trong cảm nhận và dẫn đến chiến-thắng của chủ-trương đại-trà, hoành tráng, như hí-trường danh-lợi cho công chúng. Và tương lai, chúng-dân lại sẽ tùy thuộc sự-kiện: ta tin-tưởng được bao nhiêu? Làm sao để ta vượt qua thái-độ sống ích-kỷ và ý chí muốn đạt quyền-lực. Bởi, tin-tưởng là lớp xi-măng làm nền, cho cuộc sống mỗi ngày.
Cuộc sống hàng ngày tự nó sẽ khó khăn. Nền-tảng lịch-sử cũng thế. Lịch-sử các thế-kỷ vừa qua, đã làm cho sự sống con người ra khỏi cảnh rẽ chia, khác biệt. Khác biệt về kinh-tế giữa người giàu/kẻ nghèo. Khác biệt, về văn-hóa/giáo-dục, người thì được học, kẻ vẫn mù chữ. Khác biệt, về an toàn/lành mạnh trong xã-hội. Khác biệt, cả trong sinh-hoạt của Hội thánh, tức: khác biệt giữa người chuyên chăm nhà thờ và người không đi. Và khác biệt cả về cấu-trúc, có lập-trường sống tập-trung trong gia-đình hoặc bị đẩy lùi khỏi xã-hội.
Nói cho cùng, khác biệt nào cũng dẫn con người về với cuộc sống nội-tâm hay chỉ sống bề ngoài, thôi. Sống sâu sắc hay chỉ hời-hợt, trống-rỗng. Sống, giùm giúp, đỡ đần hết mọi người hoặc chỉ biết mỗi chính mình, thôi. Thêm vào đó, cũng nên nhìn vào chính mình và tự hỏi xem mình có đặt nặng cuộc sống vào với niềm tin linh-đạo không? Có tạo khác biệt trên/dưới giữa giáo-sĩ và giáo-dân không? Có chê bai, kỳ thị nam/nữ, già/trẻ, ngôn ngữ và/hoặc màu da không?
Tóm lại, sống ở đời, thời này, là sống biết tự kiểm-điểm xem mình có đi quá đà, trong động-thái tỏ-bày sự khác biệt giữa mình và người cả về đạo lẫn đời, không? Và, sống cuộc sống đạo-hạnh hôm nay, là: sống và tự hỏi lòng mình xem có đặt bức tường ngăn-cách trong cuộc sống giữa mình và mọi người? Để rồi, có tương-quan êm-đẹp trong nhóm hội/đoàn-thể; trong xã-hội và giáo-hội mình đang sống? Có sống như thế, mới tìm ra được sự bình-an trong tâm hồn, vào mọi lúc, mà không cần bức bách, ưu-tư quá nhiều điều cho mình và cho mọi người, ở đời.
Trong cảm nhận một khẳng-định về niềm tin như thế, cũng nên ngâm lại lời thơ trên, rằng:
“Nếu có ngày mai anh trở gót,
Quay về lãng đãng, bến sông xa.
Thì em còn đấy hay đâu mất?
Cuối xóm buồn tẻo một tiếng gà…”
(Hoàng Cầm – Nếu Anh Còn Trẻ)
Có phải vì anh còn trẻ nên mới thế? Trẻ hay không, nếu anh và tôi, ta cứ nghe lời thánh-sử bàn về niềm tin, hẳn sẽ không còn trở gót mà đi xa, ra khỏi Chúa. Nhưng, lại sẽ quay về để có anh có em, có mọi người cùng chung vui cuộc sống an-lành, hạnh-đạo. Ở khắp chốn.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- QUAN TÂM
- SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
- CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI ĐỌC TRONG TUẦN II PHỤC SINH
- SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT PHỤC SINH B
- CHUYỆN PHIẾM ĐỌC TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
- SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT III MÙA CHAY B
- CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI ĐỌC TRONG TUẦN III MÙA CHAY
- SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT II MÙA CHAY B
- CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI ĐỌC TRONG TUẦN II MÙA CHAY
- SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT I MÙA CHAY B
- CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI ĐỌC TRONG TUẦN 1 MÙA CHAY B
- CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI ĐỌC TRONG TUẦN 5 THƯỜNG NIÊN
- SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN B
- CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI ĐỌC TRONG TUẦN CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN
- SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN B
- CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI ĐỌC TRONG TUẦN IV MÙA VỌNG
- SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG B
- SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG B
- CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI ĐỌC TRONG CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG B
- CHUYỆN PHIẾM ĐẠO ĐỜI ĐỌC TRONG TUẦN 33 THƯỜNG NIÊN A