BẢY NÉT CỦA TRIỀU ĐẠI GIÁO HOÀNG THEO CIVILTA CATTOLICA

Written by xbvn on Tháng Ba 17th, 2014. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Hôm 15/3/2014, tờ tạp chí Civilta Cattolica của dòng Tên đã phổ biến một bài viết liên quan đến dịp kỷ niệm một năm làm Giáo Hoàng của Đức Phanxicô. Bài viết này làm nổi bật 7 nét của triều đại giáo hoàng của ngài.

Trước tiên, « một triều đại giáo hoàng ngôn sứ » : Đức Thánh Cha Phanxicô là « một Giáo Hoàng của Công đồng Vatican II », biết « đọc lại Tin Mừng dưới ánh sáng của kinh nghiệm hiện đại ». Từ cái nhìn này, ngài mời gọi Giáo Hội trở nên một « Giáo Hội của người samaritanô », một Giáo Hội « bệnh viện dã chiến », một Giáo Hội « ngôi nhà  cho mọi người ».

Đó cũng là một « triều đại giáo hoàng gặp gỡ » : Đức Thánh Cha Phanxicô  coi trọng phẩm chất của mối tương giao giữa Giáo Hội và con người. Đó là « một giám mục ở giữa dân ngài », ngài không « truyền tải những sứ điệp mà người khác chỉ phải nghe », nhưng ngài  tạo ra « những biến cố truyền thông », để « lôi cuốn cách chủ động người đối diện ».

Đối với Tạp chí Civilta Cattolica, chìa khóa của thái độ này là « lòng khiêm nhường », thái độ của người « biết gần gũi người khác ». « Nền văn hóa gặp gỡ » mà Đức Thánh Cha muốn được xây dựng trên « sự sẵn sàng lãnh nhận chứ không chỉ trao ban » vì « mỗi người đều mang một giá trị, và mọi người, giới  trẻ, người lớn và người già, kitô hữu, người vô tín hay các tín hữu của các tôn giáo khác, đều được mời gọi gặp gỡ nhau ».

« Đối với Đức Bergoglio, đối thoại có nghĩa là làm cho điều gì đó cùng nhau, nối lại cùng nhau một mục tiêu ».

Nét thứ ba là « một triều đại giáo hoàng bi kịch », vốn phát xuất từ linh đạo của thánh Inhaxiô Loyola : nơi Đức Thánh Cha « một chiều kích chiến đấu không thể tránh khỏi » riêng cho « lối sống của người Kitô hữu » (modus vivendi). Quả  thế, đời sống Kitô hữu là « một cuộc chiến đấu chống lại tính trần tục và chống lại ma quỷ ».

Nhưng nếu Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần nhắc đến ma quỷ, thì ngài không bao giờ « ma quỷ hóa » con người. Hơn nữa, « cuộc chiến đấu này luôn được an ủi bởi niềm xác tín rằng Chúa có tiếng nói sau cùng trên đời sống của thế giới » và « kinh nghiệm  chủ chốt là lòng thương xót ».

Triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô cũng là « một triều đại phân định », được xác định bởi « một thái độ nội tâm thúc đẩy mở ra để tìm thấy Thiên Chúa nơi đâu Ngài muốn được tìm thấy, chứ không chỉ trong những chu vị xác định rõ ràng ».

Đức Thánh Cha « không sợ sự hàm hồ của  cuộc sống và đương đầu nó cách can đảm » : trong thế giới « luôn đang chuyển động » này, những xét đoán thông thường để xếp loại điều gì là quan trọng và điều gì không, không vận hành được. Đời sống của tinh thần có « những  tiêu chí khác », đó là lý do tại sao « những hoạt động và những quyết định phải được đi kèm với việc đọc chăm chú, suy niệm, cầu nguyện, các dấu chỉ của thời đại, vốn có thể ở bất cứ đâu ».

Nét thứ năm : « một triều đại giáo hoàng có tư tưởng chưa đầy đủ », có « tư tưởng cởi mở » : Đức Thánh Cha đã không có « chương trình lý thuyết và trừu tượng để áp dụng vào lịch sử » , cũng không có « cái nhìn tiên thiên », ngài có một « kế hoạch », một kinh nghiệm được sống vốn dựa vào « thời gian, nơi chốn, con người », « nên hình nên dạng theo giai đoạn và được thể hiện cách cụ thể ».

Nói cách khác, lối tiếp cận của ngài « đối thoại với thực tại, hội nhập vào lịch sử con người, diễn tiến trong thời gian », trên « một con đường rộng mở, một con đường vốn được mở ra khi lữ hành ». Như ngài đã viết trong Tông huấn « Niềm vui Tin Mừng », chúng ta không được « chờ đợi từ huấn quyền giáo hoàng một lời chung cuộc hay đầy đủ về mọi vấn đề liên quan đến Giáo Hội và thế giới » (số 16) vì « không phải Giáo hoàng, cũng không phải Giáo Hội sở hữu độc quyền việc giải thích thực tại xã hội hay đề nghị những giải pháp cho các vấn đề hiện nay » (số 184).

Nét thứ sáu của triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô cũng diễn tả « một sự căng thẳng giữa tinh thần và  thể chế » : « Giáo Hội phải chấp nhận sự tự do không thể nắm bắt được này của Lời Chúa, vốn hữu hiệu theo cách của mình, và dưới những hình thức rất khác nhau, như khi thoát khỏi chúng ta nó thường vượt quá những dự kiến của chúng ta và làm đảo lộn những sơ đồ của chúng ta » (số 22). Sự căng thẳng này cũng là một sự căng thẳng giữa Giáo Hội như là « dân lữ hành » và Giáo Hội như « thể chế », sự căng thẳng vốn « đánh động suy tư của Đức Phanxicô đề nghị những gì ngài gọi là « cuộc hoán cải của sứ vụ giáo hoàng » (số 32).

Sau cùng, nét thứ bảy : một “triều đại giáo hoàng ở biên giới và những thách đố » : nó hệ tại « ở nơi các biên giới » nhưng nhất là tìm cách « làm thế nào loan báo Tin Mừng ngày nay cho bất kỳ ai, cho dù điều kiện sống của họ thế nào ».

« Giáo Hội không chỉ là ‘ngọn hải đăng’, nhưng còn là « ngọn đuốc » tiến bước với con người, chiếu sáng, đôi khi phía trước, đôi khi ở giữa, đôi khi ở đằng sau, để tránh việc một ai đó rơi lại đằng sau ».

Trong tương lai cần chờ đợi điều gì nơi triều đại giáo hoàng này ? Đối với tạp chí Civilta Cattolica, diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô dịp nhóm họp của Bộ Giám Mục ngày 27/2 /2014 là một câu trả lời : « người ta có thể tưởng tượng một vị mục tử muốn dẫn đưa đoàn chiên không phải nơi đâu ngài muốn nhưng là nơi mà Chúa muốn, trên một con đường vốn không luôn được dự kiến hay diễn dịch từ các ước muốn của  chúng ta hay từ những nỗi sợ hãi của chúng ta, trên đó cần phải có can đảm « thảo luận »  với Thiên Chúa, theo gương của Môise ».

Tý Linh

theo ZENIT

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30