SUY NIỆM LỜI CHÚA CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG A

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 11th, 2013. Posted in Mai Tá, Năm A

“Để nghe tiếng nhạc Nghê Thuờng trổi,”

“Để hớp tinh anh của nguyệt cầu.”

(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

 Mt 11: 2-11

            “Để nghe tiếng nhạc Nghê Thường trổi, phải chăng là quyết tâm của người nhà Chúa, rất “Vọng” chờ? Vọng và chờ Chúa lại đến, như trình thuật còn diễn tả.

            Trình-thuật, nay thánh Mát-thêu diễn tả về một vọng chờ ngày Chúa đến có yêu thương vui cười nhiều biểu tượng. Biểu tượng cho niềm vui ngày Chúa Giáng trần nay trải dàn khắp mọi nơi, mọi chốn. Những nơi và những chốn, từng sinh hoạt ở đời thường, có bán buôn nơi phố chợ, có vui tươi tụ tập ở gia đình, có hát xướng/đàn ca chốn thánh thiêng phụng thờ, ở nguyện đường. Nguyện đường thánh, nay trưng bày màu xanh cây cỏ một lễ hội tưng bừng/nhộn nhịp.

            Giáng sinh tưng bừng toả lan đến khung trời mở ngỏ nhiều điển tích gồm các tích truyện về sinh hoạt ở những xa xôi như đất miền Scandinavia, Ái Nhĩ Lan trang hoàng toàn cây xanh với hoa tuyết. Điển tích về lễ hội nhiều tập tục lại cũng xuất-phát từ xứ-miền lạnh-lẽo có cây thông, nến đèn từ nước Đức, nhạc đàn/hát xướng từ nước Ý. Trong khi đó, máng cỏ cho chiên/bò cũng âm thầm xuất hiện từ thời thánh Phanxicô Assisi. Ông già Tuyết, nước Hoà Lan. Nai gạc kéo xe từ New York, đất Hoa Kỳ. Và, thời điểm mừng lễ cũng mượn từ tập tục ngoại-giáo vào giữa Đông, tức tháng Chạp. Nhất nhất hội-hè mừng đón Chúa giáng trần đều rất vui mừng, là ý nghĩa của ngày Chúa đến với mọi người, đa-văn-hoá.

Chào mừng ngày vui Chúa Giáng trần, còn là biểu tượng của nền văn hoá đa nguyên/đa dạng chưa hẳn đã nói hết tình-tự xuất từ niềm tin-yêu của tín-hữu Đạo Chúa. Niềm tin đi Đạo, luôn cho thấy Lễ Chúa Giáng Trần nói lên việc Con Thiên Chúa đến với nhân-gian phàm-trần mọi dân nước, chứ không chỉ mỗi dân được chọn, thuộc giống giòng Palestine, Do thái. Chúa sinh-hạ trong nghèo/hèn, để rồi Ngài trở thành con người cũng như ta và ở giữa chúng ta, rất người phàm.

Ta biết và hiểu điều này, là do tự sách Tin Mừng nhiều tác-giả. Nhưng thật ra, chỉ hai Tin Mừng nói đến sự việc này, là của thánh Mát-thêu và Luca, thôi. Hai Tin Mừng này, để mỗi hai chương đầu kể về thời thơ-ấu của Đức Giêsu, thôi. Mọi chi tiết thánh Luca ghi, cũng gấp đôi chương/đoạn trong Tin Mừng do thánh Mát-thêu viết. Cả hai tác-giả không thuần-nhất dữ kiện, nhưng cốt lõi câu truyện vẫn còn đó, thấy rất rõ.

Cốt lõi, là “tự sự” về Đức Maria và thánh cả Giuse hai đấng thánh là vợ là chồng có đính-ước hẳn hòi nhưng các ngài không sống chung cận kề, như người ngoài từng hiểu. Về gia-phả, thánh Giuse thuộc giống giòng trổi vượt lên đến đời Vua Đavít. Trong khi đó, Đức Maria lại là thôn-nữ thôn trong làng nhưng điểm đặc biệt là Mẹ vẫn trinh-khiết/tiết-hạnh, không ai sánh tày.

Thời-gian và niên-biểu Hội thánh dùng để mừng kính ngày Chúa Giáng Hạ lại rơi vào tháng Chạp như người ngoài Đạo từng định-đoạt. Thế nhưng, người ngoài Đạo thời cổ/xưa chú-trọng nhiều về việc làm sao có được nhiều ngày nghỉ lễ, để vui chơi vào ngày chánh Đông khá băng giá ở Bắc Bán Cầu. Từ thế kỷ 17 đến 19, người sống ở Bắc Bán Cầu lại chú-trọng nhiều vào thời-tiết hơn tháng ngày cuối năm, do đó các vị sống ở thời cổ đại vẫn muốn đưa ngày sinh của Đức Chúa vào ngày tháng cuối của năm dương lịch nhằm mục đích ganh đua giành lại mối quan-tâm căn-bản của nhiều người. Và, đây là một trong các lý-do khiến Hội thánh chọn sinh-nhật của Đức Giêsu vào ngày 25 tháng 12 mỗi năm,

Về biểu tượng, người Công giáo chúng ta dùng đại lễ trong Đạo cốt để mọi người tin tưởng rằng Giáng Sinh là lễ-hội mừng kính Con Thiên Chúa bằng lòng vui nhận thân phận làm người hèn kém đi vào đời để sống với đời như con người. Để rồi, từ đó đưa con người về với Cha qua động-tác cứu-độ có một không hai trên cõi đời.

Chúng ta biết được điều này, là nhờ Tin Mừng. Theo Tin Mừng, thì Con Thiên-Chúa chọn thôn làng bé nhỏ không tên tuổi nổi-bật là Bê-lem, miền Giuđêa. Và Đức Giêsu lại có gốc nguồn thuần-khiết xuất thân từ thành thánh Nazarét, như Cựu Ước có nhắc đến.

Ý-tưởng chủ-lực của toàn bộ câu truyện Chúa Giáng hạ làm người phàm tập-trung chứng-tỏ một điều, là: Thiên-Chúa yêu thương thế-gian đến mức-độ Ngài phú ban Con Một Ngài cho chúng ta, là phàm nhân. Và, quà Giáng Sinh Ngài trao ban cho ta và mọi người, là sự Bình An đích-thực. Bởi, Ngài chính là sự An Hoà bằng xương bằng thịt. Đó, cũng là lý-do khiến ta sử-dụng biểu tượng của sự vui tươi/an hoà để biểu trưng tính-chất an vui hài hoà, rất đáng quí.

Đọc trình-thuật mùa Vọng chờ, đôi lúc ta cũng ngỡ ngàng khi thấy Phụng vụ dùng Lời Chúa để diễn-tả ngày thế-tận trong bạo-lực hồi tuần trước. Hôm nay, Phụng vụ Hội thánh lại giảng giải lập-trường sống và lời lẽ rất mực của thánh Gioan Tiền Hô ở sa-mạc như kịch-bản dị kỳ khó hiểu, chí ít là đối với các vị không thuộc cùng một “tần số thông tin” như thể có sự đối chọi về lai-lịch của Đức GIêsu.

Nhưng kỳ thực, Ngài lại không như thế. Chính Chúa lại đã bảo: đã đến thời của sự an vui, hoà hoãn. Hãy thay đổi tầm nhìn, cùng tâm-tính và thái-độ sống của mình hầu loại bỏ mọi âu sầu, tàn bạo hoặc đố-kỵ ngõ hầu đón-nhận Chúa đến với mình.

Đó không chỉ là Tin Vui rất Mừng, chẳng việc gì phải sợ hãi hoặc âu lo cho ngày cánh-chung tận cùng thế-giới không báo trước. Bởi, Chúa đã tặng ban cho ta quà Bình An, tươi vui để còn sống.

Lễ hội Giáng Sinh năm nay, ta hãy làm những việc mình từng làm khi tham dự Tiệc Thánh Thể, là đón nhận vào lòng chính Đức Giêsu-là-quà-tặng Bình An cho thế-giới, cho gia-đình và tâm can mỗi người trong chúng ta. Ngoài ra, khi nhận quà Ngài ban cho ta rồi, ta lại có bổn-phận sẻ san quà tặng đó cho mỗi người và mọi người, bất kể người đó là bạn bè người thân, hoặc chưa quen.

Nhận quà tặng Chúa ban, cũng đừng nên quên cảm tạ Thiên-Chúa-là-Cha vì nhờ Ngài phú-ban Con Một Ngài đến với ta để cùng ở khiến ta có thể dùng biểu-trưng đa-văn-hoá của lễ hội này, suốt nhiều kỷ nguyên coi như biểu-tượng của niềm An vui/Hài hoà. Và, huệ-lộc đích thực Ngài ban ra, là của ta nay hiện-thân nơi Thân Mình của Con Thiên Chúa Đấng đang ở trong ta rất an hoà mừng vui suốt mọi ngày, trong đời mình.

Trong cảm nghiệm huệ-lộc như thế, hãy ngâm lại lời thơ đầy ý-nhị, rằng:

 “Để nghe tiếng nhạc Nghê Thường trổi,

Để hớp tinh anh của nguyệt cầu.

Và để thoát ly ngoài thế giới.

Để cười, để trững, để yêu nhau.”

(Hàn Mặc Tử – Chơi Trăng Lên)

Tiếng nhạc Nghê-thường nhà thơ nghe, còn là tiếng của sự an hoà lành thánh Chúa ban cho hết mọi người, vào ngày Ngài Giáng hạ làm người như ta, và với ta. Đó chính là niềm cảm-kích mà cả người ngoài luồng lẫn trong Đạo đề cảm nghiệm một vui sống, rất con người.

Lm Kevin O’Shea, CSsR   

Mai Tá lược dịch

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30