SUY NIỆM LỜI NGÀI CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG B

Written by xbvn on Tháng Mười Hai 18th, 2014. Posted in Mai Tá, Năm B

“Thiên đường đó từ đây anh đánh mất,”
Biết tìm em, tìm hạnh phúc nơi đâu?
Biết làm sao để dĩ vãng hoen màu?
Trên phố buồn một mình anh phiêu bạt.”

(Dẫn từ thơ Nguyễn Trung Nghĩa)

Lc 2: 22-40

Thiên-đường đó có là hoả ngục anh đánh mất do thua cuộc, vẫn chỉ là trò chơi nơi cuộc đời nhiều éo le, ê chề, nhiều trì-chiết. Hoả-ngục đây hay thiên-đường đó, lại cũng là lời-lẽ được linh-mục giảng-giải Lời Chúa có trích-dẫn truyện kể để người người suy-tư cho dễ như câu truyện giữa Sa-tăng và Đức Chúa ở bên dưới.

Một ngày nọ, Sa-tăng khơi mào tranh-luận với Đức Giêsu để chứng tỏ là hắn ta có biệt tài, hơn hẳn về thảo chương, lập trình. Mọi người đồng ý mở cuộc thi đấu, có Đức Chúa làm trọng tài. Cả hai đều gõ máy rất nhanh. Nhiều giòng mã rất độc đáo, đã xuất hiện.

Chỉ vài giây đồng hồ trước hồi kết thúc, có tiếng sấm sét nổi lên quanh vùng. Hệ thống điện ở các nơi bị đứt đoạn, tắt ngúm. Chỉ một thoáng sau đó, giòng điện năng đã hồi phục. Và, Vị Trọng Tài Tối Cao tuyên bố cuộc tranh tài chấm dứt.

Đức Chúa yêu cầu Sa-tăng cho xem kết quả. Sa-tăng nổi quạu, nghẹn ngào nói:

Tôi chẳng cất giữ được gì hết, vì cúp điện!

Đức Chúa bèn phán:

Được, để ta xem Giêsu đạt thế nào.”

Lúc ấy, Đức Giêsu đưa ra một hiệu-lệnh, tức thì trên màn ảnh nhỏ hiện ra các thảo-chương xinh đẹp, rất sống động. Bên cạnh đó, còn có tiếng muôn ngàn thần-thánh chúc tụng, ngợi khen. Satăng rất đỗi kinh ngạc, trước sự việc xảy ra quá chớp nhoáng, chỉ bặp bẹ đôi tiếng:

Sao lại thế? Tôi thì mất tất cả, còn Ông này không bị gì? “

Đức Chúa trả lời:

Là thế đó, vì Giêsu Ngài biết cứu và biết giữ!”

Chúa nhật thứ tư mùa Vọng hôm nay, Hội thánh hướng-dẫn chúng ta quay về với biến-cố Truyền Tin. Toàn-cảnh của biến cố, qui về câu đáp: “Xin Vâng!” độc-đáo của Đức Maria. Khi nói lời Xin Vâng! Mẹ đã khơi dậy toàn-bộ bi-kịch của Đạo Chúa.

Ở đời thường, có đạo-diễn đương-thời đã diễn-tả biến-cố truyền-tin này một cách rất hiện thực. Tên ông là: đạo diễn Franco Zeffirelli nổi-tiếng với phim “Đức Giê-su thành Nazarét”.

Trong phim, nhà đạo-diễn đã cho thu hình cảnh-trí như sau: Đức Maria, sau khi Mẹ ngủ thiếp đi trong chốc lát, đã trở dậy lặng lẽ cầu nguyện.

Khi Mẹ nguyện cầu, diện mạo của Mẹ đã biến sắc, toàn thân Mẹ run lên nhè nhẹ. Mẹ gập mình về phía trước, trong tư thế chấp nhận mệnh lệnh. Mắt Mẹ long lanh ngấn lệ. Mẹ hướng tầm nhìn lên chốn cao xa, nơi khung trời mở ngỏ ấy. Đưa mắt về nơi phía có vầng trăng xinh đẹp, Mẹ nhẹ nhàng nói: “Dạ, xin vâng theo lời ngài!” Lúc ấy, bầu trời nổi cơn gió lộng. Khơi dậy một chuyển đổi.

Những năm gần đây, các Đức Giáo Hoàng thường hay nhắc nhở chúng ta hãy nên sùng kính Đức Mẹ bằng cách bắt chước Mẹ Maria nói lời Xin Vâng! Đối với Đức Giê-su, Mẹ không phải là trạm ngừng chân đổ nghỉ trong hành trình tin-yêu của chúng ta. Mà, Mẹ chính là cột mốc chỉ đường, đưa ta đến với Chúa.

Quả là thế, Đức Maria không phải là đấng “cứu” và “giữ” chúng ta. Ta tin rằng, Mẹ cũng cần được Đức Chúa cứu và giữ như ta. Chính vì thế, Mẹ nói câu Xin Vâng theo lời ngài!, ngay từ đầu. Mẹ đã nhận ra cả ân-huệ và Đức Chúa Đấng đích-thân ban-tặng cho Mẹ ân-huệ cao-cả ấy. Nhờ đó, Mẹ trở thành Đấng cưu-mang Đức Chúa cho nhân-trần.

Vào tuần cuối mùa Vọng đầy chờ mong, chúng ta hãy tự nhắc mình về sự-kiện giản-đơn này. Tuy là đơn-giản, nhưng nó vẫn có sức dời-đổi cả một công-trình tạo-dựng: Đức Chúa đã cứu và giữ chúng ta khỏi phải sống cuộc đời không mục-đích, không mang ý nghĩa nào đáng kể. Ngài đã cứu và giữ chúng ta khỏi chính bản-chất yếu hèn, đơn mọn của đời thường.

Cứu và giữ là ân-huệ Ngài cho không, biếu không. Chẳng vì tài cáng của riêng ai. Thế nên, nếu chúng ta không tự cứu và giữ chính mình, chúng ta cũng không được nại cớ vào hành-động tích-thiện hoặc dùng việc ăn chay, nguyện cầu, phạt xác hãm mình để giành chụp ơn cứu và giữ ấy.

Chúng ta càng tỏ ý khó chịu và không chấp nhận nếu có ai bảo rằng: tự thâm tâm, ta cũng chẳng cứu và giữ được ai hết. Cả đến vợ/chồng, con/cháu cha/mẹ hoặc bạn bè/người thân. Cũng chẳng cứu và giữ một ai, dù người đó có là thân-thuộc hoặc người ngoài. Dù, đang ở trong cộng-đoàn rất chuyên-chăm nguyện-cầu, cũng thế.

Bởi lẽ, mọi cầu bàu, việc thiện-ích cũng như niềm tin-yêu ta có với mọi người đều tuỳ vào việc ta có đáp-ứng với Ơn cứu và giữ của Đức Giêsu, hay không mà thôi. Đáp ứng ở đây. Bây giờ. Đáp-ứng hằng ngày và cứ thế đáp-ứng mãi, khôn nguôi. Chuyện còn lại, những người mà ta yêu mến, thân quen cũng sẽ nhận biết được quà tặng của Đức Giêsu, qua việc Ngài cứu – giữ họ.

Trong bầu khí náo nhiệt/ồn ào của tuần cuối cùng để chuẩn bị Giáng Sinh, dường như mọi người, mọi nơi đang tìm cách kéo ta ra khỏi bản chất và ý nghĩ đích thực của lễ hội tràn đầy ân huệ những cứu và giữ này.

Hãy cứ bỏ ra vài giây phút ngắn ngủi để cho lòng mình lắng-đọng mà nhớ đến Đức Maria, bằng hành-động bắt-chước Mẹ mà đón-nhận và đưa vào cuộc sống, vào tâm can đang dao động, với món quà cao-trọng hơn hẳn mọi quà tặng của ngày lễ hội. Ân huệ cứu và giữ ấy, lẽ đáng ra, ta không xứng-đáng để nhận lãnh, nhưng vẫn được tặng ban, rất hữu-ích.

Xem thế thì, cứu và giữ không chỉ là câu chuyện vi-tính, ở thời đại hôm nay. Cứu và giữ, mới đích thực là chuyện sống còn. Sống còn và sống mãi, cả vào thời đồ đá lẫn vi tính, rất hiện đại.    

Trong tinh-thần cảm-nghiệm chuyện thời-đại vi-tính, ta lại trở về với câu thơ ở trên, lại ngâm thêm rằng:

Thiên đường đó cất dùm anh em nhé!

Giây phút nào nếu chợt nghĩ đến anh

Dù chỉ là một nỗi nhớ mỏng manh

Thì xin em hãy quay về chốn cũ.”

(Nguyễn Trung Nghĩa – Thiên Đường, Nơi Anh Có Em)

Gọi thiên-đường như thế cũng rất đúng. Bất cứ nơi nào có anh và có em, cũng đều là thiên đường hết. Bởi nơi đó, Chúa có mặt để anh và em và tất cả mọi người đều một lòng thương yêu nhau, chờ đón ngày Chúa đến lại trong mai ngày, rất phúc hạnh. Cuộc đời.

Lm Richard Leonard sj

Mai Tá lược dịch

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30