TÌNH TRẠNG NÔ LỆ, CHỦ ĐỀ CỦA SỨ ĐIỆP NGÀY THẾ GIỚI HÒA BÌNH 2015
“Không còn nô lệ nữa, nhưng là anh em”. Đó là tựa đề của Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế Giới Hòa Bình lần thứ 48, sẽ diễn ra ngày 1/1/2015. Trong một thông cáo, Hội đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình đã giải thích những hoàn cảnh đã thúc đẩy Đức Thánh Cha chọn lựa chủ đề này.
“Cách chung chung, người ta coi tình trạng nô lệ như là một sự kiện thuộc về quá khứ; nhưng, trái lại, vết thương xã hội này rất thời sự hôm nay”. Sứ điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình năm 2014 bàn về chủ đề tình huynh đệ: “Tình huynh đệ, nền tảng và con đường dẫn đến hòa bình”. Hội đồng Tòa Thánh giải thích: “Hết thảy đều là con cái của Thiên Chúa là những gì làm cho tất cả mọi người trở thành anh chị em có cùng phẩm giá như nhau. Vậy mà, tình trạng nô lệ là một sự xúc phạm chết người cho tình huynh đệ phổ quát này và, do đó, cho hòa bình. Quả thế, để có hòa bình, con người cần phải nhìn nhận nơi người khác là một người anh em có cùng phẩm giá”.
“Hiện tượng ghê tởm của tình trạng nô lệ ngày nay mang nhiều hình thức khác nhau trên thế giới: mua bán con người, buôn bán người di dân và đĩ điếm, lao động cưỡng bức, việc con người khai thác bóc lột con người, não trạng nô lệ hóa đối với phụ nữ và trẻ em. Và những vết thương này là đối tượng của một sự đầu cơ hổ thẹn về phía các cá nhân và các nhóm người lợi dụng nhiều cuộc xung đột đang diễn ra trên thế giới hiện nay, cuộc khủng hoảng kinh tế và sự hối lộ”.
Tình trạng nô lệ, một vết thương nghiêm trọng nơi thân xác của Chúa Kitô
Tình trạng nô lệ là một “vết thương há miệng kinh khủng” nơi thân thể của xã hội hiện đại. Đó là “một vết thương rất nghiêm trọng nơi thân xác của Chúa Kitô!” Để chống lại hiện tượng này cách hữu hiệu, “trước tiên, cần phải nhìn nhận phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi nhân vị và đồng thời khẳng định cách mạnh mẽ tình huynh đệ – vốn bao hàm đòi hỏi vươn lên sự bất bình đẳng theo đó người này có thể bắt người kia phục tùng – và thăng tiến một sự dấn thân gần gũi và nhưng không cho con đường giải phóng và ôm lấy mọi người”.
“Mục tiêu là việc xây dựng một nền văn minh dựa trên phẩm giá ngang bằng của mọi người, không có sự phân biệt kỳ thị nào; điều đó đòi hỏi sự dấn thân của thế giới thông tin, giáo dục và văn hóa cho một xã hội đổi mới và được xây dựng trên sự tự do, công lý và hòa bình”.
Tý Linh
theo Radio Vatican
Tags: Hòa-bình, Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- DIỄN VĂN CỦA PHANXICÔ CHO CÁC THAM DỰ VIÊN CUỘC HỌP ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI TÒA THƯỢNG THẨM RÔMA
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO