AMORIS LAETITIA: ĐỨC THÁNH CHA NHÌN GIA ĐÌNH BẰNG TÌNH YÊU VÀ TÍNH HIỆN THỰC
Tông huấn « về tình yêu trong gia đình » thúc giục Giáo Hội nâng đỡ các đôi bạn và gia đình « trong sự cam kết và những khó khăn của họ ».
Với Tông huấn mới về gia đình này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một cái nhìn rất hiện thực và đầy tình yêu đối với các gia đình.
Một gia đình mà, không bao giờ được lý tưởng hóa, được coi như là cái khung không thể thay thế trong việc học biết tình huynh đệ và đón nhận sự khác biệt, một « trường học về xã hội » và mối liên hệ hội nhập của nó. Trước hết, một nơi yêu thương trong đó Giáo Hội nhìn nhận tình thương của Thiên Chúa và là nơi, theo Giáo Hội, tương lai của nhân loại được thể hiện. Từ đó nhu cầu cung cấp cho gia đình và đôi bạn tất cả những săn sóc hữu ích và những lời khuyên khôn ngoan để là một nơi quy chiếu vững chắc trong một thế giới đang trở nên yếu đi.
Đó là những gì Đức Thánh Cha ra sức thể hiện trên 260 trang, một độ dài bất thường cho một tông huấn, không vì lý do nhắc lại giáo thuyết nhưng với ý muốn bao quát chủ đề trong tất cả tính phức tạp của nó. Đức Thánh Cha hiểu rõ tính phức tạp của gia đình, biết rằng không có gì là « trắng hay đen » ở đó. Những « khiếm khuyết » thì khắp nơi. Ngài ghi nhận rằng « đôi khi một số gia đình kitô hữu, qua ngôn ngữ của mình, qua cách nói những sự việc của mình, qua thái độ, qua việc lặp đi lặp lại liên lỉ hai hay ba đề tài, đã bị coi như là xa vời, tách rời khỏi xã hội ».
Bước đầu tiên hướng đến người ly dị tái hôn
Đức Thánh Cha mời gọi Giáo Hội khởi đi « từ tính đa dạng to lớn của các hoàn cảnh cụ thể ». Cách riêng đối với các hoàn cảnh « bất quy tắc ». Trong chương « Đồng hành, phân định và hội nhập tính mỏng giòn », mà hẳn sẽ được soi kỹ nhất, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thận trọng mở ra cánh cổng cho họ « tham dự trọn vẹn hơn vào đời sống của Giáo Hội », không loại trừ nhưng cũng không vì thế đề cập cách minh nhiên việc họ lãnh nhận các bí tích. Tôn trọng công việc của các Nghị phụ, Đức Thánh Cha vạch ra một « hành trình đồng hành và phân định » : một « cuộc đối thoại bên trong với linh mục, ở tòa trong, (mà) giúp vào việc huấn luyện một phán đoán cụ thể » cho sự hội nhập này.
Đối với những ai mong muốn có một lập trường dứt khoát hơn, Đức Thánh Cha lưu ý rằng do sự độc đáo của mỗi hoàn cảnh, « người ta không nên chờ đợi từ Thượng hội đồng hay từ tông huấn này một pháp chế tổng quát mới thuộc loại giáo luật, có thể áp dụng cho mọi trường hợp ». Và đối với những ai e ngại rằng việc giải quyết từng trường hợp có nguy cơ dẫn đến một « luân lý kép » trong Giáo Hội, Đức Thánh Cha trấn an : « Những gì thuộc về một phân định thực tiễn trước một hoàn cảnh đặc thù thì không thể được nâng lên thành phạm trù của một chuẩn tắc ».
Những nhắc nhở khéo léo
Khi Đức Thánh Cha tái khẳng định các lập trường của Giáo Hội, thì ngài cần thận trình bày một sự quân bình có tính đòi hỏi. Việc từ chối hôn nhân đồng tính không loại trừ việc đón tiếp những người có xu hướng tính dục này. Việc khuyến khích các phương pháp ngừa thai tự nhiên không được thực hiện mà không có việc huấn luyện lương tâm của vợ chồng. Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng « ly dị là một điều xấu », nhưng cũng đồng thời nhìn nhận những hoàn cảnh quá mức mà việc ly thân là không thể tránh khỏi.
Để ngăn ngừa những khó khăn này, Đức Thánh Cha đặc biệt dừng lại ở các phạm vi mục vụ mà cần phải đầu tư nhiều hơn, như việc chuẩn bị hôn nhân, việc theo dõi sau khi kết hôn – mà không biến đó thành một « nhà máy giáo trình » -, việc đồng hành với các cuộc sống chung không hôn thú cũng như các cặp tan vỡ. Nói tóm lại, từ tất cả các hoàn cảnh của các đôi bạn mà Giáo Hội có thể được thể hiện như là « bệnh viện dã chiến ». Không sợ có quanh mình những chuyên môn khác như là tâm lý học, các khoa học về giáo dục hay giới tính học.
Đức Thánh Cha trước hết nói với các đôi bạn và các bậc cha mẹ, mà ngài giao trách nhiệm trực tiếp. Từ bài thánh thi nổi tiếng của thánh Phaolô về đức ái (1Cr 13), ngài mô tả cách tinh tế những thái độ đối với một tình yêu triển nở, mà không lẩn tránh những chủ đề như tính dục và lạc thú. Lấy lại những bài giáo lý gần đây, ngài cũng mô tả vai trò của người cha và người mẹ, với một chủ thuyết nữ quyền được hiểu đúng đắn. Ngài cũng đưa ra những chìa khóa để giáo dục con cái, bao hàm việc khuyến khích việc sửa dạy. Gia tộc, thông gia, người già, láng giềng, trường học,… không có bất kỳ khía cạnh nào của những gì nuôi dưỡng « tình yêu trong gia đình » mà bị bỏ qua.
Học biết tái thuần hóa thời gian
Khắp nơi trong Tông huấn mời gọi tái thuần hóa thời gian để tận hưởng tầm quan trọng của nó. Thời gian mang thai, thời thơ ấu, thời đính hôn, trưởng thành tình cảm hay độc thân, thời phân định, thời góa bụa… Cả việc làm chủ thời gian để trong trì hoãn hôn nhân của mình cách vô định, để không cắt đứt nó quá nhạnh…
Ca ngợi lòng kiên nhẫn, Tông huấn trình bày niềm vui về thời gian tìm lại được, như thời gian trải qua để vui chơi với con cái. Là con cái của thánh Inhaxiô Loyola vốn « nhìn thấy Thiên Chúa trong mọi sự », Đức Thánh Cha cho thấy sự phong phú của các hoàn cảnh gia đình giữa đời thường, mà có thể được đức tin đánh động. Cho đến trong việc nói tiếng cám ơn, xin lỗi và xin vui lòng : « Linh đạo về tình yêu gia đình được thực hiện bởi hàng ngàn cử chỉ hiện thực và cụ thể ».
Những tham chiếu
Tông huấn chứa đựng nhiều ví dụ sống động, những cuộc đối thoại giàu hình ảnh và những gợi ý thực tiễn hơn là táo bạo, nhưng những cuộc hôn nhân giản dị hơn, một văn phòng thư ký của giáo xứ đón tiếp hơn, những giờ gấc được thích ứng tốt hơn cho các đôi bạn hay một ngày lễ thánh Valentin không chỉ thương mại.
Dựa trên những khuyến cáo của các Thượng hội đồng nhưng cả các Hội đồng giám mục, Đức Thánh Cha đã phát biểu những nguyên tắc chung của mình từ những tham chiếu không thể tranh cãi trong Giáo Hội cũng như thánh Gioan-Phaolô II, ở đây được trích dẫn phong phú, hay thánh Tôma Aquino cũng như các tác giả khác. Thánh Kinh và gương của Chúa Giêsu vẫn là tham chiếu hàng đầu của một bản văn nhằm trở nên một tác phẩm tham khảo. Một tài liệu suy tư muốn mang lại sự khích lệ, sự thúc giục và trợ giúp cho các gia đình trong sự dấn thân cũng như những khó khăn của họ ». Qua đó, Đức Thánh Cha đã thực hiện một sự tiến triển của cái nhìn của Giáo Hội về những khó khăn hiện thực này, đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Tý Linh
theo Sébastien Maillard, La Croix
Tags: Phanxicô-I
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THÔNG ĐIỆP GIÁNG SINH VÀ PHÉP LÀNH URBI ET ORBI 2024 : CẦU MONG TIẾNG SÚNG HÃY IM BẶT !
- THÁNH LỄ ĐÊM GIÁNG SINH VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NĂM ÂN SỦNG, ĐỔI MỚI VÀ HY VỌNG
- HÀNH TRÌNH QUA CÁC NĂM THÁNH NHỜ CÁC SẮC CHỈ TRIỆU TẬP
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C: TẠ ƠN CHÚA VỀ HỒNG ÂN SỰ SỐNG
- NĂM THÁNH 2025: CẦN PHẢI CÓ THẺ HÀNH HƯƠNG ĐỂ BƯỚC QUA CÁC CỬA THÁNH Ở RÔMA
- DIỄN VĂN CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO GIÁO TRIỀU RÔMA NHÂN DỊP CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2024: HÃY NÓI TỐT CHỨ ĐỪNG NÓI XẤU
- GIÁO TRIỀU RÔMA, BÀI GIẢNG MÙA VỌNG THỨ 3: SỰ CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA LÀ SỰ NHỎ BÉ
- MỤC TỬ TRONG THÁNH KINH, MỘT HÌNH ẢNH VỀ UY QUYỀN VÀ LÒNG NHÂN TỪ
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI NHÓM ÂN NHÂN VIỆT NAM: HỖ TRỢ CÁC CÔNG VIỆC BÁC ÁI ĐÓNG GÓP VÀO VIỆC MANG LẠI NIỀM HY VỌNG
- THÁNH TÍCH CỦA THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU ĐẾN RÔMA NHÂN NĂM THÁNH
- BÀI GIÁO LÝ VỀ NĂM THÁNH 2025. CHÚA GIÊSU KITÔ, NIỀM HY VỌNG CỦA CHÚNG TA. I. THỜI THƠ ẤU CỦA CHÚA GIÊSU. BÀI 1. GIA PHẢ CỦA CHÚA GIÊSU (Mt 1, 1-17). CON THIÊN CHÚA ĐI VÀO LỊCH SỬ
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C: CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
- NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CUỐN TỰ TRUYỆN « HY VỌNG » CỦA ĐỨC PHANXICÔ
- ĐỨC PHANXICÔ TIẾT LỘ NGÀI ĐÃ THOÁT KHỎI HAI VỤ MƯU SÁT TRONG CHUYẾN TÔNG DU TỚI IRAK
- ĐỨC PHANXICÔ CA NGỢI CORSE NHƯ MÔ HÌNH CỦA “TÍNH THẾ TỤC LÀNH MẠNH”
- ĐỨC PHANXICÔ NÓI VỚI HÀNG GIÁO SĨ CORSE: “HÃY CHĂM SÓC CÁC BẠN VÀ NGƯỜI KHÁC”
- VIDEO TRỰC TUYẾN CHUYẾN TÔNG DU CORSE
- ĐỨC THÁNH CHA SẼ ĐẾN CORSE ĐỂ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN, CÔNG LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM
- THƯỢNG HỘI ĐỒNG: ĐỨC THÁNH CHA BỔ NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ, TRONG ĐÓ CÓ HAI PHỤ NỮ
- CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC PHANXICÔ: ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI PHÁP, ĐỨC PHANXICÔ “ĐÚNG” KHI THÍCH CORSE HƠN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS