SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT 7 A THƯỜNG NIÊN
“Ta lủi thủi đi sâu vào cõi mất”
“Hồn rã rời, thể chất hoá sương băng.”
(Dẫn từ thơ Tế Hanh)
Mat 5: 38-48
Nhà thơ, xưa nay lủi thủi đi vào cõi mất, rất rã rời. Nhà Đạo bây giờ hiên ngang tiến bước chốn vui mừng, dù tháng ngày mình sống rất miên man.
Miên man sống như trình thuật hôm nay thay đổi toàn bộ cuộc đời của nhiều người. Lời Chúa mặc khải đã trở thành cuộc cách mạng đối với nhiều người, và riêng tôi từng nhớ lại Lời Chúa nói: “Hãy trở nên toàn thiện như Cha các người trên trời là Đấng Toàn Thiện”. Tôi nhận ra đây là lời khích lệ hơn là luận cứ cứng ngắc, không sai sót. Cũng không hẳn là yêu cầu, hoặc mời gọi.
Một hôm ngồi trong căn phòng nhỏ ở Oxford, tôi nhận ra rằng ở tiếng Hy Lạp, cụm từ ‘teleios’ vẫn được các dịch giả Kinh thánh chuyển thành hình-dung-từ ”toàn hảo/toàn thiện”, để áp dụng cho con người. Điều này có nghĩa: người ấy thật sự chín chắn. Tức, có khả năng thành đạt mọi thứ, trong mọi chuyện.
Chúa đem đến cho ta một hình ảnh Thiên Chúa là tất cả. Ngài là Đấng khả năng làm tất cả. Nói thế không có ý bảo rằng Ngài vô cảm hoặc cứng ngắc! Tin Mừng có chỗ nói: “Cha các ngươi trên trời đã cho mặt trời mọc trên kẻ xấu cũng như người lành; và Ngài đổ mưa xuống cho người luơng thiện lẫn kẻ bất lương.” Và Chúa dạy ta sống toàn thiện như đáng ra ta phải sống như thế để mọi người tôn trọng.
Và, điều này đã nổ bùng trong tôi, như quả bom. Chúng ta là tông đồ chín chắn, rất trưởng thành bằng cách bắt chước Chúa là không cầm giữ lại ánh sáng mặt trời ban sự sống và làn mưa đổ xuống trên đầu trên cổ người xấu xa, tồi tệ, bất lương. Chúa không làm tắt ngúm cuộc sống của con người chỉ vì họ là kẻ xấu hoặc địch thù của Ngài. Và, ta trở nên giống hình ảnh của Ngài, ở điểm này. Và, đó là lý do ta được dạy phải yêu mến kẻ thù mình.
Nói tóm lại, tôi trở thành người Công giáo chủ trương hoà bình, đã từ lâu. Tôi tôn kính Hội thánh vào ba thế kỷ đầu đời. Đó, là Hội thánh của các vị tử đạo dám chối từ mọi nai nịt bằng súng ống. Trước đây, tôi rất khâm phục Martin Luther King và coi ông như vị anh hùng của riêng tôi. Bởi, ông dám có những hoạt động bất bạo động, theo tinh thần của Bài Giảng Trên Núi. Ông là người hoán cải được nước Mỹ đầy những rẽ chia, kỳ thị. Lúc bấy giờ, tôi cũng như nhiều người tìm mua bức ảnh đen trắng chụp hình mục sư King để treo tường, đặt ở trên cao nơi bàn làm việc.
Về lại Úc, tôi tham gia một số hoạt động chính trị, nhằm làm áp lực nhà cầm quyền Úc rút quân khỏi Việt Nam. Còn lại, là chuyện lịch sử khá dài dòng. Lúc ấy, là lúc tôi được bầu vào Thượng viện làm Bộ trưởng Tư Pháp suốt sáu năm. Mọi việc thông suốt như một giòng chảy hài hoà. Và, tôi hài lòng được ở trên cao, rất quyền thế. Lúc ấy tôi hiểu thế nào là người thực sự theo Chúa.
Và tôi như ở trong cơn mê. Và, giấc mơ này đã tiêu tan vào tháng Giêng năm 1991, khi ấy Thủ tướng đang cần phiếu ở Thượng viện để hỗ trợ cho việc bố trí lực lượng hải quân được Liên Hiệp Quốc chấp thuận cho sử dụng quân đội nhằm đuổi quân lính của Saddam Hussein khỏi Kuwait, là nơi quân đội ông ta tràn qua để chiếm đóng.
Nói tóm, sau một buổi cuối tuần đầy suy tư âu lo, tôi đã kết luận rằng mọi tiêu chuẩn để đạt một cuộc chiến có chính nghĩa là phải bảo vệ người vô tội chống lại mọi cuộc tấn kích và tôi bỏ phiếu thuận cho việc chủ trương này. Lúc ấy và cả bây giờ tôi vẫn đoan chắc rằng chiến tranh Irak có được chính nghĩa là nhờ vào giáo huấn của Hội thánh trong suốt 16 thế kỷ qua. Nhưng tim tôi vỡ đổ.
Bởi, tôi nhận ra rằng tôi đã phản lại Lời Thày Chí Ái nói ở Bài Giảng Trên Núi. Và từ đó, tôi đặt ảnh Martin Luther King quay vào tường, bởi tôi không thể chịu nổi ánh mắt của ông cứ như đang trách móc tôi một điều gì, đến tận phần sâu lắng trong tâm can. Tôi cũng chẳng dám mở Tin Mừng thánh Mát-thêu ra mà đọc, sợ gặp phải đoạn Lời Chúa nói, như hôm nay.
Tôi vẫn không tài nào tìm được sự bình yên trọn vẹn. Tôi tự an ủi mình bằng sự kiện thấy rằng chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ II, bình thường vẫn là vị Giáo hoàng rất cương quyết, vẫn có những cảm nghiệm, những giao-động ở tâm can và đầu óc, vì từng vật lộn với những vấn đề tương tự. Không ai có thể đọc Hiến chế Sự Sống Tin Mừng mà không phấn đấu (x. Hiến chế Evangelium Vitae #55)
Tôi mong hai chuyện xảy đến. Thứ nhất, toàn thể Hội thánh phải phấn đấu với lời dạy của Chúa khi Ngài bảo: “Các ngươi phải…” mà chữ “ngươi” kia là ở số nhiều, tức cộng đoàn và toàn xã hội. Các nhà bình luận bảo thủ ở Hoa Kỳ vẫn cứ coi lời khuyên bảo của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về chiến tranh và xung đột như sự sai lầm chỉ do cung cách, ý thức hệ.
Không phải thế. Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động nơi Hội thánh như cộng đoàn của các kẻ tin vào Đức Kitô theo chiều hướng không như đã cảm nghiệm từ ba thế kỷ đầu. Thứ hai nữa, trong Tin Mừng hôm nay, Chúa nhấn mạnh đến điều đòi buộc ta phải cầu nguyện cho những người đang làm hại ta. Nếu họ là người xấu, hoặc kẻ công kích chỉ muốn làm hại kẻ vô tội, thì họ vẫn cần đến lời nguyện cầu của ta.
Ta vẫn phải cầu cho họ để họ được cứu khỏi tình trạng xấu xa, đầy bất nhẫn. Họ được cứu khỏi ý thức hệ rất độc hại vẫn vùi họ dưới bùn đen của ác thần. Chính đó là ý nghĩa tích cực của lời Chúa khuyên ta rất hôm nay, ở Tin Mừng.
Trong tâm tình đó, ta cứ đọc lại lời thơ còn dang dở để thấy là nhà thơ kia đã từng than thở:
“Ta lủi thủi đi sâu vào cõi mất,
Hồn rã rời, thể-chất hoá sương băng.
Cho đến lúc bómng đêm tràn mặt đất,
Người mới hay nhân-loại thiếu tình Trăng.”
(Tế Hanh – Trăng Tàn)
Hôm nay, dù trăng có tàn, nhân-loại có thiếu tình trăng đi nữa, vẫn còn đó tình Chúa thương-yêu hết mọi người. Ngài vẫn đồng hành với mỗi người” để mọi người nhớ mãi rằng: dù “bóng đêm có tràn mặt đất” như nhà thơ viết, nhưng sẽ không tràn với những ai vẫn cứ tin Thiên-Chúa-là-Tình-Thương, với mọi người. Suốt mọi thời.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT LỄ CHÚA KITÔ VUA NĂM A : CUỘC PHÁN XÉT CUỐI CÙNG SẼ DỰA TRÊN TÌNH YÊU
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN NĂM A : NGHÈO ĐÓI LÀ MỘT TAI TIẾNG, HÃY BIẾN CUỘC ĐỜI CỦA CHÚNG TA THÀNH MỘT LỄ VẬT TÌNH YÊU
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM A : SỰ KHÔN NGOAN CỦA CUỘC SỐNG LÀ CHĂM SÓC TÂM HỒN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN NĂM A : TRỞ THÀNH NHỮNG CHỨNG NHÂN ĐÁNG TIN CẬY
- KINH TRUYỀN TIN LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ 2023 : SỰ THÁNH THIỆN LÀ MỘT MÓN QUÀ VÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN NĂM A: TÌNH YÊU THIÊN CHÚA ĐƯỢC THỂ HIỆN NƠI TÌNH YÊU THA NHÂN
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ BẾ MẠC ĐẠI HỘI THÔNG THƯỜNG LẦN THỨ XVI CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC: TRỞ THÀNH MỘT GIÁO HỘI TÔN THỜ THIÊN CHÚA VÀ PHỤC VỤ THA NHÂN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 29 THƯỜNG NIÊN NĂM A : CHÚNG TA KHÔNG THUỘC VỀ BẤT KỲ “XÊDA” NÀO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN NĂM A : NÓI KHÔNG VỚI THIÊN CHÚA LÀ BI KỊCH ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN NĂM A: BIẾT ƠN ÁNH SÁNG CHIẾU RỌI HẰNG NGÀY TRONG TÂM HỒN CHÚNG TA
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN NĂM A: TỘI NHÂN, VÂNG, HƯ HỎNG, KHÔNG!
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN NĂM A: THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG CHÚNG TA BẰNG MỘT TÌNH YÊU VÔ ĐIỀU KIỆN VÀ NHƯNG KHÔNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN NĂM A : THA THỨ LÀ ĐIỀU KIỆN CĂN BẢN CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN NĂM A : SỬA LỖI HUYNH ĐỆ LÀ MỘT CÁCH DIỄN TẢ CAO NHẤT CỦA TÌNH YÊU
- THÁNH LỄ Ở OULAN BATOR : CHÚA KHÔNG ĐỂ CHO CHÚNG TA THIẾU NƯỚC CỦA LỜI NGÀI
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN NĂM A : CHÚA GIÊSU LÀ AI ĐỐI VỚI TÔI?
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 20 THƯỜNG NIÊN NĂM A: THIÊN CHÚA KHÔNG KHÁNG CỰ KHI NGƯỜI ĐƯỢC KÊU XIN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN NĂM A : RA KHƠI KHÔNG SỢ KHÓ KHĂN
- JMJ 2023 : ĐỨC PHANXICÔ KÊU GỌI TRONG THÁNH LỄ BẾ MẠC : « ĐỪNG SỢ ! »
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN NĂM A: TÌM KIẾM, TÌM THẤY VÀ TIÊU HAO CHÍNH MÌNH VÌ CHÚA KITÔ