CÁC BÀI HỌC VỀ QUYỀN LÃNH ĐẠO CỦA ĐỨC PHANXICÔ
Một chuyên gia về quản trị đã dựa vào mẫu gương và những lời nói của Đức Thánh Cha Phanxicô để đưa ra những lời khuyên cho các vị lãnh đạo doanh nghiệp.
Chuyên gia Jeffrey Krames, người Hoa Kỳ, sẽ xuất bản vào ngày 16/9/2014 cuốn « Lãnh đạo với lòng khiêm tốn : 12 bài học về quyền lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Phanxicô » (Lead with Humility: 12 Leadership Lessons from Pope Francis ), trong đó ông coi Đức Thánh Cha Phanxicô như là một hình ảnh mẫu cho các ông chủ doanh nghiệp. Trang Express đã có một bài viết về cuốn sách này.
Theo ông, « vấn đề muốn biết liệu (Đức Giáo Hoàng) là quá cấp tiến hay quá bảo thủ sẽ được giải quyết bởi các thần học gia, các chuyên gia chính trị và hàng triệu người Công giáo trong những năm sắp đến. Trái lại, không ai tranh cãi vấn đề muốn biết liệu ngài là một vị lãnh đạo thực sự hay không ».
Bốn hướng quản trị được Đức Thánh Cha thể hiện đã được J. Krames nêu lên.
Lòng khiêm tốn
Lý do đầu tiên của sự thành công của Đức Thánh Cha là sự khiêm tốn của ngài và ao ước thường được lặp đi lặp lại của ngài muốn phục vụ những người yếu ớt nhất và dấn thân với họ « những cuộc đối thoại sâu xa », cách bình đẳng.
J. Krames viết : « Ngài nghĩ rằng lòng khiêm tốn đích thực mang lại nhiều phương tiện cho các nhà lãnh đạo hơn bất kỳ phẩm chất lãnh đạo nào khác (…) Ngài không bỏ nhỡ bất cứ cơ hội nào để chứng tỏ rằng người ta không bao giờ quá khiêm tốn và người ta có thể học trở nên như thế ». Từ đó, ông rút ra lời khuyên sau : « Nếu bạn có cơ hội lãnh đạo người ta, thì đừng bao giờ sử dụng vị thế của bạn vì những lý do ích kỷ. Hãy liệu đừng làm gì cho những người cấp dưới hay đồng nghiệp thấy rằng bạn ở trên họ ». Đừng đứng trên họ, nhưng hãy ngồi xuống với họ.
Dìm mình vào đoàn chiên
Lý do thứ hai, ý muốn của Đức Thánh Cha là một người chăn chiên được thấm đượm « mùi chiên ». Một nhà lãnh đạo phải « dìm mình cách sâu xa vào nhóm người mà mình lãnh đạo hay mong muốn dẫn dắt ». Hiện diện cách thể lý trong mọi công việc của doanh nghiệp, dấn thân đối thoại hết sức có thể với các người làm công để biết điểm mạnh của họ về các kế hoạch và thu nhận những gợi ý của họ.
Chạy trốn kẻ a dua
Việc Đức Thánh Cha thành lập nhóm tám Hồng y (C8) có trách nhiệm giúp đỡ ngài đưa ra những quyết đinh, từ ủy ban giáo dân và giáo sĩ chống làm dụng tình dục trong Giáo Hội hay từ Hội đồng kinh tế cũng đã ghi dấu J. Krames. Krames nhận định : « Ngài đã đảm bảo không chọn chỉ những Hồng y mà chỉ nói với ngài những gì ngài muốn nghe ». Có những người quanh mình, nhưng không phải là những kẻ a dua, luôn tán thành sáng kiến của một quyền bính nào đó.
Ông khuyên các chủ doanh nghiệp « thành lập một nhóm đối thoại trung lập để thảo luận với họ về những ý tưởng mới của họ, và nhất là chạy trốn những kẻ ba phải : Họp mặt nhóm này đều đặn và luôn có một số chủ đề trước cho họ để « những nhà cố vấn » của bạn có thời gian suy nghĩ. (…) Hãy nghĩ đến một cuộc hẹn gặp hằng năm với các khách hàng và các nhà bán hàng của bạn, như được thực hành trong nhiều doanh nghiệp thịnh vượng ».
Những dấu hiệu cởi mở
Mẫu gương khác phải theo, những dấu hiệu cởi mở được Đức Thánh Cha gởi đến những người ly dị, đồng tính luyến ái và vô thần. J. Krames rút ra bài học từ đó : « Mục tiêu của bạn trong thế giới kinh doanh cũng phải như thế. Bạn phải chìa tay ra cho những người bên ngoài – những người vẫn còn chưa là khách hàng của bạn – để có thành công ». Ông cho thấy Đức Thánh Cha « đã gia tăng phần thị trường » của Giáo Hội nhờ chiến lược này. Hãy tránh sự hẹp hòi, cục bộ.
« Hãy đến các buổi gặp mặt, các sự kiện của lĩnh vực của bạn, các hội nghị và ở đâu (các khách hàng tiềm năng) của bạn nhóm họp. Hãy có thói quen đọc các tờ nhật báo và tạp chí của họ (…). Hãy tham gia các cuộc nói chuyện của họ trên các mạng xã hội và hãy cho họ chất liệu thảo luận. Điều đó sẽ có thể làm nảy sinh những ý tưởng về các phương tiện mới gia tăng cơ sở người tiêu thụ của bạn ».
Trong số các nguyên tắc khác, được rút ra từ quyền lãnh đạo của Đức Thánh Cha Phanxicô, J. Krames còn cho thấy : « Hãy chăm lo cho người ta, chứ không cho nhóm vận động hành lang » ; « đừng thay đổi, hãy sáng tạo lại » ; « giảm thiểu ý thức hệ bằng tính thực dụng » ; « đường lối táo bạo nhất có thể là khôn ngoan nhất » ; « hãy đi đến nơi nào người ta cần bạn » ; « đừng xét đoán, hãy lượng giá »…
Tý Linh
Theo La Croix
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- CHA ROBERTO PASOLINI: QUA VIỆC LÊN TRỜI, CHÚA GIÊSU MỜI GỌI CHÚNG TA TRỞ THÀNH CHỨNG NHÂN CỦA NGƯỜI
- ĐỨC PHANXICÔ GẶP GỠ CÁC VỊ ĐỨNG ĐẦU CÁC BỘ
- PHÁP : KỶ LỤC MỚI VỀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI DỰ TÒNG VÀO NĂM 2025!
- LÀN SÓNG DỰ TÒNG: GIÁO HỘI PHÁP TÁI KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA SỰ HOÁN CẢI
- CHUYẾN VIẾNG THĂM BẤT NGỜ CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐẾN ĐỀN THỜ THÁNH PHÊRÔ ĐỂ CẦU NGUYỆN TẠI MỘ CỦA ĐỨC PIÔ X
- BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 4. CHÀNG THANH NIÊN GIÀU CÓ. CHÚA GIÊSU NHÌN ANH (Mc 10, 21)
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾP KIẾN VUA CHARLES III VÀ CAMILLA TẠI NHÀ THÁNH-MARTA
- ĐỨC PHANXICÔ ‘ĐANG RẤT KHỎE’, BÁC SĨ SERGIO ALFIERI ĐẢM BẢO SAU KHI NGÀI BẤT NGỜ XUẤT HIỆN
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾP TỤC CẢI THIỆN DẦN DẦN TRONG THỜI GIAN DƯỠNG BỆNH
- CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ CHẤM DỨT HỢP TÁC VỚI CHÍNH QUYỀN LIÊN BANG VỀ VẤN ĐỀ NGƯỜI TỴ NẠN
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ NĂM THÁNH CỦA BỆNH NHÂN VÀ NHỮNG NHÂN VIÊN CHĂM SÓC SỨC KHỎE: CHIA SẺ NỖI ĐAU KHỔ CỦA NGƯỜI KHÁC LÀ MỘT BƯỚC HƯỚNG ĐẾN SỰ THÁNH THIỆN
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM C: “TÔI CẢM NHẬN ĐƯỢC ‘NGÓN TAY CỦA THIÊN CHÚA’”
- QUẢNG TRƯỜNG THÁNH PHÊRÔ: ĐỨC PHANXICÔ XUẤT HIỆN CHÀO ĐÓN NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG
- SỰ PHỤC SINH CỦA CHÚA GIÊSU LOẠI BỎ NÃO TRẠNG BÁO THÙ
- 1700 NĂM SAU CÔNG ĐỒNG NIXÊ: NIỀM HY VỌNG CỬ HÀNH LỄ PHỤC SINH CHUNG
- SỨC KHỎE CỦA ĐỨC PHANXICÔ TIẾP TỤC CẢI THIỆN
- LOẠT BÀI GIÁO LÝ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. II. CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU. NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI. BÀI 3. GIAKÊU. “HÔM NAY TÔI PHẢI Ở LẠI NHÀ ÔNG” (Lc 19, 5)
- ĐỐI VỚI CEF, ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU LÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG LẠM DỤNG VÀ NGHÈO ĐÓI
- KINH TIN KÍNH CỦA CÔNG ĐỒNG NIXÊ, THẺ CĂN CƯỚC CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU
- ĐHY JEAN-MARC AVELINE, TÂN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC PHÁP