AN TÁNG : KHÔNG CẤM HỎA TÁNG, GIÁO HỘI KHUYẾN KHÍCH CHÔN CẤT
Mặc dù Giáo hội Công giáo đã chấm dứt lệnh cấm hỏa táng cách đây sáu mươi năm, nhưng Giáo hội vẫn tiếp tục ủng hộ việc chôn cất. Phỏng vấn Nathalie Giaconia, tác giả cuốn Pour un adieu, préparer la célébration des funérailles (Mame-Tardy, 2018).
La Croix: Giáo hội Công giáo cho phép hỏa táng từ khi nào, và tại sao?
Nathalie Giaconia: Giáo hội đã không cấm hỏa táng kể từ năm 1963, vì những lý do chắc chắn liên quan nhiều đến lịch sử hơn là suy tư thần học hay tín lý. Giáo hội Công giáo từng lên án việc hỏa táng vào năm 1886, nhất là bởi vì những người ủng hộ nó thể hiện quan điểm bài giáo sĩ mạnh mẽ.
Vả lại, Bộ giáo luật năm 1983 hiện hành ngày nay nhắc lại rằng khả năng hiện nay vẫn phải tuân theo các điều kiện: “Giáo hội (…) không cấm hỏa táng, trừ khi việc hỏa táng được chọn vì những lý do trái ngược với giáo lý Kitô giáo.”
La Croix : Trong cùng một điều khoản của giáo luật, Giáo hội “mạnh mẽ khuyến nghị nên duy trì phong tục đạo đức chôn cất thi thể người quá cố”. Vì lý do gì?
Nathalie Giaconia: Trước hết là để tưởng nhớ việc chôn cất Chúa Kitô sau cái chết của Người. An táng là một thời điểm quan trọng trong các Tin Mừng, trong khoa ảnh thánh và linh đạo Kitô giáo. Đó là về việc được chôn cất theo hình ảnh của Chúa Kitô.
Sau đó, Giáo hội cho rằng việc chôn cất ít bạo lực hơn đối với những người thân yêu so với việc hỏa táng. Một thân xác, dù đau đớn khi nhìn thấy nó bị chôn xuống đất, cũng dần dần mục nát. Cảm giác hiện diện vẫn còn, mang lại cho những người thân yêu thời gian cần thiết để chấp nhận sự chia ly.
Với việc hỏa táng, mà trong xã hội chúng ta không phải là một nghi thức mà là một hành động kỹ thuật, thi thể của một người biến mất hoàn toàn và rất nhanh chóng. Sự vắng mặt của người quá cố thậm chí còn có thể được cảm nhận một cách cụ thể và triệt để hơn. Hơn nữa, chúng ta thường ngại hỏa táng trẻ em.
La Croix : Một thi thể hay tro cốt… Giáo hội có phân biệt không?
Nathalie Giaconia: Giáo hội không cấp cho chúng địa vị như nhau. Tro cốt không phải là người đã khuất, 80% chúng được tạo thành từ phần còn lại của gỗ quan tài. Ngay cả ADN cũng đã bị phá hủy hoàn toàn. Hỏa táng không để lại dấu vết nào của người đó. Thi thể thể hiện lịch sử và tính cách độc đáo của người đã khuất.
Phụng vụ lễ an táng diễn ra trước sự hiện diện của thi hài, trước khi hỏa táng. Nếu điều này là không thể và việc cử hành phải diễn ra trước sự hiện diện của bình tro cốt, thì nghi thức rảy nước thánh làm phép các thi thể sẽ được thay thế bằng một cử chỉ nghi lễ khác, chẳng hạn như đặt hoa.
Điều đó nói lên rằng, Giáo hội không thiếu sự tôn trọng đối với tro cốt của người đã khuất. Giáo hội yêu cầu người thân, như luật pháp của Pháp, đặt tro cốt ở nơi công cộng, nơi mọi người có thể đến cầu nguyện. Giáo hội không chấp nhận một số thực hành, cũng bị pháp luật ngày nay cấm, chẳng hạn như việc chia sẻ tro cốt giữa các thành viên trong gia đình. Điều quan trọng đối với Giáo hội là tôn trọng phẩm giá, sự thống nhất và tính độc đáo của những người đã qua đời.
La Croix : Việc Giáo hội ưu tiên chôn cất có liên quan gì đến niềm tin vào sự sống lại của người chết không?
Nathalie Giaconia: Sự sống lại của người chết, theo Kinh Tin Kính Nixê-Constantinople, hay sự sống lại của xác thể, theo Tín biểu các Tông đồ, là một vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ kể từ nguyên thủy của Kitô giáo. “Chúng ta sẽ được sống lại dưới hình thức nào? », các tín hữu Côrintô đã hỏi Thánh Phaolô như thế rồi (1 Cr 15, 35). Ngài trả lời họ bằng những hình ảnh. Và Giáo hội chưa bao giờ trả lời cách khác.
Phải chăng một cái gì đó của thân xác vẫn còn để có thể có sự phục sinh vào lúc tận cùng thời gian ? Một số người tin điều đó, nhưng sự sống lại không phải là một thực tại hữu cơ. Tuy nhiên, trong quá trình hỏa táng, sự biến mất hoàn toàn của ADN, vốn mang căn tính duy nhất của một người, đặt ra câu hỏi… Câu hỏi này vẫn còn là một điều bí ẩn, và các tín hữu vẫn không ngừng đặt ra cho mình câu hỏi đó.
————————————
Tý Linh chuyển ngữ
(nguồn : Christel Juquois, nhật báo La Croix)
Tags: Phục-sinh
Trackback from your site.
Bài viết cùng chủ đề
- THƯ VỀ VIỆC ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ GIÁO HỘI
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 14. CÁC ƠN CỦA HIỀN THÊ. CÁC ĐẶC SỦNG, NHỮNG ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN VÌ ÍCH CHUNG
- ẤN BẢN MỚI CỦA SÁCH BÀI ĐỌC DÀNH CHO TANG LỄ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
- CARLO ACUTIS VÀ PIER GIORGIO FRASSATI SẼ ĐƯỢC PHONG THÁNH TRONG NĂM THÁNH
- ĐỨC PHANXICÔ: THIÊN CHÚA SẼ CÓ LỜI CUỐI CÙNG VỀ CUỘC CHIẾN Ở UCRAINA
- SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC PHANXICÔ CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ LẦN THỨ 39 : TÔI XÂY DỰNG CUỘC SỐNG CỦA TÔI TRÊN NHỮNG NIỀM HY VỌNG NÀO ?
- SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TO LỚN VỀ CÁC SỐ LIỆU CỦA CUỘC XUNG ĐỘT
- THƯ CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHAN-XI-CÔ VỀ VIỆC KÍNH NHỚ CÁC THÁNH, CHÂN PHƯỚC, ĐẤNG ĐÁNG KÍNH VÀ TÔI TỚ CHÚA CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG
- KINH TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MỌI SỰ ĐỀU QUA ĐI, CHÚA KITÔ VẪN CÒN MÃI
- HÌNH ẢNH ĐỨC PHANXICÔ ĂN TRƯA VỚI 1300 NGƯỜI NGHÈO
- BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC PHANXICÔ TRONG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B, NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO : XIN ĐỪNG QUÊN NGƯỜI NGHÈO
- “HÃY ĐẾN TẤT CẢ CÁC NHÀ TÙ”
- LAO ĐỘNG: PHÚC LÀNH HAY HÌNH PHẠT THEO THÁNH KINH?
- CÔNG ÍCH THƯỜNG BỊ PHỚT LỜ TRONG HÀNH ĐỘNG
- NICARAGUA: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC BỊ TRỤC XUẤT ĐẾN GUATEMALA
- NÊN THÁNH, ĐÓ LÀ “ĐỂ MÌNH ĐƯỢC BIẾN ĐỔI BỞI SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA”
- NGƯỜI CÔNG GIÁO, NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở PHÁP
- BÀI GIÁO LÝ VỀ CHÚA THÁNH THẦN VÀ HIỀN THÊ – BÀI 13. MỘT BỨC THƯ ĐƯỢC VIẾT BỞI THÁNH THẦN CỦA THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG : ĐỨC MARIA VÀ CHÚA THÁNH THẦN
- Ở RÔMA, SỰ TRIỂN LÃM ĐÁNG KINH NGẠC VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH PHÊRÔ NHỜ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
- ĐỨC TGM JUSTIN WELBY, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI ANH GIÁO, TỪ CHỨC