AL-TAYYEB : FRATELLI TUTTI, MỘT THÔNG ĐIỆP CŨNG QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI NGƯỜI HỒI GIÁO
Đại Giáo sĩ Hồi giáo của Al-Azhar nói với truyền thông của Vatican về mối tương quan của ngài với Đức Phanxicô : « Ngay từ giây phút đầu tiên của cuộc gặp gỡ của chúng tôi, tôi đã xác nhận rằng ngài là một con người của hòa bình và lòng nhân ái. Thông điệp của ngài là một lời kêu gọi tạo nên một tình huynh đệ đích thực nơi đó không có chỗ cho sự phân biệt kỳ thị dựa trên sự khác biệt tôn giáo, chủng tộc, giới tính hay các hình thức bất bao dung khác ».
« Mỗi người chúng ta đã khám phá ra một sự nhạy cảm tinh thần và suy tư lớn lao đối với các cuộc khủng hoảng đang gây sầu khổ cho con người đương thời… ». Ahmad Muhammad Al-Tayyeb, Đại Giáo sĩ Hồi giáo của Al-Azhar, trong những ngày ở Rôma để tham dự một số sự kiện quan trọng bên cạnh Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị lãnh đạo tôn giáo khác, đã đến thăm Radio Vatican-Vatican News và đã trả lời một số câu hỏi về mối tương quan của ngài với Đức Thánh Cha, một năm sau khi Thông điệp Fratelli tutti được công bố.
Sự nhất quán trong sứ điệp của các tôn giáo
Đại Giáo sĩ kể lại : « Sau cuộc bầu cử Đức Giáo hoàng Phanxicô, người anh em thân thương của chúng tôi, Al-Azhar đã chủ động chúc mừng ngài, và chúng tôi đã nhận được một phúc đáp tuyệt vời từ Đức Phanxicô. Một phúc đáp đã khích lệ chúng tôi khởi sự lại một mối tương quan. Vì thế, tôi đã quyết định đến thăm Đức Giáo hoàng ở Vatican vào tháng 5/2016. Trong chuyến viếng thăm này, mỗi người trong chúng tôi đã khám phá ra một sự lắng nghe tinh thần và suy tư lớn lao về các cuộc khủng hoảng đang gây sầu khổ cho con người đương thời, và cách riêng những người nghèo, trẻ mồ côi, những người bệnh tật, các góa phụ, các nạn nhân chiến tranh và những người vô gia cư ». Giáo sĩ Al-Tayyeb nói tiếp : « Sự hòa hợp giữa ngài và tôi có thể mang lại nhiều điều để làm giảm bớt các cuộc khủng hoảng này. Kể từ lúc đó, không còn do dự nào nữa. Cá nhân tôi đã không ngần ngại chìa tay ra. Ngay từ giây phút đầu tiên của cuộc gặp gỡ của chúng tôi với ngài, tôi đã xác nhận rằng ngài là một con người tuyệt vời của hòa bình và lòng nhân ái. Mọi sự đã diễn ra tốt đẹp và chỉ trong ba năm, chúng tôi đã tổ chức sáu cuộc họp thượng đỉnh. Vào cuộc họp thượng đỉnh lần thứ năm, chúng tôi đã ký văn kiện về tình huynh đệ nhân loại ».
Đại Giáo sĩ nhấn mạnh rằng « sứ điệp của tôn giáo chỉ có thể mang lại kết quả như mong đợi nếu nó được công bố bởi các tín hữu mà trước tiên được hòa giải giữa họ với nhau. Trong số những người mang lại sứ điệp này cho nhân loại, cần phải có hòa bình, sự hòa hợp và cộng tác. Vì nếu sự chia rẽ và sự xung đột ngự trị giữa họ, thì họ không thể loan truyền sứ điệp hòa bình cho dân chúng. Chúng tôi biết câu tục ngữ nổi tiếng, nói rằng : « Không ai có thể cho điều mà mình không có » ».
Liên quan đến Thông điệp Fratelli tutti, được công bố cách đây một năm, ngài Al-Tayyeb khẳng định : « Chắc chắn Thông điệp này có tầm quan trọng lớn lao, nhất là vào thời điểm này, đối với người Hồi giáo cũng như không phải Hồi giáo. Tôi có thể nói rằng Thông điệp này nằm trong khuôn khổ của các cuộc gặp gỡ của chúng tôi và cảm hứng từ đó. Chính Đức Giáo hoàng đề cập điều này, tôi nghĩ trong phần mở đầu. Thông điệp đi trong cùng chiều hướng đó, chiều hướng đối thoại và cùng chung sống giữa con người với nhau : nói tóm lại, đó là một lời kêu gọi áp dụng các nguyên tắc luân lý của các tôn giáo để tạo nên một tình huynh đệ đích thực nơi đó không có chỗ cho sự phân biệt kỳ thị dựa trên sự khác biệt tôn giáo, chủng tộc, giới tính hay các hình thức bất bao dung khác. Thông điệp này rất hữu ích cho người Hồi giáo và đồng thời cho những người khác, vì nó nói rằng tất cả chúng ta đều là anh chị em. Và Kinh Coran nói với người Hồi giáo : các bạn có các anh chị em và các bạn đều bình đẳng trong nhân tính. Chúng tôi nói rằng con người là giống hay bình đẳng với tôi và họ là người anh em đồng loại của tôi ».
Những giải thích sai lệch về sứ điệp của Thiên Chúa
Liên quan đến vai trò của các tôn giáo trong việc cổ vũ hòa bình và tình huynh đệ và trong cuộc đấu tranh chống lại hận thù và chủ nghĩa khủng bố, Đại Giáo sĩ tuyên bố : « Thật không chính xác khi nói rằng các tôn giáo được Thiên Chúa, Đấng Tối Cao, mạc khải, đã là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh trong lịch sử, vì những gì người ta gọi là các cuộc xung đột nhân danh tôn giáo, trên thực tế, đều là những cuộc xung đột chính trị đã đánh cặp danh xưng tôn giáo bằng cách tải lên nó những lối giải thích sai lệch để đạt được những cuộc chinh phục và những lợi ích trần tục, vốn không có mối liên hệ nào, dù là xa, với tôn giáo đích thực. Tôi phải nói rằng những kẻ gieo rắc lòng hận thù giữa con người hôm nay, và thực hành bạo lực và đổ máu nhân danh tôn giáo hay Thiên Chúa, đều là những kẻ dối trá và là những kẻ phản bội tôn giáo mà họ đang giương cờ hiệu, cho dù nhân danh các tôn giáo hay học thuyết hay niềm tin nào mà họ nói đến ».
Sau cùng, trả lời cho câu hỏi về phẩm giá phụ nữ và những dấu hiệu đáng lo ngại đang cho thấy sự trỗi dậy của trào lưu bảo thủ quá khích không tôn trọng họ, ngài Al-Tayyeb tuyên bố rằng « những gì được trình bày trong văn kiện về tình huynh đệ nhân loại là những gì được Hồi giáo thiết lập liên quan đến việc tôn trọng phụ nữ và tôn trọng trọn vẹn các quyền của họ. Tôi cũng khẳng định rằng không ai có thể tước đi của phụ nữ chỉ là một trong các quyền của họ, những quyền vốn đã được thiệt lập bởi vị tiên tri của Hồi giáo là Đức Mohamet, và được tìm thấy trong câu nói rõ ràng và súc tích của ngài : « Nữ giới bình đẳng với nam giới »… Đối diện với chân lý này, không có bất cứ người Hồi giáo nào trung thành với các xác tín của mình lại có thể tước đi khỏi các phụ nữ những quyền được Hồi giáo bảo đảm. Chúng tôi phải nói rằng tất cả những gì được gây bất bình ngày nay trong lãnh vực này không gì khác hơn là sự chiến thắng của các thói quen và phong tục lạc hậu và cũ rích, vốn làm tổn hai đến luật Hồi giáo và các quy tắc của nó ». Đại Giáo sĩ cũng nhấn mạnh rằng « chúng tôi phải và đang thực hiện sự phân biệt » giữa « các quyền được hình thành bởi các nền văn minh hiện đại vốn phớt lờ luân lý tôn giáo và những tình cảm của bản tính con người, và những quyền khác được hình thành trong các xã hội nơi mà tôn giáo tiếp tục là cơ sở vững chắc trong việc xây dựng nền văn hóa và lối sống của chúng ».
Tý Linh chuyển ngữ
(theo Andrea Tornielli, Vatican News)
Tags: Andrea Tornielli, các thánh-nhân vật, Hòa-bình, Nhân quyền, Nhân-phẩm, Phanxicô-I, Đối-thoại-liên-tôn
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC
- NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO: ĐỨC PHANXICÔ SẼ DÙNG BỮA TRƯA VỚI 1.300 NGƯỜI NGHÈO
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO LẦN THỨ VIII (2024) : TRỞ THÀNH BẠN HỮU CỦA NGƯỜI NGHÈO
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHỐNG LẠI CÁM DỖ ĐẠO ĐỨC GIẢ
- Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, BÀI HỌC CỦA ĐỨC PHANXICÔ VỀ KIẾN THỨC BẰNG XƯƠNG BẰNG THỊT
- CHA ROBERTO PASOLINI, TÂN GIẢNG THUYẾT CỦA PHỦ GIÁO HOÀNG
- ĐỐI VỚI ĐỨC PHANXICÔ, HIẾN MÁU LÀ NGUỒN VUI VÀ BẰNG CHỨNG CỦA TÌNH YÊU
- ĐỐI VỚI TÒA THÁNH, NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC TRỰC TUYẾN ĐÒI HỎI MỘT QUY ĐỊNH MỚI
- ĐỨA TRẺ BÊN TRONG
- ĐHY PAROLIN GỬI LỜI CHÚC TỐT ĐẸP NHẤT TỚI TRUMP VỀ CHIẾN THẮNG BẦU CỬ