SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ NHÂN NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI 2016
Truyền thông và lòng thương xót : một cuộc gặp gỡ phong nhiêu
Anh chị em thân mến,
Năm Thánh Lòng Thương Xót mời gọi chúng ta suy nghĩ về mối tương quan giữa truyền thông và lòng thương xót. Quả thế, Giáo Hội, được kết hiệp với Chúa Kitô, sự nhập thể sống động của Thiên Chúa Thương Xót, được mời gọi sống lòng thương xót như là một nét đặc trưng của toàn thể con người và hành động của mình. Những gì chúng ta nói và cách thức chúng ta nói, mỗi lời nói và mỗi cử chỉ, phải có thể diễn tả lòng trắc ẩn, sự dịu dàng và sự tha thứ của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Tự bản chất, tình yêu là truyền thông, nó đưa đến chỗ mở lòng ra chứ không cô lập. Và nếu con tim và những cử chỉ của chúng ta được đánh động bởi đức ái, bởi tình yêu của Thiên Chúa, thì việc truyền thông của chúng ta sẽ mang lấy sức mạnh của Thiên Chúa.
Với tư cách là con cái của Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi tương giao với mọi người, không loại trừ. Cách riêng, đặc điểm của ngôn ngữ và hành động của Giáo Hội là chuyển tải lòng thương xót, để chạm đến tâm hồn con người và nâng đỡ họ trên con đường hướng đến cuộc sống viên mãn màm Chúa Giêsu, Đấng được Chúa Cha sai đến, đã mang đến cho mọi người. Nó hệ tại việc đón nhận nơi chúng ta và làm lan tỏa xung quanh chúng ta tình nồng ấm của Mẹ Giáo Hội, để Chúa Giêsu được tiếp nối và được yêu mến; tình nồng ấm này vốn mang lại uy tín cho những lời lẽ đức tin và thắp lên trong lời rao giảng và chứng tá “tia sáng” vốn làm cho chúng sống động.
Việc truyền thông có sức mạnh tạo nên những chiếc cầu, tạo điều kiện cho việc gặp gỡ và sự hội nhập, và như thế làm phong phú xã hội. Thật đẹp biết bao khi thấy những con người dấn thân chọn lựa cách cẩn thận những lời nói và những cử chỉ để vượt qua việc thiếu hiểu biết, chữa lành ký ức bị tổn thương và xây dựng hòa bình và sự hài hòa. Những lời nói có thể bắc những chiếc cầu giữa con người, giữa các gia đình, các nhóm xã hội, các dân tộc; dù là trong lãnh vực thực tế hay trong lãnh vực kỹ thuật số. Vì thế, ước gì những lời nói và những hành động làm sao để chúng giúp chúng ta ra khỏi những cái vòng luẩn quẩn kết án và báo thù, vốn đang tiếp tục giăng bẫy con người và các quốc gia, và dẫn đến chỗ thể hiện bằng những sứ điệp hận thù. Trái lại, lời nói của người Kitô hữu phải làm gia tăng sự hiệp thông và, ngay cả khi cần phải lên án sự dữ cách cương quyết, nó timmf cách không bao giờ phá vỡ mối tương quan và sự tương giao.
Vì thế, tôi muốn mời gọi tất cả mọi người thiện chí tái khám phá sức mạnh của lòng thương xót chữa lành các mối tương qua bị xâu xé, và mang lại hòa bình và sự hài hòa giữa các gia đình và trong các cộng đoàn. Tất cả chúng ta đều biết bằng cách nào những vết thương cũ và những mối oán thù có thể giăng bẫy con người và ngăn cản họ tương giao và hòa giải. Và điều này cũng có giá trị cho các mối tương quan giữa các dân tộc. Trong tất cả các trường hợp này, lòng thương xót có khả năng tạo nên một cách thức mới mẻ nói chuyện và đối thoại, như Shakespeare đã diễn tả rất hay: “Lòng thương xót không phải là một sự bó buộc. Nó đến từ trời như là sự tươi mát của mưa xuống trên mặt đất. Nó nó một phúc lành kép: nó chúc lành cho người trao ban nó và cho người lãnh nhận nó” (Le Marchand de Venise, Acte 4, Scène 1).
Mong rằng ngôn ngữ của chính trị và ngoại giao cũng để cho mình được gợi hứng bởi lòng thương xót, mà không bao giờ đánh mất niềm hy vọng. Tôi đặc biệt kêu gọi tất cả những ai có trách nhiệm trong các thể chế, chính trị và trong việc hình thành công luận, để họ luôn cảnh giác về cách thức diễn tả đối những ai suy nghĩ và hành động cách khác, và cũng đối với những ai có thể đã lầm đường lạc lối. Thật dễ để nhượng bộ cho cám dỗ khai thác những hoàn cảnh tương tự và như thế nuôi dưỡng lòng ngờ vực, nỗi sợ hãi, lòng hận thù. Trái lại, cần có can đảm để định hướng người ta trong các tiến trình hòa giải; và chính sự can đảm tích cực và sáng tạo này mà mang lại những giải pháp đích thực cho những cuộc xung đột xưa cũ, và mang lại cơ hội thực thi một nền hòa bình bền vững. “Phúc thay ai có lòng thương xót, vì họ sẽ được xót thương […] Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5,7.9).
Tôi mong muốn biết bao rằng cách thức truyền thông của chúng ta, và việc phục vụ của chúng ta với tư cách là các mục tử trong Giáo Hội, không bao giờ diễn tả sự kiêu căng tự phụ chiến thắng kẻ thù, cũng không hạ thấp những người mà não trạng thế gian coi như là mất đi hay bỏ đi! Lòng thương xót có thể giúp vào việc tiết chế những nghịch cảnh của cuộc sống và mang lại tình nồng ấm cho tất cả những ai chỉ đã biết đến sự phán xét lạnh lùng. Phong cách truyền thông của chúng ta phải có thể vượt quá cái lô-gíc mà tách rời cách rõ ràng các tội nhân khỏi những người công chính. Chúng ta có thể và phải phán xét những hoàn cảnh tội lỗi – bạo lực, tham nhũng, bóc lột… – nhưng chúng ta không thể phán xét những con người, bởi vì chỉ duy Thiên Chúa mới có thể biết được sâu xa lòng người. Bổn phận của chúng ta là cảnh báo người lầm đường lạc lối, khi tố giác sự tàn độc và sự bất công của một số lối hành xử, để giải thoát các nạn nhân và đỡ đần cho người vấp ngã. Tin Mừng theo thánh Gioan nhắc nhở chúng ta rằng “sự thật sẽ giải thoát chúng ta” (Ga 8, 32). Sự thật này, rốt cục, là chính Chúa Kitô, mà lòng thương xót hiền hậu của Ngài là thước đo cách thức chúng ta loan báo sự thật và kết án sự bất công. Bổn phận chính yếu của chúng ta là khẳng định sự thật với lòng yêu thương (x. Êp 4,15). Chỉ những lời nói được phát ra bằng tình yêu và kèm với sự hiền hậu và lòng thương xót mới chạm đến tâm hồn của các tội nhân là chính chúng ta. Những lời nói và những cử chỉ cứng rắn hay dạy đời có nguy cơ làm cho xa lánh về sau những người mà chúng ta muốn dẫn đến sự hoán cải và sự tự do, bằng cách củng cố ý thức của họ về sự khước từ và phòng vệ.
Một số người nghĩ rằng một cái nhìn về xã hội bén rễ nơi lòng thương xót sẽ có thể là duy tâm hay độ lượng thái quá một cách vô cớ. Nhưng chúng ta hãy thử suy nghĩ lại về những kinh nghiệm đầu tiên của chúng ta trong các tương quan gia đình. Cha mẹ chúng ta đã yêu thương và cảm kích chúng ta về những gì chúng ta là, hơn là những khả năng và thành công của chúng ta. Các bậc cha mẹ tự nhiên muốn điều tốt nhất cho con cái của mình, nhưng tình thương của họ không bao giờ bị điều kiện hóa bởi sự kiện đạt tới các mục tiêu. Nhà của cha là nơi mà bạn luôn được đón tiếp (x. Lc 15, 11-32). Tôi muốn khích lệ tất cả anh chị em suy nghĩ xã hội loài người không như một nơi trong đó những người xa lạ cạnh tranh nhau và tìm cách thống trị, nhưng đúng hơn như một ngôi nhà hay một gia đình, nơi đó cánh cửa luôn luôn mở và người ta tìm cách đón tiếp lẫn nhau.
Vì thế, điều căn bản là lắng nghe. Tương giao có nghĩa là chia sẻ, và sự chia sẻ đòi hỏi việc lắng nghe, đón tiếp. Lắng nghe (écouter) thì hơn việc nghe (entendre) nhiều. Nghe liên quan đến lãnh vực thông tin; trái lại, lắng nghe liên quan đến lãnh vực tương giao, và đòi hỏi sự gần gũi. Việc lắng nghe cho phép chúng ta có thái độ đúng đắn, bằng việc ra khỏi tình trạng yên bình của khán giả, thính giả, người tiêu thụ. Lắng nghe cũng có nghĩa có khả năng chia sẻ những vấn đề và những nghi ngại, cùng song hành, vượt thắng mọi tham vọng toàn năng và khiêm tốn đặt những khả năng và năng khiếu của mình phục vụ công ích.
Lắng nghe không bao giờ dễ dàng cả. Đôi khi việc giả điếc thì thuận lợi hơn. Việc lắng nghe có nghĩa là chú ý, có mong ước hiểu biết, gia tăng giá trị, tôn trọng, giữ gìn lời nói của người khác. Trong việc lắng nghe, một kiểu tử đạo được tiêu hao, một hy sinh bản thân trong đó cử chỉ thánh thiêng được Môisê thực hiện trước bụi gai bốc cháy được làm mới lại : cởi dép ra trước « mảnh đất thánh » của cuộc găp gỡ với người khác đang nói với tôi (x. Xh 3,5). Biết lắng nghe là một ân sủng bao la, đó là một ân huệ cần phải cầu xin để tiếp đến nỗ lực thực hành nó.
Các thư điện tử, các tin nhắn, các mạng xã hội, « chát » cũng có thể là những hình thức truyền thông đầy nhân văn. Không phải công nghệ kỹ thuật quyết định liệu việc truyền thông là đích thực hay không, nhưng là lòng người và khả năng của nó dùng tốt các phương tiện trong tầm tay. Các mạng xã hội có khả năng tạo điều kiện cho các mối tương quan và thăng tiến thiện ích của xã hội, nhưng về sau nó cũng có thể dẫn đến những phân cực và chia rẽ giữa con người và các nhóm người. Lãnh vực kỹ thuật số là một chỗ, một nơi gặp gỡ, trong đó người ta có thể yêu thương hay làm tổn thương, có một cuộc thảo luận ích lợi hay thực hiện một cuộc hành hình luân lý. Tôi cầu xin để Năm Thánh được sống trong lòng thương xót « làm cho chúng ta cởi mở hơn cho việc đối thoại để hiểu và biết nhau tốt hơn. Ước gì nó xua đuổi mọi hình thức khép kín và khinh khi. Nó đẩy lùi mọi hình thức bạo lực và phân biệt kỳ thị » (Tông sắc Misericordae vultus, số 23). Một mối tương quan đồng bào đích thực cũng được xây dựng thành mạng lưới. Việc tiếp xúc với các mạng kỹ thuật số bao hàm một trách nhiệm đối với tha nhân, mà chúng ta không nhìn thấy nhưng là hiện thực, người ấy có phẩm giá của mình mà cần được tôn trọng. Mạng xã hội có thể được dùng để làm lớn lên một xã hội lành mạnh và mở ra cho việc chia sẻ.
Việc truyền thông, những nơi chốn và các dụng cụ của nó, đã bao hàm một sự mở rộng các chân trời đối với nhiều người. Đó là một ân ban của Thiên Chúa, và đó cũng là một trách nhiệm lớn lao. Tôi muốn xác định sức mạnh truyền thông này như là « sự gần gũi ». Sự gặp gỡ giữa truyền thông và lòng thương xót là phong nhiêu trong chừng mực nó sinh ra một sự gần gũi vốn săn sóc, củng cố, chữa lành, đồng hành và vui mừng. Trong một thế giới chia rẽ, phân mảnh, phân cực, truyền thông với lòng thương xót có nghĩa là đóng góp vào sự gàn gũi tốt lành, tự do và vững chắc giữa các con cái của Thiên Chúa và các anh chị em trong tình nhân loại.
Vatican ngày 24 tháng 01 năm 2016
Tý Linh chuyển ngữ theo bản tiếng Pháp (tham chiếu bản tiếng Anh)
————–
NB : Trong tiếng Pháp, Anh…, từ ngữ « communication » có nghĩa là truyền thông, những cũng có nghĩa là tương giao…
Tags: Năm-thương-xót, Phanxicô-I, Truyền-thông-internet
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO