HỘI NGHỊ KHOÁNG ĐẠI HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP : DIỄN VĂN MẠNH MẼ CỦA ĐỨC CHA CHỦ TỊCH
Chủ tịch HĐGM Pháp, Đức cha Georges Pontier, Tổng giám mục Marseille, hôm 5/11/2013, đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị khoáng đại mùa thu tại Lộ Đức. Đặt mình trong đường lối của Đức Phanxicô, Đức cha Pontier đã khuyến khích người Công giáo Pháp nhìn thế giới này từ những người đau khổ, những người nghèo, các trẻ em, những người u sầu, theo cách của Chúa Giêsu và tìm ra những con đường Tin Mừng trong đời thường của các cộng đoàn giáo xứ của mình.
Giáo Hội Pháp có tiếng nói của mình về các vấn đề xã hội
Đức cha Pontier đã không né tránh những vấn đề nóng bỏng, những vấn đề làm tức giận và chia rẽ xã hội Pháp : số phận của người Roms, khủng hoảng kinh tế, các luật đạo đức sinh học, việc giết chết êm dịu. Đức Cha đã đề cập chúng cách trực diện, với lòng khiêm tốn và cương nghị, nhưng cũng với phong cách của Đức Thánh Cha Phanxicô mà Đức Cha đã trích dẫn ngài ngay từ đầu bài diễn văn của mình : « Giáo Hội là như một bệnh viện dã chiến, sau một trận chiến. Chúng ta phải chăm sóc các vết thương. Tiếp đến chúng ta sẽ có thể nói về tất cả những gì còn lại ». Nhưng Giáo Hội có tiếng nói của mình và khi làm như thế, Giáo Hội không đi ngược lại nguyên tắc tách rời Giáo Hội và Nhà Nước. Rồi Đức Cha mời gọi Nhà Nước hãy giữ tính trung lập của mình. Nhà Nước là thế tục, nhưng xã hội bao gồm những con người và những nhóm người với những xác tín khác nhau. Đức Cha trấn an những ai còn nghi ngờ : người Kitô hữu là những công dân yêu mến đất nước của mình. Do đó, không có vấn đề làm tổn hại đến đời sống công cộng và hay thể hiện ý muốn bá quyền.
Những chủ đề nhạy cảm và sâu rộng : người Roms, bất công xã hội, việc giết chết êm dịu và việc thụ tinh nhân tạo
Nhưng Đức Cha chủ tịch không phải vì thế mà không bày tỏ sự phẫn nộ của mình đối với những hành xử đối với số phận của người Roms (tức những người có nguồn gốc Bulgari hay Rumani), và đả kích những lời nói và việc làm quá chịu ảnh hưởng bởi những hứa hẹn về mặt chính trị ở địa phương và quốc gia.
Khơi lên nỗi đau khổ của các trẻ em, nạn nhân của những chọn lựa cá nhân của các bậc cha mẹ của chúng và của sự mất ổn định của các vợ chồng, Đức Cha lấy làm tiếc việc nại đến các kỹ thuật thụ tinh nhân tạo : « Ước muốn chính đáng có một đứa con lại muốn trở thành một quyền có con và tất cả các phương tiện hẳn thuận lợi để đạt được điều đó. Phải chăng cần phải chỉ phó mặc cho các kỹ thuật để sống và băng qua các giới hạn của cuộc sống chúng ta ? Sự phong nhiêu của cuộc sống của chúng ta phải chăng không thể tìm thấy những con đường khác để thể hiện ? »
Vấn đề gây quan ngại khác là dự luật về việc giết chết êm dịu : « Một luật khôn ngoan và quân bình đã mang lại công cụ lập pháp cần thiết về vấn đề chấm dứt sự sống. Trước khi còn lập luật, chúng ta hãy tự hỏi liệu điều đó sẽ là để mang lại một dấu lớn lao hơn về việc tôn trọng nhân vị, một tình liên đới với nhân vị hay đúng hơn dấu của một sự suy sụp mới về các tình liên đới gia đình và xã hội », những tình liên đới « đôi khi rất đòi hỏi » và « luôn mang lại hoa trái ».
Sau cùng, Đức cha Pontier lo lắng về hố chia cắt ngày càng gia tăng giữa người giàu và người nghèo, về một sự mù quáng nghiêm trọng và sự bất công đối với người nghèo : « Đối với một số người khi nào việc mua sắm vô tận sẽ ngưng lại ? »,
Cũng là nơi bàn về các Kitô hữu bị bách hại
Chương trình thảo luận kéo dài đến ngày 10/11/2013 : Châu Âu sắp có những cuộc bầu cử quan trọng, mục vụ giới trẻ, giáo dục tình cảm, hiện tượng phá thai, việc đào tạo linh mục, chuẩn bị hôn nhân Kitô giáo…
Trong suốt hội nghị của mình, các Giám mục Pháp cũng sẽ khơi lên bi kịch mà các Kitô hữu ở Cận và Trung Đông đang trải qua và nơi một số nước khác trên thế giới. Các ngài mong ước các Kitô hữu này được hưởng quyền công dân đầy đủ và trọn vẹn, tự do tôn giáo không phân biệt kỳ thị và sống trong các đất nước mà hiến pháp dân sự nhìn nhận sự đa nguyên của dân chúng.
Tý Linh
Theo Radio Vatican
Tags: Pháp
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO