AI LÀ THÁNH MATTHÊU TRONG BỨC TRANH NÀY ?

Written by xbvn on Tháng Chín 20th, 2023. Posted in Thế Giới, Tý Linh

Bức tranh dưới đây là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất thế giới, được vẽ vào những năm 1599-1600, bởi danh họa người Ý Michelangelo Merisi da Caravaggio, còn được mệnh danh là Caravage. Bức tranh có tên gọi là « Ơn gọi của thánh Matthêu », hiện đang được trưng bày ở bức tường bên trái, cạnh bàn thờ, trong nhà nguyện của nhà thờ Saint-Louis-des-Français, ở Rôma.

Theo lối giải thích thịnh hành lâu nay, thánh Matthêu là người đàn ông có râu, ngồi ở chính giữa. Nhưng, vào ngày 14/07/2012, khi giới thiệu bức tranh này trong một buổi phát trên truyền hình được nhiều người xem, kênh « TV 2000 » của HĐGM Ý đã đưa ra một lối giải thích hoàn toàn khác làm nhiều người ngạc nhiên.

Theo lối giải thích mới này, Matthêu trong bức tranh không phải là người có râu, nhưng là chàng thanh niên ngồi ở vị trí cuối cùng của chiếc bàn, đầu cuối xuống và đang lo gom tiền.

Dưới đây là nội dung cách giải thích mới trên kênh TV 2000, do nhà sử học nghệ thuật Sara Magister thực hiện. Và lối giải thích này được cho là phù hợp với bài giảng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI.

Trong bức tranh này, Chúa Giêsu cùng xuất hiện với thánh Phêrô. Ngài đưa tay ra chỉ về phía thánh Matthêu. Chỉ tay về ai, đó là một lời mời gọi. Một trong các nhân vật trong bức tranh nhận thấy điều đó, nhưng không phải là chàng thanh niên Matthêu. Matthêu đang còn mải mê tập trung vào đếm tiền bạc, nhưng ánh sáng bắt đầu chiếu sáng khuôn mặt của Matthêu. Ngài sẽ ngước mắt lên và đón nhận tiếng gọi của thầy Giêsu.

Nhiều sử gia nghệ thuật nghĩ rằng Matthêu là nhân vật có râu, đang nhìn về Chúa Giêsu và đang chỉ tay về mình. Nhưng những phân tích gần đây cho thấy rằng nhân vật có râu là một trong những người đã đến trả nợ, vì tay kia của ông đang đưa tiền cho nhân vật gom tiền. Và ông ta làm một cử chỉ hướng đến chàng thanh niên ngồi bên cạnh mình, như thể ông muốn nói : « Có phải thực sự là nó, tên tội lỗi này, gã bẩn thỉu này không ? »

Trong bài giảng của mình, Đức Giáo hoàng nói với chúng ta : « Mười hai Tông đồ không phải là những con người hoàn hảo. Nếu Chúa Giêsu đã kêu gọi họ, thì đó không phải bởi vì họ đã là những vị thánh, nhưng để họ trở nên những vị thánh, để họ được biến đổi ngõ hầu lịch sử cũng được biến đổi như thế”.

Sức mạnh thánh hóa của Chúa Kitô, vốn đạt đến mọi hoàn cảnh của cuộc sống ở mọi thời, được chỉ rõ bởi những chiếc áo của các nhân vật đang ở cạnh bàn. Những người này đang ăn mặc theo phong cách của đầu thế kỷ XVII, trái với Chúa Giêsu và thánh Phêrô đang mặc những chiếc áo vào thời đại của các ngài. Sự tương phản giữa sự giàu sang của những chiếc áo của họ và sự nghèo khó của Chúa Giêsu và thánh Phêrô, đang mặc những chiếc áo với màu xỉn và đi chân trần, cũng được làm rõ nét .

Ánh sáng hướng dẫn chúng ta trong việc đọc biến cố này không phải là ánh sáng, yếu ớt, đến từ bên trên, tương ứng với ánh sáng tự nhiên đang chiếu sáng nhà nguyện nơi bức tranh này được đặt. Quả thực, có một ánh sáng khác trong bức tranh, một sự chiếu sáng đích thực, đang chiếu sáng lên cách mạnh mẽ trong bóng tối. Và nó đến từ bên ngoài, tự bên dưới, phía phải, tức là nơi mà, trong nhà nguyện, có bàn thờ trên đó Chúa Giêsu đang hiện diện trong thánh lễ.

Trong các tác phẩm tôn giáo của Caravage, ánh sáng này chỉ ân sủng của Thiên Chúa xâm nhập bất ngờ trong đời sống con người và có khả năng biến đổi cuộc sống này ngược lại với mọi lô-gíc nhân loại.

Bàn tay của Chúa Giêsu, được vẽ theo tác phẩm của Michel-Ange, cho thấy rằng tiếng gọi là một tạo thành mới : từ một con người cũ nảy sinh một con người mới. Và thánh Phêrô, đang bắt chước cử chỉ của Chúa Giêsu, tượng trưng cho Giáo hội làm vang vọng lại ý muốn của Chúa Giêsu.

Tý Linh

(theo Sandro Magister )

Tags:

Trackback from your site.

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu Website cũ

Xem nhiều gần đây nhất

Đang online

Lịch đăng bài

Tháng Mười Một 2024
H B T N S B C
« Th10    
  1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30